Bạn đang xem bài viết Bị Rận Mèo Đốt Thì Bôi Thuốc Gì Là Hiệu Quả Nhất được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bọ chét là một loại côn trùng sống kí sinh trên động vật nhất là các loại động vật như chó, mèo,… Loại bọ chét này thức ăn của chúng chính là máu. Chính vì vậy các loại động vật khi bị bọ chét tấn công thường xuất hiện các biểu hiện như ngứa, khó chịu.
Nhưng bạn đã bao giờ nghĩ rằng nếu chúng bám trên cơ thể mình thì sẽ như thế nào không nhỉ. Nếu bị chúng đốt thì ta sẽ xử lý như thế nào. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về vấn đề này.
Đặc điểm của loài bọ chét
Bọ chét là loài côn trùng nhỏ, con trưởng thành ký sinh trên chim và động vật, là loài côn trùng dễ dàng nhận biết qua màu sắc đặc biệt có màu nâu, có khả năng nhảy, kích thước từ 1-8 mm., không có cánh.
Bọ chét đẻ trứng trên đất, cát, rơm rác, các chất mùn trong hang tổ của vật chủ. Trứng nở ra ấu trùng, ấu trùng ăn các chất bài tiết của vật chủ và ấu trùng các loại động vật chân đốt khác để sống. Trứng nở sau 3 – 6 ngày, thông thường sau 4 ngày ấu trùng thóat ra khỏi vỏ trứng.
Ra khỏi kén, 60% bọ chét sau nửa giờ là hút máu ngay, số còn lại 1 – 2 giờ mới hút máu vật chủ. Sự giao phối của bọ chét xẩy ra ngay trên mình vật chủ, khi chúng đã hút no máu, hiện tượng này xảy ra vào cuối ngày đầu mới nở hay đầu ngày thứ hai (quan sát khi nuôi bọ chét); thời gian giao cầu 10 phút.
Thực nghiệm cho thấy rằng bọ chét phát triển mạnh trong điều kiện khí hậu khô với nhiệt độ 20 – 25 0C. Tuổi thọ của bọ chét có thể tới một năm và có thể ở trong giai đoạn kén đến một năm nếu các điều kiện không thuận lợi. Do vậy , phun hóa chất diệt bọ chét cần nhiều lần.
Bọ chét có thể cắn những đối tượng nào?
Cả người và các loại động vật có vú khác đều có nguy cơ bị bọ chét cắn, gây ra cảm giác ngứa ngáy, đau đớn, khó chịu. Chúng cũng có khả năng là vật trung gian mang mầm bệnh và lây truyền sang người, chẳng hạn như dịch hạch.
Việc loại bỏ hoàn toàn bọ chét ra khỏi nhà không hề dễ dàng. Chúng có thể tồn tại hơn 100 ngày mà không cần vật chủ. Đa phần các vết cắn có thể gây dị ứng, kích ứng da nhưng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Vết bọ chét cắn có hình dạng như thế nào?
Vết cắn này thường xuất hiện ở quanh bàn chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân. Nếu không để ý và giữ vệ sinh sạch sẽ, bọ chét có thể di chuyển khắp người và để lại “dấu vết” ở bất kỳ nơi nào, nhất là vùng có lông rậm rạp.
Vết cắn của chúng thường có những đặc điểm như sau:
Các vết cắn rất nhỏ trên da với một chấm đỏ nằm chính giữa
Thường xuất hiện từng nhóm với ba hoặc bốn vết cắn, đôi khi thành một dãy dài màu đỏ
Đôi khi trên da có đóng vảy và được bao quanh bởi một vòng tròn màu đỏ nhạt
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng khi bị bọ chét cắn là gì?
Đa số người bị bọ chét cắn không có biểu hiện dấu hiệu và triệu chứng gì đáng chú ý. Nhìn chung, đây không phải là một vấn đề đáng sợ.
Khi bị cắn, bạn thường cảm thấy rất ngứa và da xung quanh vết cắn có thể bị đau hoặc nhói. Bạn có thể bị phát ban hoặc nổi mẩn gần vết cắn. Ngoài ra, gãi nhiều có thể làm da tổn thương thêm và nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn xâm nhập vào và phát triển.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Cách để Xử lý Vết đốt do Bọ chét
Nếu nhà bạn có nuôi chó hay mèo thì bạn biết rằng loài bọ chét có thể tìm đường vào không gian sống của bạn. Bọ chét có thể phớt lờ một số người nhưng lại “rất thích” những người khác, và để lại những vết sưng đỏ và viêm ngứa, thường là ở quanh mắt cá chân và bàn chân.
Các cách trị bọ chét cắn có thể từ các biện pháp đơn giản tại nhà đến thuốc không cần toa (OTC), bao gồm:
Dầu trà
Kem dưỡng da chứa calamine
Cortisone
Giấm
Thuốc kháng histamin
Để tránh nhiễm trùng thứ phát, điều quan trọng là bạn không làm trầy xước vết cắn trên da. Các thuốc điều trị sẽ giúp giảm ngứa. Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng này tự hết mà không cần điều trị.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Để tìm hiểu xem bạn có bị bọ chét cắn hay không, hãy kiểm tra vật nuôi trong nhà. Tìm bọ chét hoặc vết đốt trên da vật nuôi bằng cách chải ngược lông chúng lên. Ngoài ra, nếu vật nuôi gãi ngứa thường xuyên có thể là dấu hiệu cho thấy chúng có bọ chét trên người.
Đưa thú cưng đến bác sĩ thú y, sau đó xử lý bọ chét chuyên nghiệp với chuyên gia kiểm soát dịch. Chỉ lúc đó bạn mới có thể kiểm soát bọ chét, ngăn ngừa ngứa và các vết trầy xước thêm. Để ngăn chó, mèo, vật nuôi bị tái nhiễm, hãy thử vòng đeo cổ chống bọ chét.
Mèo Bị Ghẻ Bôi Thuốc Gì Nhanh Khỏi?
Mèo bị ghẻ, rụng lông từng mảng gây hiện tượng ngứa, da bong tróc khiến người nuôi lo lắng. Vì thế mà đã có rất nhiều bạn đặt câu hỏi “mèo bị ghẻ bôi thuốc gì nhanh khỏi” trên các diễn đàn trên mạng xã hội như: Hội chó mèo cảnh Hà Nội, hội yêu chó mèo, kênh chó mèo,… Bài viết này, HappyVet sẽ giúp bạn đọc nhận biết nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa ghẻ ở mèo an toàn và hiệu quả.
Nguyên nhân khiến mèo bị ghẻ
Khi không được chăm sóc da và lông đúng cách thì mèo rất dễ bị ghẻ, một số nguyên nhân chủ yếu như sau:
Sau khi tắm lông không được sấy khô.
Sử dụng các loại sữa tắm không phù hợp khiến da mèo bị dị ứng.
Thức ăn có hàm lượng muối quá cao cũng dẫn đến tình trạng viêm da và bị ghẻ ở mèo.
Môi trường sống ô nhiễm tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh ngoài da xâm nhập và gây bệnh trên mèo.
Do hai loại ghẻ gây ra: Ghẻ thường Sarcoptes và ghẻ Demodex. Ghẻ thường Sarcoptes dễ dàng điều trị, ghẻ Demodex đào sâu làm tổ dưới da gây sự đau đớn và những vết thương nặng và khó điều trị.
Mèo bị nấm một số loại như: Mycetomas, Malassezia pachydermatis, seminated sporotrichosis, Phaeohyphomycosis, Cryptococcosis, Coccidioidomycosis,….
Dấu hiệu mèo bị ghẻ
Mèo bị bong da theo từng mảng, ngứa ngáy, thường xuyên đưa chân lên gãi.
Lông mèo bị rụng thành từng mảng ở những vùng bị ngứa
Ở những vùng da bị ngứa sẽ xuất hiện các vết lở loét, bong vảy cùng với đó là những vết máu nhỏ li ti khiến những chú mèo cảm thấy khó chịu.
Vảy lan dần từ đầu đến bụng, bàn chân và đuôi.
Da mèo dày và màu vàng hơn, bốc mùi hôi tanh.
Trường hợp mèo bị nặng mà không được điều trị sẽ dẫn đến lây lan toàn thân, lâu ngày sẽ bị nhiễm trùng máu và gây tử vong.
Bệnh ghẻ có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi cả giới tính và ngay cả khi được vệ sinh sạch sẽ. Vì thế người nuôi cần thường xuyên quan sát để phát hiện sớm bệnh trên mèo.
Mèo bị ghẻ bôi thuốc gì?
Hiện nay có rất nhiều cách chữa mèo bị ghẻ hiệu quả. Trong đó việc chữa cho mèo bằng thảo dược và bằng thuốc được ưa chuộng đem lại hiệu quả nhanh chóng.
Những loại thảo dược khuyên dùng chữa ghẻ cho mèo có nguồn gốc từ thiên nhiên, một số loại lá có vị chát như tinh dầu bạc hà, lá đào, lá xà cừ. Bạn có thể mua tinh dầu bạc hà bôi lên vùng da bị ghẻ từ 2 – 3 lần, sau 10 ngày mèo sẽ khỏi. Lá đào thì bạn nên nấu cùng với nước và tắm cho mèo khoảng 1 tuần 2 lần.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể trị bệnh ghẻ ở mèo bằng các loại thuốc uống và thuốc bôi chuyên dụng như:
Thuốc trị ghẻ chó mèo Bravecto dạng viên phù hợp cho mèo khi mang thai và cho con bú.
Thuốc Nexgard dạng viên điều trị bọ chét và ghẻ, đồng thời có tác dụng phòng bệnh và chữa bệnh với 1 viên duy nhất.
Thuốc Apoquel giúp mèo giảm đau và ngứa, thuốc phù hợp với mọi loại da không gây dị ứng.
Thuốc chống nhiễm trùng Tresaderm có công dụng giảm ngứa, giảm đau hiệu quả.
Thuốc Amoxi-Tabs chống nhiễm khuẩn và các vết thương trên da do ký sinh trùng gây ra.
Thuốc bôi trị viêm Hydrocortisone giúp giảm thiểu tình trạng tấy đỏ, sưng và ngứa trên da.
Sử dụng thuốc trị bệnh ghẻ trên mèo có thể cho uống, cho bôi hoặc tiêm tùy vào sự chỉ định của bác sĩ thú y.
Phòng ngừa mèo bị ghẻ
Giữ gìn vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thông thoáng
Sấy khô lông sau khi tắm cho mèo
Lựa chọn sữa tắm phù hợp, có nguồn gốc rõ ràng
Cân bằng gia vị trong khẩu phần ăn của mèo
Hạn chế cho mèo tiếp xúc những môi trường bị ô nhiễm
Tiêm phòng vaccine ngăn ngừa các bệnh thường gặp ở mèo theo định kỳ
Cho mèo uống nước thường xuyên
Những ngày độ ẩm cao cần giữ mèo ở nơi khô ráo
Chọn mua mèo có nguồn gốc rõ ràng và cần kiểm tra sức khỏe trước khi nuôi
Nếu mèo có biểu hiện ngứa cần cách ly, chăm sóc theo dõi đặc biệt, khi tiếp xúc phải đeo gang tay tránh lây nhiễm.
Côn Trùng Đốt Bôi Thuốc Gì Tốt Nhất Cho Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ?
Côn trùng đốt bôi thuốc gì là vấn đề khiến không ít bà mẹ VIệt Nam đau đầu vì nước ta nằm trong đới khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm quanh năm. Bởi thế các loài côn trùng thỏa sức hoành hành khiến con bị ngứa, rát rất khó chịu.
Với đặc thù khí hậu của nước ta, các loài côn trùng hay cắn gây bệnh ở da là: bọ chét, kiến, ghẻ, ve, muỗi, ong… Các biểu hiện thường gặp khi bị côn trùng đốt thông thường là sưng nề, ngứa tại chỗ bị cắn, đốt, làm người bệnh khó chịu thậm chí mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe chung và tâm lý bệnh nhân. Nhất là đối với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh vì làn da con vốn nhạy cảm hơn người lớn, hệ miễn dịch cũng chưa hoàn thiện như người lớn.
Nhiều trường hợp côn trùng có nọc độc như ong, bọ cạp khi cắn, đốt có thể gây phản ứng dị ứng tức thời như sốc phản vệ, có thể nguy hiểm tới tính mạng bệnh nhân.
2. Bị côn trùng đốt bôi thuốc gì tốt nhất?
Một số loại thuốc bôi khi bị côn trùng đốt có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ em là:
– Dùng cao xoa: Trong cao xoa có nhiều loại tinh dầu như quế, tràm, hồi, hương nhu và menthol…. Các thành phần trên được hòa trộn đều luyện nhuyễn với tá dược thường là parafin, vaselin, lanolin… Trên thị trường có hộp cao sao vàng, eagle balm, cù là rồng vàng… Do có menthol là chất chống ngứa rất tốt, xoa vào vết côn trùng đốt chỉ một lúc là khỏi mẩn ngứa nên đây là một trong những lựa chọn hàng đầu cho câu hỏi côn trùng đốt bôi thuốc gì? Bôi 2 -3 lần trong ngày. Nhưng cần lưu ý không được bôi cho trẻ em dưới 2 tuổi, không được bôi vào niêm mạc và mắt.
– Dùng mentholatum ointment, hoặc remos IB: dạng cao xoa có menthol (và một số chất khác) trộn đều trong tá dược như nói trên, hoặc một loại gel đựng trong các tuýp bằng nhôm. Remos IB được sản xuất chỉ dùng để bôi xoa vào vết côn trùng đốt (không dùng vào các trị liệu khác như các cao xoa, dầu xoa) nên ngoài các chất chống ngứa (menthol, crotamiton) còn có hoạt chất chống viêm (prednisolone valerate acetate), kháng khuẩn (isopropyl methylphenol) nên cũng là một lựa chọn không tồi cho vấn đề côn trùng đốt bôi thuốc gì?
Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ có làn da nhạy cảm hơn người lớn rất nhiều, các mẹ nên thận trọng một chút trong việc lựa chọn loại thuốc bôi cho con. Tốt nhất nên sử dụng loại kem bôi có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, không chứa các chất gây mẫn cảm cho làn da mỏng manh của bé như sản phẩm Kem Embe.
Bị Bọ Chét Đốt Thì Phải Giải Quyết Làm Sao Là Chuẩn Nhất
Khi bị bọ chét cắn, bạn không biết phải xử lý như thế nào? Bọ chét là một loại côn trùng sống kí sinh trên thân động vật. Chúng là loại kí sinh trùng sống bằng máu động vật. Khi bị đốt thường sẽ bị nổi mẩn đỏ và ngứa. Vì vậy khi bị bọ chét đốt phải làm sao, chúng ta phải tìm ra một phương pháp giải quyết vấn đề này.
Dấu hiệu của người bị bọ chét cắn
Bọ chét là một loài côn trùng ký sinh hút máu của động vật có vú và loài chim. Và bọ chét mèo là loài bọ chét phổ biến nhất hiện nay.
Các triệu chứng của bọ chét cắn trên người:
Đốm đỏ có quầng sáng xung quanh
Ngứa
Vết cắn tụ lại thành nhóm như là tổ ong
Phát ban
Sưng quanh vết cắn
Da xung quanh vết cắn có thể bị đau hoặc nhói
Những sai lầm khi xử lý vết bọ chét cắn
1. Không nhận biết được mình bị bọ chét đốt
Bọ chét rất nhỏ và có khả năng “nhảy” rất xa để tấn công con người. Vết cắn ban đầu chỉ là một vết mẩn đỏ nên khó nhận biết. Vì vậy, nhiều người không hề hay rằng mình bị loại côn trùng này cắn mà chỉ “gãi cật lực” để giải quyết cơn ngứa. Khi đó, da bị bong tróc nên đỏ ửng và sưng tấy lên.
2. Chủ quan khi bị bọ chét cắn
Bị bọ chét đốt phải làm sao? Nhiều người cho rằng bọ chó cắn không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo những vết côn trùng cắn như bọ chét có khả năng nhiễm khuẩn rất cao. Đặc biệt khi bạn ngứa và gãi vết thương hở bằng các ngón tay, móng tay không sạch sẽ. Vết thương bị nhiễm khuẩn nên sưng tấy, khiến bạn đau rát, khó chịu.
3. Lạm dụng mật ong, nước chanh, dầu gió… khi trị bọ chét đốt
Các biện pháp truyền thống như dùng mật ong, nước cốt chanh, dầu gió, khoai tây thoa vào vết thương chỉ có tác dụng giảm ngứa chứ không có tác dụng diệt khuẩn. Đối với những người có làn da nhạy cảm hoặc trẻ em, những nguyên liệu này thậm chí sẽ gây kích ứng, viêm tấy. Khi đó, vết thương có khả năng sưng to lên do nhiễm trùng nhiều hơn.
Dầu gió có chứa Metyl Salicilat, thẩm thấu tốt qua da, giúp giảm đau khá nhanh… nhưng lại dễ gây kích ứng. Khi xoa trên diện rộng, dầu gió có thể làm rối loạn thân nhiệt, khiến cả cơ thể nóng rát khó chịu.
Cách trị bọ chét cắn an toàn, hiệu quả
Bước 1: Rửa sạch vết thương do bọ chét đốt
Khi bị bọ chét đốt, bạn hãy rửa sạch vết thương với xà phòng và nước ấm. Sau đó dùng một ít đá lạnh, bọc vào khăn mỏng và áp vào chỗ vết thương. Nhiệt độ thấp sẽ làm tê các dây thần kinh, giảm cảm giác ngứa và đau tức thì. Có thể thực hiện nhiều lần đến khi nào cảm giác ngứa rát giảm đi hẳn.
Bên cạnh đó, bạn phải hạn chế dùng tay gãi vết thương. Bởi trên tay có nhiều vi khuẩn, vùng da có vết côn trùng cắn yếu ớt hơn các vùng da khác nên dễ bị vi khuẩn trên móng tay bạn xâm nhập vào và gây sưng tấy.
Bước 2: Dùng các nguyên liệu tự nhiên để trị vết bọ chét cắn
Bạn chỉ nên sử dụng phương pháp này khi vết bọ chét đốt mới hình thành, chưa bị trầy xước và sưng tấy. Những cách này sẽ giúp vết thương giảm ngứa và mau lành tự nhiên mà không phải dùng thuốc. Bị bọ chét đốt phải làm sao?
Cách dùng trà xanh: Hãm một ít là trà xanh và lấy nước xoa lên vết thương. Đồng thời, lấy lá trà xanh để lau vết thương nhẹ nhàng. Trà xanh có khả năng diệt khuẩn rất tốt, làm dịu da, giảm sưng và giúp vết thương nhanh chóng phục hồi.
Cách dùng lô hội: Lô hội có nhiều chức năng trong làm đẹp nhưng ít ai biết rằng nó trị vết bọ chét đốt rất hiệu quả. Bạn lấy một miếng lô hội, lột bỏ vỏ và gạt lấy lớp gel bên trong. Thoa gel lên vết thương trong 15 phút và rửa lại với nước ấm. Lô hội giúp kháng viêm và thúc đẩy làn da tổn thương mau lành.
Túi trà lọc: Bạn hãy dùng túi trà sau khi đã sử dụng để chà lên vết thương
Rượu hoặc giấm trắng: rượu sát trùng vết thương
Bước 3: Bôi thuốc điều trị bọ chét cắn người khi bị nổi mụn nước
Khi vết thương đã sưng tấy và có khả năng để lại sẹo, bạn cần tìm mua những loại thuốc điều trị bọ chét cắn đặc trị thì mới xử lý được. Sản phẩm bôi nên chứa các chất như: kẽm oxit, vitamin E, allantonin… giúp kháng khuẩn nhẹ và làm săn da.
Trẻ con bị bọ chét cắn phải làm sao?
Bọ chét cắn không nguy hiểm ở trẻ nhỏ, nhưng chúng gây sẽ khó chịu cho bé . Các vết cắn sẽ tạo thành các nốt sưng tấy nhỏ trên da của trẻ sơ sinh. Chúng có thể chuyển sang màu đỏ ửng và phồng rộp.
Cách tốt nhất là hãy gọi cho bác sĩ nhi của con bạn để hỏi về cách điều trị vết bọ chét cắn dựa trên độ tuổi của trẻ. Cách điều trị có thể bao gồm:
Rửa vùng da bị cắn với nước và xà phòng dịu nhẹ
Bôi thuốc có chất kháng khuẩn histamine để giảm triệu chứng ngứa cho bé
Cắt móng tay của trẻ để ngăn việc trẻ cào, gãi vào vết cắn
Bị bọ chét đốt: Khi nào cần gặp bác sĩ?
Bạn nên đến khám bác sĩ nếu nằm trong những trường hợp sau đây:
Khó thở
Buồn nôn
Sưng môi hoặc mặt
Bà bầu bị bọ chét cắn
Một vết đốt của bọ chét cũng có thể nhiễm trùng. Nếu người có vết thương bị sưng tấy quá mức, đau dữ dội xung quanh vết cắn, hãy gặp bác sĩ. Trong một số trường hợp, bọ chét có thể lây truyền bệnh khác qua vết cắn như: sốt phát ban, bệnh dịch hạch, vẩy nến, sán dây…
Cập nhật thông tin chi tiết về Bị Rận Mèo Đốt Thì Bôi Thuốc Gì Là Hiệu Quả Nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!