Bạn đang xem bài viết Bị Kiến Ba Khoang Đốt, Kiêng Ăn Gì Cho Vết Thương Nhanh Lành? được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bị kiến ba khoang đốt gây ra những vết mụn mủ, mụn nước bạn cần kiêng ăn gì để vết thương nhanh lành và không để lại sẹo?
Khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa ẩm ướt cũng là lúc kiến ba khoang đang hoành hành với số lượng bệnh nhân bị kiến ba khoang đốt tăng nhanh khoảng 80 – 100/lượt một ngày so với tháng trước (theo Bệnh viện Da liễu TP.HCM). Vậy kiến ba khoang là gì và nếu bị kiến ba khoang đốt bạn nên ăn gì và kiêng ăn gì để vết thương mau lành và không để lại sẹo thâm?
Kiến ba khoang thuộc họ bọ cánh cứng có tên khoa học là P.literatus. Kiến có màu đen và đỏ, hình dạng như hạt thóc, thân hình so le tạo thành từng khoang riêng biệt. Kiến có 2 cánh cứng ở phần trên và 2 cánh lụa ở phần dưới.
Chúng di chuyển chủ yếu bằng chân hoặc dùng cánh để bay. Bên trong kiến ba khoang có chứa chất độc Pederin có thể gây bỏng da, rộp da, viêm da ở nhiều mức độ từ nhẹ tới nặng và độc tính của loại độc này mạnh gấp 12 – 15 lần nọc của rắn hổ nhưng do chỉ tiếp xúc ngoài da với một lượng nhỏ nên không gây nguy hiểm tới tính mạng như nọc rắn.
Khi bị kiến ba khoang đốt, vùng da bị tổn thương sẽ thành các vệt đỏ, hơi cộm, phía trên xuất hiện nhiều mụn mủ hoặc mụn nước li ti. Bên cạnh đó, vết thương sẽ có dấu hiệu phồng rộp, rát bỏng và ngứa ngáy khó chịu.
Đặc biệt, nếu mụn nước vỡ ra các dịch độc bên trong sẽ lan ra gây tổn thương tới các vùng da xung quanh. Do đó, khi bị kiến ba khoang đốt bạn nên sơ cứu đúng cách, đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Vết thương khi bị kiến ba khoang đốt sẽ sưng đỏ, rát bỏng và ngứa ngáy nên cần tránh các loại thực phẩm dễ gây dị ứng và thực phẩm có mùi tanh. Có thể kể đến các loại hải sản như tôm, cua , sò,… vì trong hải sản sản sinh ra các histamin tự do. Những histamin tự do này là nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng vì vậy bạn không nên ăn hải sản để hạn chế tình trạng dị ứng do kiến ba khoang.
Loại thực phẩm tiếp theo bạn nên hạn chế là các loại thực phẩm chứa nhiều đường như kẹo, siro, nước ngọt,.. vì những thực phẩm này sẽ làm cho tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế các loại thực phẩm chua như chanh, cải chua,… vì nó chứa nhiều acid có thể gây hại cho thận và tiêu hóa khiến cho quá trình thải độc bị giảm đi làm cho vết thương lâu được chữa khỏi và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn da.
Thực phẩm đóng hộp chế biến sẵn cũng cần được hạn chế vì chất phụ gia chất bảo quản có trong sản phẩm sẽ khiến tình trạng dị ứng nặng hơn, ngứa ngáy và sưng đỏ xuất hiện ngày càng nhiều.
Ngoài ra, bạn cũng cần kiêng các loại chất kích thích, các nước uống có màu vì sẽ làm cho tình trạng nặng hơn.
Ngoài những thực phẩm cần tránh khi bị kiến ba khoang đốt, bạn cũng cần bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng như ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi. Vì nó chứa rất nhiều vitamin, chất khoáng và chất xơ giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa tình trạng viêm.
Bạn cũng nên ăn nhiều các loại ngũ cốc nguyên hạt như các loại đậu, lạc nó sẽ giúp làm giảm tình trạng ngứa ngáy và sưng đỏ.
Ngoài ra để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bạn cũng có thể uống thêm các viên vitamin A, B, E để vết thương mau lành.
TRÀ MY
Bị Vết Thương Hở Kiêng Ăn Gì Để Tránh Sẹo Lồi ?
Rau muống có tác dụng làm đầy vết thương nhanh
Ngoài ra, trong một số trường hợp vết thương nhiễm trùng, việc bạn ăn rau muống sẽ khiến chúng mưng mủ và tình trạng càng thêm nặng.
Trứng được biết đến là dạng thực phẩm nhiều dinh dưỡng, tuy nhiên, chúng lại “biến” vết thương khi đang trong giai đoạn lành lặn chuyển màu trắng hơn những vùng xung quanh. Một vài trường hợp xuất hiện màu loang lổ như lang ben tại vùng bị thương.
Trứng sẽ khiến vùng da bị thương có màu trắng hơn bình thường
Do đó, bạn đừng dại dột sử dụng trứng lúc này. Hãy chờ đến khi vết thương lành lặn hẳn, đều màu với những vùng da lân cận thì có thể tiếp tục dùng để bổ sung năng lượng.
Với đặc tính nóng, thịt gà đồ nếp đều dễ gây hiện tượng sưng và mưng mủ vết thương, khiến việc hồi phục da trở nên khó khăn, dễ bị viêm nhiễm.
Bị vết thương hở kiêng ăn gì? – Thịt gà là lựa chọn số 1 không nên dùng
Chưa kể, một số bạn có cơ địa dị ứng lại càng không thích hợp sử dụng đồ nếp và thịt gà, rất dễ nổi mụn và hình thành sẹo trên da.
Được biết đến là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng bậc nhất nhưng việc ăn hải sản sẽ khiến vết thương trở nên cực kỳ ngứa ngáy và khó chịu, không tốt chút nào. Hơn hết, làn da dễ bị viêm nhiễm, vết thương khó lành và rất dễ để lại sẹo thâm. Bạn không nên ăn hải sản là giải pháp hữu ích, tránh làm vết thương thêm nghiêm trọng.
Cũng như các loại thực phẩm trên, thịt chó có đặc tính nóng, nên cực kỳ không tốt cho vết thương hở. Khi quá trình da lên da non, bạn sử dụng thịt chó sẽ khiến vết thương bị rạn nứt và chai sần, không những gây sẹo mà làm chúng to hơn lúc ban đầu.
Ăn thịt chó khi bị thương sẽ để lại vết sẹo trên da
Trong Đông y, thịt chó là loại thực phẩm không được khuyến cáo sử dụng và cần hết sức kiêng khem để phòng tránh việc để lại sẹo xấu, đặc biệt là sẹo lồi phì đại
2. Vậy khi bị vết thương hở nên ăn gì?
Tổng hợp các loại thực phẩm nên ăn khi có vết thương hở
– Rau củ xanh: bắp cải, súp lơ, mướp, cà rốt…đều chứa hàm lượng chất xơ và vitamin dồi dào. Đặc biệt, chất kẽm trong các thực phẩm này có khả năng tổng hợp enzyme, thúc đẩy quá trình nhanh lành vùng da bị thương.
– Các loại đỗ, hạt: chứa hàm lượng tinh bột và sắt chủ yếu, các loại hạt giúp sửa chữa và tăng sinh tế bào phát triển. Đồng thời, hỗ trợ các bạch cầu và đại thực bào dọn dẹp, xử lý xác tế bào và chất thải cơ thể.
– Thịt lợn: là thực phẩm lành tính, giúp cung cấp tối đa lượng protein cần thiết, chữa lành vêt thương nhanh chóng, tránh để lại sẹo.
– Hoa quả, nước ép: vitamin A, C, E…và các khoáng chất sẽ được tăng cường giúp ngừa sẹo của mô sau chấn thương, gia tăng sức đề kháng và tránh viêm nhiễm.
https://xoaseothammy.vn/tri-seo-loi-cong-nghe-ella-hieu-qua-nhu-the-nao/
HÃY LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA DA LIỄU TƯ VẤN TRỰC TIẾP
Hoặc
Bạn đang xem: Bị vết thương hở kiêng ăn gì để tránh sẹo lồi? Bí kíp vàng phải biết trong Tin tức
Bị Ghẻ Nước Kiêng Gì Cho Nhanh Khỏi? Điều Cần Biết
Đối với những bệnh nhân đang trong quá trình điều trị bệnh ghẻ nước, ngoài việc sử dụng thuốc và áp dụng các cách điều trị chuyên sâu theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần lưu ý điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống. Đồng thời nên kiêng kỵ đúng cách để rút ngắn thời gian điều trị bệnh, phòng ngừa bệnh tiến triển và gây viêm nhiễm. Vậy người bị ghẻ nước kiêng gì cho nhanh khỏi? Thông qua thông tin trong bài viết người bệnh sẽ hiểu hơn về vấn đề này.
Bị ghẻ nước kiêng gì cho nhanh khỏi?
Ghẻ nước xảy ra khi ký sinh trùng ghẻ (cái ghẻ) xâm nhập và phát triển trên da. Loại ký sinh trùng này có tên khoa học là Sarcoptes Scabiei Hominis, có kích thước rất nhỏ, chỉ dao động trong khoảng 0,3 – 0,5mm. Sau khi bám trên bề mặt da, ký sinh trùng ghẻ sẽ sinh sôi, đào hang và đẻ trứng, sau đó thải ra các chất gây kích ứng da và làm phát sinh bệnh ghẻ.
Khi bị ghẻ nước, bệnh nhân sẽ có cảm giác ngứa ngáy nghiêm trọng. Đặc biệt cơn ngứa sẽ trở nên nặng nề hơn vào ban đêm. Ngoài ra vùng da bệnh xuất hiện nhiều mụn nước có kích thước như hạt đậu, bên trong chứa dịch, đồng thời trên bề mặt da xuất hiện các rãnh ghẻ có chiều dài từ 2 – 4mm. Triệu chứng này thường xuất hiện ở lòng bàn tay, ngón tay, kẽ ngón chân và vùng kín.
Thông thường để điều trị bệnh ghẻ nước, tiêu diệt cái ghẻ, phòng ngừa bệnh lan rộng và gây viêm nhiễm, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc uống tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh. Bên cạnh đó để đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh và hạn chế phát sinh những vấn đề không mong muốn, người bệnh cần lưu ý thêm chế độ sinh hoạt và ăn uống, đặc biệt nên kiêng kỵ đúng cách.
Vậy người bị ghẻ nước kiêng gì cho nhanh khỏi? Theo các chuyên gia, người bị ghẻ nước nên kiêng ăn các loại thực phẩm và những điều sau đây:
1. Thịt gà – Thực phẩm làm nặng thêm tình trạng ngứa da, khiến da bị kích ứng, tấy đỏ
Thịt gà cũng được xếp vào danh sách những loại thực phẩm cần kiêng khi mắc bệnh ghẻ nước. Nguyên nhân là do việc sử dụng thịt gà sẽ làm nặng thêm tình trạng ngứa da, khiến da bị kích ứng, tấy đỏ, da viêm, vết thương lâu lành và dễ mưng mủ.
Bên cạnh đó tình trạng viêm da và tổn thương da kéo dài sẽ khiến hệ miễn dịch suy giảm, sức khỏe bị ảnh hưởng. Từ đó khiến vi khuẩn, ký sinh trùng dễ dàng xâm nhập, phát triển và gây viêm nhiễm.
2. Hải sản – Thực phẩm kích thích phản ứng viêm, đẩy nhanh quá trình sản sinh histamin và gây ngứa nghiêm trọng
Hải sản là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe tổng thể do chứa nhiều protein, canxi, kẽm cùng các thành phần quan trọng khác. Tuy nhiên loại thực phẩm này lại không được khuyến cáo sử dụng cho những người có tiền sử bị dị ứng, có vết thương hở, tổn thương da lan rộng và đang mắc bệnh ghẻ nước. Nguyên nhân là do việc sử dụng các loại hải sản có thể kích thích phản ứng viêm, đẩy nhanh quá trình sản sinh histamin của cơ thể. Từ đó khiến triệu chứng ngứa ngáy ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Cụ thể trong hải sản (đặc biệt là tôm, cua, ghẹ, cá biển) chứa một số loại protein lạ. Khi các protein lạ được tiêu thụ, cơ thể sẽ nhầm lẫn những chất này là các dị nguyên, đồng thời tạo ra kháng thể để tấn công. Trong thời gian này, cơ thể sẽ giải phóng rất nhiều histamin, chúng tích tụ dưới da và làm tăng tần suất xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của cơ ngứa. Hơn thế sự tích tụ của các histamin còn khiến mụn nước nổi nhiều hơn.
Chính vì thế, nếu đang trong quá trình điều trị bệnh ghẻ nước, người bệnh cần tránh thêm các loại hải sản vào chế độ ăn uống mỗi ngày, đặc biệt là tôm, cua, ghẹ và cá biển. Ngoài ra những người bị dị ứng hải sản cũng cần tránh ăn loại thực phẩm này để phòng ngừa phát sinh những vấn đề không mong muốn.
3. Thực phẩm gây nóng trong, mưng mủ, làm cản trở quá trình hồi phục da bị tổn thương – Đồ nếp
Theo Y học cổ truyền, gạo nếp có tính ôn ấm. Vì thế việc ăn quá nhiều loại thực phẩm này có thể gây nóng trong, làm cản trở quá trình hồi phục da bị tổn thương. Đồng thời khiến tổn thương da lan rộng, mưng mủ, lở loét và để lại sẹo.
Đối với những bệnh nhân bị ghẻ nước, việc sử dụng đồ nếp có thể khiến các nốt mụn nước sưng phồng, lan rộng, dễ vỡ, có mủ bên trong, lở loét và khó lành. Từ đó tạo ra cảm giác đau rát và khiến nguy cơ viêm nhiễm tăng cao.
Do đó những bệnh nhân có vết thương ngoài da, đặc biệt là đang mắc bệnh ghẻ nước cần tránh thêm đồ nếp vào thực đơn ăn uống mỗi ngày cho đến khi làn da có dấu hiệu hồi phục hẳn.
4. Thực phẩm làm tăng nguy cơ tích tụ độc tố ở gan và dưới da dẫn đến ngứa ngáy – Rượu bia và những loại thức uống chứa chất kích thích
Rượu bia và những loại thức uống chứa chất kích thích như cà phê không được khuyến cáo sử dụng cho hầu hết những trường hợp bị ghẻ và có sức khỏe suy yếu. Nguyên nhân là do những loại thực phẩm này có thể khiến sức khỏe tổng thể suy giảm, sức đề kháng không đủ khả năng để chống lại các tác nhân gây bệnh.
Bên cạnh đó, rượu bia và những loại thức uống chứa cồn còn làm tăng áp lực lên gan khiến chức năng gan suy yếu, làm ảnh hưởng đến hoạt động chuyển hóa các chất dinh dưỡng và đào thải độc tố của cơ quan này. Khi đó độc tố sẽ có xu hướng tích tụ ở gan, trong cơ thể và dưới da, khiến người bệnh ngứa ngáy, tổn thương da lâu lành. Đồng thời làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, bệnh ghẻ nước tiến triển theo chiều hướng xấu.
5. Tiếp xúc hóa chất khiến da bị tổn thương, cái ghẻ dễ dàng lây lan và gây bệnh trên nhiều vùng da khác
Khi mắc bệnh ghẻ nước, vùng da bệnh sẽ có xu hướng nhạy cảm hơn so với thông thường, dễ bị tổn thương và kích ứng khi tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất. Khi đó vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng cùng các tác nhân gây bệnh khác sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, bám lên da và làm phát sinh nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Cụ thể như nhiễm trùng da, viêm da, dị ứng da…
Bên cạnh đó việc tiếp xúc trực tiếp với hóa chất trong thời gian da bị tổn thương do cái ghẻ sẽ khiến người bệnh thường xuyên có cảm giác châm chích, da sưng tấy, ửng đỏ, tổn thương lan rộng, cái ghẻ dễ dàng lây lan và gây bệnh trên nhiều vùng da khác trên cơ thể.
Chính vì thế người bị ghẻ nước nên kiêng tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất, chất tẩy rửa như nước rửa bát, xà phòng chứa chất tẩy rửa mạnh, bột giặt hay nước giặt quần áo… Nếu việc tiếp xúc với hóa chất và chất tẩy rửa là điều bắt buộc, bạn nên mang bao tay để bảo vệ da.
6. Kiêng sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác khi mắc bệnh ghẻ nước
Ký sinh trùng ghẻ có thể di chuyển từ cơ thể người bệnh sang người khỏe mạnh thông qua tiếp xúc da (tiếp xúc trực tiếp) và dùng chung đồ dùng cá nhân (tiếp xúc gián tiếp). Đối với những trường hợp lây bệnh thông qua tiếp xúc gian tiếp, việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác khi mắc bệnh ghẻ nước sẽ khiến mầm bệnh dễ dàng lây lan. Đặc biệt là sử dụng chung quần áo, khăn lau mặt, khăn tắm, mền, gối, nệm, găng tay, mủ…
Đối với những trường hợp lây bệnh thông qua tiếp xúc trực tiếp, ký sinh trùng ghẻ sẽ lây lan thông qua tiếp xúc da kề da. Do đó, nếu có nghi ngờ hoặc đang mắc bệnh ghẻ nước, bạn cần tránh ôm hôn, bắt tay, quan hệ tình dục hoặc thực hiện một số hoạt động tiếp xúc gần khác để tránh lây bệnh cho những người xung quanh.
Một số điều cần lưu ý khác khi mắc bệnh ghẻ nước:
Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, giặt sạch sẽ, ngâm nước nóng và phơi quần áo, mền, gối, bọc nệm, chân màng, khăn tắm… dưới ánh nắng mặt trời để đảm bảo mầm bệnh được tiêu diệt hoàn toàn.
Tắm rửa sạch sẽ và vệ sinh da mỗi ngày để phòng ngừa tổn thương lan rộng và phát sinh tình trạng nhiễm trùng da. Nên sử dụng nước sạch và những loại xà phòng dịu nhẹ, không gây kích ứng da. Bên cạnh đó, trong thời gian tắm, người bệnh cần massage da một cách nhẹ nhàng, không kỳ cọ mạnh, không cào gãi để tránh da bị tổn thương.
Người bệnh có thể áp dụng biện pháp chườm lạnh (đắp trực tiếp túi đá lạnh lên da khoảng 15 phút) hoặc dùng thuốc không kê đơn để cải thiện tình trạng ngứa da.
Cắt gọn móng tay, tuyệt đối không gãi ngứa, không ma sát hoặc cào mạnh lên vùng da bệnh để phòng ngừa tổn thương và nhiễm trùng da.
Nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh bằng cách thêm vào chế độ ăn uống các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin, khoáng chất, hoạt chất kháng viêm. Đặc biệt nên ăn nhiều rau xanh, trái cây và uống nhiều nước để cải thiện những vấn đề đang diễn ra bên trong cơ thể và trên làn da.
Bị Bỏng Kiêng Ăn Gì Và Nên Ăn Gì Cho Bệnh Mau Khỏi?
Trẻ bị bỏng cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng
Trẻ bị bỏng kiêng ăn những gì?
1. Trẻ bị bỏng nên kiêng Trứng
Trứng là món khoái khẩu của nhiều trẻ và có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, trứng cũng rất giàu dưỡng chất tuy nhiên trứng lại là nguyên nhân khiến vết thương lâu lành, hình thành những khoảng trắng gây ra vết sẹo loang lổ, không đều màu. Bởi vậy, trong thời gian đầu khi trẻ bị bỏng, cha mẹ lưu ý cần loại bỏ trứng khi khỏi thực đơn của trẻ.
Trứng dễ gây loang lổ da trẻ
2. Bé bị bỏng kiên kiêng ăn Rau muống
Rau muống được xem là “thủ phạm” làm năng tăng sinh, kích thích các sợi collagen quá mức, khiến vùng da bị tổn thương đầy lên nhanh chóng, tạo thành nhiều lớp mô xơ cứng, hình thành sẹo lồi, sẹo lõi gây mất thẩm mỹ nên rau muống được các chuyên gia khuyến cáo cần loại bỏ trong các bữa ăn của trẻ bị bỏng hoặc có v ết thương hở.
3. Kiêng Thịt bò
Bị bỏng kiêng rau muống
Là thực phẩm chứa nhiều protein, vitamin B5, kali… rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhưng nếu ăn thịt bò vào lúc vết thương bị bỏng trên da trẻ đang có dấu hiệu khép miệng thì thực sự là điều không nên. Vì thịt bò sẽ làm tăng sắc tố melanin, gây hiện tượng sậm màu và tạo thành các vết sẹo thâm trên khu vực da bị bỏng của trẻ, rất mất thẩm mỹ.
4. Kiêng Đồ nếp và thịt gà
Kiêng sử dụng xôi và da gà
Thịt bò dễ để lại sẹo thâm
Được xem là “chủ mưu” góp phần làm vết thương hở sưng, mưng mủ, khó lành da, dễ viêm nhiễm, để lại sẹo xấu trên da nên cha mẹ cũng cần hạn chế cho trẻ bị bỏng ăn thịt gà và đồ nếp.
5.Kiêng Hải sản
Bao gồm tôm, cua, ghẹ… là nhóm thực phẩm dễ gây kích ứng da, gây ngứa ngáy, khiến vết thương ở trẻ sưng, tấy đỏ, khó lành nên dù rất bổ dưỡng, ngon miệng nhưng cha mẹ cũng phải thẳng tay loại bỏ thực phẩm này trong bữa ăn của trẻ.
6. Kiêng Thực phẩm giàu natri
thịt xông khói khiến vết thương khó lành
Thực phẩm giàu natri có nhiều trong thịt xông khói, thực phẩm chế biến sẵn, bánh hotdog… là nguyên nhân khiến mạch máu bị tổn thương, vết thương khó lành, làm chậm quá trình lành sẹo và tự chữa lành của cơ thể, đồng thời gây ra bệnh xơ vữa động mạch nên nếu trẻ bị bỏng hoặc có vết thương hở đang trong quá trình hồi phục, cha mẹ không nên cho trẻ ăn nhóm thực phẩm này.
Bị bỏng kiêng hải sản
Ngoài ra, khi trẻ lành bệnh, cũng không nên cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm giàu natri vì nó không tốt cho sức khỏe.
7. Kiêng Đồ ăn nhanh
Đồ ăn nhanh vừa không tốt cho sức khỏe, lại chứa nhiều dầu hydro hóa, thúc đẩy sưng viêm và làm giảm khả năng hồi phục, làm lành sẹo cơ thể nên với trẻ bị bỏng cũng kiêng thực phẩm này.
8. Kiêng Đường
Đường khiến vết bỏng dễ sưng viêm
Trẻ bị bỏng nên kiêng ăn gì? Ngoài 7 thực phẩm ở trên thì trẻ bị bỏng cần kiêng thêm đường, lí do là đường là tác nhân làm chậm quá trình tự chữa lành của mô, thúc đẩy sưng viêm và dung nạp nhiều đường cũng gây ra nhiều bệnh trọng. Nói chung trẻ nhỏ không nên ăn nhiều đồ ngọt và cần hạn chế đường trong thực đơn.
Thực phẩm trẻ bị bỏng nên ăn
Người bị bỏng nói chung và trẻ bị bỏng nói riêng nên ăn gì để giúp tăng đề kháng, giúp vết thương chóng phục hồi và ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm. Theo các chuyên gia y tế, trẻ bị bỏng nên ăn nhiều thức ăn giàu đạm, khoáng chất và vitamin để tái tạo mô liên kết và làm đầy vết thương, tránh sự xuất hiện của sẹo. Đặc biệt vết thương do bỏng càng nặng và sâu thì nhu cầu dinh dương lại càng nhiều, bởi vậy, cha mẹ nên nằm lòng những thực phẩm sau để bổ sung vào chế độ ăn của trẻ.
Bị bỏng kiêng đồ ăn nhanh
1. Nên ăn thực phẩm giàu Protein
Trẻ bị bỏng nên ăn nhiều thực phẩm giàu Protein
Thực phẩm giàu Protein có nhiều trong đậu hà lan, sữa, phô mai, đậu lăng, đậu phụ, thịt nạc heo, bông cải xanh, bơ, các loại hạt, chuối… sẽ giúp bổ sung năng lượng thiết yếu để sữa chữa các tế bào cơ và da bị hư hỏng do bỏng gây ra.
Việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu Protein cho trẻ bị bỏng còn giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, chống viêm nhiễm và làm lành vết thương mau chóng hơn.
2. Nên ăn thực phẩm giàu Omega-3
Có nhiều trong các loại cá và các loại hạt như hạt lanh, óc chó, đậu nành được xem là giải pháp hữu hiệu giúp giảm sưng viêm, cung cấp dinh dưỡng để tái tạo mô, tăng cường hệ miễn dịch và kháng viêm hiệu quả nên rất cần thiết cho trẻ bị bỏng.
Vitamin C giúp tăng cường đề kháng
3. Nên ăn thực phẩm giàu Vitamin C
Là chìa khóa giúp tăng cường hệ miễn dịch, kháng viêm và cung cấp một lượng collagen tự nhiên để tổng hợp các sợi dưới da, giúp mau lành da non, đó là lí do cha mẹ cần thiết phải bổ sung nhiều vitamin C cho trẻ bị bỏng.
Thực phẩm giàu vitamin C có nhiều trong các loại rau củ và trái cây như bưởi, cam, chanh, quýt, ổi, ớt chuông…
4. Nên ăn thực phẩm giàu kẽm
Kẽm có nhiều trong các thực phẩm như sò biển, hạt bí đỏ, rau bina, gan, ngũ cốc nguyên hạt, nấm, tỏi… Cha mẹ nên tăng cường thực phẩm giàu kẽm cho trẻ bị bỏng là vì kẽm có khả năng chống viêm, ngừa sưng viêm, thúc đẩy vết bỏng nhanh lành và giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
Vitamin E tốt cho quá trình phục hồi ở trẻ bị bỏng
5. Nên ăn thực phẩm giàu vitamin E
Được xem là thành phần không thể thiếu giúp thúc đẩy quá trình bảo vệ và phục hồi da bé sau khi bị bỏng. Thực tế cho thấy, thực phẩm giàu vitamin D có chất chống oxy hóa hiệu quả, giúp tăng cường hệ miễn dịch nên rất cần được ưu tiên bổ sung trong thực đơn hàng ngày với trẻ bị bỏng. Theo đó, cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều cà chua, đu đủ, dưa leo, ngô, ngũ cốc… đây là những thực phẩm dễ ăn lại chứa nhiều vitamin E.
6. Nên Uống nhiều nước
Ít ai biết rằng nước không chỉ cần thiết cho cơ thể lúc khỏe mạnh mà khi bị bỏng nước cũng đóng vai trò quan trọng giúp vết thương mau lành và tránh mất nước. Bàn về việc uống nhiều nước khi bị bỏng, TS BS Nguyễn Thị Kim Thanh, Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia nhận định: “Người bị bỏng cần lượng nước từ 2,5 lít đến 3 lít nước/ngày. Nếu thiếu nước, vùng da bị bỏng sẽ bị khô và mất nhiều thời gian chữa lành vết thương”.
Đăng bởi: Bottamnhanhung.vn
Bị bỏng nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin E Bé bị bỏng nên cho uống nhiều nước mỗi ngày
Cập nhật thông tin chi tiết về Bị Kiến Ba Khoang Đốt, Kiêng Ăn Gì Cho Vết Thương Nhanh Lành? trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!