Xu Hướng 3/2023 # Bị Côn Trùng Cắn Mưng Mủ Phải Xử Lý Như Thế Nào? # Top 3 View | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bị Côn Trùng Cắn Mưng Mủ Phải Xử Lý Như Thế Nào? # Top 3 View

Bạn đang xem bài viết Bị Côn Trùng Cắn Mưng Mủ Phải Xử Lý Như Thế Nào? được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hầu hết vết cắn của côn trùng đều ngứa và đau. Đôi khi trẻ nhỏ còn bị côn trùng cắn nổi mủ. Vết cắn lâu khỏi và để lại sẹo xấu xí trên da. Các mẹ nên làm gì khi trẻ bị côn trùng cắn mưng mủ ?

1. Dấu hiệu bị côn trùng cắn mưng mủ

Thông thường, các vết côn trùng cắn, đốt sẽ gây đau và ngứa cho trẻ trong 1-2 ngày. Tuy nhiên, nếu vết thương bị nhiễm trùng do trẻ bị dị ứng với nọc độc, nước bọt của côn trùng hoặc do vết thương bị trầy xước sẽ có dấu hiệu mưng mủ.

Dấu hiệu vết côn trùng cắn mưng mủ như sau:

Xung quanh miệng vết thương khoảng 2 – 3mm xuất hiện vùng da bị đỏ và có xu hướng ngày càng lan rộng.

Cảm giác đau nhức, châm chích không có dấu hiệu thuyên giảm sau ngày thứ 2 bị đốt.

Xuất hiện các vệt đỏ như mạch máu xung quanh vết cắn. Đó là do vết nhiễm trùng làm sưng hạch bạch huyết nhẹ.

Vị trí trung tâm vết cắn có bọng mủ màu vàng nhạt hoặc trắng ngà nhô lên khỏi da từ 1- 3mm.

Trẻ em bị côn trùng cắn mưng mủ thì thường hay quấy khóc và có thể bị sốt cao.

2. Bị côn trùng cắn mưng mủ có nguy hiểm không?

Côn trùng cắn thường gây ra đau và sưng trong một vài ngày. Những trường hợp bị côn trùng cắn nổi mủ khá nguy hiểm nếu bị nặng. Những nguy cơ mà trẻ có thể gặp phải là xuất hiện phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

Các triệu chứng chính là khó thở và khó nuốt có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Trẻ bị côn trùng cắn nổi mủ không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng như:

Viêm loét:

Là một bệnh nhiễm trùng tại chỗ.

Da xuất hiện vết loét, vảy mềm và mủ.

Nguyên nhân: Do trẻ gãi da nhiều gây trầy xước và làm lan rộng vùng bị mưng mủ.

Viêm bạch huyết:

Đây là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn lây lan lên các hạch bạch huyết.

Nó làm xuất hiện một đường màu đỏ dọc cánh tay hoặc chân.

Viêm bạch huyết nghiêm trọng hơn vì nhiễm trùng có thể xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng huyết.

3. Cách điều trị khi côn trùng cắn mưng mủ

3.1. Loại bỏ côn trùng ra khỏi vết thương

Khi bị côn trùng cắn, đốt, cần phải loại bỏ côn trùng ra khỏi vết thương hoặc lấy đi vòi, túi nọc của nó. Tùy từng loại côn trùng cụ thể mà có cách xử lý khác nhau như:

Sau khi loại bỏ côn trùng ra khỏi da của trẻ. Các mẹ hãy xử lý vết thương bằng những thao tác sau đây:

Rửa sạch, lau sạch vùng da bị côn trùng cắn cho trẻ bằng thuốc sát trùng hoặc dung dịch nước muối hay dùng xà phòng và nước ấm. Lưu ý các mẹ nên thực hiện rửa sạch vết thương cho trẻ càng sớm càng tốt.

Rửa sạch và tỉ mỉ để lấy sạch hết các bụi bẩn trên da.

Lau khô khu vực đã rửa. Có thể sử dụng kem bôi chống sưng và giảm ngứa cho trẻ như Kem EmBé.

3.3. Không nên tự ý điều trị, nên đi khám bác sĩ

Khi bị vết cắn côn trùng mưng mủ, mẹ nên đưa trẻ tới khám bác sĩ để được chăm sóc và có cách xử lý phù hợp. Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu và làn da nhạy cảm. Nếu mẹ không biết cách xử lý vết thương, sử dụng những sản phẩm sát trùng không phù hợp thì có thể gây tổn thương diện rộng.

Đặc biệt, nếu trẻ bị côn trùng cắn mưng mủ kèm các dấu hiệu như sốt cao, nôn mửa, co giật thì đó là các dấu hiệu cho thấy trẻ bị nhiễm trùng nặng. Vì thế, mẹ không nên tự ý điều trị cho trẻ tại nhà mà nên đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Trẻ bị côn trùng cắn mưng mủ có thể nguy hiểm nếu như không được xử lý vết thương đúng cách và điều trị kịp thời. Do đó, tốt nhất là mẹ nên đưa trẻ khi khám bác sĩ khi thấy vết côn trùng cắn trên da của bé.

Cách Xử Lý Khi Chó Bị Côn Trùng Cắn

Hầu hết chúng ta đều có mặt ở đó, vô tư vui đùa bên ngoài cùng với chó cưng mà không hề hay biết việc này sẽ là nguyên nhân dẫn đến một khuôn mặt sưng tấy và nổi phát ban. Cũng giống như con người, chó rất dễ bị côn trùng và động vật tấn công. Đây là lý do cần có một sự quan tâm đúng đắn với việc này.

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, có thể dẫn đến sốc phản vệ. Phản ứng phản vệ trên chó thường bắt đầu bằng việc:

– Nôn nhiều

– Tiêu chảy

– Có thể đột quỵ

Phải ngay lập tức đưa chó cưng của bạn đến phòng khám cấp cứu. Chúng sẽ được điều trị bằng epinephrine, dịch IV và các biện pháp chăm sóc hỗ trợ khác. Có thể bác sĩ thú y sẽ khuyên bạn nên mang theo EpiPen cho các phản ứng sẽ xảy ra.

Độc của Góa phụ đen có thể gây chết người. Chó có khả năng kháng độc hơn mèo, nhưng một chú chó nhỏ có thể gặp rắc rối. Các triệu chứng có thể gây ngạc nhiên và phải mất đến 8 giờ để các dấu hiệu phát triển, bao gồm:

– Đau rõ rệt

– Bị chuột rút

– Tiêu chảy và nôn mửa

– Bị kích động và kêu rên

– Mặt bị co giật

– Bụng bị cứng

Không giống như loài Nhện nâu ẩn dật, bản thân vết thương thường không có dấu hiệu đáng chú ý nào ngoài ửng đỏ và sưng nhẹ.

Có thuốc giải nhưng trong các phòng khám thú y thường không dự trữ. Thuốc giải khá đắt, và rất hiếm khi có thể xác định được một vết cắn thực sự. Tin tốt là phần lớn những chú chó sẽ sống sót khi bị cắn mà không cần thuốc giải. Hơn nữa, một số nhà côn trùng học ước tính rằng 15% vết cắn là “khô”, có nghĩa là không bị tiêm nọc độc. Nếu bạn nghi ngờ là một vết cắn của Góa phụ đen, hãy tìm đến một cơ sở thú y gần đó.

– Chỉ là một vết phồng nhỏ

– Vết phồng chuyển sang màu đen

– Các mô bong tróc

Dấu hiệu toàn thân không phổ biến. Thông thường, chăm sóc vết thương cần được thực hiện trong vài ngày, cũng như giảm đau và sử dụng kháng sinh. Những vết cắn này hiếm khi gây tử vong.

Bị rắn cắn

Có khoảng 20 loài rắn độc ở Mỹ bao gồm rắn đuôi chuông và rắn hổ mang. Khả năng tiếp xúc của chó cưng nhà bạn với các loài rắn phụ thuộc vào nơi bạn sống. Mức độ nghiêm trọng của vết cắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau bao gồm lượng nọc độc được tiêm vào và số lượng vết cắn. Hầu hết các phòng khám cấp cứu thú y đều dự trữ thuốc giải thích hợp cho những loại rắn trong khu vực của họ. Có nhiều biện pháp truyền thống đơn giản sẽ không có hiệu quả. Không nên quấn băng gạc hoặc chườm đá lên chân chó. Tránh dùng thuốc giảm đau không kê đơn. Hãy giữ bình tĩnh và lái xe đến phòng khám cấp cứu thú y gần nhất.

Tất cả những vết cắn nên để bác sĩ thú y khám. Trong một số trường hợp là vết cắn “khô” và thường thì chỉ cần kiểm soát cơn đau là đủ. Trong các trường hợp khác, cần có các biện pháp tích cực hơn như truyền dịch IV, tiêm thuốc giải, thuốc giảm đau và phải theo dõi chặt chẽ. Một số vết rắn cắn gây ra ảnh hưởng cục bộ trong khi số khác gây ra tác động toàn thân như máu đông và co giật.

Bọ cạp

Chỉ có một loài bọ cạp ở Mỹ được cho là gây ra dấu hiệu của ngộ độc toàn thân: bọ cạp vỏ cây (bark scorpion). Gần như là loài bọ cạp của riêng Arizona, chúng ẩn dưới vỏ cây. Các triệu chứng nói chung đều thuộc hệ thần kinh:

– Co giật có nhịp điệu

– Co giật mắt

– Đau rõ rệt tại vết cắn và lan ra (cảm thấy đau ở những nơi khác)

Không có thuốc giải độc dành riêng cho chó. Vì vậy nếu bạn nghi ngờ chú chó của mình đã bị cắn. Hãy tìm đến bác sĩ thú y ngay để được chữa trị kịp thời.

Bị Rết Cắn Nên Xử Lý Thế Nào?

Rết là loài côn trùng khá phổ biến ở nước ta, cả ở vùng nông thôn lẫn thành thị. Tuy nhiên, rết thích sống ở những chỗ ẩm thấp nên bất cứ đâu chúng cũng có thể xuất hiện. Vậy nếu không may bạn bị rết cắn thì sao? Lúc đó nên xử lý như thế nào là tốt nhất?

Bị rết cắn độc như thế nào?

Rết là một côn trùng độc hại. Nó có một cặp vuốt ở vùng miệng có chứa chất độc. Khi bạn bị rết cắn, chất độc sẽ theo vuốt đi vào cơ thể gây đau đớn, nhức đầu, sốt, buồn nôn. Nếu nó là một con rết lớn thì thậm chí còn gây co giật và hôn mê. Bị rết cắn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời, đúng cách.

Cách đây gần 1 năm, bệnh viện Nhi Đồng chúng tôi đã xử lý một trường hợp bị rết cắn. Bố mẹ bé gái (11 tuổi) kể lại, lúc 23h đêm cả nhà đang ngủ thì nghe tiếng khóc thét của con. Sau khi kiểm tra thì phát hiện ra một con rết dài 30cm đang bò trong màn. Trên vai của bé có 2 vết thương sưng đỏ, bầm tím.

Rết may bố mẹ đã đưa bé gái đến bệnh viện kịp thời nên đã tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như, nhồi máu cơ tim, suy thận, hoại tử, sốc phản vệ… Sau 1 ngày theo dõi điều trị, vết cắn bớt sưng, bé gái đã tỉnh táo và ăn uống được.

Nên xử lý như thế nào khi bị rết cắn?

Bị rết cắn có thể xảy ra bất ngờ, nếu bạn vô tình chạm, dẫm đạp vào nó. Tuy nhiên trước khi áp dụng các bài thuốc chữa trị rết cắn. Việc đầu tiên cần làm là hãy tìm bất cứ một sợi dây nào có thể tìm thấy được gần đó. Tiếp theo, bạn dùng nó để buộc vào phía trên vết cắn (thắt ga – rô). Việc làm này nhằm mục đích hạn chế nọc độc của rết truyền về tim. Sau khi thực hiện bước này, bạn mới tiếp tục điều trị bằng các bài thuốc khác.

Cách điều trị khi bị rết cắn

– Lấy một ít dầu gió thoa vào vết thương. Sau một thời gian ngắn chỗ bị rết cắn sẽ tự khỏi.

– Người dân tộc Dao sử dụng nước dãi của gà hoặc ốc để thoa vào vết thương bị rết cắn. Chỉ sau khoảng 2 đến 3 lần thoa cơn đau sẽ được xoa dịu.

– Sử dụng tỏi giã nát để đắp trực tiếp vào vết thương bị rết cắn. Những cơn đau nhức sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

– Lấy hạt cây hoa mào gà cho vào cối giã nhỏ và cho nước lọc vào để hòa tan. Sau đó chắt lấy nước cốt để uống, phần bã thì đắp trực tiếp vào vết thương.

– Lấy một nắm rau sam rửa sạch, cho vào cối giã nát và đắp vào chỗ bị rết cắn.

– Hạt mướp đắng rửa sạch, giã nhuyễn và cho thêm một ít giấm ăn vào. Sau đó, uống một ít nước giấm và hạt mướp đắng, bã thì đắp vào vết thương bị rết cắn.

– Lấy lá ớt giã nhỏ, đắp vào vết thương cho đến khi hết đau nhức. Mỗi ngày đắp từ 1đến 2 lần cho đến khi khỏi hẳn.

Nếu 2 – 3 ngày bạn thấy vết cắn không khỏi mà ngày càng bị sưng đau, cơ thể có nhiều biểu hiện khác thường. Như vậy có lẽ bạn đã bị nhiễm độc của rết. Lúc này nạn nhân phải được đưa đến cơ sở y tế ngay để chữa trị kịp thời.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn biết cách xử lý khi bị rết cắn. Tuy nhiên, để đề phòng bị rết cắn, bạn nên dọn dẹp nhà cửa gọn gàng chúng sẽ không còn chỗ trú ẩn. Ngoài ra, cần thực hiện tổng vệ sinh quanh nhà, lấp kín cống rãnh nhằm mục đích tiêu diệt rết. Vào những cơn mưa đầu mùa rết thường bò ra mặt đất. Để bảo đảm an toàn cho trẻ, bố mẹ thường xuyên nhắc nhở không đến những nơi ẩm ướt hay chọc phá rết. Khi ngủ cả người lớn và trẻ nhỏ phải mắc màn cẩn thận tránh trường hợp côn trùng chui vào màn gây nguy hiểm.

Hướng Dẫn Cách Xử Lý Đúng Khi Bé Bị Côn Trùng Cắn Cho Mẹ Bỉm Sữa

Bé bị côn trùng cắn là điều thương xuyên xảy ra, nhất là khi vui chơi ngoài thiên nhiên. Nói chung, vết cắn của côn trùng thường nhẹ, có thể gây đau nhức, ngứa, sưng đỏ tại chỗ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, vết cấn của các loài côn trùng (ong, bọ cạp, nhện rừng,…) có thể gây ra các triệu chứng dị ứng toàn thân như nổi mề đay, sưng phù nề, nhiễm trùng máu gây teo não, nặng hơn có thể bị sốc phản vệ làm tụt huyết áp và gây tử vong.

Chính vì thế nên khi trẻ bị côn trùng cắn bố mẹ cần biết cách xác định vết cắn đó là của loài côn trùng nào. Để có cách xử trí kịp thời và tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Cách nhận biết vết đốt khi bé bị côn trùng cắn

Vết cắn của các loại côn trùng có thể chia thành có độc và không có độc. Các mẹ bỉm sữa cần phải quan sát vết đốt và những biểu hiện trên cơ thể bé để xác định đồng thời đưa ra những biển pháp xử lý phù hợp nhất.

Nhận biết vết cắn côn trùng có độc

Các loài côn trùng cắn gây độc sẽ tiêm độc tố qua vòi của chúng gây đau nhiều hơn so với những loài không độc.

Thông thường côn trùng cắn có độc sẽ gây ra cảm giác châm chích sưng tấy đỏ tại chỗ. Nhiều trường hợp bé bị côn trùng cắn sưng mủ, tiết dịch, nổi mụn nước và lúc này ngứa không còn là mối quan tâm lớn nhất nữa.

Một số trường hợp, bé nhạy cảm với nọc độc của côn trùng sẽ xuất hiện cảm giác đau nhói, có thể gây ra phản ứng dị ứng còn được gọi là sốc phản vệ. Lúc này các mẹ bỉm sữa cần quan sát thật kỹ bởi rất có thể xuất hiện các dấu hiệu như phù nề, khó thở ngứa phát ban (nổi mề đay). Trong nhiều trường hợp còn có thể gây sưng cổ họng, sưng lưỡi và khó thở.

Nhận biết vết cắn côn trùng không độc

Các loài côn trùng không độc thường chỉ cắn vào da bé để hút máu hoặc cắn để phòng vệ. Chính vì điều đó nên hầu hết các vết cắn của côn trùng không độc trên da bé sẽ gây ngứa khó chịu.

Các loài côn trùng cắn không độc sẽ có ít triệu chứng hơn. Bé sẽ bị ngứa và khó chịu ở cường độ cao, da bị nổi sần mề đay. Ở các vết cắn có thể xuất hiện màu đỏ hoặc và những vết bỏng rộp. Tuy nhiên, các vết cắn này sẽ lặn đi sau thời gian ngắn.

Mặc dù là loài côn trùng cắn không độc. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý một số loài côn trùng trung gian truyền bệnh như sốt rét, sốt Chikungunya, Rickettsial và cả bệnh sốt xuất huyết.

Cách xử lý khi bé bị côn trùng cắn

Làn da của bé vốn rất mỏng manh và nhạy cảm, chính vì thế nên khi bị côn trùng cắn da của trẻ dễ bị kích ứng. Các chuyên gia y tế đã khuyên rằng, khi bé bị côn trùng cắn dù là có độc hay không độc thì trong vòng 6 giờ sau đó sẽ là thời điểm vàng để xử lý ngăn chặn nguy cơ nhiễm khuẩn, suy giảm miễn dịch ở trẻ

Để xứ lý khi bé bị côn trùng cắn sưng mủ, sưng đỏ hay sưng tấy. Các mẹ bỉm sữa cần thực hiện theo 3 bước sau:

Bước 1 – Vệ sinh vết cắn

Điều đầu tiên mà bạn nên làm chính là loại bỏ côn trùng, lông lá hoặc các vết bụi bẩn bám trên da bé. Bởi rất có thể những thành phần này sẽ chà xát lên vết đốt, gây sưng và đau hơn cho trẻ. Riêng đối với những loài côn trùng có độc cần phải loại bỏ ngòi, kim… của côn trùng đó còn sót lại trên da bé.

Tiếp đến bạn rửa sạch vùng da của trẻ bị côn trùng cắn thật nhẹ nhàng bằng nước sạch và xà phòng dành cho bé có khả năng diệt khuẩn.

Bạn lưu ý, không nên dùng tay hay bất cứ vật dụng nào bóp, ép, nặn hay gãi lên vết cắn vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, thâm và sẹo da.

Bước 2 – Xử lý giảm sưng giảm ngứa

Sau khi đã tiến hành các bước vệ sinh vết côn trùng đốt trên da bé, bạn có thể can thiệp để làm dịu cơn đau ngứa cho trẻ. Có rất nhiều cách để thực hiện làm dịu cơn đau và giảm ngứa cho trẻ:

Chườm đá lạnh lên vết sưng tấy của trẻ từ 5 – 10 phút và lặp lại một vài lần để làm giảm cơn ngứa cho trẻ. Bạn nên lưu ý đến thời gian giữ đá trên da bé nếu giữ 1 vị trí quá lâu có thể làm bỏng lạnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một số nguyên liệu giảm sưng giảm ngứa khác như muối trắng, mật ong, nha đam…

Bạn có thể sử dụng thuốc bôi côn trùng cắn cho bé để làm dịu cơn ngứa và giảm sưng tấy. Tuy nhiên, mẹ bỉm sữa cần phải lưu ý không được bôi vào các vết cắn hở, sử dụng loại thuốc bôi chuyên biệt phù hợp với da bé và không được lạm dụng. Đồng thời tránh để trẻ quấy khóc và để thuốc dính vào mặt, miệng.

Trong trường hợp trẻ bị đau, bạn có thể cho trẻ có thể sử dụng thuốc giảm đau phù hợp. Nếu bị dị ứng có thể sử dụng thêm thuốc kháng histamin để giảm ngứa. Bạn cần lưu ý phải có sự tham vấn của bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng thuốc, không được tùy tiện cho trẻ dùng thuốc.

Bước 3 – Nhờ can thiệp điều trị của bác sĩ

Bé bị côn trùng cắn sưng mủ, phát ban nổi mụn nước hoặc thâm đỏ khắp da.

Vết côn trùng cắn có dấu hiệu của nhiễm trùng như chảy máu, sưng tấy đỏ và lở loét.

Trẻ bị sưng mặt, khó thở và buồn nôn hoặc nôn.

Trẻ có biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt, ngất xỉu, sốt cao, có chấm xuất huyết hoặc tim đập nhanh.

Trẻ có tiền sử các phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng như sốc phản vệ

Một số biện pháp giúp hạn chế trẻ bị côn trùng cắn

Bên cạnh việc xử lý vết côn trùng cắn đúng cách cho trẻ, bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp kết hợp để hạn chế trẻ bị côn trùng cắn.

Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ và thường xuyên để hạn chế điều kiện sinh sôi phát triển cho các loại côn trùng gây hại cho trẻ như muỗi, rệp, kiến, gián…

Cho trẻ ngủ màn vào bất kỳ thời gian nào trong ngày để hạn chế muỗi đốt và sự tấn công của nhiều loài côn trùng nguy hiểm khác. Bên cạnh đó cần kết hợp vệ sinh chăn màn, khu vực ngủ của trẻ để không chiêu dụ nhiều loại côn trùng gây hại đến gần khu vực sinh hoạt thường xuyên của bé.

Hạn chế cho bé sử dụng nước hoa và những quần áo sáng màu đặc biệt là lúc ngủ để giảm nguy cơ bị côn trùng tấn công (Đặc biệt là ong).

Hạn chế những ổ nước ứ đọng thu hút muỗi và là nơi lý tưởng để muỗi sinh sản, phát triển.

Sử dụng một số biện pháp đuổi côn trùng an toàn (các nguyên liệu thiên nhiên có mùi hương mà côn trùng rất sợ) để hạn chế sự xuất hiện của nhiều loại côn trùng trong nhà bạn.

Sử dụng Permethrin để ngâm quần áo xua đuổi côn trùng. Hay bạn cũng có thể sử dụng vitamin B1 để chống côn trùng do có mùi đặc trưng.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bị Côn Trùng Cắn Mưng Mủ Phải Xử Lý Như Thế Nào? trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!