Xu Hướng 12/2023 # Bị Chó Con Cắn Có Sao Không? Có Cần Chích Ngừa Không? # Top 20 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bị Chó Con Cắn Có Sao Không? Có Cần Chích Ngừa Không? được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bị chó cắn là vấn đề mà rất nhiều người lo lắng. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn một số người chủ quan, không đi tiêm phòng cũng như không theo dõi tình trạng của chó. Khi bị chó con cắn có sao không? Có cần chích ngừa không? Thì bạn hãy theo dõi bài viết sau đây.

Bị chó con cắn có nguy hiểm không?

Chó con thường có tính hiếu động và rất hay nghịch ngợm, cắn phá lung tung. Đặc biệt, nhiều người thấy chúng nhỏ nhỏ, đáng yêu rất chơi đùa cùng chúng. Chó con thường có hành động cắn vào ngón tay hoặc chân chủ, đôi lúc chúng còn dùng móng chân để cào cào vào tay chân khiến chúng ta bị trày xước. Những vết xước nhỏ, có thể liền sau vài ngày là điều mà nhiều người thường chủ quan nhất.

Xử lý khi bị chó cắn

Khi bị chó cắn bạn cần biết cách xử lý đúng cách, kịp thời. Đầu tiên là cách ly chó ra khỏi vị trí nguy hiểm, sử dungh kéo để cắt phần quần áo bị rách hoặc xắn cách xa vết cắn hạn chế nước dãi của chúng dính vào vết cắn.

Tiếp theo, bạn phải nhanh chóng rửa vết thương dưới vòi nước chảy mạnh,nếu có nước ấm, xà bông, nước muối hoặc dung dịch sát trùng vết thương thì càng tốt. Nhưng không nên chà mạnh vào vết thương vì sẽ gây tổn thương lan rộng. Nếu vết thương nhẹ thì băng bó và điều trị tại nhà. Nếu chúng sưng đau, chảy máu không ngừng sau 15 phút bị cắn, vết cắn sâu thì phải đến viện điều trị ngay.

Theo dõi vết thương, đặc biệt là chó là vấn đề quan trọng nhất. Trường hợp chó làn thang, chó không rõ nguồn gốc, không chắc đã tiêm phòng hay chưa thì phải đi tiêm phòng dại ngay khi cắn. Trường hợp chó nhà vẫn ăn ngủ hoạt động khỏe mạnh và đã tiêm phòng dại thì bạn có thể yên tâm. Tuy nhiên, với chó con cắn thì tốt nhất bạn hãy đi chích ngừa vì chúng ít khi tấn công để lại vết thương nặng trừ khi có vấn đề về sức khỏe, tinh thần. Đề phòng vẫn là biện pháp giữ an toàn tốt nhất cho bản thân.

Bị Chuột Cắn Chảy Máu Có Sao Không, Có Cần Chích Ngừa Không?

Có thể bạn đang quan tâm: nhận đặt mua quần áo quảng châu giá sỉ tại hà nội uy tín – quán cà phê dành cho tình nhân ở sài gòn – kinh nghiệm mẹo đấu giá trên ebay an toàn nhất – Mua hàng trên Amazon ship về Việt Nam uy tín

Bị chuột cắn chảy máu có sao không?

Chuột không chỉ phá hoại tài sản, lương thực thực phẩm mà chúng còn là nguồn gốc gây nên rất nhiều loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho con người. Nhiều người chủ quan khi bị chuột cắn chảy máu không đi tiêm phòng và nghĩ rằng vết thương do chuột cắn sẽ không nguy hiểm, nhưng có thể bạn chưa biết rằng không ít bệnh nhân bị suy thận, giảm tiểu cầu, ho, sốt,… do chuột cắn.

Bệnh do virus Hantavirus ở chuột

Loại virus Hantavirus này có trong nước tiểu, phân, nước bọt của chuột, kể cả khi chuột chết, xác chuột vẫn còn phóng thích ra Hantavirus. Bệnh lây sang người qua đường hô hấp do hít phải các chất bài tiết thải ra từ chuột hay do chuột cắn.

Biểu hiện của bệnh do virus Hantavirus ở chuột gây ra:

Sốt cao 3 – 5 ngày, có khi sốt kéo dài bốn-sáu tuần.

Tiếp đó là đau cơ lớn (các cơ vai, đùi, lưng), người gai lạnh, suy nhược, đau đầu, chán ăn, buồn nôn, đau bụng (tăng dần) và tiêu chảy,…

Nếu phát hiện muộn, bệnh nhân có thể tử vong do suy hô hấp, suy tim, suy thận.

Bệnh Leptospirose – bệnh vàng da xuất huyết

Bệnh vàng da xuất huyết cũng là một bệnh thường gặp do chuột gây ra với các biểu hiện:

Sốt, rét run, đau đầu, buồn nôn, có nôn và đau cơ kéo dài từ 4 – 7 ngày.

Sau đó da có màu vàng da cam, suy thận, vàng mắt xung huyết kết mạc, nổi hồng ban.

Ngoài ra chuột còn gây ra bệnh dịch hạch do vi khuẩn Yersinia pestis, bệnh do vi khuẩn Salmonella,…

Vậy người bị chuột cắn chảy máu có sao không?

Chuột rất ít khi tấn công người, nhưng nếu bạn vô tình bị chúng cắn phải sẽ rất nguy hiểm. Vì các vết cào, cắn do chuột gây ra tuy chỉ ngoài da nhưng là đường vào của các bệnh như dại, sốt chuột cắn.

Căn bệnh này do các loại vi khuẩn sống trong nước bọt của chuột gây ra. Khi bạn bị chuột cắn, vi khuẩn này sẽ theo vết cắn, nhiễm vào máu và gây nên hiện tượng sốt cho bạn. Bệnh có thể điều trị khỏi bằng kháng sinh.

Có thể bạn đang quan tâm:

Bị chuột cắn có cần chích ngừa không?

Chuột cắn có phải tiêm phòng không?

Sau 2 – 10 ngày bị chuột cắn sẽ phát bệnh với các triệu chứng: sốt, nôn mửa, đau khớp, đau cơ, xuất hiện hồng ban hoặc xuất huyết dưới da.

Khi chẳng may bị chuột cắn, bạn cần được chăm sóc y tế như rửa sạch bằng nước và xà phòng, sau đó sát trùng lại bằng cồn hoặc povidine (bán tại các nhà thuốc). Sau đó bạn cần đến cơ sở y tế gần nhà để được khám, chỉ định thuốc và tiêm chủng phòng bệnh đúng cách. Chuột rất hiếm khi nhiễm virus dại nhưng nếu bị chuột cắn thì vẫn cần tiêm phòng dại.

Vậy làm thế nào để phòng ngừa bệnh truyền nhiễm do chuột gây ra?

Hầu hết các loại bệnh do chuột gây ra đều chưa có Vắc-xin phòng ngừa. Vì vậy, cách tốt nhất để bảo vệ môi trường sống của mình và tránh không bị các bệnh truyền nhiễm do chuột gây ra, các bạn nên:

Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.

Tiêu diệt chuột trên phạm vi sinh sống của gia đình.

Tránh tiếp xúc với chuột hay các chất thải của chuột.

Dọn nhà sạch sẽ, tránh để những vật dụng bừa bãi làm nơi ẩn náu và sinh sống cho chuột.

Chuột thường sống ở những nơi dễ kiếm thức ăn. Vì vậy việc bảo quản thức ăn che đậy kín và hạn chế thức ăn rơi vãi sẽ hạn chế sự hấp dẫn đối với chuột, từ đó cũng có hạn chế sự xâm nhập của chuột.

Nếu dọn dẹp nhà cửa, nghi ngờ chỗ nào có chuột cần mang bao tay cao su để tránh bị chuột cắn. Sử dụng nước tẩy javel lau sạch chỗ nào có nước tiểu của chuột hoặc nơi chuột làm ổ để tránh sự lây nhiễm của virus.

Khi phát hiện có chuột chết nên dùng tay ni lông gói chuột vào túi bóng rồi cho vào thùng rác. Tránh trường hợp phát tán virus, vi khuẩn có trong chuột ra môi trường sống gây nên các dịch bệnh.

Có chế độ vệ sinh, chăm sóc cẩn thận khi bị chuột cắn, rửa sạch vết thương và sát trùng.

Khi có những biểu hiện phát bệnh sau khi bị chuột cắn, hay tiếp xúc với các chất thải của chuột nên đến gặp bác sĩ ngay để có phương án điều trị kịp thời.

Có thể bạn đang quan tâm:

Bị Chó Đẻ Cắn Có Nguy Hiểm Không? Có Cần Chích Ngừa Không?

Nếu khẳng định chó đẻ cắn không nguy hiểm không phải mà nguy hiểm cũng không đúng. Chắc chắn khi bị chó cắn, bạn sẽ bị đau, chảy máu, cần phải giữ vệ sinh sạch sẽ vết cắn tránh bị nhiễm trùng. Nếu con chó đó khỏe mạnh, không vấn đề gì, bạn chỉ cần chờ thời gian cho vết thương lành miệng mà thôi. Ngược lại, chó đẻ mang trong mình virut dại, đương nhiên sẽ tiềm ẩn mối nguy hại không nhỏ đối với sức khỏe và tính mạng của con người. Chỉ cần thiếu cẩn trọng, bị dính virut dại do chó đẻ cắn, khi phát bệnh tỷ lệ tử vong ở người rất cao và nếu có không tử vong cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ thống thần kinh trung ương. Nhiều người do dính virut dại mà trở thành người điên, kém nhận thức về các vấn đề xung quanh cuộc sống.

Khi bị chó đẻ cắn có cần chích ngừa không

Trước nỗi lo bị bệnh dại, bị nhiễm virut dại, chắc hẳn ai cũng nghĩ ngay đến việc tiêm phòng dại đầu tiên sau khi bị chó cắn. Qủa thực tiêm phòng dại càng sớm càng tốt nếu như chó có mang trong mình virut. Khi đó vắc xin phòng dại sẽ có hiệu quả nhanh giúp đảm bảo an toàn cho tính mạng con người. Thế nhưng, vắc xin phòng dại như 1 con dao 2 lưỡi vậy. Nếu chó đẻ cắn bạn không có virut dại, nhưng bạn vẫn đi tiêm vắc xin sẽ giống như tự hại mình. Bởi vắc xin phòng dại không tốt cho thần kinh, sẽ phá hủy hệ thần kinh trung ương của bạn nhẹ chỉ khiến bạn giảm trí nhớ, nặng có thể khiến bạn trở lên ngẩn ngơ.

Khi bị chó đẻ cắn có cần chích ngừa không phải phụ thuộc vào việc tìm hiểu, xác định chó có bị bệnh dại hay không dựa vào các lưu ý sau:

+ Chó đã từng được tiêm vắc xin phòng dại hay chưa

+ Chó đẻ đó cắn bạn do hung dữ bảo vệ con, hay bản thân nó đang có những biểu hiện của bệnh dại

+ Tại địa phương nơi con chó đang sống có dịch bệnh dại lan truyền không

Tốt hơn hết khi bị chó đẻ cắn, bạn hãy đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt để được tư vấn có nên tiêm phòng dại hay không. Đừng nghĩ rằng cứ tiêm phòng dại cho chắc ăn, khi chính điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, trí tuệ của bạn!

Bị Mèo Cào Có Cần Chích Ngừa Không?

“Bác sỹ ơi em bị mèo cào có cần đi chích ngừa không?”

Chắc ai cũng biết mèo có vũ khí rất lợi hại là bộ móng vuốt của chúng. Vì một số lí do nào đó các bạn sẽ bị mèo cào trên tay hay trên cơ thể. Điều này có khi là những vết cào bình thường nhưng cũng có khi đó là hành động vô cùng nguy hiểm.

Thật ra không phải cứ bị mèo cào là chúng ta phải đi chích ngừa ngay. À chích ngừa ở đây là mình đi chích ngừa dại đó các bạn. Điều này cho thấy bệnh dại rất quan trọng cần phải phòng ngừa nha. Với những bạn đã có kinh nghiệm nuôi mèo rồi thì rất yên tâm. Vì hằng năm đều chích ngừa dại cho mèo. Nếu lỡ có bị mèo cào hay cắn trúng cũng không có vấn đề gì cả.

LÀM SAO BIẾT BỊ MÈO CÀO, CẮN PHẢI ĐI CHÍCH NGỪA?

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây nhiễm chéo giữa người nuôi chó mèo với nhau. Đường lây chủ yếu lây qua vết thương, vết cắn có chứa virus dại. Khi chó mèo mắc bệnh dại thì virus dại có hầu hết trong dịch tiết cơ thể vật nuôi.

Thời gian ủ bệnh của virus dại trên chó mèo ít nhất là 7 ngày cho đến vài tháng. Tùy vào vị trí cắn, vết thương sâu rộng mà thời gian ủ bệnh sẽ có tốc độ nhanh hay chậm.

Vậy làm sao chúng ta biết khi bị mèo cào, cắn cần phải đi chích ngừa?

Đó là chúng ta phải quan sát hành vi của chúng. Khi mèo cào, cắn bạn mà có lý do thì đó là hành vi tự vệ.

Ví dụ: Bạn dắt mèo vào nhà tắm và chuẩn bị tắm thì bị mèo cào. Do nhiều bé mèo không thích nước, chưa quen với việc tắm rửa. Thì vết cào đó là có lý do. Hoặc một ví dụ khác là bạn vô tình dẫm lên đuôi của chúng, hành vi phản xạ là chúng sẽ cắn bạn…

Trường hợp mà bạn cần đi chích ngừa đó là: hành vi của mèo không tự chủ, mất ý thức, không nhận ra chủ nuôi. Có những biểu hiện của bệnh dại như: miệng chảy nhiều nước dãi, chảy nước mũi, sợ ánh sáng (trốn trong bóng tối), sợ tiếng động lớn, cắn phá đồ vật vô ý thức, (gặp cái gì cũng cắn), ăn những thứ khác thường, có những cơn co giật không tự chủ…

CÁCH XỬ LÝ VẾT THƯƠNG KHI BỊ MÈO CÀO, CẮN TRƯỚC KHI CHÍCH NGỪA

Cách xử lý vết thương, trường hợp mà các bạn nghi ngờ mèo mắc bệnh dại.

Vệ sinh kỹ với chất sát khuẩn ở vết thương như: cồn, povidine

Tuyệt đối không băng bó, bịt kín vết thương, không nặn máu, hút máu hay bôi lên vết thương như chanh, kem đánh răng,… điều này làm vết thương trở nên dễ nhiễm trùng hơn.

Đến các cơ quan y tế gần nhất để chích ngừa. Đồng thời theo dõi sức khỏe mèo trong 14 ngày như thế nào? Trường hợp mèo đang ủ bệnh sẽ không có triệu chứng rõ ràng. Khi mèo phát dại thì mới có triệu chứng thấy rõ.

Với thông điệp: “Chia sẻ, kết nối cùng nhau chăm sóc thú cưng”.

Bài viết số: 47

BSTY – Hồ Minh Hoàng

Hominhhoang.com

Địa chỉ: 51 Đặng Nhữ Lâm, Khu phố 6, Thị Trấn Nhà Bè, Tp.HCM

Điện thoại: 090 252 9302

Bị Chó Con Cắn Có Phải Tiêm Chích Ngừa Dại Không?

Chó là loài vật trung thành và thân thiện nên được nhiều gia đình chọn nuôi trong nhà. Tuy nhiên việc chơi đùa với chó nhà đặc biệt là chó con nếu không chú ý sẽ bị chó cắn dẫn tới nguy cơ lây nhiễm bệnh dại nguy hiểm. Vậy liệu chó con cắn có bị dại không?

Chó con cắn có bị dại không?

Chó con cắn có bị dại không là câu hỏi rất nhiều người đặt ra khi bị chó cắn. Bệnh dại thường lây nhiễm qua vết cắn hoặc vết liếm của động vật lên vết thương hở trên da người (do virus dại có trong nước bọt), đa số ca lây nhiễm dại là do chó cắn. Việc người nuôi nhất là trẻ em chơi đùa cùng chó và bị chó cắn là việc rất thường xuyên xảy ra.

Lo lắng chó con cắn có bị dại không là câu hỏi rất nhiều người đặt ra khi bị chó cắn. Lo lắng này là điều dễ hiểu bởi bệnh dại là căn bệnh nguy hiểm và hiện nay chưa có thuốc chữa bệnh dại mà chỉ có vaccine phòng dại.

Tiêm phòng dại là biện pháp tốt nhất khi bị chó dại cắn

Các chuyên gia y tế khuyến cáo những người bị chó con cắn có nguy cơ lây nhiễm dại cao hơn các con chó trưởng thành, đặc biệt là chó con không rõ nguồn gốc thì nguy cơ chúng đang mang trong mình virus dại hoặc siêu vi là hoàn toàn có thể sảy ra. Đối với chó con có nguồn gốc rõ ràng thì nguy cơ lây nhiễm dại cũng chưa được loại bỏ hoàn toàn vì chó chỉ được tiêm phòng dại khi chó được 3 tháng hoặc 9 tháng. Nếu không may bị chó con cắn thì cần sát trùng vết thương và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế dự phòng gần nhất để được khám và tư vấn phác đồ tiêm vaccine phòng dại.

Bên cạnh việc tiêm vaccine thì cần theo dõi chó con cắn người trong vòng 10 đến 15 ngày để đảm bảo loại bỏ nguy cơ chó con cắn có bị dại không, sau thời gian này nếu con chó không xảy ra vấn đề gì thì có thể ngừng tiêm hoặc chuyển phác đồ tiêm sang tiêm phòng trước khi phơi nhiễm.

Có phải cứ bị chó con cắn là tiêm vaccine phòng dại?

Sau khi bị chó con (hoặc các loại súc vật khác) cắn, nạn nhân cần được sơ cứu và đến các trung tâm y tế dự phòng.

Tại trung tâm y tế nạn nhân sẽ được hỏi và thăm khám để quyết định có tiêm vaccine hay không.

Nạn nhân sẽ được chỉ định tiêm vaccine nếu con vật cắn người: lên cơn hoặc có biểu hiện nghi mắc dại; vết cắn nằm ở đầu, mặt, cổ hoặc bộ phận sinh dục; vết cắn nhiều và sâu; không theo dõi được con vật (do bị bán, giết thịt, bỏ nhà đi,…); tại địa phương có súc vật mắc dại.

Nạn nhân sẽ không được chỉ định tiêm vaccine trong tường hợp: vết cắn nhẹ và xa hệ thần kinh trung ương; con vật cắn người vẫn sống bình thường và khỏe mạnh; không phát hiện có súc vật bị bệnh dại tại địa phương.

Không phải cứ bị chó cắn là cần tiêm phòng dại

Vì bệnh dại là căn bệnh nguy hiểm nên lo lắng chó con cắn có bị dại không là hoàn toàn xác đáng. Tuy nhiên không nên quá lo lắng nếu đã được bác sĩ thăm khám kĩ càng, bệnh nhân nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả điều trị tốt nhất đối với bệnh dại khi bị cho con cắn hay bất cứ một loại chó nào cắn. Hãy luôn cẩn thận khi chơi đùa cùng chó con, ngay cả chó của gia đình mình.

DS: Ngần/doisongbiz.com

Bị Chó Đã Tiêm Chủng Cắn, Có Cần Chích Ngừa?

Bé trai nhà tôi (bảy tuổi) bị chó cắn vào chân, chủ nhà đưara giấy xác nhận chó đã chủng ngừa bệnh dại. Như vậy, tôi có cần cho con chíchngừa loại vắc-xin nào nữa không?

Phan Hà (Q.7, TP.HCM)

 

BS Phan Tứ Quí, Trưởng khoa Cấp cứu, hồi sức tích cực và chốngđộc trẻ em, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới chúng tôi – tư vấn:

Dù chó đã được tiêm chủng, nhưng nếu bé bị cắn ở những vịtrí nguy hiểm như: vùng đầu mặt, bộ phận sinh dục thì cần chích ngừa ngay. Ở nhữngvị trí này, vi-rút dại dễ tấn công vào hệ thần kinh trung ương, khiến trẻ tửvong nhanh chóng. Nếu chó đã chích ngừa cắn ở tay chân thì không cần cho béchích ngừa nhưng gia đình phải theo dõi con chó trong vòng 10 ngày, xem nó có bịchết hay không. Nếu chó bị chết, phải đưa bé đi chích ngừa ngay.

Để phòng bệnh uốn ván, trẻ nhỏ thường được chích vắc-xin ngừauốn ván theo chương trình tiêm chủng mở rộng và trẻ phải chích nhắc lại lúc sáutuổi. Bé đã bảy tuổi, nếu chưa chích nhắc lại, chị cần cho cháu chích vắc-xin uốnván sau khi bị chó cắn.

Thanh Toàn (ghi)

Nguồn http://phunuonline.com.vn

Tag: tiêm chủng, tiêm phòng dại, vắc xin dại, bệnh dại, bệnh uốn ván

Cập nhật thông tin chi tiết về Bị Chó Con Cắn Có Sao Không? Có Cần Chích Ngừa Không? trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!