Xu Hướng 12/2023 # Bị Chó Cắn Kiêng Ăn Gì? Theo Dõi Bao Nhiêu Ngày? Có Nên Tiêm Phòng # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bị Chó Cắn Kiêng Ăn Gì? Theo Dõi Bao Nhiêu Ngày? Có Nên Tiêm Phòng được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bị Chó cắn là hiện tượng không còn quá xa lạ đối với mỗi chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chữa sao cho đúng để không nguy hại đến sức khỏe và tính mạng. Liệu rằng có nên chữa tại nhà không?

Trong gia đình nhà bạn có nuôi 1 chú chó, nếu như chúng chỉ cắn đồ, cắn đồ chơi của chúng (cắn bóng), cắn dép, cắn dây điện… thì đó là hiện tượng ngứa răng ở chó phát triển.

Nhưng khi chúng đã cắn người hay chính chủ của chúng, các bạn cần lưu ý những điều sau:

Công việc đầu tiên sau khi bị chó cắn quan trọng nhất là việc vệ sinh vết cắn. Nếu như vệ sinh không tốt, những virus có trong nước dãi của chó vào cơ thể vô cùng nguy hiểm.

Sau đó, sử dụng bánh xà phòng diệt khuẩn hoặc muối để rửa vết thương tránh bị nhiễm trùng.

Lưu ý: không được chà quá mạnh, như vậy sẽ khiến vết thương nghiêm trọng hơn.

Kiểm tra chính xác tình trạng vết thương sau cú cắn

Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ việc tiếp theo các bạn cần làm là kiểm tra vết cắn tình trạng thương tổn như thế nào.

Nếu như vết cắn không chảy máu chỉ là vết xước nhỏ bạn có thể tự băng bó ở nhà. Lưu ý: nếu là chó dại thì bạn nên đến bệnh viện để tiêm phòng ngừa bệnh dại.

Nếu như vết thương sâu hoặc ở những vị trí sau đây thì các bạn nên đến các cơ sở y tế băng bó và tiêm phòng:

Bị chó cắn rách sâu hơn 2 cm.

Vết răng cắn của chó ở khu vực đầu, cổ và khu vực bộ phận sinh dục.

Có quá nhiều vết răng cắn trên cùng 1 khu vực.

Khi đã rửa sạch và sát trùng vết thương thì bạn sử dụng băng gạc hoặc vải sạch mỏng thoáng để băng vết thương cầm máu cũng như để hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào vết thương.

Nếu là chó lạ, sẽ rất khó để bạn phát hiện được bạn có bị chó dại cắn hay không. Thông thường, thời gian ủ của bệnh dại sẽ vào khoảng 2 đến 3 ngày. Sau đó, cơn dại sẽ phát tán trong khoảng 7 ngày đến 1 tháng.

Đáng chú ý nhất chính là từ 7 đến 10 sau khi bị chó cắn, đây chính là thời điểm phổ biến để bệnh dại có dấu hiệu lên cơn.

Vì vậy, bạn cần phải theo dõi 1 cách sát sao để có được cho mình phương án phòng và điều trị bệnh chính xác.

🏵️🏵️🏵️ HƯỚNG DẪN: Cách cắt móng chân cho chó

Trong trường hợp bị chó cắn, thông thường khoảng thời gian ủ virus và mầm bệnh trong khoảng từ 1 – 4 ngày, nhiều nhất là 1 tháng nhưng rất hiếm.

Trong thời gian đó, nếu chú chó cắn bạn có những biểu hiện đó thì bạn nên đến các cơ sở y tế để chích ngừa bệnh dại.

Nếu như bị cắn sâu và ở các vùng cơ thể nguy hiểm thì bạn nên đến và nằm theo dõi tại các cơ sở y tế để được điều trị và phòng ngừa tốt nhất.

Ngoài ra, bạn có thể uống 1 số loại thuốc nam và ăn nhiều rau ngót để hỗ trợ việc giải độc.

♻️♻️♻️ THAM KHẢO: Chó sủa đầu năm là điềm gì

Thông thường, nếu như bị chó cắn có vết thương thì bạn chỉ cần uống thêm kháng sinh để tăng đề kháng cho cơ thể.

Ngoài ra, trong thời gian này cũng nên tránh không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, cà phê, bia và rượu.

Trong thực phẩm nên hạn chế ăn rau muống, tôm, thịt gà, thịt bò… sẽ dẫn đến đau nhức vết thương và chảy mủ vết thương.

Không chỉ vậy, trong khoảng thời gian bị chó cắn bạn không nên tiếp xúc với chó và các động vật khác.

Bởi trong cơ thể chúng có ve, nếu như để ve chó cắn người trong thời gian theo dõi chó cắn rất dễ tử vong.

🔔🔔🔔 HƯỚNG DẪN: Cách đặt tên cho cún theo thần tượng

Để giúp chó, mèo cũng như bản thân phòng tránh được bệnh dại, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

+ Vệ sinh chuồng chó mèo thường xuyên, tránh để chuồng bị nhiễm bẩn.

+ Cần cách ly ngay chú chó của mình khi có những hiện tượng như: Hung dữ đột ngột, thường xuyên chảy dớt dãi,….

+ Tắm rửa, làm mát cơ thể cho chó mèo một cách thường xuyên, tránh để chúng bị nóng.

+ Có chế độ ăn uống phù hợp để tăng sức đề kháng cho chó, mèo.

Mơ chó cắn chân nghĩa là bạn đã mất đi khả năng cân bằng mọi việc trong cuộc sống. Mọi mục tiêu, dự định trong tương lai đang bị trì hoãn.

Bên cạnh đó giấc mơ này còn là dấu hiệu cho bạn thấy mình có khả năng bảo vệ cho chính bản thân và những người thân.

Bị Chó Cắn Cần Theo Dõi Bao Nhiêu Ngày Và Theo Dõi Những Gì?

Bị chó cắn, nhất là chó dại nữa thì lại là điều vô cùng nguy hiểm. Chắc chắn, không ai muốn bị chó cắn cả. Và nếu nhỡ bị chó dại cắn, các bạn hãy đi tiêm phòng ngay. Vậy, bị chó cắn cần theo dõi bao nhiêu ngày?

Bị chó cắn cần theo dõi bao nhiêu ngày luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm, muốn tìm hiểu. Các bạn tuyệt đối không nên coi thường khi bị chó cắn, dù cho đó chỉ là một vết trầy xước nho nhỏ.

Sau khi bị chó cắn, các bạn cần sơ cứu ngay lập tức, sau đó thì phải chuyển đến các cơ sở y tế gần nhất để có thể điều trị. Các bạn cần thực hiện theo các quy trình sau:

Bước đầu tiên cần xử lý khi bị chó cắn đó chính là tiến hành rửa vết thương trực tiếp bằng nước hoặc xà phòng dưới vòi nước chảy trong khoảng 15 phút. Càng tốt hơn nữa nếu có cồn 70% hoặc cồn iod. Các bạn tuyệt đối không được sử dụng bất cứ chất sát trùng, thuốc kháng sinh nào khác để băng bó vết thương.

Sau khi hoàn thành bước 1. Các bạn hãy đến với bước 2, đó là lập tức mang bệnh nhân tới các bệnh viện gần nhất để có thể chữa trị kịp thời.

2. Bị chó cắn cần theo dõi bao nhiêu ngày?

Chó cắn bạn có thể là chó thường hay chó dại. Nếu là chó thường cắn thì ít nguy hiểm nhưng nếu là chó dại thì cực kỳ nguy hiểm. Khi bị chó dại cắn, các bạn cần xử lý kịp thời và chính xác để có thể tránh để lại hậu họa. Chính vì vậy, việc theo dõi tình trạng của chó cắn bạn để có thể xử lý đúng cách là điều hoàn toàn quan trọng.

Theo dõi để biết chó có bị dại không. Nếu bị dại thì các bạn lập tức phải đi tiêm vacxin, còn nếu không dại thì không nhất thiết phải đi tiêm vacxin. Nếu chó không bị dại mà bạn đi tiêm vacxin là một sai lầm rất lớn bởi tiêm vacxin sẽ khiến chỉ số thông minh IQ của các bạn bị giảm đi khá nhiều.

Theo nhiều chuyên gia y tế, các bệnh nhân nếu bị chó cắn sẽ có khoảng thời gian ủ bệnh là 1 đến 4 ngày là chó dại thì cơn dại sẽ phát tán trong khoảng thời gian từ 7 đến 40 ngày. Đáng chú ý, khoảng thời gian 7 – 10 ngày sau khi bị chó cắn là khoảng thời gian phổ biến nhất để bệnh dại lên cơn. Một khi bị chó dại cắn thì các bạn nên theo dõi tình trạng của chó và các biểu hiện để có thể đưa ra những phương án xử lý hợp lý nhất.

Đối với những trường hợp bị cắn một cách khá nghiêm trọng, ở các vùng nhạy cảm như cổ, mặt, mắt hay bộ phận sinh dục thì cần tới ngay các cơ sở y tế để có thể kịp thời theo dõi. Đối với những trường hợp bị xây xước nhẹ, nằm ở xa các bộ phận nhạy cảm và không ra máu thì các bạn có thể về nhà và theo dõi trong vòng nửa tháng.

3. Các bạn cần theo dõi những gì khi bị chó cắn?

Trong khoảng thời gian 15 ngày sau khi bị chó cắn thì các bạn cần dõi theo tình trạng của con chó đã cắn, dõi theo tình hình diễn biến sức khỏe để xem bạn có thể bị dại không.

Theo dõi con chó: Theo dõi con chó cắn bạn là điều rất quan trọng. Thông thường, con chó mắc bệnh dại cũng chỉ sống được trong 10 ngày sau khi lên cơn dại cắn người. Khi mổ bụng chúng ra thì sẽ thấy những vật cứng như thủy tinh, đá,… trong bụng nó.

Các con chó dại thường có những có những biểu hiện khác thường so với những chú chó bình thường. Chó dại sẽ hung dữ hơn, sủa nhiều hơn và giọng khàn hơn, nhiều nước dãi hơn. Khi sắp chết thì bộ phận của chó dại sẽ bắt đầu liệt dần. Trong trường hợp mà không thể theo dõi tình trạng của chó thì bạn nên tiến hành tiêm vắc xin để có thể điều trị bệnh một cách tốt nhất.

Theo dõi tình trạng bản thân: Nếu bị chó dại cắn, các bệnh nhân sẽ nhiễm virus dại từ vết cắn. Từ đó, tế bào virus sẽ phát triển và lớn dần từ lớp mô dưới da, các dây thần kinh hoặc cơ bắp. Sau đó, tế bào virus sẽ di chuyển vào tủy sống khiến não của các bệnh nhân sẽ có những biểu hiện rối loạn thay đổi.

Khi bị chó dại cắn, diễn biến bệnh dại của người bệnh sẽ hướng theo 2 giai đoạn cụ thể. Trong khoảng 1 đến 5 ngày đầu tiên, các bạn sẽ bị chán ăn, chóng mặt và gây sốt. Ở giai đoạn 2, các bệnh nhân sẽ bị nặng hơn giai đoạn 1. Lúc đó huyết áp người bệnh sẽ giảm hoặc tăng khá bất thường, người bệnh sẽ bị vã mồ hôi và rất ngại gió, ngại nước,… và đến giai đoạn nặng nhất, người bệnh sẽ bị tử vong. Các bạn phải đến ngay với cơ sở y tế nếu cảm thấy tình trạng xấu.

Bị Chó Cắn Phải Theo Dõi Bao Nhiêu Ngày?

Khi bị chó cắn thường có 2 trường hợp là chó thường và chó dại. Bị chó thường cắn thì ít nguy hiểm hơn, còn nếu bị chó dại cắn nếu không được xử lý kịp thời sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng, nguy hiểm tới tính mạng. Do đó cần phải theo dõi để xác định chó có bị dại hay không? Có cần tiêm vắc xin phòng dại không? Vậy, bị chó cắn phải theo dõi bao nhiêu ngày?

Cần theo dõi bao lâu khi bị chó cắn?

Bị chó cắn phải theo dõi bao nhiêu ngày? Khi bệnh nhân bị chó cắn sẽ có thời gian ủ bệnh từ 1-4 ngày, nhiều nhất là 1 tháng nhưng rất hiếm. Nếu là chó dại thì sẽ phát dại trong khoảng từ 7-40 ngày. Từ 7-10 ngày sau khoảng thời gian bị chó cắn là thời gian phát dại phổ biến nhất. Do đó, sau khi bị chó cắn, bạn nên theo dõi từ 10-15 ngày về con chó cắn bạn cùng với những biểu hiện trên cơ thể.

Cần theo dõi những gì khi bị chó cắn?

Trong khoảng thời gian 15 ngày sau khi bị chó cắn, bạn phải theo dõi con vật và sức khỏe của mình. Cụ thể như sau:

Đây là yếu tố quan trọng để quyết định có nên đi tiêm phòng hay không? Nếu cho dại chỉ sống trong khoảng 10 ngày sau khi lên cơn dại cắn người. Trọng bụng con vật xuất hiện đá, thủy tinh, những vật cứng khác khi mổ ra.

Đặc biệt chó dại thường có biểu hiện khác thường. Hung dữ hơn, chảy nhiều nước dãi hơn, sủa nhiều và trước khi chết các chi bắt đầu liệt dần. Trong trường hợp không thể theo dõi chó thì nên đi tiêm vắc xin phòng dại ngay sau khi bị cắn.

+ Theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân:

Nếu bạn bị chó dại cắn, bị nhiễm vi rút dại thì chúng sẽ phát triển từ lớp mô dưới da, cơ bắp hoặc những dây thần kinh ngoại biên. Sau đó mới di chuyển vào tủy sống và não khiến người bệnh có dấu hiệu rối roạn.

Nếu bị chó dại cắn bệnh sẽ diên biến theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ 1-5 ngày: Thường có biểu hiện như sốt, chán ăn, chóng mặt. Giai đoạn 2 có biểu hiện như: huyết áp tăng hặc giảm, ngại nước, ngại gió, vã mồ hôi…nặng nhất là có thể gây tử vong. Chính vì thế nếu bạn thấy có những biểu hiện xấu về sức khỏe thì nên tới cơ sở y tế ngay.

Bị chó cắn phải theo dõi bao nhiêu ngày? Bạn nên theo dõi con vật và tình trạng sức khỏe của bản thân từ 10-15 ngày để có biện pháp xử lý kịp thời.

Tiêm Phòng Dại Khi Bị Chó Cắn Có Hại Không? Bao Nhiêu Mũi, Cần Kiêng Gì?

Chúng ta hay nghe nói về tác dụng phụ các mũi tiêm ngừa khi bị chó cắn, vậy tiêm phòng dại khi bị chó cắn có hại không? Liệu có ảnh hưởng đến sinh sản không?

II/ Tiêm phòng dại khi bị chó cắn có hại không?

Riêng với cho dại thì cần nhận biết kỹ hơn để phòng ngừa từ xa, nhất là đối tượng trẻ em hoàn toàn không nhận biết được các nguy cơ tù chó dại lại càng dễ bị tấn công hơn người lớn.

Vấn đề đặt ra là sau khi tiêm phòng chó dại thì người được tiêm phòng có bị các tác dụng phụ lâu dài về sau này hay không? Những tác dụng phụ khi tiêm phòng dại này có nguy hiểm và kéo dài không?

Trước đây, tiêm vaccine ngừa dại có thể đưa đến các biến chứng thần kinh, di chứng của những biến chứng này có thể ảnh hưởng đến trí nhớ. Càng tiêm nhiều lần thì nguy cơ gặp tai biến càng cao, dẫn đến nguy cơ giảm trí nhớ càng rõ.

Nhưng hiện tại, bạn có thể sử dụng dòng vaccine phòng dại Verob của Pháp rất an toàn và không gây ra những tai biến thần kinh. Cho nên, khi tiêm ngừa dại ở thời điểm hiện tại không có nguy cơ ảnh hưởng đến não bộ làm giảm trí nhớ, thậm chí tiêm nhiều lần cũng không sao.

2/ giá vắc xin phòng bệnh dại

Giá chủng vacxin ngừa chó dại tuỳ thuộc vào loại sản xuất trong nước hay là loại ngoại nhập từ Pháp mà có giá chênh lệch nhau 10 lần. Cụ thể giá tiêm vắc xin phòng dại hai loại vaccine như sau:

Fuenzalida tiêm trong da giá 12.000 – 15.000 đồng/mũi x 6 – 8 mũi. Đây là loại thuốc chế từ tế bào não chuột còn bú (vaccin Fuenzalida). Chích từ 4 – 6 lần, cách 2 ngày chích 1 lần, mỗi lần 0,2ml. Trẻ em cũng chích 4 – 6 lần, mỗi lần 0,1ml, cách 2 ngày chích 1 lần, chích trong da. Ưu điểm của vaccin này là rẻ, dễ sản xuất nhưng vẫn còn 1 tỷ lệ phản ứng thuốc.

Vaccine Verorab của Pháp với hai đường tiêm (tiêm bắp 140.000 – 150.000 đồng/mũi x 5 mũi và tiêm trong da 35.000 đồng/mũi x 8 mũi). Tiêm phòng bằng loại thuốc chế từ tế bào thận khỉ (biệt dược là Verorab). Tiêm 5 lần, tiêm bắp tại cơ delta ở cánh tay mỗi lần 1ml thuốc có chứa 2,5UI hoạt tính. Tiêm vào các ngày 0, 3, 7, 14 và 28. Giá của Verorab hiện nay khoảng 170.000đ/liều 1ml. Hiện nay người ta áp dụng phác đồ tiêm trong da 0,1ml Verorab x 2 lần, mỗi lần 1 tay khác nhau vào các ngày 0, 3, 7, sau đó tiêm nhắc 0,1ml vào ngày 30 và 90 cũng cho kết quả tốt mà lại rẻ hơn nhiều.

Vaccine nhập ngoại Verorab của Pháp chi phí tương đối đắt tuy nhiên độ an toàn cao hơn. Còn vaccine Fuenzalida sản xuất trong nước có thể có một số phản ứng tại chỗ tiêm như: Ngứa, sưng tấy đỏ tại nơi tiêm kéo dài vài ngày sau đó sẽ hết. Loại vaccine này có ưu điểm lớn nhất là giá thành thấp và phải tiêm theo chỉ định của bác sỹ.

I/ Tiêm phòng chó dại mấy mũi là đủ?

Nếu con chó cắn em bé nhà bạn đến nay vẫn bình thường thì bạn không cần lo lắng, nhưng xin lưu ý là có những con chó trông bình thường vẫn có thể mang mầm bệnh dại và khi chúng có dấu hiệu bệnh dại thì cũng là lúc người bị chó dại cắn phát bệnh. Bệnh dại không có thuốc chữa, vì vậy để phòng bệnh hiệu quả bạn nên đưa bé đi tiêm vaccine.

Nếu nạn nhân bị chó cắn (không biết là chó dại hay không), nên chủng ngừa sớm trong vòng 2 ngày thì hiệu quả phòng bệnh rất cao, chủng ngừa chậm thì hiệu quả sẽ giảm nhưng vẫn còn hiệu quả, do đó có chủng vẫn còn hơn. Với từng loại vacxin khác nhau (sản xuất trong nước hay ngoại nhập) mà có phác đồ điều trị & tiêm phòng khác nhau, được hướng dẫn chi tiết như sau:

1/ phác đồ tiêm ngừa dại

Phác đồ tiêm bắp: 0,5ml x 5 liều cho một đợt điều trị dự phòng vào ngày 0, 3, 7, 14, 28.

Phác đồ tiêm trong da: liều đơn 0,1ml x 8 liều cho một đợt điều trị dự phòng vào ngày 0, 3, 7, mỗi ngày tiêm 2 liều đơn vào 2 vị trí khác nhau của vùng cơ Delta, tiêm tiếp vào ngày 28 và ngày 90 kể từ mũi tiêm thứ nhất, mỗi ngày 1 liều vào cơ Delta. Trong trường hợp người bệnh có mũi thứ 2 tiêm lệch 2 ngày thì em tiếp tục tiêm các mũi sau theo đúng lịch. Lịch tiêm: 0, 5, 7, 14, 28.

2/ Phác đồ điều trị bằng vắc xin verorab của pháp

Vaccine này được khuyến cáo dùng để phòng bệnh dại cho các đối tượng có nguy cơ phơi nhiễm cao:

Tất cả những người có nguy cơ thường xuyên, chẳng hạn nhưnhân viên làm việc ở phòng thí nghiệm chẩn đoán, nghiên cứu và sản xuất có liênquan đến virus dại thì nên tiêm ngừa. Nên làm huyết thanh chẩn đoán mỗi 6tháng. Nên tiêm mũi nhắc lại khi định lượng kháng thể dưới ngưỡng bảo vệ: 0,5IU/ml.

Những đối tượng sau nên tiêm ngừa dại vì thường xuyên có nguy cơ nhiễm bệnh dại:

Bác sĩ thú y (và trợ lý), người canh giữ săn trộm thú, thợsăn, nhân viên kiểm lâm, người làm ở lò mổ thịt, người nghiên cứu về hang động,người làm nghề nhồi bông thú…

Người đến vùng có dịch bệnh súc vật: trẻ em, người lớn vànhững người du lịch đến những vùng này.

3/ tiêm vaccin Verorab sau phơi nhiễm

Sau khi xác định hay nghi ngờ phơi nhiễm, phải tiến hànhtiêm vaccine ngay lập tức để làm giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh dại. Tiêmvaccine dại phải được thực hiện ở một Trung tâm điều trị bệnh dại.

Việc điều trị được áp dụng tùy theo loại vết thương và tình trạng con vật.

Bảng 1:

* Tại Pháp, sự theo dõi của bác sĩ thú y bao gồm 3 giấy chứng nhận vào Ngày 0, Ngày 7 và Ngày 14 xác nhận con vật không có dấu hiệu bệnh dại. Theo khuyến cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, chó hay mèo phải được bác sĩ thú y theo dõi tối thiểu 10 ngày.

** Việc điều trị phải tùy theo độ nặng nhẹ của vết thương: xem bảng 2.

Chống chỉ định trong những trường hợp sau:

Trước phơi nhiễm: Sốt nhiễm trùng nặng, bệnh cấp tính, đợt tiến triển của bệnhmạn tính (tốt nhất nên hoãn việc tiêm vaccine),- Biết mẫn cảm với bất kỳ thànhphần nào của vaccine.

Sau khi phơi nhiễm: Vì nhiễm virus dại có những diễn tiến nguy hiểm chết người,nên không có chống chỉ định tiêm vaccine điều trị.

Yêu cầu phải tiêm thêm huyết thanh kháng dại (SAR, serum antirabique ). Nếu vết cắn ở

Đầu, mặt, cổ, bộ phận s.i.n.h d.ụ.c;

Vết cắn sâu hoặc cắn nhiều chỗ;

Niêm mạc bị chó nghi dại liếm;

Trẻ em tiếp xúc với siêu vi dại

Liều dùng là 20 đơn vị/kg cơ thể (đối với huyết thanh bào chế từ huyết thanh người) và 40 đơn vị/kg (đối với huyết thanh bào chế từ huyết thanh ngựa). Chia làm nhiều liều chích sâu và xung quanh vết cắn, liều thuốc còn lại tiêm bắp.

SAR thường được chích ở mông, chích ngay ngày 0 cùng lúc với vaccin phòng dại. Không được chích cả 2 loại vaccin và huyết thanh kháng dại ở cùng 1 vị trí gần nhau và khô`ng dùng cùng kim và ống chích của cả 2 loại thuốc với nhau để tránh bị trung hoà thuốc.

– Đối với con chó cắn người, nếu còn sống nên nhốt nó trong 10 ngày và theo dõi, nếu chó vẫn còn khoẻ mạnh thì có thể ngưng các biện pháp điều trị. Nếu chó bị đập chết, nên cắt đầu chó để xét nghiệm xác định bệnh dại.

4/ phụ nữ mang thai bị chó dại cắn

Hiện nay, vaccin phòng dại được sản xuất trên công nghệ nuôi cấy tế bào. Đây là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Ưu điểm của loại vaccin này là có hiệu quả phòng bệnh cao, ít gây biến chứng nhưng giá thành lại khá cao. Nước ta không sử dụng loại vaccin trên do giá thành không phù hợp với thu nhập của người dân.

Phụ nữ có thai và trẻ em mới sinh vẫn có thể tiêm phòng dại được những phải có chỉ định và theo dõi của bác sỹ chuyên khoa và nên sử dụng loại vaccin phòng dại tế bào.

Nguyên nhân vết tiêm phòng bị sưng tấy & cách xử lý an toàn nhất cho bé

Vitamin b1 b6 b12 giá bao nhiêu?

Comments

Tiêm Phòng Dại Có Cần Kiêng Gì Không?

Tiêm phòng dại là biện pháp hàng đầu giúp phòng ngừa bệnh dại và giảm thiểu số lượng người chết vì bệnh dại trong cộng đồng. Cũng giống như các loại thuốc, vắc-xin khác, người được tiêm phòng vắc-xin dại cũng có nhiều điều cần lưu ý nhằm đảm bảo hiệu quả dự phòng bệnh dại cần có.

Bệnh dại là một căn bệnh nguy hiểm do virus dại gây ra. Loại virus này xâm nhập vào bên trong cơ thể thông qua các vết thương hở như vết cắn, vết cào, xước hoặc khi nước bọt của động vật mắc bệnh dại tiếp xúc với các tổ chức niêm mạc tiết nhày của người như niêm mạc mắt, mũi, miệng.

Bệnh dại đặc trưng bởi tình trạng viêm nhiễm hệ thần kinh trung ương, gây ra các biểu hiện rất nặng nề. Ở Việt Nam, bệnh dại có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi, nhưng phổ biến nhất là ở khu vực các tỉnh miền núi và động vật truyền bệnh chính là chó. Bệnh thường dễ gặp từ tháng 5 đến tháng 8 hằng năm. Những người nuôi chó, bác sĩ thú ý, người làm nghề giết mổ động vật và các nhân viên làm việc trong các phòng thí nghiệm là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh dại.

Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu giúp chữa khỏi hoàn toàn bệnh dại. Tỷ lệ tử vong cho người mắc bệnh dại gần như tuyệt đối 100%, dù cho được phát hiện sớm hay muộn. Chính vì thế, phòng bệnh là cách duy nhất có thể thực hiện để đối phó với căn bệnh này. Tiêm vắc-xin dại phòng bệnh là biện pháp duy nhất có hiệu quả trong việc làm giảm số lượng người tử vong vì bệnh dại trong cộng đồng.

Có Nên Tiêm Phòng Dại Khi Bị Chó Cắn ?

Bác Đỗ Minh Ri, 73 tuổi, quê Hưng Yên bị chó cắn hiện đang được điều trị tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông cho biết, bác sang nhà hàng xóm chơi không may bị chó nhà hàng xóm cắm. Lúc đầu bác rất hoang mang vì nhiều người khuyên bác phải đi tiêm phòng dại ngay để tránh mắc bị dại, nhưng có người lại khuyên không nên tiêm vì chó nhà không sao cả. Vì cẩn thận bác vẫn đến bệnh viện để kiểm tra.

ThS.BS Trần Quang Toản, phó Trưởng khoa Ngoại chấn thương, bệnh viện đa khoa Hà Đông cho biết: Chưa thể khẳng định hai trường hợp trên là bị chó dại cắn nhưng việc trước tiên là phải xử lý vết thương trước. Bác sĩ toản cho biết thêm, rất nhiều trường hợp bị chó cắn nhưng không đi khám mà thường tự xử lý vết thương tại nhà hay vì tức giận mà đánh chết chó, như vậy rất khó cho việc theo dõi. Nếu theo dõi trong vòng 10 ngày chó vẫn khỏe mạnh thì không cần phải tiêm phòng còn nếu cũng trong thời gian đó chó có biểu hiện dại, lúc đó đi tiêm vẫn chưa muộn.

Người dân cần tiêm phòng khi bị chó dại cắn

Thay vì việc lo lắng khi bị chó cắn có nên đi tiêm phòng dại không thì điều cần làm trước đó là phải tiêm phòng bệnh dại ngay cho vật nuôi. Hầu hết ở nông thôn, các gia đình khi có vật nuôi thường không cho vật nuôi tiêm phòng dại. Một thống kê cho thấy Việt Nam hiện có khoảng 10 triệu con chó và từ năm 2009 đến 2013 đã phát hiện có 533 con chó bị bệnh dại, tỷ lệ tiêm phòng vắc xin dại cho chó tại các địa phương đạt thấp (dưới 60%). Hàng năm có tới 650.000 người bị súc vật (chủ yếu là chó nghi dại) cắn phải đi tiêm vắc xin. Số người tử vong vì bệnh dại tuy chỉ còn khoảng 50 – 60 trường hợp nhưng hậu quả về sức khoẻ, tinh thần và thẩm mỹ do vết cắn của chó để lại thì rất nặng nề. Dù chưa biết những con vật nuôi đó có mầm bệnh dại hay không nhưng những vết thương khi chúng gây ra như trường hợp nêu trên là rất nguy hiểm.

Khi bị chó cắn cần phải xử lý ngay vết thương bằng xà phòng, nước muối đặc. Sát trùng vết thương bằng dung cồn, oxi già. Không được làm dập vết thương. Đến ngay cơ sở y tế gần nhất để xử lý vết thương. Nếu trường hợp được chuẩn đoán là chó dại cắn, cần phải được tiêm vắc xin đúng quy trình.

Ngoài việc chưa ý thức trong việc tiêm phòng dịch cho vật nuôi, thì nhiều gia đình còn thiếu ý thức trong việc chăn thả vật nuôi. Nhiều vùng nông thôn khi nuôi chó, mèo, gà… vẫn thường chăn thả tự do dẫn đến tình trạng chó mèo cắn, quào những người đi đường. BS Châu Hoàng Sơn, khoa y tế công cộng Viện Pasteur chúng tôi cho biết: Nếu vật nuôi đều được tiêm phòng dại thì khi chẳng may cắn người sẽ ít nguy cư bị dại hơn. Nhưng ngược lại nếu con vật cắn không mang bệnh dại mà chúng ta vội vàng đi tiêm phòng thì sẽ rất ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhiều trường hợp chưa chết vì bị chó dại cắn mà chết vì phản ứng thuốc.

PGS.TS Kim Xuyến Phó chủ nhiệm thường trực chương trình phòng chống bệnh dại, cho biết: Trong trường hợp sau tiêm, người đó có phản ứng quá mạnh, bất thường gây nguy hiểm đến tính mạng, đồng thời con vật cắn hoàn toàn khỏe mạnh thì có thể ngưng tiêm. Tuy nhiên, không ít những tình huống hết sức khó khăn khi người tiêm gặp phản ứng nguy hiểm, nhưng nếu ngưng tiêm sẽ chết do bệnh dại. Ở nước ta, hiện đang lưu hành hai loại vắc xin kháng dại. Loại vắc xin này có giá thành thấp, sản xuất từ mô não chuột nhưng tỷ lệ gây tai biến rất cao. Người tiêm bị sốt, đau đầu, mệt mỏi, đau cơ khớp, viêm tủy dị ứng. Đây là phản ứng rất cần quan tâm, bởi ở mức độ nặng, có thể dẫn đến tai biến gây di chứng, thậm chí tử vong. Ngoài ra cũng có những loại vắc xin phòng dại khác của nước ngoài nhưng nhìn chung vẫn ảnh hưởng sức khỏe.

Điều đó cho thấy không phải cứ chó cắn là phải tiêm phòng dại ngay và thà tiêm thuốc phòng dại vào người ảnh hưởng sức khỏe còn hơn bị chết vì bệnh dại. Điều quan trọng là khi bị chó cắn phải được theo dõi, tư vấn và chuẩn đoán chính xác.

Trang Thu

Nguồn :

Cập nhật thông tin chi tiết về Bị Chó Cắn Kiêng Ăn Gì? Theo Dõi Bao Nhiêu Ngày? Có Nên Tiêm Phòng trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!