Bạn đang xem bài viết Bị Chó Cắn Có Phải Đi Tiêm Phòng Dại Không? được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bé 16 tháng bị chó cắn đã 5 ngày nhưng chưa tiêm phòng có làm sao không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Bác sĩ cho em hỏi. Con em 16 tháng tuổi xuống nhà hàng xóm chơi, lúc họ cho chó ăn bé cứ nghĩ là chó nhà mình nên lại nắm đuôi nó không may bị chó cắn. Nay đã được 5 ngày nhưng em chưa đưa cháu đi tiêm phòng vì hàng xóm bảo chó đã được tiêm vắc xin dại mà nó tưởng bị tranh đồ ăn nên mới cắn không sao. Em muốn hỏi bác sĩ xem liệu con em có bị gì không đã 5 ngày rồi giờ tiêm phòng có được không. Thuốc có ảnh hưởng gì không. Đến nay con chó vẫn khoẻ mạnh và ăn uống tốt. Mong bác sĩ giải đáp giúp em càng sớm càng tốt.
Em xin cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Bé bị chó cắn đã 5 ngày do cầm đuôi chó chứ không phải bị con chó tấn công, hiện con chó vẫn khỏe mạnh. Theo như chủ nhà cho biết là con chó đã được tiêm phòng. Theo tôi, bạn nên mời bác sĩ thú y xem xét con chó, nếu con chó được tiêm phòng đầy đủ, hiện tại khỏe mạnh, thì có thể tiếp tục theo dõi con vật, sau 15 ngày mà con chó khỏe mạnh, bác sĩ thú y xác nhận con vật không có triệu chứng của bệnh dại thì khi đó bạn không cần tiêm phòng cho bé.
Trong khoảng thời gian 10 ngày đầu tiên tính từ khi bị chó cắn mà con chó xuất hiện những biểu hiện bất thường, nghi ngờ mắc bệnh dại thì bạn cho cháu đi tiêm phòng sớm. Bạn cũng nên đưa bé đến Trung tâm y tế dự phòng để được giải đáp, nếu không có khả năng theo dõi sát và đánh giá tình trạng con vật thì bé nên được tiêm phòng sớm. Sau 10 ngày mà con vật còn sống thì có thể xem xét ngừng tiêm.
Chúc em và bé mạnh khỏe.
Bị chó con ở nhà cắn phần da phía dưới mắt, cần tiêm phòng không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Em chào bác sĩ.
Em bị chó con ở nhà cắn phần da phía dưới mắt, chó con ở nhà đã được chích ngừa đầy đủ và lúc nhỏ em củng bị chó cắn vài lần đã chích ngừa dại, vậy bây giờ em có phải chích nữa không thưa bác sĩ.
Em cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Nếu con chó nhà em đã được tiêm ngừa dại đầy đủ, khả năng nó bị bệnh dại rất thấp trừ khi tiêm phòng không đạt hiệu quả bảo vệ. Với một vết thương ngay dưới phía mắt do chó cắn thì cần tiêm phòng ngay. Vì vết thương gần thần kinh trung ương, nếu con chó có bệnh dại thì thời gian ủ bệnh ở người sẽ ngắn. Do con chó nhà em được tiêm phòng đầy đủ nên khả năng mắc bệnh dại của nó là thấp.
Khuyên em mang theo sổ tiêm chủng đến Trung tâm y tế dự phòng của địa phương để được giải đáp và tiêm phòng. Đối với vắc xin phòng dại, lúc nhỏ em cũng bị chó cắn và đã trích ngừa, nay em có thể tiêm 2 mũi vào ngày 0 và ngày 3. Em cũng nên tiêm vắc xin phòng uốn ván.
Chúc em mạnh khỏe.
Khi bị chó đẻ cắn có cần phải tiêm phòng không?
Câu hỏi bởi: Nhỏ XìTai
Chào bác sĩ.
Em mới bị chó cắn ở bắp chân phải, dưới đầu gối. Con chó vừa đẻ xong. Vậy có phải đi tiêm không ạ?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương
Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm do virus dại, gây tổn thương thần kinh trung ương ở các loại động vật có vú. Bệnh được lây truyền bằng các chất tiết nhiễm virus dại. Người mắc bệnh do bị nhiễm virus dại từ súc vật bị dại qua vết cắn. Nguồn bệnh: phần lớn ổ chứa virus dại là chó hoang dã và chó nhà. Ngoài ra ổ chứa còn ở mèo, cáo, chó sói, chồn, dơi, dơi hút máu. Khi bị súc vật nghi dại cắn, cần sơ cứu vật nghi dại cắn, cần sơ cứu vết thương bằng cách:
Rửa sạch vết cắn nhiều lần với xà bông đặc hoặc các chất tẩy rửa khác, rửa vết thương dưới vòi nước mạnh, lấy bỏ hết dị vật và mô dập nát.
Sát trùng vết thương bằng dung dịch cồn 70% hoặc dung dịch iode. Không khâu kín da hoặc băng quá kín.
Dùng kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng vết cắn.
Tiêm phòng uốn ván
Việc chỉ định tiêm vắc xin dại phụ thuộc vào tình trạng vết thương và theo dõi con chó đó trong vòng 10 – 15 ngày. Cần phải tiêm phòng vắc xin ngay nếu :
Con vật lên cơn hoặc có triệu chứng nghi dại.
Vết cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận sinh dục, kể cả khi chỉ bị xây xát nhẹ.
Có nhiều vết cắn hiểm sâu.
Không theo dõi được con vật.
Tại nơi bị cắn có súc vật bị dại.
Trong các tình huống sau, bác sĩ trì hoãn tiêm vắc xin mà dặn bệnh nhân phải theo dõi con vật trong 15 ngày:
Vết cắn nhẹ, xa não.
Con vật vẫn sống bình thường khỏe mạnh.
Không phát hiện bệnh dại ở súc vật trong khu vực.
Trong thời gian theo dõi, nếu con vật bị ốm, bỏ ăn, chết, mất tích hay bị bán, mổ thịt thì cần đi tiêm. Sau 15 ngày, nó vẫn sống khỏe mạnh thì có thể yên tâm. Chính vì vậy, bạn phải xử trí tại chỗ vết thương ngay và đến các điểm tiêm dại để được bác sĩ khám và chỉ định cụ thể.
Bị chó mẹ mới sinh con cắn có nên đi chích ngừa?
Câu hỏi bởi: Anh khoa
Thưa bác sĩ!
Em có đứa em trai năm nay 24 tuổi bị chó nguời hàng xóm cắn. Con chó đó mới đẻ con được 3 ngày. Vết cắn không chảy máu nhưng bây giờ em của em rất lo lắng. Xin bác sĩ tư vấn và có cho em có nên đi chích ngừa bệnh dại không?
Xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Sau khi bị chó cắn cần được rửa vết thương sạch sẽ bằng xà phòng dưới vòi nước tối thiểu trong 10 – 15 phút, đây là biện pháp rất quan trọng để giảm nguy cơ mắc bệnh dại. Em trai em bị chó cắn, em nên mời bác sĩ thú ý, kiểm tra tình trạng con vật, nếu con chó có triệu chứng bệnh dại thì cần tiêm phòng ngay. Việc chích ngừa bệnh dại là cần thiết khi nghi ngờ con vật có triệu chứng mắc bệnh dại hoặc không thấy điều kiện theo dõi con vật. An toàn nhất là đi tiêm phòng dại, theo dõi con vật trong 10 ngày, sau 10 ngày nếu con vật bình thường thì có thể ngừng tiêm.
Chúc em mạnh khỏe!
Bị Chó Con Cắn Có Phải Tiêm Chích Ngừa Dại Không?
Chó là loài vật trung thành và thân thiện nên được nhiều gia đình chọn nuôi trong nhà. Tuy nhiên việc chơi đùa với chó nhà đặc biệt là chó con nếu không chú ý sẽ bị chó cắn dẫn tới nguy cơ lây nhiễm bệnh dại nguy hiểm. Vậy liệu chó con cắn có bị dại không?
Chó con cắn có bị dại không?Chó con cắn có bị dại không là câu hỏi rất nhiều người đặt ra khi bị chó cắn. Bệnh dại thường lây nhiễm qua vết cắn hoặc vết liếm của động vật lên vết thương hở trên da người (do virus dại có trong nước bọt), đa số ca lây nhiễm dại là do chó cắn. Việc người nuôi nhất là trẻ em chơi đùa cùng chó và bị chó cắn là việc rất thường xuyên xảy ra.
Lo lắng chó con cắn có bị dại không là câu hỏi rất nhiều người đặt ra khi bị chó cắn. Lo lắng này là điều dễ hiểu bởi bệnh dại là căn bệnh nguy hiểm và hiện nay chưa có thuốc chữa bệnh dại mà chỉ có vaccine phòng dại.
Tiêm phòng dại là biện pháp tốt nhất khi bị chó dại cắn
Các chuyên gia y tế khuyến cáo những người bị chó con cắn có nguy cơ lây nhiễm dại cao hơn các con chó trưởng thành, đặc biệt là chó con không rõ nguồn gốc thì nguy cơ chúng đang mang trong mình virus dại hoặc siêu vi là hoàn toàn có thể sảy ra. Đối với chó con có nguồn gốc rõ ràng thì nguy cơ lây nhiễm dại cũng chưa được loại bỏ hoàn toàn vì chó chỉ được tiêm phòng dại khi chó được 3 tháng hoặc 9 tháng. Nếu không may bị chó con cắn thì cần sát trùng vết thương và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế dự phòng gần nhất để được khám và tư vấn phác đồ tiêm vaccine phòng dại.
Bên cạnh việc tiêm vaccine thì cần theo dõi chó con cắn người trong vòng 10 đến 15 ngày để đảm bảo loại bỏ nguy cơ chó con cắn có bị dại không, sau thời gian này nếu con chó không xảy ra vấn đề gì thì có thể ngừng tiêm hoặc chuyển phác đồ tiêm sang tiêm phòng trước khi phơi nhiễm.
Có phải cứ bị chó con cắn là tiêm vaccine phòng dại?
Sau khi bị chó con (hoặc các loại súc vật khác) cắn, nạn nhân cần được sơ cứu và đến các trung tâm y tế dự phòng.
Tại trung tâm y tế nạn nhân sẽ được hỏi và thăm khám để quyết định có tiêm vaccine hay không.
Nạn nhân sẽ được chỉ định tiêm vaccine nếu con vật cắn người: lên cơn hoặc có biểu hiện nghi mắc dại; vết cắn nằm ở đầu, mặt, cổ hoặc bộ phận sinh dục; vết cắn nhiều và sâu; không theo dõi được con vật (do bị bán, giết thịt, bỏ nhà đi,…); tại địa phương có súc vật mắc dại.
Nạn nhân sẽ không được chỉ định tiêm vaccine trong tường hợp: vết cắn nhẹ và xa hệ thần kinh trung ương; con vật cắn người vẫn sống bình thường và khỏe mạnh; không phát hiện có súc vật bị bệnh dại tại địa phương.
Không phải cứ bị chó cắn là cần tiêm phòng dại
Vì bệnh dại là căn bệnh nguy hiểm nên lo lắng chó con cắn có bị dại không là hoàn toàn xác đáng. Tuy nhiên không nên quá lo lắng nếu đã được bác sĩ thăm khám kĩ càng, bệnh nhân nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả điều trị tốt nhất đối với bệnh dại khi bị cho con cắn hay bất cứ một loại chó nào cắn. Hãy luôn cẩn thận khi chơi đùa cùng chó con, ngay cả chó của gia đình mình.
DS: Ngần/doisongbiz.com
Bị Chó, Mèo Cắn Bao Lâu Phải Tiêm Phòng Dại?
Bệnh dại là bệnh chủ yếu xảy ra ở động vật máu nóng như chó, mèo. Người mắc bệnh dại là do chó bị bệnh dại cắn hoặc cào… Nước dãi của các chó nhiễm bệnh có nhiều vi rút dại sẽ truyền sang người qua vết cắn, vết cào hoặc qua vết thương trầy xước trên da.
Sau khi bị chó dại cắn hay cào, thời gian ủ bệnh ở người có thể từ 2-8 tuần, cũng có khả năng kéo dài đến trên 1 năm. Thời kỳ ủ bệnh phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của vết thương, vị trí vết thương và lượng vi rút dại được truyền sang người. Người bị mắc bệnh dại cũng có hai thể lâm sàng là thể hung dữ và thể liệt.
Người bị chó dại cắn cần phải xử lý ngay vết thương bằng cách rửa thật sạch với nước xà phòng đặc 20%, nước muối 0,9%; sau đó sát khuẩn vết thương bằng cồn. Trường hợp cần thiết có thể cắt lọc vết thương nhưng không khâu ngay, chỉ khâu những trường hợp vết cắn đã quá 3 ngày để tránh sự phát tán của vi rút dại. Sát khuẩn vết thương cũng có tác dụng chống bội nhiễm và giảm đến mức tối thiểu lượng vi rút dại xâm nhập vào cơ thể người.
Những trường hợp cần phải tiêm đồng thời cả vắc-xin dại và huyết thanh kháng dại khi chó cắn nghi ngờ là chó dại hoặc đang lên cơn dại; có vết cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi nơi có nhiều dây thần kinh, bộ phận sinh dục dù vết cắn rất nhẹ; có nhiều vết cắn nguy hiểm, vết cắn sâu.
Sau khi bị chó, mèo cào, cắn, cần rửa sạch vết thương với thật nhiều nước và xà phòng, sau đó sát trùng bằng cồn iốt, đi tiêm vắc – xin ngay trong những giờ đầu tiên là biện pháp hữu hiệu nhất ngăn cản virut dại xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương.
Trong cuộc điều tra của ngành y tế, chỉ có 16/48 (33,33%) người đến tiêm trong vòng 24 giờ; 5/48 (10,42%) sau 48 giờ và 56% (27/48) đến tiêm sau 3 ngày.
Những trường hợp chết vì bệnh dại đã chứng tỏ bệnh nhân bỏ qua việc đi tiêm vắc – xin từ 77% – 94,6% hoặc 2 – 3 ngày sau mới đi tiêm (2,3,8). Ngược lại các bệnh nhân đã sử dụng các biện pháp được đồn đại trong dân gian như: Bôi dầu gió, dầu hỏa, dầu xanh, đắp ớt hiểm, đất sét, tỏi, củ kiệu, lấy nọc bằng dao liếc, uống thuốc nam để xử lý vết thương chiếm đến 47,8 %.
Rõ ràng những biện pháp như vậy chưa chứng tỏ là cứu được bệnh nhân trong trường hợp nhiễm virut mà đôi khi còn mắc thêm các bệnh nhiễm trùng khác do làm bẩn vết thương.
Cho đến nay, kể cả Y học hiện đại và Y học cổ truyền đều khẳng định bệnh dại khi đã lên cơn đều dẫn đến tử vong 100%. Biện pháp duy nhất để cứu chữa những người bị súc vật dại cắn hoặc tiếp xúc với vi rút dại là phải tiêm vắc- xin dại và huyết thanh kháng dại càng sớm càng có hiệu quả. Tuyệt đối không chữa bằng thuốc nam để tránh cái chết oan uổng.
Cần khuyến cáo nên 6 tháng một lần tiêm phòng 6 mũi vắc – xin cho các nhân viên phòng thí nghiệm làm việc với virut dại và kiểm tra hiệu giá kháng thể. Những người có nguy cơ cao như các nhân viên thú y, chăn nuôi, công nhân lâm nghiệp, các nhân viên y tế làm việc tại các khoa lây…và mọi người dân muốn an tâm nên áp dụng việc tiêm ngừa này.
Khi tiêm vắc-xin dại cần chú ý phải tiêm đủ liều theo quy định của nhà sản xuất; tiêm đúng liều lượng, đúng kỹ thuật và vắc-xin được bảo quản ở nhiệt độ từ 4-8 độ C; phải tiêm đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc-xin.
Đồng thời không được làm việc quá sức, không uống rượu, không dùng các chất kích thích trong thời gian tiêm; không dùng các thuốc corticoides, ACTH, thuốc làm giảm miễn dịch trong và sau khi tiêm vắc-xin dại 6 tháng.
BS Nguyễn Thị Nhân
Có Nên Tiêm Phòng Dại Khi Bị Chó Cắn ?
Bác Đỗ Minh Ri, 73 tuổi, quê Hưng Yên bị chó cắn hiện đang được điều trị tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông cho biết, bác sang nhà hàng xóm chơi không may bị chó nhà hàng xóm cắm. Lúc đầu bác rất hoang mang vì nhiều người khuyên bác phải đi tiêm phòng dại ngay để tránh mắc bị dại, nhưng có người lại khuyên không nên tiêm vì chó nhà không sao cả. Vì cẩn thận bác vẫn đến bệnh viện để kiểm tra.
ThS.BS Trần Quang Toản, phó Trưởng khoa Ngoại chấn thương, bệnh viện đa khoa Hà Đông cho biết: Chưa thể khẳng định hai trường hợp trên là bị chó dại cắn nhưng việc trước tiên là phải xử lý vết thương trước. Bác sĩ toản cho biết thêm, rất nhiều trường hợp bị chó cắn nhưng không đi khám mà thường tự xử lý vết thương tại nhà hay vì tức giận mà đánh chết chó, như vậy rất khó cho việc theo dõi. Nếu theo dõi trong vòng 10 ngày chó vẫn khỏe mạnh thì không cần phải tiêm phòng còn nếu cũng trong thời gian đó chó có biểu hiện dại, lúc đó đi tiêm vẫn chưa muộn.
Người dân cần tiêm phòng khi bị chó dại cắn
Thay vì việc lo lắng khi bị chó cắn có nên đi tiêm phòng dại không thì điều cần làm trước đó là phải tiêm phòng bệnh dại ngay cho vật nuôi. Hầu hết ở nông thôn, các gia đình khi có vật nuôi thường không cho vật nuôi tiêm phòng dại. Một thống kê cho thấy Việt Nam hiện có khoảng 10 triệu con chó và từ năm 2009 đến 2013 đã phát hiện có 533 con chó bị bệnh dại, tỷ lệ tiêm phòng vắc xin dại cho chó tại các địa phương đạt thấp (dưới 60%). Hàng năm có tới 650.000 người bị súc vật (chủ yếu là chó nghi dại) cắn phải đi tiêm vắc xin. Số người tử vong vì bệnh dại tuy chỉ còn khoảng 50 – 60 trường hợp nhưng hậu quả về sức khoẻ, tinh thần và thẩm mỹ do vết cắn của chó để lại thì rất nặng nề. Dù chưa biết những con vật nuôi đó có mầm bệnh dại hay không nhưng những vết thương khi chúng gây ra như trường hợp nêu trên là rất nguy hiểm.
Khi bị chó cắn cần phải xử lý ngay vết thương bằng xà phòng, nước muối đặc. Sát trùng vết thương bằng dung cồn, oxi già. Không được làm dập vết thương. Đến ngay cơ sở y tế gần nhất để xử lý vết thương. Nếu trường hợp được chuẩn đoán là chó dại cắn, cần phải được tiêm vắc xin đúng quy trình.
Ngoài việc chưa ý thức trong việc tiêm phòng dịch cho vật nuôi, thì nhiều gia đình còn thiếu ý thức trong việc chăn thả vật nuôi. Nhiều vùng nông thôn khi nuôi chó, mèo, gà… vẫn thường chăn thả tự do dẫn đến tình trạng chó mèo cắn, quào những người đi đường. BS Châu Hoàng Sơn, khoa y tế công cộng Viện Pasteur chúng tôi cho biết: Nếu vật nuôi đều được tiêm phòng dại thì khi chẳng may cắn người sẽ ít nguy cư bị dại hơn. Nhưng ngược lại nếu con vật cắn không mang bệnh dại mà chúng ta vội vàng đi tiêm phòng thì sẽ rất ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhiều trường hợp chưa chết vì bị chó dại cắn mà chết vì phản ứng thuốc.
PGS.TS Kim Xuyến Phó chủ nhiệm thường trực chương trình phòng chống bệnh dại, cho biết: Trong trường hợp sau tiêm, người đó có phản ứng quá mạnh, bất thường gây nguy hiểm đến tính mạng, đồng thời con vật cắn hoàn toàn khỏe mạnh thì có thể ngưng tiêm. Tuy nhiên, không ít những tình huống hết sức khó khăn khi người tiêm gặp phản ứng nguy hiểm, nhưng nếu ngưng tiêm sẽ chết do bệnh dại. Ở nước ta, hiện đang lưu hành hai loại vắc xin kháng dại. Loại vắc xin này có giá thành thấp, sản xuất từ mô não chuột nhưng tỷ lệ gây tai biến rất cao. Người tiêm bị sốt, đau đầu, mệt mỏi, đau cơ khớp, viêm tủy dị ứng. Đây là phản ứng rất cần quan tâm, bởi ở mức độ nặng, có thể dẫn đến tai biến gây di chứng, thậm chí tử vong. Ngoài ra cũng có những loại vắc xin phòng dại khác của nước ngoài nhưng nhìn chung vẫn ảnh hưởng sức khỏe.
Điều đó cho thấy không phải cứ chó cắn là phải tiêm phòng dại ngay và thà tiêm thuốc phòng dại vào người ảnh hưởng sức khỏe còn hơn bị chết vì bệnh dại. Điều quan trọng là khi bị chó cắn phải được theo dõi, tư vấn và chuẩn đoán chính xác.
Trang Thu
Nguồn :
Người Bị Chó Đã Tiêm Phòng Dại Cắn Có Cần Tiêm Vắc
Để phòng tránh lây nhiễm bệnh dại, dù cho có bị chó đã tiêm phòng dại cắn thì nạn nhân cũng cần được hướng dẫn cách dự phòng bệnh dại bằng cách xử lý vết thương đúng cách và tiêm vắc-xin dại theo đúng phác đồ.
Cùng với việc dự phòng dại trước và sau phơi nhiễm cho người dân, tiêm phòng dại cho chó là một trong những biện pháp giảm thiểu tỷ lệ mắc phải bệnh dại trong cộng đồng.
Dại là bệnh lý viêm nhiễm hệ thần kinh trung ương, bao gồm não và tủy sống, gây ra bởi virus dại. Tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể người thông qua các vết cào, cắn từ các con vật mắc bệnh dại, phổ biến nhất là chó. Thậm chí, người mắc bệnh dại có thể do bị chó liếm vào các vết thương hở hoặc nước bọt của chúng tiếp xúc vào các mô tiết chất nhầy như mắt, mũi, miệng. Bệnh dại là bệnh lý gây ám ảnh vì hiện nay không có biện pháp đặc hiệu chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Đưa ra một chẩn đoán mắc bệnh dại cho một người bị chó cắn đồng nghĩa với việc đưa ra một bản án tử hình, như một cái chết báo trước vì tỷ lệ tử vong gần như 100%.
Phòng bệnh và điều trị dự phòng bệnh bằng vắc-xin phòng dại là biện pháp tốt nhất hiện có để làm giảm tỷ lệ tử vong do bệnh dại ở những người bị chó cắn. Tiêm phòng dại cho cả người và động vật là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, ở nước ta, áp dụng liều tiêm vắc-xin phòng dại cho chó còn chưa được thực hiện phổ biến. Những người dân có nuôi chó nên được tư vấn và giải thích về lợi ích của vắc-xin dại và khuyến khích đi tiêm phòng dại cho thú cưng của mình một cách đầy đủ. Tiêm phòng dại cho chó là biện pháp đơn giản nhưng có nhiều lợi ích cho việc dự phòng bệnh dại ở cả chó và người nếu không may bị chó cắn.
Thầy Lang Có Tâm Khuyên Người Bị Chó Nghi Dại Cắn: Nên Đi Tiêm Phòng
Nhiều trường hợp đi tiêm phòng bệnh dại ngay khi bị chó dại cắn- Ảnh: Khải Nguyễn
Chết chứ chẳng chơi!
Mới đây, UBND TT.Sông Đốc, H.Trần Văn Thời (Cà Mau), cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra 1 trường hợp tử vong do bị chó dại cắn. Nạn nhân được xác định là cháu Đỗ Đăng Kh., 5 tuổi, là con của ông Đỗ Tấn Đ. ngụ ấp 11, TT.Sông Đốc. Theo ông Nguyễn Phương Đông, Phó chủ tịch UBND TT.Sông Đốc, vào ngày 2.9, gia đình ông Đ. có đưa cháu Kh. đến chơi nhà người quen ở ấp Láng Cháo, xã Phú Tân, H.Phú Tân, tỉnh Cà Mau.
Khi đi quanh nhà chơi, cháu Kh. bị 1 con chó không rõ của ai, chạy lại nhà, nơi cháu đang đứng cắn vào vùng mặt, rồi chạy đi. Hiện chưa xác định được con chó của ai và đã tiêm ngừa bệnh dại hay chưa. Sau đó, cháu Kh. không được người thân xử lý vết cắn, cũng như không được tiêm ngừa vắc-xin hoặc kháng huyết thanh ngừa bệnh dại. Sau đó, chỉ được lấy nọc bằng phương pháp dân gian.
Người nuôi chó nên thực hiện việc rọ mõm và nuôi nhốt chứ không nên thả rong trên đường – Ảnh: Khải Nguyễn
Đến ngày 27.9, người nhà cháu Kh. nhận thấy cháu bé có triệu chứng mỏi mệt, sốt, đau cơ… thì bé Kh. được người thân đưa vào điều trị tại Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Minh Hải (Cà Mau) vào lúc 20 giờ cùng ngày. Tại đây, sau khi được các y bác sĩ thăm khám, chẩn đoán, nhận thấy tình trạng sức khỏe của cháu Kh. kém nên cháu bé đã được chuyển lên Bệnh viện Nhiệt Đới (TP.HCM) để tiếp tục điều trị. Tuy nhiên, cháu bé đã tử vong khi đang trên đường chuyển về nhà tại khóm 11, TT.Sông Đốc vào ngày 30.9.
Trước đó, ngày 13.9, trên địa bàn xã Khánh Hội, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, cũng đã xảy ra 1 trường hợp tử vong do bệnh dại. Nạn nhân là ông Nguyễn Văn Đ., 63 tuổi. Khoảng 1 năm trước, ông Đ. bị chó nuôi ở nhà cắn vào chân, nhưng do chủ quan nên người đàn ông này đã không đi tiêm ngừa bệnh dại. Sau đó, ông Đ. phát bệnh vào ngày 6.9, với các triệu chứng ngứa, tê tay chân…
Đến ngày 9.9, ông Đ. có đến thăm khám tại các cơ sở y tế tại Cà Mau. Sau đó, người nhà ông Đ. xin chuyển lên Bệnh viện đại học Y Dược chúng tôi để điều trị. Ông Đ. có biểu hiện sợ gió, sợ nước… nên được y bác sĩ thăm khám, chẩn đoán, theo dõi bệnh dại và người đàn ông này được chuyển sang Bệnh viện Nhiệt Đới để tiếp tục điều trị vào ngày 11.9.
Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán dại và được lấy mẫu nước bọt xét nghiệm PCR-virut dại. Kết quả xét nghiệm từ mẫu nước bọt là dương tính với bệnh dại. Sau đó, nhận thấy tình trạng ông Đ. không khả quan nên gia đình bệnh nhân đã xin cho ông xuất viện về nhà để lo hậu sự và người đàn ông này đã tử vong sau đó.
Nên tiêm phòng bệnh dại khi bị chó cắn
Trao đổi với PV về những bài thuốc dân gian gia truyền lấy nọc độc khi bị chó cắn, ông Đồng Văn Thống (Cà Mau), người có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực Đông y cho biết, bài thuốc dân gian lấy nọc chó cắn thì có rất nhiều như, bó thuốc Nam, Bắc hoặc lăn đất… Ông Thống chỉ ra nhiều bài thuốc dân gian, những bài thuốc gia truyền, xưa nay thường sử dụng. Nhưng ông khẳng định: “Tính mạng con người lớn lắm, nên tốt nhất là đi tiêm ngừa để phòng bệnh, vì vắc-xin tiêm người có khả năng kháng được bệnh. Trên các phương tiện thông tin đại chúng đã có thông báo nhiều về tình trạng chó dại nên không ai chữa trị bằng những cách đó đâu”.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có rất nhiều điểm treo bảng lấy nọc chó, rắn cắn… Trong vai 1 người bị chó cắn nhưng uống thuốc không thuyên giảm, vẫn thường xuyên đau nhức, PV đã đến 1 cơ sở có treo bảng lấy nọc độc chó cắn trên địa bàn P.6, TP.Cà Mau (ngang Bệnh viện Sản – Nhi Cà Mau) để ngỏ ý nhờ lấy nọc.
Tại đây, tiếp PV là 1 người phụ nữ ngoài 60 tuổi, hỏi vết thương cũ hay mới? Khi được trả lời là vết thương đã hơn 6 tháng nay rồi, và thấy PV đưa xem vết thương và than đau, người phụ nữ này khẳng định: “Đau nhức là vì nọc độc nó còn, bây giờ lấy nọc nhe”. Lúc này, PV có hỏi, cách lấy nọc như thế nào, bà này cho hay, đặt thuốc vô cho rút “cái nọc” ra và uống thuốc là khỏi. Một lần lấy có giá 250.000 đồng là sẽ khỏi hẳn.
Sau đó, PV vờ kể, hồi trước mình có sử dụng biện pháp dân gian bằng cách lăn đất, nhưng vẫn không khỏi. Nghe vậy, người phụ nữ tại cơ sở lấy nọc chó giải thích, việc lăn đất chỉ lấy được lông, còn nọc độc là nước miếng của chó vẫn còn, vì khi bị cắn, nọc độc sẽ rút vào vết thương. Tiếp đó, người phụ nữ đi vào trong nhà và mang ra thứ gì đó là những cục màu đen bằng đầungón tay cái, để đưa lên vết thương gọi là đặt thuốc lấy nọc.
Tuy nhiên, PV có phản ứng sợ đau, nên từ chối việc đặt thuốc và rời đi. Thấy vậy, người phụ nữ tỏ ý không hài lòng: “Không ấy, mày mua thuốc uống đi, 1 ngày 80.000 đồng. Lấy nọc có đau gì đâu, nếu bị bệnh dại mà ăn thức ăn trúng phải thì chết, cả thế giới cũng thua. Mà bây giờ đi chích ngừa người ta cũng chê nữa, vì chích ngừa chỉ có tác dụng trong 24 giờ kể từ lúc bị chó cắn”…
Biển lấy nọc chó được dựng trước nhà của một hộ dân trên đường Lý Thường Kiệt, P.6, TP.Cà Mau– Ảnh: Khải Nguyễn
Bác sĩ Lê Ngọc Định, Phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Cà Mau cho biết, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Cà Mau đã ghi nhận ít nhất 2 trường hợp tử vong do bệnh dại. Có 9 ổ dịch nghi dại và dại trên chó tập chung ở các H.Cái Nước, U Minh, Trần Văn Thời và TP.Cà Mau. Theo bác sĩ Định, tổng số người bị chó căn trong các ổ dịch trên là 35 người. Trong đó, có 35 người tiêm vắc-xin dại, 33 người đã tiêm huyết thanh kháng dại.
Theo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Cà Mau, trong thời gian tới, tất cả chó, mèo trong vùng dịch phải được nuôi nhốt. Cách ly theo dõi những con vật nghi mắc bệnh, nhiễm bệnh, nghi nhiễm bệnh theo quy định. Riêng những con khỏe mạnh trong ổ dịch phải được tiêm phòng bệnh dại.
Đồng thời, tuyên truyền trong vùng dân cư, các tổ chức, cá nhân về tính chất nguy hiểm của bệnh dại, các dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh dại, cách xử lý vết thương khi bị động vật cào/cắn và các biện pháp phòng chống bệnh dại. Những người có nguy cơ cao nên thực hiện tiêm phòng trước phơi nhiễm, người bị phơi nhiễm thực hiện điều trị dự phòng bằng vắc-xin, huyết thanh kháng dại theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Nếu chẳng may bị chó cắn, trong vòng 24 giờ đầu tiên, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để thực hiện việc tiêm phòng ngừa bệnh dại. Đừng để đến khi sự việc đáng tiếc xảy ra, như những trường hợp tử vong vì sự chủ quan không đi tiêm phòng khi bị chó cắn ở Cà Mau trong thời gian qua. Khi đó, có hối hận thì cũng đã quá muộn.
Khải Nguyễn
Cập nhật thông tin chi tiết về Bị Chó Cắn Có Phải Đi Tiêm Phòng Dại Không? trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!