Xu Hướng 3/2023 # Bệnh Viêm Ruột Do Thức Ăn Ở Chó # Top 10 View | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bệnh Viêm Ruột Do Thức Ăn Ở Chó # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Bệnh Viêm Ruột Do Thức Ăn Ở Chó được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

10/04/2020

An Nga

BỆNH VIÊM RUỘT DO THỨC ĂN Ở CHÓ

1. Nguyên nhân

* Thay đổi thức ăn đột ngột:

Một số giống chó rất nhạy cảm với việc thay đổi thức ăn, dẫn đến tiêu chảy. Do đó, phải thay đổi thức ăn từ từ trong 1-2 tuần.

* Thức ăn thừa

: bị hư, nhiều mỡ, có vật lạ (ví dụ như mảnh xương cứng như xương gà, cá …) hoặc cho ăn quá nhiều,… Chó trưởng thành khi bị tiêu chảy thông thường có thể khống chế bằng cách cắt thức ăn. Khi dạ dày chó rỗng 12-24 giờ, ruột sẽ được nghỉ, có thời gian lành viêm sưng và ruột sẽ không có gì để đẩy ra. Hiếm trường hợp chó trưởng thành bị hạ lượng đường máu khi bị cắt ăn. Nếu thấy chó có vẻ yếu, ngủ lịm hay suy kiệt có thể cho uống đường glucose hay mật ong trên nướu trong khi chuẩn bị đưa đến thú y.

* Hậ

u quả của bệnh viêm đường ruột ở chó

– Chó bị viêm đường viêm ruột  90% sẽ tử vong nếu không được chăm sóc chu đáo và khắc phục kịp thời, nhất là chó ở trong giai đoạn từ 2 – 7 tháng tuổi. Ở giai đoạn cuối của bệnh, phần ruột của chó thường xuyên bị chảy máu nên phân của nó có màu nâu sẫm.

– Trước khi chết, thân nhiệt của chó sẽ trở lại bình thường là khoảng 37 độ C, nhịp tim nhanh, rối loạn kèm theo hiện tượng thở gấp. Lúc này, chó cũng đã kiệt sức, không thể đi lại được. Sau từ 2 – 4 ngày phát bệnh, chó sẽ tử vong nhanh chóng.

– Do đó, khi phát hiện các triệu chứng bất thường, nghi ngờ chó mắc bệnh viêm đường ruột, người nuôi cần nhanh chóng can thiệp kịp thời.

2. Triệu chứng 

– Chó bị viêm ruột sẽ bỏ ăn hoặc chỉ ăn rất ít.

– Cơ thể mệt mỏi, uống nước thường xuyên.

– Chó bị đau bụng, tiêu chảy nặng, đi vệ sinh khoảng 4 -10 lần/ ngày. Có vẻ đau đớn nhiều khi rặn để đi ngoài.

– Phân có màu đen, dạng lỏng, có chứa những mảnh hồng cầu to, có mùi tanh.

– Buồn bã, ủ rũ, không chơi đùa, chạy nhảy nhiều như trước.

– Lười đi lại, dáng đi không vững, bụng hóp lại, má tóp, mắt hụp sâu.

– Chó bị sốt gần 40 độ C, có thể vừa bị sốt vừa run cầm cập. Luôn trong tình trạng lơ mơ, hôn mê ngủ lịm.

– Chó bỏ ăn nôn dịch vàng, chó đi ngoài ra dịch nhầy.

– Khi bị viêm đường ruột, một trong những vấn đề nguy hiểm nhất với thể trạng chó là mất nước. Mất nước là sự thoát dịch cơ thể, kèm mất chất điện giải. Trong đó, một số khoáng chất như Natri, Clo, Kali cũng bị mất đi khỏi cơ thể.

– Thêm vào đó, việc chó bỏ ăn, sốt cao, lười uống cũng làm gia tăng sự mất nước. Dấu hiệu mất nước có thể nhận biết rõ nhất qua nhiều biểu hiện. Ví dụ như: mức đàn hồi của da, trũng mắt, khô miệng, trụy mạch và có thể chết.

3. Cách phòng chống chó bị bệnh đường ruột

– Cho chó ăn thức ăn được nấu chín, uống nước sạch không nhiễm bẩn.

– Tẩy giun sán cho chó định kỳ để hệ tiêu hóa được hấp thụ tốt nhất

– Tiêm phòng vaccine định kỳ. Là phương pháp an toàn nhất để ngăn ngừa phòng bệnh cho thú cưng.

– Cho chó ăn đủ và đúng bữa. Dùng một liều lượng thức ăn quen thuộc sẽ tránh làm dạ dày bị rối loạn.

– Cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết để chó có một sức khoẻ tốt và phát triển thuận lợi, tăng sức đề kháng, dung nạp những chất dinh dưỡng cần thiết.

– Dùng đồ ăn được nấu chín và có nguồn gốc rõ ràng. Không cho ăn đồ ôi thiu và quá hạn sử dụng.

– Không cho chó ăn đồ tươi sống. Điển hình như tránh: thịt, cá trứng, nội tạng động vật, vì hệ tiêu hóa của chúng rất nhạy cảm với những thực phẩm sống. Nếu bạn cho chúng ăn đôi khi đó còn là nguyên nhân của bệnh viêm đường tiết niệu.

– Theo dõi thói quen ăn uống của chó để loại những thực phẩm chó bị dị ứng.

– Không cho ăn những loại thức ăn quá nóng, quá chua, quá cay hoặc có chứa quá nhiều dầu mỡ. Tránh loại thực phẩm khó tiêu khỏi khẩu phần ăn hằng ngày của chó

– Không cho chó dùng thực phẩm như kẹo ngọt, socola hay kem …

4. Điều trị

– Nguyên tắc điều trị: thải trừ chất chứa trong dạ dày, ruột bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa, ức chế sự lên men đề phòng trúng độc, bổ sung nước và tăng cường trợ sức trợ lực cho con vật.

– Khi phát hiện chó bị rối loạn tiêu hóa, người nuôi cần phải ngừng cho ăn 1 ngày, chỉ được uống nước. Sang ngày thứ 2 cho chó ăn các món dễ tiêu như cháo, canh rau, bổ sung them men tiêu hóa

HAN-LACVET.

– Nếu trường hợp chó vẫn bị rối loạn tiêu hóa thì cần đưa ngay đến cơ sở thú y gần nhất để điều trị kịp thời. Trường hợp điều kiện không cho phép có thể làm theo cách sau

– Thải trừ chất chứa trong ruột bằng một trong các loại thuốc tẩy sau: Magie sunfat, natri sunfat cho uống.

– Bảo vệ niêm mạc ruột: cho uống nước cháo gạo nếp (sau khi uống thuốc rửa ruột) ngày uống 3 – 4 lần.

– Trường hợp tiêu chảy lâu cho con vật uống tanin để cầm tiêu chảy hoặc dùng các cây có chất chát như búp sim, búp ổi, quả hồng xiêm xanh sắc đặc cho uống.

– Ức chế lên men dùng ichthyol cho uống 0.5 – 1g.

– Bổ sung nước, chất điện giải:

+ Nếu chó chỉ bị mất nước nhẹ, không kèm nôn mửa gì có thể cấp nước bằng đường uống. Cụ thể, pha dung dịch điện giải Electrolyte, ozerol. Nếu chó không chịu uống, bạn dùng ống tiêm đã bỏ mũi kim bơm vào miệng. Liều lượng mỗi giờ bơm 1 lần. Mỗi lần bơm khoảng 1-2 ml / kg thể trọng của chó.

+ Trường hợp chó bị đi ngoài kèm theo nôn: Riêng đối với trường hợp này, để chó uống thuốc hay nước đều không phải giải pháp tối ưu. Bởi điều đó sẽ càng kích thích chó nôn nhiều hơn. Do đó, cần phải cấp nước bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch dung dịch mặt ngọt đẳng trương (cần có chuyên môn thú y).

– Bên cạnh đó cũng có một số phương pháp dân gian bạn có thể tham khảo, như sử dụng cây nhọ nồi và cây lược vàng. Chọn cây nhọ nồi già, bỏ rễ, giã nát, vắt lấy nước. Ngày cho uống 2-3 lần, sau 2-3 ngày cún sẽ khỏi bệnh. Nếu không tìm được cây nhọ nồi, có thể thay thế bằng cây lược vàng. Lấy 2-3 lá (nên dùng lá bánh tẻ, không nên dùng lá non) giã nát vắt lấy nước, ngày uống 2-3 lần. Theo Đông y, hai loại cây này đều được sử dụng để cầm máu, chữa kiết lỵ cũng như xuất huyết nội tạng.

– Trường hợp chó bị nhiễm trùng kế phát có thể dùng các thuốc kháng sinh sau:

BIO-SONE; LINSPEC 5/10, CLAFOTAX-1GR; HANGEN-TYLO CHÓ, MÈO …

– Trợ sức trợ lực bằng:

BIO-METASAl; BIO-B.COMPLEX; HAN-TOPHAN, MULTIVIT-FORTE…

Lưu ý:

liều dùng của tất cả các loại thuốc kháng sinh hay vitamin đều cần có sự thông qua và được chỉ định bởi bác sĩ thú y trước khi sử dụng.

Nguyên Nhân Chó Bị Bệnh Viêm Đường Ruột Ở Ngay Trước Mắt “Sen”!

Chó bị bệnh viêm đường ruột không phải là hiếm gặp. Nếu chữa trị kịp thời, xử lý đúng cách thì không sao, nhưng không phát hiện ra biểu hiện cũng như không có cách điều trị sẽ khiến chó tử vong. Vì thế, hiểu được những nguyên nhân, cách xử lý khi chó bị bệnh viêm đường ruột là rất cần thiết. Cùng FamiPet xem những nguyên nhân, dấu hiệu cũng như biện pháp phòng tránh bệnh viêm đường ruột ở chó ngay sau đây!

Nguyên nhân chó bị bệnh viêm đường ruột

Những nguyên nhân dẫn đến việc chó bị bệnh viêm đường ruột nằm chủ yếu ở việc ăn uống không đảm bảo của cún cưng. Chó ăn phải những loại thức ăn ôi, thiu, những loại thức ăn có nhiều mỡ. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm đường ruột ở cún.

Ăn uống không hợp lý là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm đường ruột ở chó

Các loại virus như Parvovirus, Carre, virus gây viêm gan,… tấn công và ủ mầm sẵn trong cơ thể chó. Bệnh viêm đường ruột cũng có thể do vi khuẩn, ký sinh trùng gây nên như khuẩn E. Coli, Samonella,…

Ngoài ra, môi trường sống thiếu ánh sáng, ẩm thấp, bí bách cũng khiến chó có khả năng bị nhiễm bệnh. Những nơi ẩm thấp thường có nhiều ve, rận, ký sinh. Những loài này xâm nhập vào cơ thể chó sẽ khiến bệnh viêm đường ruột có cơ hội phát tán.

Những dấu hiệu nhận biết chó bị bệnh viêm đường ruột

Triệu chứng của bệnh viêm đường ruột có thể dễ nhân thấy ở vẻ ngoài. Khi thấy chó bỏ ăn, hay uống nước nhiều lần trong ngày. Hoặc khi nôn ói, tiêu chảy thì bạn cũng đã phần nào biết chó đã bị bệnh viêm đường ruột. Khi đi ngoài, phân của chó có mùi hôi, tanh, màu bất thường. 

Chó bị bệnh viêm đường ruột thường mệt mỏi, ủ rũ

Bên cạnh đó, chó bị viêm đường ruột thường tỏ ra mệt mỏi, suy sụp, ốm yếu. Dáng đi liêu xiêu, má hóp, bụng trương. Có trường hợp sẽ bị sốt cao hoặc co giật. Khi thấy những dấu hiệu này cần tìm cách xử lý kịp thời để giữ tính mạng cho chó.

Cách xử lý và phòng bệnh viêm đường ruột ở chó

Cách xử lý

Khi chó bị bệnh viêm đường ruột, điều cần thiết nhất chính là đưa ngay cún đến bác sỹ thú y để kiểm tra. Không nên tự ý dùng thuốc, mua thuốc cho chó mà không có sự chỉ dẫn của bác sỹ. Điều này sẽ chỉ khiến bệnh trầm trọng thêm mà thôi.

Chú ý bụng của chó khi bị viêm đường ruột thường bị trương

Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể dùng những biện pháp để giảm nhẹ tình hình. Các biện pháp này chỉ được áp dụng khi chó bị bệnh viêm đường ruột ở mức độ nhẹ.

Nên dừng ăn trong vòng 1 ngày và bù nước, điện giải. Nếu sau 3-4 ngày hết các triệu chứng thì có thể cho ăn lại từ từ. Trong quá trình điều trị tuyệt đối không được cho chó ăn chất mỡ, tanh. Sau khi hồi phục hoàn toàn nên tẩy giun, sán.

Cách phòng bệnh

Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh. Vì thế, nắm được những cách phòng bệnh viêm đường ruột cho chó là rất cần thiết. Một vài lưu ý sau đây sẽ giúp bạn phòng bệnh cho chó dễ dàng hơn.

Chế độ dinh dưỡng luôn là quan trọng nhất. Phải cho chó ăn chín, uống sôi, tránh các loại thực phẩm sống, thức ăn ôi, thiu. Nên chọn những loại thức ăn cho chó phù hợp và có khẩu phần ăn hợp lý, không cho ăn quá nhiều hoặc quá ít.

Cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để mau lành bệnh

Vệ sinh chuồng trại, nơi chó ở để hạn chế tối đa những mầm bệnh có thể khiến chó bị bệnh viêm đường ruột. Ngoài ra, bạn cũng nên tắm cho chó thường xuyên 2 tuần/lần.

Nếu phát hiện thấy chó bị bệnh viêm đường ruột, cần tách ngay khỏi đàn để không bị lây bệnh cho nhau.

Tiêm vắc-xin cho chó lần đầu lúc 5 tuổi, tiêm nhắc lại sau 21 ngày. Sau đó tiêm định kỳ mỗi năm 1 lần. Hoặc bạn có thể dựa theo lời khuyên của bác sỹ thú y.

Định kỳ tẩy giun sán để chó luôn khoẻ mạnh, tránh các loại giun sán.

Liên kết facebook:  https://www.facebook.com/famipet.vn

HotLine: 0912 14 66 22

Bệnh Viêm Da Ở Chó

Nguyên nhân chó bị viêm da

Việc tìm hiểu nguyên nhân gây viêm da giúp chúng ta có thể xử lý đúng cách và phòng tránh bệnh tái phát. Hiện tượng viêm da ở chó thường do các loại ký sinh sống trên lông, tai và da chó như Otodectes cynotis, Demodex Canis, Sarcoptes gây ra. Các loại ký sinh này hút máu gây tổn thương da, dị ứng hay nhiễm trùng và dẫn đến chó bị viêm da có mủ.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chó bị nhiễm các loại ký sinh trùng, trong đó các nguyên nhân chính là:

Môi trường sống không sạch sẽ, ẩm thấp tạo điều kiện cho ký sinh trùng phát triển. Chó không được tắm rửa sạch sẽ, phơi nắng thường xuyên.

Dị ứng với thức ăn, bụi, thuốc, xà phòng,…

Nhiễm trùng từ vết thương hay biến chứng của bệnh lý khác, chẳng hạn như bệnh Care gây ra các nốt xuất huyết, từ đó dẫn đến viêm da.

Chó con bị lây từ chó mẹ đang cho con bú

Bị lây nhiễm từ chú chó khác qua tiếp xúc thường xuyên

Triệu chứng viêm da ở chó

Trong các nguyên nhân chó bị viêm da thì nhiễm vi khuẩn Demodex Canis phổ biến nhất và tỷ lệ chó bị nhiễm lên đến gần 27%. Các triệu chứng mà chó thường mắc phải khi nhiễm vi khuẩn Demodex là:

Chó bị viêm da, rụng lông ở các khu vực như: vùng đầu đặc biệt là quanh mắt, 4 chân, hậu môn.

Chó bị ngứa nên hay gãi và cào cấu ở các vùng da vị viêm, da ửng đỏ, dày lên và có vảy. Các vết thương vùng bị viêm có thể lở loét do bị gãi nhiều, nghiêm trọng hơn là bị nhiễm trùng và lan rộng nhanh chóng.

Nếu để lâu ngày sẽ có mủ chảy ra, nặng hơn có thể chảy dịch vàng và toàn thân chó có mùi hôi rất khó chịu.

Cách điều trị chó bị viêm da

Hiện tượng chó bị viêm da có thể không gây tổn hại đến sức khỏe của chúng ngay, nhưng nếu bạn không có phương pháp điều trị kịp thời thì sẽ gây khó chịu cho chính bản thân cún và cả người nuôi bởi chó bị viêm da có mùi hôi và rất ngứa, để càng lâu thì sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Khi cún cưng của bạn bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của tình trạng viêm da, ví dụ như chúng bắt đầu bị ngứa và gãi liên tục thì cần lập tức cách ly bé ra khu vực riêng, đặc biệt khi bạn nuôi chung với vật nuôi khác để tránh lây bệnh. Sau đó kiểm tra các vùng chúng gãi để xác định tình trạng viêm. Nếu tình trạng viêm nhẹ và chưa xuất hiện mủ thì có thể xử lý tại nhà.

Để điều trị hiệu quả đầu tiên bạn cần cạo sạch phần lông ở vùng viêm để loại bỏ nơi sinh sôi phát triển của ký sinh trùng. Nếu chó đã có dấu hiệu lở loét thì bôi thuốc sát trùng quanh khu vực này. Lúc này nhiều người thắc mắc chó bị viêm da có nên tắm không, câu trả lời là nên để giữ cho chúng sạch sẽ, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn. Đặc biệt lưu ý sử dụng loại dầu tắm chuyên dụng cho chó, tránh sử dụng các sản phẩm cho người hay xà bông, nước rửa chén sẽ khiến tình trạng viêm da tồi tệ hơn.

Theo dõi tình trạng của cún thường xuyên để xử lý kịp thời. Nếu bệnh diễn biến xấu hơn thì hãy liên hệ bác sĩ thú y càng sớm càng tốt để được tư vấn và điều trị đúng cách. Không nên tự ý mua thuốc về dùng cho cún vì nếu sử dụng sai thuốc thì bệnh sẽ càng nghiêm trọng và có thể gây ra nhiều biến chứng khác.

Phòng tránh bệnh viêm da ở chó như thế nào?

Thường xuyên tắm cho chó bằng các loại dầu, sữa tắm chuyên dụng.

Tạo môi trường sống sạch sẽ cho cún cưng. Nên sử dụng các loại thuốc phun, xịt trị ghẻ, ve chó, ký sinh trùng quanh nơi ở của chúng định kỳ 2 – 3 tháng/ lần.

Tiêm phòng ghẻ cho chó theo chỉ dẫn của bác sĩ và phòng khám thú y.

Thường xuyên cắt tỉa, chải lông cho chó, vừa giúp chúng có bộ lông đẹp lại có thể dễ dàng phát hiện các dấu hiệu bất thường trên da chúng.

Chú ý đến chế độ dinh dưỡng, sử dụng các loại thực phẩm sạch, không cho chó ăn các loại thức ăn bị hỏng, ôi thiu.

Nếu phát hiện chó mẹ đang cho con bú có dấu hiệu viêm da cần dừng cho bú và cách ly chó con ngay. Trong thời gian điều trị cho chó mẹ sử dụng sữa ngoài thay thế.

Chó bị viêm da là một trong những bệnh lý rất hay gặp ở chó, đây tuy là bệnh dễ mắc phải nhưng cũng dễ phòng tránh. Vì vậy hãy chủ động trong việc chăm sóc người bạn thân thiết của mình, tham khảo những kinh nghiệm được chia sẻ ở bài tổng hợp trên của PetCare chắc chắn sẽ hữu ích cho bạn khi cần.

Bệnh Viêm Da Demodex Ở Chó

https://dreampet.com.vn/kien-thuc-ve-benh-viem-da-o-cho-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-hieu-qua-nhat/

Bệnh viêm da Demodex ở chó là gì?

Bệnh viêm da Demodex là bệnh gây nên bởi một loại côn trùng chân khớp. Ký sinh tạm thời ở nang lông, gần nang lông, tuyến bã, trên vảy da ở người và súc vật. Demodex là loại ký sinh nhỏ nhất trong ngành chân khớp, có khoảng 65 loài Demodex được biết đến. Demodex là một loại ký sinh trùng thuộc ngành động vật chân đốt (Arthropoda) nhỏ nhất, lớp Nhện (Arachnida), bộ Ve (Acarina), họ Demodicidae.

Có thể nói, Demodex là một loại ký sinh bình thường trên hệ thống da của chó (trong tuyến bả nhờn) khi ở một số lượng thấp. Tuy nhiên nếu số lượng của chúng vượt quá mức độ cho phép của hệ thống miễn dịch. Chúng sẽ gây ra bệnh ghẻ Demodex cho chó với những triệu chứng về da nghiêm trọng.

Bệnh này lây lan chủ yếu qua sự tiếp xúc. Có thể lây từ mẹ sang con do tiếp xúc trong vòng một đầu sau khi sinh. Đó cũng là nguyên do vì sao bệnh thường xuất hiện ở phần đầu và chân trước. Sau đó bệnh mới lây lan đến những nơi khác. Demodex ký sinh sâu trong nang lỗ chân lông, tuyến bã nhờn gây kích ứng viêm da. Chúng thường kết hợp với tụ cầu mũ da staphylococcal pyoderma. Gây viêm da hóa mũ. Chó bị viêm da demodex thường gầy gò, yếu đuối. Nếu để tình trạng viêm da lâu ngày, biến chứng về thận có thể xảy ra. Gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của cún.

Dấu hiệu lâm sàng thường thấy ở chó là hiện tượng rụng lông, da nhờn, sừng hóa da. Bệnh có thể có ở chó vài ngày sau khi sinh. Tỷ lệ nhiễm cao dần do tiếp xúc mẹ truyền sang con. Dấu hiệu thường thấy như: da ửng đỏ, có vảy, lỡ loét quanh chân, không có lông xung quanh mắt hay toàn bộ cơ thể chó.

Nếu ở dạng cục bộ thì vùng tổn thương thường gặp là trên mặt, hai mí mắt, chân trước của chó. Tổn thương cục bộ thường ở trạng thái nhẹ thường không phát triển thành dạng viêm có mủ kế phát.

Nếu ở dạng toàn thân thì da đỏ với nhiều dịch rỉ máu và huyết thanh. Trường hợp này thường kết hợp với viêm nhiễm do các vi trùng cơ hội như: Staphylococcus aureus, Pseudomonas sp gây sinh mủ và có mùi hôi tanh.

Nhận biết bệnh viêm da Demodex ở chó

Dựa vào triệu chứng bệnh tích. Bệnh do Demodex không gây ra ngứa nhiều ở chó. Tuy nhiên, chó có hiện tượng rụng lông ở nhiều nơi đặc biệt quanh mắt, tứ chi hay toàn bộ cơ thể. Ở dạng cục bộ rụng lông thành từng vùng không thấy viêm. Dạng toàn thân da đỏ với nhiều dịch rỉ, viêm da có mủ, mùi hôi tanh.

Nếu cún của bạn có bất kì triệu chứng nào như trên, hãy đưa cún đến bệnh viện thú y Dreampet để thăm khám và điều trị kịp thời.

Cách điều trị bệnh ghẻ cho chó hiệu quả

Kim Anh

Lưu ý: Cần phải có JavaScript với nội dung này.

BỆNH VIỆN THÚ Y DREAMPET

Bệnh viện thú ý Số 1 Việt Nam về Uy tín, chuất lượng, cùng đội ngũ bác sỹ thú y giỏi, yêu nghề !

Địa chỉ : Số 44 – Lô B1 – Nguyễn Cảnh Dị – KĐT Đại Kim – Hoàng Mai – Hà Nội

0901.203.999 Đặt lịch khám

Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Viêm Ruột Do Thức Ăn Ở Chó trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!