Xu Hướng 3/2023 # Bệnh Viêm Gan Truyền Nhiễm Trên Chó # Top 9 View | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bệnh Viêm Gan Truyền Nhiễm Trên Chó # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Bệnh Viêm Gan Truyền Nhiễm Trên Chó được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

● Hepatitis infectius canine Là bệnh truyền nhiễm cấp tính, đặc trưng bằng sự sốt cao, viêm cata niêm mạc đường hô hấp và đường ruột, tổn thương thận và hệ thống thần kinh trung ương. Bệnh có khắp nơi trên thế giới. Ở nước ta chưa có những công bố chính thức.

1. Căn bệnh

Virus chứa AND. Họ Adenoviridae. Giống Mastadenovirus. Virus hướng thần kinh và gan. Virus bền vững với những tác nhân vật lý khác nhau, khi đông lạnh, lúc sấy khô và ở trong dung dịch glycerin 50%. Ở nhiệt độ phòng virus sống tới 1 năm. Trong tự nhiên nó được bảo tồn trên 2 năm. Ở 40 C virus bảo tồn hoạt tính hơn 9 tháng. Ở 500 C “ 150 phút. Ơ 1000 C “ 1 phút. Virus bền vững với ether, chloroform, methanol. Virus không bền vững với: formalin, phenol, vôi mới tôi. Những chất trên diệt nó trong vòng 30 phút.

2. Dịch tễ

 - Loài vật mắc bệnh: trong tự nhiên chó mọi lứa tuổi, tất cả các giống đều có thể mắc bệnh, nhưng chó non 1,5 – 6 tháng tuổi thường cảm nhiễm hơn cả. Chó già trên 3 năm ít mắc mắc bệnh. Cáo, chó sói, chó núi cũng mắc bệnh. Một vài giống khỉ, chuột và người có thể mang virus (thể ẩn).

– Nguồn virus chính: những con con chó dương bệnh và mang virus. Từ những con chó đó virus được bài tiết ra ngoài qua: phân, nước tiểu, dịch mũi, chất tiết của kết mạc.

– Nét đặc biệt dịch tễ học của Viêm gan virus ở chó là sự mang virus tiếp tục, lâu dài ở động vật khỏi bệnh tới nhiều năm sau.

 - Nguồn dự trữ tự nhiên: thú hoang, chó lang thang.

– Virus xâm nhập chủ yếu là đường tiêu hóa, lây lan trực tiếp từ những chó nhốt chung hoặc gián tiếp qua thức ăn, nước uống bị nhiễm, qua dụng cụ chăm sóc, cầm cột…

– Phát tán bệnh khi tiêm phòng đại trà không quán triệt các nguyên tắc vô trùng, khử trùng.

– Có những dẫn liệu về những con chó cái mang bệnh nhiều năm, lây sang những con của nó; và lây sang cả những con chó đực tiếp xúc với chúng, nhất là khi giao phối.

– Sự quá lạnh, quá nóng, cho ăn uống không đầy đủ, nhiễm trùng, bệnh giun sán và những tác động không thuận lợi khác hoạt hóa tiến triển tiềm tang của Viêm gan truyền nhiễm, dẫn đến sự xuất hiện những triệu chứng lâm sàng của bệnh.

 - Tỉ lệ chết: 20%. – Viêm gan truyền nhiễm thường ghép với các bệnh khác: Carre, Salmolenosis, Colibacterios… dẫn đến sự chết nhanh của động vật và gây khó khăn cho việc chẩn đoán.

– Kháng thể chống virus xuất hiện vào ngày thứ 15 – 21 sau khi mắc bệnh; đạt tối đa vào ngày thứ 30, kéo dài suốt đời.

3. Sinh bệnh học 

Virus CAV-1 qua đường miệng, tiêu hóa xâm nhập mô bào hầu hết các cơ quan cơ thể của chó, dù chưa phát bệnh (ủ bệnh) nhưng thời gian nhiễm CAV-1 này đã có thể lây truyền sang chó khác qua các chất bài tiết : phân, nước tiểu và rớt dãi…Những con chó may mắn khỏi bệnh vẫn mang virus tới 9 tháng sau.

4. Triệu chứng:

– Thời gian nung bệnh tự nhiên 3-9 ngày, gây bệnh thực nghiệm 2-6 ngày 20 * Thể cấp tính

– Sau thời gian nung bệnh xuất hiện các triệu chứng: ức chế, uể oải, ủ rũ, không ăn, khát nước, thường nôn ra các hỗn hợp dịch mật màu vàng.

– Viêm hạch amidan.

– Viêm giác mạc: lúc đầu nước mắt loãng sau có dử; mắt có màng, đục như cùi nhãn ở 1 mắt hay cả hai mắt (đây là một trong những triệu chứng điển hình để chẩn đoán).

– Con vật ít hoạt động, đi lại chệnh choạng, không vững, nằm nhiều.

 - Sốt: lúc sốt lúc không. Khi sốt quan sát được sự rối loạn của hoạt động tim mạch. Nhịp tim 90-110 lần/phút hoặc cao hơn nữa.

– Biểu hiện tiêu chảy: phân nửa rắn nửa nát → nát có vệt máu tươi.

– Niêm mạc màu vàng đặc biệt là niêm mạc mắt, lưỡi.

 - Đau vùng gan, co người lại rên rỉ.

 - Có biểu hiện co giật hoặc liệt chân sau.

 - Xét nghiệm máu: lúc đầu bạch cầu giảm (2-3 nghìn/ 1mm3 ), về sau tăng (30-35 nghìn/ 1mm3 ).

* Thể mạn tính Triệu chứng, bệnh tích xảy ra đột ngột, không xác định.

– Sốt nhẹ, kéo dài, không dứt cơn.

– Con vật ngày càng gầy còm, ốm yếu, thiếu máu.

– Niêm mạc nhợt nhạt.

– Mô liên kết dưới da bị phù nề.

– Viêm giác mạc lâu không khỏi.

 - Viêm dạ dày, ruột.

 - Phân lúc nát có vệt máu.

– Chó cái chửa thường hay sảy thai, đẻ non hoặc con chết ngay sau khi đẻ

* Thể tiềm tàng (ẩn) Chó ốm bài tiết virus nhưng không có triệu chứng của bệnh, có thể bùng phát khi gặp những điều kiện không thuận lợi làm giảm sức đề kháng của con bệnh.

5. Bệnh tích

 - Mức độ nặng nhẹ khác nhau phụ thuộc vào thời gian mắc bệnh.

– Kết mạc xung huyết màu vàng

– Niêm mạc nhợt nhạt, có điểm lấm tấm xuất huyết.

– Hạch amidan viêm, phù

– Bệnh tích đặc trưng ở gan: sưng to, màu nâu hay đỏ sấm, trên bề mặt phủ lớp fibrin mỏng, thành túi mật bị phù, tích dịch ở xoang bụng, dịch trong suốt hay màu vàng lẫn máu.

 - Lách sưng to

– Dạ dày chỉ có chất nhày, màu nâu đậm (màu của máu lâu ngày). Niêm mạc dạ dày xuất huyết, có những lớp nhầy dày đặc

 - Thận sưng to, màng thận dễ bóc. Nhu mô thận xuất huyết điểm hoặc xuất huyết vạch.

6. Chẩn đoán: Phân tích số liệu về dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng, biến đổi bệnh lý.

7. Điều trị:

– Không cho ăn thức ăn chứa mỡ.

– Dùng vitamin nhóm B, đặc biệt B12 làm giảm sự thấm nhiễm mỡ, tăng hoạt động của chức năng gan.

 - Vitamin C: trộn vào thức ăn 10 – 15 ngày, tạo điều kiện cho quá trình tổng hợp glycogen ở gan, tăng cao chức năng giải độc của gan, đặc biệt là tăng sự tái sinh của tế bào gan.

– Bù nước, cân bằng điện giải: truyền dung dịch đường glucose, Ringer lactate…

– Dùng kháng sinh chống nhiễm trùng kế phát.

Có Nên Cho Con Bú Khi Bị Nhiễm Viêm Gan B Không?

Trong nhiều nghiên cứu được lập ra về vấn đề những bà mẹ bị viêm gan B có nên nuôi con bằng sữa mẹ hay không? sau nghiên cứu người ta thu được rằng, viêm gan B không lây qua sữa mẹ nên việc các bà mẹ sinh con bị mắc nhiễm viêm gan B vẫn có thể cho con bú nếu như được điều trị và bảo vệ bằng phương pháp đặc biệt. Sữa mẹ là sản phẩm hoàn hảo với nhiều chất dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ, trong sữa còn có nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại nhiều bệnh tật vì vậy các mẹ không nên bỏ qua. Không có một bằng chứng nào cho rằng bú mẹ bị nhiễm viêm gan B cao hơn trẻ bú bình. Vì vậy, các mẹ bị nhiễm virus không nên nghĩ rằng mình không nuôi được con bằng sữa mẹ mà bỏ qua nguồn dinh dưỡng này. Tuy nhiên thường thì người ta khuyến cáo không nên cho trẻ bú khi núm vú bị nứt lẻ và có những vết thương hở, có thể mà máu người mẹ vô tình gây nhiễm virus viêm gan B cho trẻ.

Viêm gan B là bệnh do virus khi xâm nhập vào cơ thể chúng gây tổn thương tế bào gan nếu không được chữa trị kịp thời thì có khả năng cao biến chứng thành xơ gan, ung thư gan. Căn bệnh này hiện đang là một trong những mối đe dọa lớn ở nước ta. Trẻ lây viêm gan B từ mẹ truyền sang con cũng là một trong những con đường chiếm tỷ lệ lớn, tuy nhiên đó chỉ là ở giai đoạn mang thai và khi sinh con. Tại thời điểm này, máu mẹ tiếp xúc với máu con nên có sự truyền bệnh, dù sinh thường hay sinh mổ cũng không ngăn được tình trạng này. Còn việc nuôi con thì chỉ khi trong quá trình bất cẩn thì trẻ mới có thể mắc nhiễm từ việc lây truyền qua đường máu.

Ngoài ra người mẹ bị nhiễm viêm gan B trong thời kỳ cho con bú cũng nên có một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Tốt nhất là nên ăn uống đủ chất dinh dưỡng nhằm cung cấp một nguồn sữa đầy đủ chất cho con và để phục hồi chức năng cho gan bị viêm nhiễm, chỉ nên ăn kiêng khi có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được sử dụng rượu, bia, thuốc lá, các chất hóa học độc hại, thuốc khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Hi vọng những thông tin trên sẽ mang lại cho các bà mẹ sẽ và chuẩn bị làm mẹ những kinh nghiệm chăm sóc trẻ một cách hợp lý nhất có thể. Chúc gia đình bạn luôn hạnh phúc khỏe mạnh!

Bệnh Viêm Tử Cung Trên Chó

Bệnh viêm tử cung trên chó

chó bị viêm tử cung, viêm tử cung tích mủ trên chó, chó bị chảy dịch nhầy tanh khắm ở phầm âm môn, điều trị chó bị viêm tử cung, phẫu thuật viêm tử cung trên chó

NGUYÊN NHÂN

            Do nhiễm khuẩn khi giao phối: xảy ra khi con đực bị viêm cơ quan sinh dục hoặc do tác động cơ giới nào đó gây sây sát tổn thương bộ phận sinh dục cái, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.

            Do hậu quả của quá trình sinh đẻ, sót nhau, sảy thai, thai chết, máu và dịch thẩm xuất tích lại trong tử cung, âm đạo chó tạo điều kiện cho vi khuẩn từ cổ tử cung xâm nhập vào gây bệnh. Các vi khuẩn thường gặp là tụ cầu khuẩn Staphylococcus, liên cầu khuẩn Streptococcus, E. coli dung huyết và Klebsiella.

Do trùng roi (Trichomonas fortus), nấm (Candida albicans)

TRIỆU CHỨNG

Viêm cấp tính

            Con vật sốt cao, ủ rũ, mệt mỏi, ăn ít, khát nước, nôn mửa

            Con vật thường có biểu hiện bồn chồn, đau vùng hông, hay quay đầu lại phía sau.

            Âm đạo sưng, đỏ, nóng, đụng đến con vật có biểu hiện trạng thái đau đớn rõ rệt. Từ cơ quan sinh dục luôn chảy ra ngoài một hỗn dịch bao gồm dịch rỉ viêm, dịch nhầy mùi tanh khắm.

Viêm mạn tính

            Triệu chứng thể hiện thất thường, dịch tử cung chảy ra liên tục hoặc ngắt quãng có mùi hôi thối, dịch dính bẩn vùng đuôi, chân sau.

            Niêm mạc âm đạo dày lên, màu đỏ thẫm, vật mệt mỏi, ăn ít và kém vận động.

PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH

Phòng bệnh

            Cho vật ăn uống đủ chất, sạch sẽ, chuồng thoáng mát, vệ sinh.

            Thường xuyên vệ sinh cơ thể, lau rửa âm môn bằng dung dịch nước muối hay thuốc tím nhất là trước khi phối giống.

            Tay của kỹ thuật viên hay dụng cụ sử dụng trong các thao tác khám thai, đõ đẻ hay khi can thiệp đẻ, mổ đẻ, sát nhau đều phải vô trùng.

            Sau những ca phẫu thuật đẻ khó phải tiêm kháng sinh để chống nhiễm khuẩn và thụt rửa âm đạo bằng dung dịch Rivanol 0,1% hay Chloramphenycol 4%.

Điều trị

            Theo nguyên tắc chung là điều trị nguyên nhân kết hợp điều trị triệu chứng, kết hợp với các thuốc bổ trợ và chăm sóc, nuôi dưỡng chu đáo nhằm tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

            Thụt rửa tử cung, âm đạo bằng dung dịch Rivanol 0,1% hay thuốc tím 0,1%, mỗi ngày thụt rửa một lần, trong 3 – 5 ngày.

            Chống nhiễm khuẩn: sử dụng một trong các thuốc kháng sinh sau đây:

            Có thể dùng Penicillin, Ampicillin: tiêm bắp liều 10.000 UI/kg thể trọng/ngày, Kanamycin: tiêm bắp liều 10 mg/kg thể trọng/ngày. Điều trị liên tục trong 5 – 7 ngày.

            Điều trị viêm âm đạo do nhiễm khuẩn và nhiễm nấm

            Sử dụng một trong các loại thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn giới thiệu ở trên kết hợp với thuốc đặc trị trùng roi và nấm:

            + Klion: hòa nước cho uống, liều 10mg/kg/ngày. Điều trị liên tục 5 – 7 ngày.

            + Ketomycin: chó 1 – 2 g/con, mèo 0,5 – 1 g/con, hòa nước sạch hay nước cháo cho uống. Điều trị liên tục trong 5 – 7 ngày.

            + Dearnewtab: đặt vào âm đạo 1 viên/ lần, ngày đặt 2 lần, với mèo đặt 1/2 viên/ngày.

            + Flagystine: 1 viên/lần/ngày đặt sâu vào tử cung

            + Metronidazole, Nystatine, Dexamethasone: đặt sâu vào tử cung, chó 1 viên/lần/ngày, mèo 1/2 viên/lần/ngày. Cần ngâm viên thuốc vào nước khoảng 30 giây trước khi đặt.

            Thuốc chữa triệu chứng: cầm máu bằng vitamin K, hồi phục tổ chức niêm mạc tử cung, âm đạo: tiêm vitamin A, D, E.

            Chống kích ứng niêm mạc và chống co thắt tử cung, âm đạo: tiêm bắp Atropin 1% hay Primeran liều 1-2ml/con/ngày.

            Trợ sức, trợ lực bằng cách tiêm vitamin B1 2,5%, vitamin C 5%, B. complex

            Truyền dung dịch mặn – ngọt đẳng trương 15 – 20 ml/kg thể trọng/ngày. Truyền 2 – 3 ngày.

                                                                                                                                      Nguồn: Nguyễn Văn Thanh

Triệu Chứng Khi Chó Bị Viêm Gan

Triệu chứng khi chó bị viêm gan có thể bị nhầm lẫn với một vài căn bệnh thông thường khác. Bệnh viêm gan ở chó được coi như một trong những căn bệnh hiểm nghèo của loài chó. Bệnh có thể khiến chó tử vong nhanh chóng nếu không được chẩn đoán và xử lý kịp thời.

Triệu chứng khi chó bị viêm gan cần nhận biết sớm

Căn bệnh này có thể tìm đến với mọi chú chó nếu chưa được tiêm phòng vắc-xin. Bệnh tuy không gây ảnh hưởng hay lây sang con người. Tuy nhiên, đối với riêng loài chó, căn bệnh này có khả năng lây lan với tốc độ chóng mặt!

Độ tuổi chó dễ mắc bệnh viêm gan nhất

Mặc dù chó chưa được tiêm chủng ở mọi lứa tuổi cũng có thể bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, độ tuổi mà chó thường dễ mắc bệnh viêm gan nhất thường là chó non đang trong giai đoạn phát triển. Đặc biệt, tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất là ở chó dưới một năm tuổi.

8 triệu chứng bị viêm gan ở chó

Khi mắc bệnh viêm gan, chó trải qua thời kì ủ bệnh khoảng 4 – 7 ngày sau đó cơ thể bắt đầu xuất hiện những biểu hiện bất thường theo giai đoạn từ nhẹ đến nặng. Trong giai đoạn chớm phát bệnh, chó thường sẽ có những triệu chứng như sau biểu hiện ra bên ngoài.

Tăng nhiệt độ trực tràng (39,4°C đến 41,1°C), tăng tần số hô hấp.

Sốt có thể không còn, sưng hạch amidan thường kết hợp với viêm họng và viêm thanh quản, ho và có âm khan trên đường hô hấp.

Thường thấy các nốt bạch huyết trên cổ lớn lên gây phù nề dưới da đầu và cổ. Đau bụng và gan thường rõ ràng trong các ca bệnh cấp, đốm xuất huyết và các vết bầm lan rộng dưới da, chảy máu cam và chảy máu tĩnh mạch cũng thường xảy ra.

Vàng da không phổ biến trong giai đoạn cấp của bệnh, nhưng nó được tìm thấy trong một số chó sống sót qua giai đoạn phát cấp tính của bệnh.

Chướng bụng do sự tích tụ của chất lỏng (Bao gồm huyết thanh và máu) hoặc do xuất huyết nội.

Dấu hiệu thần kinh trung ương bao gồm: ủ rũ, mất phương hướng, co giật, hôn mê hoặc hôn mê sâu trong giai đoạn cuối của bệnh.

Chó bị ảnh hưởng nhẹ có thể phục hồi sau khi hết sốt, triệu chứng lâm sàng các biến chứng của bệnh thường xuyên kéo dài 5-7 ngày trước khi giảm bớt.

Phù giác mạc và viêm màng giữa của mắt thường xuất hiện khi các triệu chứng lâm sàng mất dần.

Khi chó có những triệu chứng bị viêm gan ở chó, diễn biến bệnh tiến triển vô cùng nhanh. Hậu quả của nó mang lại ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và tính mạng của các chú chó. Đặc biệt là ở chó non đang độ tuổi phát triển.

Tỉ lệ tử vong dao động từ 10% -30% và thường cao nhất ở những con chó rất nhỏ.

Lưu ý cần làm khi phát hiện chó xuất hiện triệu chứng bị viêm gan ở chó

Khi phát hiện chú cún nhà bạn chớm có biểu hiện giống như những biểu hiện phía trên của bệnh viêm gan, việc đầu tiên bạn cần làm là mang chúng đến khám tại những cơ sở, bệnh viện thú y uy tín để bác sĩ thú y kiểm tra tình trạng bệnh và có những chẩn đoán chính xác nhất.

Chó bị viêm gan thường có cơ hội sống rất thấp. Sức khoẻ của chó cũng vì đó mà suy giảm nghiêm trọng nếu mắc phải cơn “bạo bệnh” này. Hoàn toàn không có hiện tượng chó đái ra máu.

Do đó, thay vì luống cuống tìm giải pháp khắc phục sau khi mắc bệnh thì chủ động phòng bệnh viêm gan cho chó là phương án hữu hiệu hơn cả.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Viêm Gan Truyền Nhiễm Trên Chó trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!