Bạn đang xem bài viết Bệnh Tiết Niệu Ở Chó, Mèo được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
BỆNH TIẾT NIỆU Ở CHÓ, MÈO
Chó, mèo thường dễ mắc bệnh đường tiết niệu, trong đó, viêm thận và sỏi bàng quang chiếm tỉ lệ cao nhất. Bệnh tiết niệu có nhiều triệu chứng khác nhau nên chủ nuôi khó phát hiện.
Khi thấy chó có những biểu hiện khác thường như đi tiểu lâu, có những bãi nước tiểu rải rác, tiểu rắt, mèo thường liếm vùng sinh dục lâu,… do con vật thấy khó chịu và đau rát thì nghi ngờ bệnh tiết niệu. Nước tiểu có chức năng chính yếu trong việc loại thải các chất cặn bã của cơ thể và độc chất tích tụ trong máu. Đặc biệt, nước tiểu bài xuất urê và có vai trò duy trì sự cân bằng của cơ thể bằng cách điều hòa lượng nước tiểu và các chất khoáng được bài thải ra. Nước tiểu hình thành trong thận, trải qua sự lọc máu ở các đơn vị thận, nước tiểu tiếp tục đi qua ống dẫn tiểu đến bàng quang là nơi được lưu trữ, sau đó được tống ra ngoài qua niệu đạo. Khác với con người, chó mèo đực có xương dương vật, nên niệu đạo và nước tiểu phải đi qua xoang của xương này. Trong trường hợp sỏi niệu, xương dương vật gây cản trở việc loại thải sỏi và là điểm tắc nghẽn thường xuyên.
Các dạng bệnh trên thận gồm suy thận cấp và suy thận mãn.
Triệu chứng: Con vật thể hiện các triệu chứng như: vô niệu, nôn ói, chán ăn, mất nước, hạ thân nhiệt.
Chẩn đoán: Qua kiểm tra lâm sàng. Về sinh học cần làm các xét nghiệm: Nước tiểu, Creatinine, Ion đồ (K ,Na , HCO ,Cl), Huyết học (NF , Hématocrite).
Điều trị: Cách điều trị và mức độ khó khăn tùy thuộc vào tình trạng thận:
– Nếu có sạn: trích sạn hay giải phẫu lấy sạn.
– Phục hồi thể tích tuần hoàn, tiêm truyền dung dịch bổ dưỡng tương tự huyết tương (có thể dùng Vimelyte IV) hay muối (NaCl 0,9 %) hoặc truyền máu.
– Giữ ấm cho thú: Sưởi ấm, ủ ấm, xông bằng đèn hoặc tiêm thuốc (truyền Glucose ưu trương 10%, 30 %, Depancy, Calcium sandoz, Vime – Liptyl, Vime – Canlamin, …)
– Liệu pháp kháng sinh.
– Cân bằng thận hàng ngày.
– Đoán chừng các biến chứng để phòng ngừa.
* Phân đoạn các khiếm khuyết đột nhiên và bất ngờ chức năng thận để có biện pháp xử lí: Nếu viêm thận cấp trên thận: vấn đề mạch. Nếu viêm thận cấp tại thận: do bị phá hỏng cơ quan (chấn thương, nhiễm trùng, nhiễm độc). Nếu viêm thận cấp sau thận: do tắc nghẽn niệu đạo, ngăn trở dòng chảy nước tiểu (thí dụ sạn).
Triệu chứng: Vô cảm. Các triệu chứng đường tiêu hóa (chán ăn, ói, tiêu chảy). Uống nhiều, tiểu nhiều (bình thường lượng nước uống trung bình của chó là 60 ml/kg thể trọng/ngày). Rối loạn thần kinh.
– Dùng thuốc điều trị chức năng và triệu chứng:
+ Bảo vệ dạ dày: Tagamet,10 mg/kg/ngày.
+ Chống sự tăng huyết áp: IECA (dùng Fortekor).
+ Chống thiếu máu: Érythropoïétine.
– Test kiểm tra Urê – Creatinine: 1 lần/tuần, nếu ổn định hơn 1 lần/2 tuần, nếu tiếp tục ổn định: 1 lần/tháng
– Chú ý cân bằng dinh dưỡng:
+ Cung cấp năng lượng bình thường : 70 kcal/kg/ngày
+ Vitamin B & D cần thiết (nhất là D3)
+ Chỉ định thức ăn
Sạn tiết niệu thường gặp trên chó hơn mèo. Với cách sản xuất thức ăn theo kiểu công nghiệp bằng cách nghiền bột xương sẽ tạo rất nhiều khoáng, do đó cần xem kỹ thành phần khi chọn thức ăn cho chó, mèo. Thành phần phụ phẩm lò giết mổ càng nhiều thì xương càng nhiều. Hai loại chó, mèo dễ bị sạn tiết niệu là: (1) Mèo đực thiến (giống nào cũng có thể bị). (2) Chó đực ít vận động, được ôm, ẵm suốt ngày. Giống dễ bị bệnh: Cocker, Dalmatian.
Vị trí sỏi: Cần biết sạn ở đâu để có tiên lượng trong quá trình điều trị:
+ Sạn bàng quang: Đặt ống thông tiểu, ống thông đi dễ dàng: dùng tay ép bàng quang cho nước tiểu và sạn bùn ra ngoài.
+ Sạn ống thoát tiểu: Ống thông đi khó khăn; thử bằng cách dùng syring gắn với ống thông, bơm nước vào trong, làm sạn bị đẩy trở lại bàng quang; sau đó thông tiểu lại như trên.
– Lâm sàng: Chó: Đi tiểu thường, tiểu lắt nhắt, nước tiểu có máu. Mèo: Tiểu ít, nhưng đau, hay kêu la.
– Xét nghiệm sinh hóa (IRC)
– Sạn: cần xét nghiệm nước tiểu để biết thành phần và loại sạn gì. Có 5 loại sạn:
+ pH = 6-7: sạn Oxalic, Phosphacalcic
* Một số trường hợp pH< 6 vẫn bị sạn thì phải kết hợp với X-quang, siêu âm để chẩn đoán.
* Một số thuốc làm hạ pH, nếu kiểm tra pH < 6 nghi ngờ bị sạn, cần phân tích sạn.
* Tác động khác: thức ăn, thuốc làm tan sạn.
(1) Giảm đau : Hoạt chất Phoroglucinol: Spasfon: 1 viên/10 kg hoặc – Spasmoglucinol (Cty Vetoquinol)
(2) Chú ý thận: Thận bệnh nghĩa là tiên lượng nặng (do bệnh lâu ngày)
(3) Uống nước: Làm cho thú uống nước để nước đến thận nhiều, giúp khả năng đẩy sạn ra ngoài cao. Thêm muối vào nước uống và thức ăn để chó uống nhiều nước (đối với sạn Uric, Oxalic, Que thử nước tiểu Cystinic, còn sạn Phospho Ammoniac Magne và Phosphocalcic không dùng cách này).
(4) Làm vô trùng đường tiểu: vì có sạn nên sẽ có nhiều biểu mô, vi khuẩn, nước tiểu, sạn,… Dùng kháng sinh tác dụng kéo dài nhiều ngày (ít nhất 20 ngày): Amoxi 15 % LA.
(5) Kiểm tra pH nước tiểu
(6) Thức ăn: Không cho ăn lòng gia súc (gan, thận, huyết), xương. Giảm protein. Không cho ăn rau, cải (trừ cà rốt) vì có nhiều Oxalate. Không cho ăn lúa: vì làm kết tụ calci.
(7) Thuốc trị sạn: Sử dụng các loại thuốc khác nhau tùy loại sạn:
– Sạn Uric: Allopurinol (Zyloric ) uống 30mg/kg/ngày chia 2 lần/ ngày, trong 1 tháng).
– Sạn Cystiric: Trolovol : 25 mg/kg/ngày, 3-4 tuần. Kết hợp Phosphalugel do làm tăng độ acid dạ dày.
– Sạn Phospho-Ammoniac- Magne: Otruvite. Không có thuốc trị sạn, giải pháp là giảm protein thức ăn, giảm P, giảm Mg.
– Sạn Oxalic, Phosphacalcic: Chú ý không cho ăn khẩu phần có quá nhiều Ca.
+ Esidrese: 1 mg/kg/ngày chia 2 lần, liều trình 1 tháng
+ Alcafor: 1 ml/kg/ngày chia 2 lần, liều trình 1 tháng
* Khi điều trị phải theo dõi chức năng thận: nếu chức năng thận yếu thì không điều trị, nếu thể trạng yếu thì điều trị không hiệu quả.
(8) Phẫu thuật lấy sạn: Khi giải phẫu phải chú ý điều kiện vô trùng, thể trạng chó. Dùng kháng sinh để chống nhiễm trùng. Sau khi gây mê, mở ổ bụng phần thấp, đưa bàng quang ra ngoài đặt lên vải gạc ướt, nhỏ nước sinh lý thường xuyên, tránh khô. Chọc lấy nước tiểu, không để nước tiểu chảy vào ổ bụng (nguy cơ nhiễm trùng, ngộ độc urê). Cắt bờ trên, không cắt bờ dưới. Hứng bàng quang trên vải gạc để tránh sạn bùn rơi vào ổ bụng, lấy hết sạn, không để sót. May bàng quang 2 đường: 1 đường tạm trước, dùng vải gạc kiểm tra xem đã khép chưa, may đường 2; Xong đưa bàng quang vào ổ bụng, đóng bụng.
Sỏi Tiết Niệu Ở Chó Mèo: Yếu Tố Hình Thành
là căn bệnh thường gặp và phổ biến. Cũng giống như trên người, sỏi tiết niệu sẽ gây đau buốt, và có thể gây nhiễm trùng rất nguy hiểm. Bài viết này của đội ngũ chuyên gia PetHealth sẽ giúp bạn hiểu kỹ hơn về vấn đề này!
Sỏi tiết niệu ở chó là gì?Sỏi tiết niệu là những khối tinh thể kết tụ một số thành phần trong nước tiểu ở đường niệu trên (chủ yếu từ can-xi). Chó hay bị mắc bệnh này nhiều hơn mèo. Bệnh thường gặp ở chó có độ tuổi từ 3 – 5 tuổi. Nhưng cũng có thể gặp ở chó nhỏ (sỏi bàng quang).
Viên sỏi lớn, sần sùi sẽ dễ bám vào niêm mạc và bị vướng lại. Sỏi niệu quản hay bị vướng lại ở các đoạn như sau:
Đoạn thắt lưng 1/3 trên của niệu quản.
Đoạn trong chậu hông bé.
Đoạn nội thành của bàng quang.
Cổ bàng quang là chỗ hẹp chủ yếu ở chó đực. Ở chó cái, cổ bàng quang có tiền liệt tuyến bao bọc nên sẽ khó qua hơn.
Trên chó cái niệu đạo không có chỗ hẹp và ngắn hơn nên sỏi ít bị vướng lại hơn. Còn đối với chó đực, niệu đạo có ba chỗ mở rộng ra và viên sỏi hay lọt vào đó.
Khi chó bị sỏi tiết niệu, cơn đau khi đi tiểu sẽ khiến nhiều chú chó khóc và dần trở nên trầm cảm. Biểu hiện như nôn và co giật cũng có thể xảy ra.
Vì sao chó mèo hay bị sỏi tiết niệu?Quá trình hình thành sỏi đường tiết niệu rất phức tạp, do nhiều yếu tố gây ra. 1 hòn sỏi thường có cấu trúc đặc thù gồm 2 yếu tố:
Chất mucoprotein có tác dụng như chất keo kết dính các tinh thể với nhau để tạo sỏi.
Các tinh thể của các chất bình thường được hòa tan trong nước tiểu. Chủ yếu là calci và oxalate. Ngoài ra còn có phosphate, magne, urat, cystine.
Khi nước tiểu bị cô đặc quá mức hoặc khi pH nước tiểu thay đổi thì các chất hòa tan trong nước tiểu sẽ kết tinh lại thành các tinh thể.
Và các tinh thể sẽ bị loại trừ theo dòng nước tiểu. Cần phải có chất mucoprotein thì các tinh thể mới liên kết được với nhau để tạo ra hòn sỏi. Nhiễm trùng tiết niệu dễ gây kết tụ sỏi.
Những bất thường ở đường tiết niệu làm chậm hoặc bế tắc dòng nước tiểu dễ gây kết tụ sỏi. Thức ăn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành những tinh thể sỏi này.
Với cách sản xuất thức ăn theo kiểu công nghiệp bằng cách nghiền bột xương sẽ tạo rất nhiều khoáng. Do đó bạn cần xem kỹ thành phần khi chọn thức ăn cho chó, mèo. Thành phần phụ phẩm lò giết mổ càng nhiều thì xương càng nhiều.
Yếu tố thúc đẩy hình thành gây nên bệnh ở chó mèo?Độ acid của nước tiểu (dựa vào độ pH): sỏi khoáng được hình thành trong nước tiểu có độ pH kiềm. Thức ăn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành những tinh thể sỏi này. Bình thường, nước tiểu của chó, mèo có tính acid (pH < 7). Có một số thức ăn làm cho nước tiểu trở nên kiềm tính và như thế tạo cơ hội thuận lợi cho việc hình thành sỏi khoáng. Nếu con vật uống ít nước, nước tiểu sẽ đặc hơn và các khoáng chất trong nước tiểu sẽ kết dính hơn. Nên việc cho chó, mèo uống nước (nhằm pha loãng nước tiểu) là một trong những yếu tố quan trọng. Nước tiểu bình thường vô trùng, nhưng khi nhiễm trùng, các vi khuẩn hiện diện sẽ làm tăng pH nước tiểu là tăng nguy cơ thành sỏi khoáng.
Các giống chó mèo dễ bị sỏi tiết niệu
Mèo đực thiến (giống nào cũng có thể bị)
Chó đực ít vận động, được ôm, ẵm suốt ngày. Giống dễ bị bệnh: Cocker, Dalmatian.
Xin chân thành cảm ơn!
Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% từ PetHealth, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ: Phòng chăm sóc khách hàng
Tắc Nghẽn Đường Tiết Niệu Ở Chó
Tắc nghẽn đường tiết niệu là một trường hợp y khoa khẩn cấp khiến cho chó khó tiểu và mỗi lần đi tiểu thường tiểu ít hoặc không có nước tiểu. Tắc nghẽn có thể là do viêm hoặc chèn ép trên niệu đạo, hoặc đơn giản là tắc nghẽn. Đã có phương pháp điều trị và tiên lượng của vấn đề này sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sự tắc nghẽn.
Tắc nghẽn đường tiết niệu xảy ra chủ yếu ở mèo đực, nhưng chó và mèo cái cũng có thể bị ảnh hưởng. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về ảnh hưởng của bệnh này đến mèo, vui lòng truy cập trang này.
Triệu chứngDấu hiệu đầu tiên của tắc nghẽn đường tiết niệu là khó tiểu. Điều này thực sự có thể giống như táo bón bởi vì con chó sẽ cúi về phía trước trong khi đi tiểu. Do đường tiểu bất thường nên dòng chảy nước tiểu sẽ bị gián đoạn và có thể bị đục. Nước tiểu có màu sậm hoặc đỏ.
Cơn đau do đi tiểu sẽ khiến nhiều con chó khóc và chúng sẽ ngừng ăn và trở nên trầm cảm. Nôn hoặc co giật cũng có thể xảy ra. Nếu chó không được điều trị y khoa, có thể sẽ xảy ra suy thận, một tình trạng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng trong vòng ba ngày kể từ khi có triệu chứng.
Nguyên nhânCó một số yếu tố nguy cơ gây tắc nghẽn đường tiết niệu bao gồm sỏi đường tiết niệu, bệnh tiết niệu (đặc biệt phổ biến ở chó cái), và bệnh tuyến tiền liệt (ở chó đực).
Sự tích tụ khoáng chất trong đường tiết niệu cũng có thể hình thành tắc nghẽn (tinh thể hoặc đá). Ngoài ra, các khối u, tổn thương và mô sẹo có thể dẫn đến tắc nghẽn.
Chẩn đoánBác sĩ thú y sẽ cẩn thận cảm nhận bụng chó. Suy thận cấp xả ra do áp lực trong hệ thống thận gia tăng và không có khả năng loại bỏ urê và các chất thải thường được loại bỏ trong nước tiểu khác. Điều này dẫn đến gia tăng chất thải và kali trong máu. Xét nghiệm máu ban đầu là rất quan trọng để xác định được dịch truyền thích hợp và phương pháp điều trị cần thiết khác.
Điều trịTình trạng tắc nghẽn phải được loại bỏ càng sớm càng tốt. Thường sẽ cần thuốc an thần. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tắc nghẽn mà bác sĩ thú y có thể sẽ sử dụng một số phương pháp để loại bỏ tắc nghẽn — ví dụ như massage niệu đạo và sử dụng chất lỏng để đẩy khối tắc nghẽn ra khỏi niệu đạo và vào bàng quang.
Ngay khi khối tắc nghẽn được lấy ra hoặc đẩy vào bàng quang, đôi khi một ống thông tiết niệu sẽ được đặt vào và duy trì ở đó trong ít nhất 24 giờ, tùy thuộc vào nguyên nhân gây tắc nghẽn.
Truyền dịch tĩnh mạch (IV) thường được sử dụng để bù nước cho chó và đưa nồng độ các chất điện giải về mức bình thường. Do sự tích tụ áp lực và không có khả năng loại bỏ nước tiểu và các thành phần của nước tiểu, toàn bộ hệ thống thận đều bị ảnh hưởng và có thể sẽ xảy ra tổn thương thận. Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng này được điều trị bằng cách truyền dịch và chất điện giải đầy đủ. Cũng có thể sẽ cần thuốc để điều trị đau.
Chăm sócĐiều quan trọng là phải theo dõi dòng chảy của nước tiểu để đảm bảo rằng không có dấu hiệu nào của biến chứng. Một số nguyên nhân gây tắc nghẽn niệu đạo có thể được điều trị và loại bỏ, còn những cái khác thì không thể. Do đó, giám sát vật nuôi cẩn thận là điều rất quan trọng.
Có thể sẽ cần phải thay đổi chế độ ăn uống để ngăn ngừa các tinh thể, đá hoặc các nguyên nhân tiềm ẩn khác của tắc nghẽn. Đảm bảo rằng chó của bạn có thể đi tiểu thường xuyên cũng sẽ giúp phòng ngừa bệnh.
Bệnh Nấm Da Ở Mèo
Bạn sẽ thấy rất lo lắng nếu mèo của bạn có dấu hiệu ngứa, rụng lông từng mảng, khu vực rụng lông màu đỏ,… Đây chính là các dấu hiệu của bệnh nấm da ở mèo. Bệnh này có thể lây lan toàn thân và lan ra cả đàn mèo nếu không chữa trị kịp thời thì có thể nhiễm trùng máu và dẫn đến tử vong
Bệnh nấm da ở mèo là gì?Bệnh nấm da có tên y học là dermatophytosis dùng cho tình trạng nhiễm nấm gây ảnh hưởng đến da, lông hoặc móng vuốt của mèo. Bệnh này xảy ra phổ biến ở hầu hết các loại động vật như chó, mèo,… Ở mèo thì thường xuất hiện ở ác giống mèo lông dài, mèo Tây hoặc mèo lai như mèo Ba Tư, mèo Anh lông dài và ở mèo con, mèo nhỏ. Những loại kí sinh trùng gây ra bệnh này có thể kể đến Microsporum canis, Trichophyton và Epidermophyton
Nguyên nhân mèo bị nấm
Khí hậu nóng ẩm là điều kiện lí tưởng để nấm phát triển. Nếu mèo không được sưởi nắng, sấy khô sau khi tắm, hay môi trường sống ẩm ướt thì rất dễ mắc bệnh nấm da
Có thể mèo của bạn bị lây ở những bé mèo khác: mèo hàng xóm hay mèo hoang,…
Nếu như bạn tắm quá nhiều cho mèo thì cũng có thể dẫn đến bệnh này bởi khi tắm sẽ làm giảm chất bã nhờn kìm nấm trên da.
Triệu chứng khi mèo bị nấm da
Trên da xuất hiện các lớp tế bào chết hay còn gọi là gàu, da bị kích ứng và mẩn đỏ
Mèo bị nấm thường hay ngứa ngáy, khó chịu, lông bị rụng thành từng mảng lớn
Khu vực rụng lông hình tròn, màu đỏ hoặc hình bầu dục có bờ màu hồng
Nếu mèo bị nấm nặng sẽ lây ra toàn thân, viêm da và để lâu ngày không chữa trị sẽ dẫn tới nhiềm trùng máu và tử vong
Cần phân biệt bệnh nấm và bệnh ghẻ. Bạn nên đưa mèo ra phòng khám thú y để chuẩn đoán chính xác hơn
Nếu bạn nhốt chung với nhau, bệnh nấm có thể lây lan nhanh sang các bé mèo khác, có thể lây sang người và trẻ nhỏ
Một triệu chứng khác là xuất hiện các nốt u hạt, nhọt trên da mèo
Cách phòng bệnh nấm trên mèo
Thường xuyên cho mèo tắm nắng, giữ vệ sinh sạch sẽ nơi nuôi mèo
Nuôi mèo ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc
Khử trùng các đồ chơi, dụng cụ hỗ trợ, lồng mèo, hút sạch lông bị rụng
Sấy khô lông mèo sau khi tắm
Những mèo bị bệnh nên cách ly với các bé mèo khác để tránh bệnh lây lan
Không mua mèo không rõ nguồn gốc
Không tiếp xúc trực tiếp với mèo bị nấm mà nên đeo gang tay
Cách điều trị mèo bị nấm
Khi bị nấm bạn nên cạo lông cho bé để tránh tình trạng nấm lan rộng và để dễ bôi thuốc hơn
Tắm cho mèo 1-2 lần/ tuần, sử dụng lá trà xanh, chanh tươi hoặc sữa tắm về nấm để tắm cho mèo
Vệ sinh sạch sẽ chỗ bị nấm
Một số loại thuốc đặc trị bôi nấm là: Nizoral, Kentax,Ketoconazol, Flucinazol ,fungikur hoặc thivandin, mỡ kẽm oxyd – dùng từ 1-2 lần/ ngày.
Sau khi bôi thuốc tránh không để mèo liếm phải, bạn có thể dùng loa cho mèo hay vòng bảo hộ cho mèo
Bạn có thể đưa bé đến thú y để điều trị một cách tốt nhất
Không tắm bằng xà phòng, vệ sinh vùng bị bệnh trước khi bôi thuốc
Kiểm tra và theo dõi trong thời gian điều trị
Phòng khám thú ý Thành Trung chính là nơi giúp khám, chữa và chăm sóc cho các bé chó mèo và các loại thú cưng khác của bạn luôn khỏe mạnhMọi thắc mắc chi tiết, quý khách hàng vui lòng liên hệ:
PHÒNG KHÁM THÚ Y THÀNH TRUNGBệnh Béo Phì Ở Chó Mèo
Bệnh béo phì – một căn bệnh phổ biến và dễ mắc phải ở chó mèo – đang trở thành “đại dịch” và có diễn biến tệ hơn. Các nhà khoa học và nhà nhân giống trên thế giới đã nghiên cứu tác động của chế độ dinh dưỡng và lối sống của vật nuôi và sau đó kết quả cho thấy hơn một nửa số lượng chó mèo bị thừa cân hoặc béo phì.
Tác động lâu dài của việc tăng cân quá mức có thể bắt đầu xuất hiện ngay cả khi vật nuôi của bạn vẫn còn là chó con và mèo con. Và sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi hậu quả của chứng béo phì có thể gây hại cho chó mèo cũng như đối với chủ nhân của chúng.
Theo nghiên cứu từ năm 2014 của Hiệp hội Phòng chống béo phì, gần 58% số lượng mèo và 53% số lượng chó bị thừa cân/béo phì. Và những con số này không ngừng tăng lên.
Một vấn đề chung của các chủ vật nuôi khi được Hiệp hội Phòng chống béo phì mời đến cuộc nghiên cứu đó là: đa số đều nghĩ rằng vật nuôi của mình đều ở mức trọng lượng trung bình. Điều đó cho thấy các chủ vật nuôi không quan trọng việc chó mèo của mình đạt trọng lượng bao nhiêu.
Ở chó, việc tăng quá trọng lượng cho phép ở mức 5%, chúng đã có thể có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe.
Bệnh tiểu đường: bệnh này ảnh hưởng đến khả năng xử lý glucose dưới dạng đường có trong máu. Dấu hiệu của bệnh này là khát quá mức, không thèm ăn, đi tiểu thường xuyên.
Viêm xương/khớp: do phải chịu đựng sức nặng quá tải của cơ thể dẫn đến việc gây khó khăn trong vấn đề đứng, leo cầu thang, giảm sức trong quá trình tập thể dục.
Vận động thường xuyên chính là những gì mà vật nuôi của bạn cần trong giai đoạn này.
Ở ROYAL CANIN, chúng tôi luôn mong muốn chó mèo có được cuộc sống tốt nhất, việc duy trì cân nặng ổn định và khỏe mạnh có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của thú cưng.
Giảm thiểu rủi ro về sức khỏe bằng cách duy trì trọng lượng lý tưởng cho chó và mèo thông qua việc kiểm soát lượng calo và tập thể dục thường xuyên.
Thăm khám bác sĩ thú y thường xuyên nhằm có được những lời khuyên tốt nhất cho việc kiểm soát cân nặng.
Video: 4 dấu hiệu cho thấy mèo đang tăng cân quá đà
Bệnh Dịch Hạch Ở Chó Mèo
Bệnh dịch hạch ở chó là 1 căn bệnh truyền nhiễm rất mãnh liệt, chủ yếu là ở chó non. Những con chó già tuổi cũng dễ bị mắc bệnh dịch hạnh. Ngoài ra bệnh dịch hạch còn lây truyền sang cả mèo và sang cả các động vật ăn thịt (chồn hôi, thuỷ thắt (con rái cá nâu – ND), chó núi, linh cẩu vằn, chó sói, cáo v.v…).
Tác nhân gây ra bệnh dịch hạch là virus. Bệnh dịch hạch lây truyền qua đường hít thở (hô hấp – ND) và đường tiêu hoá. Sau khi lọt vào cơ thể virus cụ chăm sóc, thức ăn, ôi thiu Là nơi ở và đệm đã có chó ốm ở và nằm hoặc có thể do người, do các phương tiện giao thông.
Các dấu hiệu của bệnh: Khi chó mới bị mắc bệnh dịch hạch thì rất khó để phát hiện. Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh là: chó hơi khó chịu, uể oải, mệt nhẹ, lông xù lên, ăn kém, thỉnh thoảng nôn mửa, có vẻ chối từ công việc, niêm mạc mắt … mồm đỏ lên, nước mắt và nước mũi chảy ra nhưng không nhiều, hơi bị đi tháo dạ. Những dấu hiệu này có thể thể hiện ở những con chó này thì mãnh liệt hơn nhưng ở những con chó khác thì lại yếu hơn. Khi vừa mới bắt đầu bị mắc bệnh, nhiệt độ cơ thể của chó tăng lên đến 39,5oC – 40 oC, nhiêệ độ như vậy kéo dài trong 2 đến 3 ngày liền, sau đó dần dần nhiệt độ hạ xuống mức bình thường. Đối với những con chó khoẻ thì đến đây ta có thể nói là đã kết thúc bệnh tật và dần dần hồi phục là sức khoẻ, nhưng đối với những con chó yếu thì sức khoẻ bề ngoài tưởng là bình phục nhưng nhiệt độ lại bỗng dưng tăng lên đến 40oC – 41oC và sự thương tổn các niêm mạc lại trầm trọng hơn. Nước mũi chảy ra nhiều, biến thành mủ và có màu sắc vàng – xanh, 2 mí mắt khép lại, chó sợ ánh sáng, đôi khi giác mạc mắt vẩn đục. Niêm mạc mũi đỏ lên, phù, nước mũi khô lại và nứt ra. Chó hắt hơi, mũi cọ vào chân, hay liếm mép. Sau đó nước mũi lại chảy ra, lúc đầu trong, sau đó là chất mủ. Nước mũi chảy ra bịt kín các ngách mũi, đóng thành vảy xung quanh vành mũi làm cho chó rất khó thở.
Nếu bệnh tiến triển theo chiều hướng nặng thêm thì chó sẽ bị ho. Lúc đầu chó ho khan, đau cổ, sau đó ho ẩm và có đờm. Khi chó bị thương tổn đường hô hấp sâu thì chó sẽ bị viêm phế quản – phổi, nhịp thở khoảng từ 60 – 80 trong 1 phút, nước mủ từ mũi chảy ra, có màu xám – vàng – xanh và mùi rất khó chịu. Chó ho đau đơn, 2 má sưng to lên, đi lại rất khó khăn, nằm rên, không ăn uống gì. Khi bị bệnh dịch hạch chó đang bị táo bón cũng nhanh chóng chuyển sang tình trạng đi tháo dạ. Phần lớn các trường hợp bệnh đau dạ dày – ruột lại tiến triển như bị viêm dạ dày – ruột rất nặng và thường là chó bị chết.
Lúc bệnh ở thời điểm cao độ hoặc lúc trạng thái cơ thể đã bắt đầu khá lên thì xuất hiện sự thương tổn hệ thần kinh: chó khó chịu, hay sợ hãi, sự cảm giác giảm sút hoặc sự kích thích các cơn co giật của các nhóm cơ khác nhau tăng lên. Thông thường các cơn đau thần kinh kết thúc bằng các được cắt các cơ quan riêng biệt, tức là ở chó có thể xuất hiện sự rối loạn chuyển động, hoặc bị mù, bị điếc, hoặc mất cảm giác khứu giác, sa lưỡi, tứ chi và đuôi bị bại liệt. Bệnh dịch hạch có thể có dạng rất dễ nhận ra dấu hiệu của bệnh, ví dụ như bệnh đau dạ dày – ruột, bệnh thuộc về các cơ quan hô hấp hoặc bệnh thuộc về hệ thống thần kinh trung ương.
CHỐNG BỆNH DỊCH HẠCH Ở CHÓ
Cần phòng cho chó tránh khỏi bệnh truyền nhiễm (virus bệnh dịch hạch). Nuôi dưỡng chó nghiệp vụ ở những nơi kín, không cho tiếp xúc với chó lạ, mèo lạ hoặc các động vật khác dễ bị mắc bệnh dịch hạch. Hàng năm các bộ phận thú y chuyên khoa phải đặt ra thời gian tiêm phòng cho chó để chống bệnh dịch hạch. Có thể tiêm phòng dịch cho chó con ngay từ khi chúng bước sang tháng tuổi thứ 3. Phải đặc biệt quan tâm đến những con chó gầy yếu và bị rối loạn hệ thần kinh mặc dù không đáng kể, phải xem xét kỹ chúng như những con vật có khả năng truyền virus.
Cần giúp cơ thể chó chống lại các bệnh truyền nhiễm.
Khi phát hiện thấy các dấu hiệu của bệnh dịch hạch hoặc nghi ngờ một số con chó đã mắc bệnh dịch hạch thì phải mau chóng tách chúng ra khỏi các con chó đang khỏe và nuôi cách ly. Những con chó con thì phải theo dõi và đo nhiệt đô cho chúng hàng ngày vào buổi sáng và buổi chiều. Sau mỗi lần đo nhiệt độ cho chó cần sát trùng bằng dung dịch natri hydro
Tất cả các con chó có nhiệt độ cơ thể tăng thì phải cách ly chúng, mọi hoạt động tập luyện phải ngưng lại và tiến hành tẩy uế chỗ ở của chó một cách cẩn thận. Khí cụ phải sát trùng bằng dung dịch natri hydroxit 2%. Dụng cụ cho ăn và cho uống sau mỗi lần sử dụng phải sát trùng bằng nước sôi.
Khi xuất hiện bệnh dịch hạch phải cho chó ăn tốt hơn, cho chó ở nơi sạch sẽ, khô ráo và có đệm dày. Việc điều trị những con chó bệnh cần tiến hành riêng biệt từng con và phải dưới sự chỉ dẫn của chuyên gia thú y.
Bài Viết 2 1. Nguyên nhân gây bệnh
Yersinia peptis thuộc giống Yersiania họ Enterobacteriaceae được phân lập lần đầu tiên bởi A. Yersin năm 1894. Vi khuẩn dịch hạch là một trực khuẩn ngắn, Gram âm, bắt màu đậm ở hai đầu nhất là khi nhuộm Wayson hay xanh methylene. Tạo vỏ trong bệnh phẩm hoặc khi nuôi cấy ở 37 độ C, không tạo vỏ khi nuôi cấy ở 28 độ C. Không sinh nha bào, không di động.
2. Dịch tể học
Bệnh dịch hạch là một bệnh nhiễm trùng ở động vật gặm nhấm, có thể rất nguy hiểm và là chỉ tiêu kiểm dịch động vật. Bệnh thường xảy ra trên các loài gặm nhấm tuy nhiên gần như các loài động vật có vú đều có thể nhiễm Yersinia peptis.
Sự truyền lây Y. pestis giữa các vật chủ yếu xảy ra do bọ chét cắn, ngoài ra bệnh có thể truyền thông qua tiếp xúc khi có vết thương, hoặc có thể do hít phải các chất bài tiết từ các động vật bị dịch hạch thể phổi. Ngược lại, chó mèo thường mắc bệnh do ăn phải các động vật gặm nhấm, tỉ lệ nhiễm bệnh do bọ chét của con mồi cắn thường thấp.
3. Sinh bệnh học
Tùy thuộc vào con đường xâm nhập của vi khuẩn, thông qua vết cắn của bọ chét hoặc do tiếp xúc qua vết thương hở, có thể có hai phương thức sinh bệnh khác nhau.
Khi ăn phải hoặc hít phải mầm bệnh (không do vết cắn của bọ chét), các vi khuẩn đã có sẵng lớp vỏ bảo vệ từ vật chủ trước mà không cần thông qua quá trình nhân lên trong tê bào bạch cầu đơn nhân, điều này làm cho việc nhiễm trùng diễn ra nhanh hơn, thời gian ủ bệnh chỉ còn từ 1-3 ngày. Tổn thương tại vị trí nhiễm thường rất ít xảy ra. Các tổn thương có thể được nhận rõ tại các hạch bạch huyết mà hệ thống bạch huyết chảy qua vị trí nhiễm. Nhận biết các hạch có biểu hiện bệnh thông qua sự to lên, dày, tạo thành các ổ abscess, có thể có mủ rò ra bên ngoài. Các hạch bạch huyết ở sâu hoặc các bộ phận khác của cơ thể có thể bị nhiễm tương tự thông qua hệ tuần hoàn hay hệ bạch huyết. Ở trạng thái nhiễm trùng huyết, các mô khác như gan, mắt, thận, tim, lách, não, phổi đều bị nhiễm trùng. Y. pestis có chứa độc tố có thể gây phù, sốc nhiễm trùng, gây đông máu nội mạch. Diễn biến lâm sàng của bệnh có thể kéo dài từ 48 giờ đến 2 hoặc 3 tuần.
Ở chó chỉ phát triển các biểu hiện lâm sàng nhẹ như sốt, sự gia tăng của các bạch cầu. Tiếp xúc với các vật nuôi hoặc động vật hoang dã được xem như là một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến lây nhiễm bệnh dịch hạch trên người.
4. Biểu hiện lâm sàng
Mèo Ở mèo, ba biểu hiện lâm sàng của bệnh đã được công nhận gồm: bệnh thể hạch, thể phổi và nhiễm trùng huyết, phổ biến nhất và gây tử vong nhiều nhất là bệnh thể hạch. Dịch hạch ở mèo có thể có các triệu chứng như sốt cao liên tục (40,7 độ C – 41,2 độ C), mất nước, tăng nhạy cảm và các hạch to lên.
Bệnh dịch hạch thể nhiễm trùng huyết có thể phát triển có hoặc không có biểu hiện sung to của các hạch. Chúng lây lan qua đường máu và gây nhiễm cho hầu hết các cơ quan trong cơ thể, mặc dù cơ quan thường cảm nhiễm nhất là phổi. Bệnh có thể có các biểu hiện của sốc nhiễm trùng như sốt, chán ăn, nôn, tiêu chảy, tăng nhịp tim, mạch yếu, hạ huyết áp, lạnh chi, đông máu nội mạch, tăng bạch cầu, trong đó tăng bạch cầu là đặc trưng của thể bệnh này ở mèo. Hình thức nhiễm trùng có thể gây tử vong trong 1 – 2 ngày sau khi có sự hiện diện của vi khuẩn.
Dịch hạch thể phổi ở mèo có thể là sự phát triển của bệnh dịch hạch thể nhiễm trùng huyết hay thể hạch. Nguyên nhân chính gây dịch hạch thể phổi thường do hít phải dịch bài thải của động vật nhiễm bệnh. Bệnh dịch hạch thể phổi do hít phải hay do phát triển từ các thể bệnh khác thường có tiên lượng xấu.
Chó Các biểu hiện lâm sàng thường gặp ở chó như sốt, chán ăn, sưng to hạch tử cung, hạch dưới hàm, các ổ abscess, ho. Trong một báo cáo về bệnh dịch hạch ở 3 con chó, dáu hiệu lâm sàng bao gồm hôn mê (3/3), sốt (2/3), tổn thương da có mủ ở vùng cổ tử cung (2/3).
5. Chẩn đoán
Có thể chẩn đoán khá chính xác bệnh dịch hạch thông qua các thông tin lâm sàng và dịch tể học nhưng cũng cần phải có các xét nghiệm cận lâm sàng để xác nhận lại. Dịch hút từ các hạch bạch huyết, máu, mô bị nhiễm bệnh có thể được lựa chọn để xét nghiệm tùy theo biêu hiện lâm sàng của bệnh. Dịch hạch thể phổi có thể được chẩn đoán thông qua các tổn thương ở phổi khi X quang lồng ngực.
Thực hiện xét nghiệm kháng thể huỳnh quang trực tiếp đối với mẫu dung dịch hoặc thực hiện phết tế bào nếu mẫu là các mẫu mô. Cả hai phương pháp trên đều cho kết quả nhanh, chẩn đoán khá chính xác với độ tin cậy cao.
Để thực hiện chẩn đoán huyết thanh, cần thực hiện lần và hai lần cần được thu thập mẫu cách nhau từ 10 tới 14 ngày để cơ thể có tạo kháng thể chống lại Y. pestis. Các phương pháp có thể sử dụng như phương pháp ngưng kết hồng cầu, ngăn ngưng kết hồng cầu, phản ứng kết hợp bổ thể. Hiệu giá kháng thể ở lần 2 tăng gấp 4 lần lần 1 được xem là dương tính.
Nuôi cấy phân lập vi khuẩn, các mẫu bệnh phẩm có thể được thu thập từ các nguồn như mụn ở da, hạch, máu, đờm, dịch não tủy… (trước khi điều trị kháng sinh)..
6. Bệnh tích
Ở mèo khi mắc bệnh có thể gây tử vong ở mức 50%, và xuất hiện hoại tử ở tuyến thượng thận, lá lách, gan, có thể gây nên viêm phổi thứ phát. Các ổ viêm, abscess tồn tại tại các hạch. Trong 40 trường hợp tử vong, amidan, hạch dưới hạm, hạch màng treo ruột… đều bị ảnh hưởng. Các hạch có thể bị xuất huyết, tạo abscess, hoại tử. Các hạch bạch huyết sau khi được điều trị khỏi ở khía cạnh lâm sàng chỉ có thể tăng sinh các mô lympho. Vi khuẩn xâm nhập vào mô phổi, gây bệnh viêm phổi kẻ và đặc trưng bởi sự xuất hiện tập trung cao vi khuẩn ở nơi xuất huyết. Có thể vừa xảy ra abscess và hoại tử.
Trên chó thí nghiệm chỉ xảy hiện tượng sốt nhẹ nên không có các dấu hiệu bệnh lý được miêu tả
7. Điều trị
Các bác sĩ nên bắt đầu các phương pháp điều trị bằng kháng sinh trước khi có kết quả xác định bệnh từ phòng thí nghiệm. Các con vật có dấu hiệu về hô hấp nên thực hiện X quang lồng ngực để xác định chúng có mắc phải dịch hạch thể phổi hay không. Các con vật đều phải được kiểm tra bọ chét, nếu có sự hiện diện của bọ chét ở trong lồng hay xung quanh phòng khám nên tiến hành điều trị bằng carbamate hoặc pyrethrins. Các mụn mủ nên được chọc để loại dịch và xử lý bằng chlorhexidien diacetate.
Y. pestis là một vi khuẩn tương đối nhạy cảm với các loại kháng sinh. Lựa chọn để điều trị cho người mắc bệnh thường là streptomycin, ngoài ra có thể sử dụng đơn gentamicin hay kết hợp doxyciline cho kết quả điều trị tương đương với streptomycin và tetracycline
Bảng 1: Các loại kháng sinh được được sử dụng trong thú y
IM: tiêm bắp, IV: tiêm mạch, PO: đường uống, SC, tiêm dưới da a liều cấp trong một khoảng thời gian xác địnhb gây độc trên thậnc liều cần cấp cho một con mèo(không phải liều mg/kg)d thuốc có thể gây suy tủy, cần giám sát số lượng hồng cầu trên con bệnh. Tiếp tục điều trị bằng tetracycline trong 7 ngày ở các con vật đã hết các triệu chứng của bệnh. Ở người khi mắc bệnh do tiếp xúc khi chăm sóc cho con vật bị nhiễm bệnh nên được điều trị với một liệu trình tương tự. Tiên lượng về bệnh phụ thuộc vào các triệu chứng và loài mắc phải.
Con bệnh phải được cách ly từ 48 tới 72 giờ đầu tiên khi tiến hành điều trị bằng kháng sinh. Việc điều trị kịp thời và chính xác có thể giảm tỉ lệ tử vong ở người và động vật từ hơn 60% đến còn dưới 15%. Đối với con vật mắc phải dịch hạch thể phổi nên được điều trị lưu trú lâu hơn nhằm tránh việc tiếp xúc có thể gây nhiễm bệnh của chủ vật nuôi.
8. Phòng bệnh
Các bác sĩ thú y nên đặc biệt thận trọng khi thăm khám các con mèo ốm trong một đợt bùng phát bệnh dịch hạch, nên trang bị các biện pháp phòng ngừa cần thiết để bảo vệ chính mình, nhân viên và cả khách hàng.
Việc kiểm soát bọ chét cho chó mèo nên cần được đặc biệt quan tâm, do vật nuôi có thể dễ dàng mắc phải và lây lan cho chủ của chúng. Sử dụng các thuốc diệt hoặc ức chế bọ chét như fipronil đã cho hiệu quả trên việc kiểm soát các vector truyền lây là bọ chét trong môi trường dịch bệnh.
Vaccine sống hoặc chết của Y. pestis được sản xuất chỉ sử dụng trên người. Tuy nhiên việc tiêm vaccine cho người kể cả nhân viên thú y là không được khuyến cáo. Ở mèo việc sử dụng một vaccine chết đã không cho kết quả khả quang, chúng không thể bảo vệ con vật khỏi nhiễm khuẩn hay chết thậm chí chúng còn kéo dài các triệu chứng lâm sàng của bệnh.
chúng tôi
Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Tiết Niệu Ở Chó, Mèo trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!