Bạn đang xem bài viết Bệnh Sỏi Thận Ở Chó được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Giống như chúng ta, bệnh sỏi thận cũng có thể xảy ra với những chú cún cưng trong gia đình bạn. Các viên sỏi trong bàng quang thực chất là hỗn hợp cặn khoáng chất, hợp thành hình dạng giống nhiều viên sỏi có kích cỡ khác nhau. Một số ca mắc bệnh thường không có dấu hiệu gì bất thường, cho đến khi sỏi thận được tình cờ phát hiện ra. Tuy nhiên phần lớn bệnh nhân đều có những thay đổi trong cơ thể mà điển hình là các triệu chứng sau:
Đi tiểu ra máu (Haematuria)
Bí tiểu (Dysuria)
Tăng tần suất đi tiểu (Pollakiuria)
Các triệu chứng này xuất hiện do các viên sỏi có trong bàng quang gây sưng tấy, tổn thương lớp thành bàng quang, dẫn đến viêm nhiễm và chảy máu. Ở một số trường hợp hiếm gặp, sỏi thận còn dẫn đến tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn đường tiết niệu. Đó là khi những viên sỏi theo đường nước tiểu thoát ra ngoài, nhưng bị tắc ở trong niệu đạo, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Một khi xảy ra tắc nghẽn đường tiết niệu, cơ thể cún cưng sẽ cho thấy những dấu hiệu trực tiếp như bí tiểu thường xuyên, hoặc những triệu chứng do không thể bài tiết nước tiểu, như hôn mê, chán ăn hoặc nôn mửa. Khi các chất thải trong bàng quang không được giải phóng, nó không chỉ gây đau đớn mà còn tích tụ độc tố không thải ra được trong máu, làm tổn hại đến thận. Hệ quả khác có thể là thoát vị bàng quang, hoặc nước tiểu tràn vào khoang bụng. Đây là lí do mà bạn cần đưa cún cưng đi kiểm tra ngay khi xuất hiện dấu hiệu nghi ngờ cún bị sỏi thận.
Bệnh sỏi thận thường diễn biến trong khoảng thời gian từ vài tuần đến vài tháng, tùy thuộc vào mức độ cặn khoáng chất và viêm nhiễm của cơ thể. Những viên sỏi lớn mất tới vài tháng để hình thành, nhưng một số viên có kích cỡ nhỏ hơn thậm chí chỉ cần đến 2 tuần.
Nguyên nhân gây bệnh
Lượng khoáng chất trong cơ thể (như canxi, magiê hay phốt pho) tăng cao, khiến cặn khoáng bị bão hòa và kết tủa trong bàng quang, các tinh thể cặn dính vào nhau và hình thành những viên sỏi với kích cỡ lớn dần theo thời gian.
Một số loại sỏi mang tính kiềm hoặc tính axit được hình thành để trung hòa môi trường nước tiểu ở mức độ cân bằng chỉ số pH.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu làm thay đổi chỉ số pH của môi trường trong bàng quang, kích thích sự hình thành sỏi thận.
Quá trình hấp thụ và bài tiết một số chất diễn ra bất thường cũng có thể là nguyên nhân gây ra sỏi thận. Tình trạng này thường xuất hiện thường xuyên hơn ở một số giống loài nhất định, ví dụ như chó đốm (Dalmatian).
Chẩn đoán
Các triệu chứng của bệnh sỏi thận có nhiều điểm khá giống với viêm nhiễm bàng quang, tuy nhiên những chú cún bị viêm nhiễm bàng quang thì chưa chắc hoàn toàn bị sỏi thận. Vì thế, chúng ta không thể kết luận bệnh dựa trên những dấu hiệu lâm sàng thông thường này.
Sỏi thận có thể được phát hiện do sờ nắn bằng ngón tay ở thành bụng dưới. Tuy nhiên, một số viên sỏi thận quá bé, hoặc quá lớn và cứng có thể gây khó dễ để nhận biết. Trong trường hợp này, chúng cần được siêu âm, hoặc chụp X-quang để xác định bệnh tình. Nếu phát hiện những dấu hiệu nghi ngờ cún cưng mắc bệnh sỏi thận, bác sĩ thú y có thể tiến hành kiểm tra bằng một hoặc cả 2 phương pháp trên. Một số viên sỏi thậm chí không thể xác định bằng tia X, đó là hiện tượng thấu xạ. Các hợp thể khoáng chất của chúng không thể bắt sáng và phản chiếu tia X, vì thế bác sĩ cần tiến hành siêu âm hoặc chụp X-quang ngược dòng, tạo ra màu sắc quy ngược để phát hiện những viên sỏi thấu xạ trong bàng quang.
Điều trị
Phương pháp điều trị sỏi thận thường thấy nhất đó là phẫu thuật qua ổ bụng để gắp sỏi ra ngoài. Sau khoảng 2–4 ngày hồi sức, phần lớn bệnh nhân sẽ tiến triển nhanh chóng. Tình trạng tiểu ra máu sẽ còn tiếp diễn trong khoảng vài ngày sau phẫu thuật. Với những ca tắc nghẽn đường tiết niệu, phẫu thuật cần được tiến hành càng sớm càng tốt để phòng trừ những diễn biến xấu có thể xảy ra. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp tối ưu đối với bệnh nhân có tình trạng sức khỏe phức tạp.
Chế độ dinh dưỡng cũng có thể giúp loại trừ, phân hủy một số loại sỏi thận. Như vậy, cách này có ưu điểm là không cần phẫu thuật và phù hợp với một số cá thể. Tuy nhiên quá trình điều trị diễn ra kéo dài đến hàng tháng, trong khi cún cưng vẫn phải chịu đau đớn do các vấn đề bí tiểu, đi tiểu ra máu,… Ngoài ra, không phải mọi chú cún đều chấp nhận thực đơn điều trị bệnh này. Vì thế, phương pháp này không hoàn toàn triệt để, cũng như không có tác dụng đối với tất cả các loại sỏi thận.
Phòng tránh
Cũng giống như con người, bạn cần quan sát cún cưng thường xuyên để kịp thời phát hiện các triệu chứng bất thường. Tìm hiểu các dấu hiệu mắc bệnh, và đưa chúng đến bác sĩ thú y nếu nghi ngờ cún bị sỏi thận, để được tư vấn phương án giải quyết tối ưu nhất.
Bệnh Sỏi Mật Ở Chó
Bệnh sỏi mật ở chó
Bệnh sỏi mật là một căn bệnh do sự hình thành sỏi trong túi mật. Sỏi mật thường được tạo thành từ canxi hoặc các chất bài tiết khác. Sỏi mật xảy ra ở chó, nhưng, mật ở chó khác với ở người ở chỗ nó có độ bão hòa cholesterol thấp. Trên thực tế, chó thường có thành phần cholesterol và canxi thấp hơn ở người. Các giống chó Miniature Schnauzers, Poodles, và Shetland Sheepdogs có thể dễ bị sỏi mật. Sỏi trong ống dẫn mật hoặc túi mật có thể nhìn thấy được qua chụp X – quang, hoặc có thể không. Trừ khi có những triệu chứng nghiêm trọng, phẫu thuật không được khuyến cáo cho sỏi mật.
Cả loài chó và loài mèo đều có thể bị bệnh này. Nếu bạn muốn tìm hiểu ảnh hưởng của bệnh sỏi mật đối với loài mèo thì hãy truy cập vào trang này.
Triệu chứngCó những trường hợp không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, nếu có nhiễm trùng cùng với sỏi mật, chó có thể bị nôn, đau bụng, sốt và vàng da.
Nguyên nhânCó một số nguyên nhân gây sỏi mật cần được xem xét. Nếu túi mật không thể thực hiện chức năng, điều này có thể làm gián đoạn dòng chảy mật, hoặc mật có thể lắng thành cặn; mật có thể bị siêu bão hòa với sắc tố, canxi hoặc cholesterol; sự hình thành sỏi có thể là do viêm, nhiễm trùng, khối u hoặc sự bong tróc của tế bào; hoặc, các viên sỏi có thể gây viêm và cho phép vi khuẩn xâm nhập.
Mức protein thấp có thể dẫn đến sự hình thành sỏi trong túi mật.
Chẩn đoánKhi tìm hiểu để đưa ra kết luận về nguyên nhân gây sỏi mật, bác sĩ thú y sẽ cần phải xác nhận hoặc loại trừ các bệnh về gan, viêm tụy, viêm ống mật hoặc túi mật và túi mật bị sưng phồng do sự tích tụ chất nhầy không bình thường.
Một xét nghiệm máu toàn bộ sẽ cần thiết để phát hiện nhiễm khuẩn, tắc nghẽn trong ống mật, hoặc các yếu tố tiềm ẩn khác có thể gây ra các triệu chứng. Chụp X quang thường không hiệu quả để quan sát túi mật, nhưng bác sĩ thú y có lẽ sẽ muốn siêu âm để kiểm tra hình ảnh bên trong. Hình ảnh siêu âm có thể phát hiện sỏi, thành túi mật dày, hoặc ống dẫn mật quá cỡ. Siêu âm cũng có thể được sử dụng để chỉ dẫn lấy mẫu cho nuôi cấy. Nếu bác sĩ khuyến nghị phẫu thuật, cần kiểm tra gan kỹ lưỡng trước khi phẫu thuật.
Điều trị
Có sự bất đồng về việc liệu một nỗ lực y tế làm tan sỏi có phù hợp hay không nếu chú chó dường như không gặp nguy hiểm. Nếu được chỉ định điều trị tĩnh mạch (IV), chú chó của bạn sẽ cần được nhập viện cho đến khi ổn định. Trong một số trường hợp, phẫu thuật thăm dò sẽ là lộ trình điều trị được chọn. Nếu đây là bệnh mãn tính đối với chú chó của bạn, sỏi mới có thể hình thành ngay cả khi có phẫu thuật để loại bỏ sỏi hiện có.
Chăm sócChế độ ăn nhiều protein, hạn chế chất béo có nhiều khả năng được chỉ định trong thời gian dài.
Nếu chó đã phẫu thuật, một cuộc kiểm tra thể chất và xét nghiệm sẽ cần thiết sau mỗi hai đến bốn tuần nếu bác sĩ thú y đề nghị. Bác sĩ sẽ yêu cầu siêu âm định kỳ để đánh giá chức năng liên tục của hệ thống gan và mật. Bạn sẽ cần phải dè chừng nếu chó bị sốt, đau bụng, hoặc yếu ớt đột ngột, vì nó có thể cho thấy nhiễm trùng do một sự sai hỏng nào đó trong quá trình hoạt động của mật.
Tìm Hiểu Về Bệnh Suy Thận Ở Chó
12-02-2023, 3:44 pm
0
12728
Tìm hiểu về bệnh thận ở chó – Các vấn đề ở thận là một trong những bệnh rất phổ biến ở chó, đặc biệt là chó già. Khi thận gặp vấn đề, các chức năng trên sẽ bị gián đoạn và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể của chó, độc tố sẽ tích tụ trong máu và con chó sẽ gặp các vấn đề rắc rối nguy hiểm.
Cũng giống như ở con người, thận ở chó cũng là một cơ quan hết sức quan trọng với nhiều chức năng:Duy trì nồng độ của muối và nước trong cơ thể một cách ổn định; Cân bằng các chất trong máu, lọc ra các chất thải và thải ra ngoài cơ thể thông qua hệ thống bài tiết (nước tiểu, mồ hôi); sản xuất một loại hormone khuyến khích sản xuất các tế bào hồng cầu trong máu và giúp kiểm soát huyết áp, hỗ trợ trong quá trình chuyển hóa canxi và duy trì độ phốt pho phù hợp trong cơ thể.
Triệu chứng của bệnh suy thận ở chó
Chó bị suy thận thường sẽ không xuất hiện các dấu hiệu của bệnh cho đến khi 75% mô thận bị phá hủy. Vì vậy, mặc dù chó vẫn chưa xuất hiện các triệu chứng của bệnh nhưng những tổn thương trong cơ thể đã tồn tại từ trước.
Một số dấu hiệu của bệnh có thể kể đến gồm:
– Hơi thở có mùi khó chịu do các chất độc hại tích tụ trong máu.
– Loét trong miệng, phổ biến nhất trên lưỡi, nướu răng, hoặc bên trong má.
– Xuất hiện máu trong nước tiểu.
– Lượng nước tiêu thụ có sự thay đổi lớn bất thường/ lượng nước tiểu cũng thay đổi theo đó: giảm số lần đi tiểu nhưng lượng nước tiểu lại tăng, hay khát nước và uống nhiều nước do mất nước.
– Tiêu chảy, xuất huyết tiêu hóa có thể xảy ra.
– Niêm mạc nhợt nhạt (ví dụ , nướu ) do giảm sản xuất hồng cầu dẫn đến thiếu máu
– Trầm cảm và bơ phờ
– Chán ăn do cảm giác ngon miệng giảm
– Ói mửa và giảm cân
– Sưng ở chân do sự tích tụ của chất lỏng ( phù nề dưới da )
– Bụng to do tích tụ dịch ( cổ trướng)
– Huyết áp cao.
– Thay đổi ở võng mạc do cao huyết áp.
– Ở giai đoạn cuối của suy thận, chó rơi vào tình trạng hôn mê.
Phân loại bệnh suy thận ở chó
– Suy thận cấp: là sự suy giảm đột ngột các chức năng ở thận và gây nguy hiểm cho cơ thể. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do: Lưu lượng máu / oxy vận chuyển tới thận giảm đột ngột, Ăn phải chất độc (như một số thuốc, thực phẩm nhiễm độc,…) hoặc nhiễm trùng và tắc nghẽn đường tiểu
– Suy thận mãn tính: bệnh xuất hiện và phát triển trong một khoảng thời gian dài với các triệu chứng khó xác định. Bệnh có xu hướng phát triển chậm và ảnh hưởng đến hầu hết những con chó lớn tuổi. Nguyên nhân: do các điều kiện bẩm sinh và có tính di truyền. Trong đó, một trong những nguyên nhân chính gây suy thận mãn tính ở chó là bệnh răng miệng. Vi khuẩn gây nên các vấn đề về răng miệng sẽ xâm nhập vào dòng máu và vào nhiều cơ quan, gây thiệt hại nghiêm trọng cho tim, gan và thận.
Tại sao chó bị suy thận?
Có rất nhiều nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến thận, có thể kể ra một số nguyên nhân như sau:
– Tuổi tác cao và quá trình lão hoá.
– Rối loạn chắc năng do bẩm sinh và di truyền.
– Chấn thương.
– Ký sinh trùng/ trùng xoắn móc câu
– Virus, vi nấm hoặc nhiễm khuẩn.
– Ung thư/ tình trạng viêm.
– Phản ứng độc hại với các chất độc (do nhiễm độc) hoặc thuốc.
– Tắc nghẽn đường tiết niệu.
– Vỡ bàng quang hay niệu đạo
– Suy tim sung huyết gây huyết áp thấp và giảm lưu lượng máu đến thận.
Lưu ý: Một số loại thuốc có thể gây độc cho thận như: acetaminophen (thuốc giảm đau), amphotericin B (kháng nấm), polymyxin B (kháng sinh), neomycin (kháng sinh), kanamycin (kháng sinh), Cyclosporine (ức chế miễn dịch), penicillamine (điều hòa miễn dịch), cisplatin (một loại thuốc ung thư), amikacin (kháng sinh)…
Bệnh Thận Ở Chó: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Bệnh thận ở chó xảy ra ở tất cả các giống. Vấn đề này là cấp bách đối với thuốc thú y, bằng chứng là tần suất kháng cáo giúp đỡ của chủ vật nuôi. Nhưng tài liệu thống kê và lâm sàng về bệnh lý thận ở chó ít phổ biến hơn nhiều so với các nghiên cứu khoa học về tỷ lệ mắc bệnh ở mèo.
Bệnh thận thường gặpỞ chó, các loại bệnh thận sau đây là phổ biến nhất:
viêm cầu thận;
viêm bể thận;
xơ cứng thận;
đa nang;
viêm thận kẽ;
bệnh thận thiếu máu cục bộ (đau tim).
Tần suất kháng cáo của chủ sở hữu chó bị suy thận mãn tính và cấp tính là 10% của tất cả các trường hợp. Hơn nữa, bệnh khó, kéo dài, làm gián đoạn hoạt động của nhiều hệ thống và thường dẫn đến cái chết của thú cưng.
Thông thường, bệnh thận xảy ra ở những con chó trên 4 tuổi (80%), nhưng có những bệnh lý ở chó con đến một năm. Điều này rất có thể là do rối loạn tăng trưởng trong tử cung hoặc bất thường trong sự hình thành của thận.
Có một tính thời vụ trong kháng cáo – đỉnh cao rơi vào những tháng mùa thu, do điều kiện khí hậu. Thời tiết ẩm ướt, lạnh, gió dẫn đến hạ thân nhiệt và viêm thận.
Phân loại bệnh lý thậnTất cả các bệnh thận ở chó được phân loại theo một số tiêu chí:
Theo bản chất của sự biểu hiện của quá trình bệnh lý:
Tùy thuộc vào trọng tâm của thiệt hại đối với các cấu trúc của cơ thể:
mô kẽ;
bộ máy cầu thận;
ống thận;
Trong thời gian mắc bệnh:
Về yếu tố nguyên nhân:
truyền nhiễm;
ký sinh trùng;
trao đổi chất;
độc hại;
chấn thương;
Theo tính chất của phân phối:
Theo mức độ nghiêm trọng của quy trình:
nhẹ;
trung bình;
nghiêm trọng;
Theo nguồn gốc:
Bệnh thận ở chó có thể xảy ra như một bệnh lý độc lập (nguyên phát) và là kết quả của các biến chứng của các bệnh chính (thứ phát). Suy thận thứ phát xảy ra trên nền tảng của rối loạn chức năng của hệ thống miễn dịch (bệnh tự miễn), bệnh lý mạch máu xảy ra dưới dạng huyết khối, huyết khối, tăng huyết áp động mạch.
Triệu chứng thường gặp của suy thậnBệnh thận ở chó đi kèm với các triệu chứng chung, nhưng cũng có những biểu hiện đặc trưng chỉ của một loại bệnh lý nhất định. Các triệu chứng bên ngoài của suy thận bao gồm các triệu chứng sau:
thờ ơ và mệt mỏi nhanh chóng của động vật;
chán ăn;
giảm cân;
xanh xao của màng nhầy;
da khô;
đau khi sờ nắn ở vùng thắt lưng và khi đi tiểu;
giảm thị lực;
vi phạm hành vi và phối hợp các phong trào;
tăng ham muốn đi tiểu với giảm thể tích nước tiểu (thiểu niệu), cho đến khi chấm dứt hoàn toàn tiểu tiện (vô niệu);
giữ nước trong cơ thể dẫn đến sự hình thành phù nề;
có dấu hiệu suy tim (đặc biệt là viêm cầu thận);
quá trình viêm được kèm theo sốt;
ngộ độc với các sản phẩm sâu răng dẫn đến nôn mửa, khó chịu phân, co giật.
Các xét nghiệm trong nước tiểu ghi lại sự thay đổi thành phần, thể tích, màu sắc của nó:
nước tiểu trở nên sẫm màu, đục;
mật độ nước tiểu giảm;
trong nước tiểu có sự hiện diện của: protein, máu, tế bào biểu mô bị khử, hình trụ protein được ghi nhận, hàm lượng bạch cầu cao cho thấy bản chất vi khuẩn của bệnh.
Nghiên cứu lâm sàng về máu đánh dấu những thay đổi sau đây:
hàm lượng urê và creatine cao, chỉ ra nhiễm toan;
hàm lượng khoáng chất cao – kali, magiê, phốt pho và giảm canxi và natri;
số lượng hồng cầu giảm vừa phải (thiếu máu);
tăng số lượng bạch cầu trung tính;
tăng ESR.
Sự tiến triển của bệnh lý dẫn đến tăng nhiễm độc bởi các sản phẩm phân hủy, suy yếu cân bằng nội môi muối và pH của cơ thể, giảm quá trình trao đổi chất, tăng phân hủy protein và các quá trình nhựa bị xáo trộn. Thiếu điều trị dẫn đến sự gia tăng các thay đổi bệnh lý và cái chết của con chó.
Phương pháp chẩn đoán bệnh lýĐể xác định nguyên nhân gây bệnh và đánh giá mức độ nghiêm trọng của quá trình tại các phòng khám thú y, chẩn đoán phân biệt được thực hiện. Nó được thực hiện bằng các kỹ thuật sau:
lâm sàng, sinh hóa, xét nghiệm huyết học máu và nước tiểu;
Siêu âm các chức năng và tình trạng của thận và các cơ quan bụng;
CT scan hoặc MRI trong trường hợp nghi ngờ nhồi máu thận.
Dựa trên kết quả của phòng thí nghiệm, nghiên cứu vật lý, dụng cụ và phân tích thông tin thu thập được, bác sĩ thú y đưa ra chẩn đoán và đưa ra chế độ điều trị riêng. Người ta thấy rằng nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh thận ở chó là vi phạm nội dung, lỗi trong chế độ ăn của vật nuôi. Vì vậy, lỗi chính nằm ở chủ sở hữu của động vật.
Phương pháp điều trị bệnh lý thậnViệc điều trị được thực hiện bằng các phương pháp trị liệu như:
điều trị bằng thuốc;
vật lý trị liệu;
chế độ ăn uống;
điều trị phẫu thuật.
Điều trị bằng thuốc phụ thuộc vào nguyên nhân của bệnh lý và các biểu hiện triệu chứng:
Nếu cần thiết và nhiễm độc nặng được chỉ định lọc máu:
chạy thận nhân tạo;
hấp thu máu;
trao đổi huyết tương;
lọc màng bụng.
Liệu pháp ăn kiêng có tầm quan trọng lớn trong điều trị các bệnh lý thận và ngăn ngừa tiến triển và tái phát bệnh. Với sự giúp đỡ của một chế độ ăn uống phát triển đầy đủ thành công:
giảm các triệu chứng bệnh lý ở dạng rối loạn tiêu hóa;
giảm lượng protein trong chế độ ăn uống giúp đối phó với nhiễm toan;
sự gia tăng hàm lượng chất xơ cung cấp một cách khác để loại bỏ độc tố và các sản phẩm trao đổi chất – bằng phân;
đảm bảo cung cấp khoáng chất và vitamin để phục hồi quá trình trao đổi chất;
phục hồi trọng lượng cơ thể với sự trợ giúp của các sản phẩm chứa calo phi protein, vitamin, axit béo thiết yếu.
Trong trường hợp cực đoan, phẫu thuật có thể là cần thiết, ví dụ, để loại bỏ tính toán ra khỏi thận. Vấn đề là không phải tất cả các phòng khám thú y đều có thể điều trị phẫu thuật bệnh lý thận. Để tránh các bệnh lý nghiêm trọng của thận, điều trị kéo dài và tốn kém, cần phải áp dụng các phương pháp phòng ngừa.
Phòng chống bệnh thậnCó một khuynh hướng giống với bệnh lý thận ở chó. Ví dụ, dalmatians, dachshunds, bulinois và chó sục có nhiều khả năng mắc bệnh sỏi tiết niệu hơn các giống chó khác. Do đó, chủ sở hữu phải biết các đặc điểm của giống vật nuôi của mình và thực hiện phòng ngừa bệnh lý thận:
Thường xuyên đến phòng khám thú y để theo dõi tình trạng và chức năng của thận.
Thực hiện theo chế độ uống, đặc biệt là khi cho ăn thức ăn khô và hoạt động vận động cao của chó, cũng như trong thời gian nóng.
Với độ tuổi, nên đến phòng khám thú y thường xuyên – ít nhất 1 lần trong 6 tháng.
Những Điều Cần Biết Về Bệnh Suy Thận Ở Chó
Suy thận ở chó, tên bệnh đã cho thấy đó là sự thiếu hụt hoặc mất hoàn toàn chức năng thận ở chó. Có hai loại suy thận phổ biến ở chó là suy thận cấp và suy thận mãn tính.
Thận có vai trò lọc chất thải: thận lọc chất thải và chất độc ra khỏi cơ thể. Thận làm điều này bằng cách xử lý tất cả các chất lỏng trong cơ thể, từ máu đến nước uống. Thận loại bỏ độc tố và vi khuẩn mỗi ngày và đẩy ra ngoài thông qua nước tiểu.
Thận giữ lại các chất cần thiết cho cơ thể chó, đặc biệt là protein.
Thận có vai trò quan trọng trong quá trình hydrat hóa, giữ nước điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, duy trì sức khỏe tế bào.
Thận có vai trò trong việc hấp thụ canxi: quá trình chuyển hóa Vitamin D thành Calcitriol, giúp tăng sự hấp thụ canxi vào máu, đảm bảo sự rắn chắc xương ở chó.
Ngoài ra, thận còn rất nhiều chức năng khác như điều chỉnh huyết áp, kích thích sinh sản tế bào máu đỏ, giải phòng hoocmôn.
Khi xảy ra suy thận, tất cả các chức năng trên của thận đều bị ảnh hưởng hoặc mất hoàn toàn.
Các triệu chứng suy thận ở chóKhi mắc suy thận, chó thường có các biểu hiện sau đây: nôn mửa, thờ ơ, táo bón hoặc tiêu chảy, khát nước, ăn mất ngon, giảm cân, có máu trong nước tiểu và đi tiểu nhiều, hành vi thay đổi, có thể có giật hoặc mù cấp tính.
Các nguyên nhân gây suy thận ở chóTheo các nghiên cứu được công bố, có các nguyên nhân sau thường gây ra suy thận cho chó:
Tuổi tác: tuổi già là một trong những nguyên nhân gây suy thận ở chó. Bệnh thận thường có nguy cơ xảy ra với chó trên 7 tuổi và các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, càng lớn tuổi chó càng dễ mắc bệnh thận.
Thực phẩm: những thứ mà người chủ cho chó ăn nếu có dinh dưỡng kém và không được cung cấp đủ nước là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh thận.
Giống: Thật không may, trong các nguyên nhân gây ra bệnh thận, có nguyên nhân đến từ di truyền giống. Các giống chó có nguy cơ mắc bệnh thận cao hơn bình thường là: Bernese Moutain, Miniature Schnauzer, Boxer.
Nguyên nhân đến từ môi trường: Độc tố có trong môi trường có thể gây tổn thương cho thận của chó theo thời gian mà rất khó khắc phục. Độc tố có thể đến từ các sản phẩm như nước làm sạch nhà, thuốc trừ sâu, phân bón…
Ngộ độc: một số loại thực phẩm gây ngộ độc thận như socola…
Nhiễm trùng do vi khuẩn mãn tính: việc nhiễm khuẩn do vệ sinh răng miệng kém có thể tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn xâm nhập vào máu và gây tổn thương vĩnh viễn cho thận.
Tắc nghẽn đường tiết niệu: Các bệnh như sỏi bàng quang, viêm tụy ở chó có thể làm suy giảm chức năng thận, gây tích tụ nước và viêm thận.
Thuốc men: thật đáng ngạc nhiên, thuốc lại có thể gây suy thận ở chó. Một số loại thuốc như thuốc giảm đau có thể trực tiếp gây ra suy thận ở chó do sử dụng quá nhiều.
Điều trị cho chó bị suy thậnCác nghiên cứu cho thấy việc thay đổi chế độ ăn uống cùng với điều trị bằng thuốc là cách hiệu quả nhất để kiểm soát căn bệnh suy thận ở chó. Bạn cần chú ý những điều sau:
Việc chú ý đến chế độ ăn uống, tránh ăn thức ăn khô liên tục thời gian dài và đảm bảo nước uống hàng ngày cho cún là cách phòng tránh các bệnh về thận tốt nhất cho cún của bạn. Hãy làm điều này ngay khi bạn đọc được bài viết để phòng tránh suy thận cho cún.
Bệnh Suy Thận Ở Chó Và Cách Điều Trị Từng Bước
BỆNH SUY THẬN Ở CHÓ VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
Cứ mỗi 1,000 con chó thì có 9 con mắc bệnh suy thận mãn tính. Chó có thể mắc bệnh suy thận ở mọi độ tuổi nhưng chó già thường có nguy cơ suy thận cao hơn.
Bệnh suy thận ở chó có thể ảnh hưởng đến những vấn đề khác như: huyết áp, hàm lượng đường trong máu, thể tích máu, thành phần nước trong máu, nồng độ pH và tạo ra các tế bào hồng huyết cầu cũng như một số kích thích tố khác. Mặc dù quá trình ảnh hưởng diễn ra khá chậm nhưng theo thời gian các triệu chứng này sẽ trở nên rõ ràng hơn, lúc đó thì đã quá trễ để cứu chữa hoàn toàn. Thông thường, thận của chó sẽ tìm ra nhiều cách khác hỗ trợ khi nó mất chức năng hoạt động trong suốt nhiều tháng, hoặc thậm chí nhiều năm.
Trong khi bệnh suy thận mãn tính không thể được chữa khỏi, việc điều trị và theo dõi bệnh suy thận chủ yếu nhằm giảm tác hại các triệu chứng và làm chậm quá trình phát triển bệnh nặng thêm mà thôi.
Nguyên nhân tại sao chó lại bị suy thận?
Bệnh suy thận ở chó (Ảnh: www.cityzoo.vn)
Nguyên nhân gây ra bệnh suy thận ở chó có thể bao gồm các bệnh về thận, tắc nghẽn đường tiết niệu (hoặc niệu quản), ảnh hưởng của một số loại thuốc theo toa, ung thư hạch, đái tháo đường và yếu tố di truyền (di truyền).
Tìm hiểu về thức ăn cho chó
Các dòng chó sau dễ bị suy thận mãn tính nhất:
• Samoyed
• Bull Terrier
• Cairn Terrier
• German Shepherd
• English Cocker Spaniel
Các triệu chứng của bệnh suy thận ở chó
• Chó nôn mữa bỏ ăn
• Chó ủ rũ, bơ phờ
• Chó bị tiêu chảy
• Chó bị táo bón
• Chó sụt cân
• Khát nước nhiều hơn bình thường
• Mù cấp tính
• Động kinh và hôn mê
• Xuất hiện máu trong nước tiểu (tiểu ra máu)
• Tăng tần suất và lượng khi tiểu
Điều trị chó bị suy thận
Chế độ ăn uống cần hạn chế chất đạm (protein), vì đạm có thể làm bệnh suy thận ở chó nặng thêm.
Mặc dù không có cách điều trị dứt điểm đối với bệnh suy thận mãn tính ở chó nhưng vẫn còn một số bước có thể giảm thiểu các triệu chứng và làm chậm sự tiến triển của bệnh. Ví dụ, cho chó ăn một chế độ ăn kiêng đặc biệt tốt cho thận, hoặc chế độ ăn ít chất đạm (protein), phốt-pho, canxi và natri (sodium).
Nếu chó của bạn không thể ăn được chế độ ăn này thì bạn có thể dùng một lượng nhỏ nước ép cá ngừ, thịt gà hoặc các chất tăng cường hương vị khác với sự hướng dẫn của bác sĩ thú y.
Hãy chắc chắn rằng chú chó nhà bạn luôn có đủ nước sạch để uống. Nếu chú chó nhà bạn được chẩn đoán thiếu nước, hãy cho chúng truyền nước ngay.
Sống chung và kiểm soát bệnh suy thận ở chó
Suy thận mãn tính là một căn bệnh tiến triển qua các giai đoạn. Chó bị bệnh suy thận nên được theo dõi liên tục và kiểm tra sức khỏe thường xuyên để đảm bảo không cần thay đổi thuốc hoặc chế độ ăn uống.
Việc phán đoán tình trạng sức khỏe của chú chó sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và giai đoạn tiến triển của bệnh tại thời điểm chữa trị.
Lưu ý là những chú chó mắc bệnh suy thận mãn tính không nên cho sinh sản.
Tùy thuộc vào các triệu chứng và điều kiện mà chúng ta có thể cân nhắc các loại thuốc sau cho bệnh suy thận ở chó:
• Anti-hypertensives giúp giảm huyết áp
• Erythropoietin giúp kích thích quá trình sản xuất hồng huyết cầu, do đó làm tăng lượng khí oxy trong các mô.
Thực phẩm bổ sung cho chó mặc bệnh về thận
ROYAL CANIN Renal
Thực phẩm chức năng ROYAL CANIN Renal hỗ trợ chó mắc bệnh về thận (Ảnh: www.cityzoo.vn)
Bài viết: BỆNH SUY THẬN Ở CHÓ VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ TỪNG BƯỚC
Nguồn: PetMD
Biên soạn: chúng tôi – nhà phân phối chính thức thương hiệu ROYAL CANIN tại Việt Nam
[Vui lòng trích nguồn khi đăng lại nội dung này]
Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Sỏi Thận Ở Chó trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!