Xu Hướng 12/2023 # Bệnh Sỏi Mật Ở Chó # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bệnh Sỏi Mật Ở Chó được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bệnh sỏi mật ở chó

Bệnh sỏi mật là một căn bệnh do sự hình thành sỏi trong túi mật. Sỏi mật thường được tạo thành từ canxi hoặc các chất bài tiết khác. Sỏi mật xảy ra ở chó, nhưng, mật ở chó khác với ở người ở chỗ nó có độ bão hòa cholesterol thấp. Trên thực tế, chó thường có thành phần cholesterol và canxi thấp hơn ở người. Các giống chó Miniature Schnauzers, Poodles, và Shetland Sheepdogs có thể dễ bị sỏi mật. Sỏi trong ống dẫn mật hoặc túi mật có thể nhìn thấy được qua chụp X – quang, hoặc có thể không. Trừ khi có những triệu chứng nghiêm trọng, phẫu thuật không được khuyến cáo cho sỏi mật.

Cả loài chó và loài mèo đều có thể bị bệnh này. Nếu bạn muốn tìm hiểu ảnh hưởng của bệnh sỏi mật đối với loài mèo thì hãy truy cập vào trang này.

Triệu chứng

Có những trường hợp không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, nếu có nhiễm trùng cùng với sỏi mật, chó có thể bị nôn, đau bụng, sốt và vàng da.

Nguyên nhân

Có một số nguyên nhân gây sỏi mật cần được xem xét. Nếu túi mật không thể thực hiện chức năng, điều này có thể làm gián đoạn dòng chảy mật, hoặc mật có thể lắng thành cặn; mật có thể bị siêu bão hòa với sắc tố, canxi hoặc cholesterol; sự hình thành sỏi có thể là do viêm, nhiễm trùng, khối u hoặc sự bong tróc của tế bào; hoặc, các viên sỏi có thể gây viêm và cho phép vi khuẩn xâm nhập.

Mức protein thấp có thể dẫn đến sự hình thành sỏi trong túi mật.

Chẩn đoán

Khi tìm hiểu để đưa ra kết luận về nguyên nhân gây sỏi mật, bác sĩ thú y sẽ cần phải xác nhận hoặc loại trừ các bệnh về gan, viêm tụy, viêm ống mật hoặc túi mật và túi mật bị sưng phồng do sự tích tụ chất nhầy không bình thường.

Một xét nghiệm máu toàn bộ sẽ cần thiết để phát hiện nhiễm khuẩn, tắc nghẽn trong ống mật, hoặc các yếu tố tiềm ẩn khác có thể gây ra các triệu chứng. Chụp X quang thường không hiệu quả để quan sát túi mật, nhưng bác sĩ thú y có lẽ sẽ muốn siêu âm để kiểm tra hình ảnh bên trong. Hình ảnh siêu âm có thể phát hiện sỏi, thành túi mật dày, hoặc ống dẫn mật quá cỡ. Siêu âm cũng có thể được sử dụng để chỉ dẫn lấy mẫu cho nuôi cấy. Nếu bác sĩ khuyến nghị phẫu thuật, cần kiểm tra gan kỹ lưỡng trước khi phẫu thuật.

Điều trị

Có sự bất đồng về việc liệu một nỗ lực y tế làm tan sỏi có phù hợp hay không nếu chú chó dường như không gặp nguy hiểm. Nếu được chỉ định điều trị tĩnh mạch (IV), chú chó của bạn sẽ cần được nhập viện cho đến khi ổn định. Trong một số trường hợp, phẫu thuật thăm dò sẽ là lộ trình điều trị được chọn. Nếu đây là bệnh mãn tính đối với chú chó của bạn, sỏi mới có thể hình thành ngay cả khi có phẫu thuật để loại bỏ sỏi hiện có.

Chăm sóc

Chế độ ăn nhiều protein, hạn chế chất béo có nhiều khả năng được chỉ định trong thời gian dài.

Nếu chó đã phẫu thuật, một cuộc kiểm tra thể chất và xét nghiệm sẽ cần thiết sau mỗi hai đến bốn tuần nếu bác sĩ thú y đề nghị. Bác sĩ sẽ yêu cầu siêu âm định kỳ để đánh giá chức năng liên tục của hệ thống gan và mật. Bạn sẽ cần phải dè chừng nếu chó bị sốt, đau bụng, hoặc yếu ớt đột ngột, vì nó có thể cho thấy nhiễm trùng do một sự sai hỏng nào đó trong quá trình hoạt động của mật.

Bệnh Sỏi Thận Ở Chó

Giống như chúng ta, bệnh sỏi thận cũng có thể xảy ra với những chú cún cưng trong gia đình bạn. Các viên sỏi trong bàng quang thực chất là hỗn hợp cặn khoáng chất, hợp thành hình dạng giống nhiều viên sỏi có kích cỡ khác nhau. Một số ca mắc bệnh thường không có dấu hiệu gì bất thường, cho đến khi sỏi thận được tình cờ phát hiện ra. Tuy nhiên phần lớn bệnh nhân đều có những thay đổi trong cơ thể mà điển hình là các triệu chứng sau:

Đi tiểu ra máu (Haematuria)

Bí tiểu (Dysuria)

Tăng tần suất đi tiểu (Pollakiuria)

Các triệu chứng này xuất hiện do các viên sỏi có trong bàng quang gây sưng tấy, tổn thương lớp thành bàng quang, dẫn đến viêm nhiễm và chảy máu. Ở một số trường hợp hiếm gặp, sỏi thận còn dẫn đến tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn đường tiết niệu. Đó là khi những viên sỏi theo đường nước tiểu thoát ra ngoài, nhưng bị tắc ở trong niệu đạo, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Một khi xảy ra tắc nghẽn đường tiết niệu, cơ thể cún cưng sẽ cho thấy những dấu hiệu trực tiếp như bí tiểu thường xuyên, hoặc những triệu chứng do không thể bài tiết nước tiểu, như hôn mê, chán ăn hoặc nôn mửa. Khi các chất thải trong bàng quang không được giải phóng, nó không chỉ gây đau đớn mà còn tích tụ độc tố không thải ra được trong máu, làm tổn hại đến thận. Hệ quả khác có thể là thoát vị bàng quang, hoặc nước tiểu tràn vào khoang bụng. Đây là lí do mà bạn cần đưa cún cưng đi kiểm tra ngay khi xuất hiện dấu hiệu nghi ngờ cún bị sỏi thận.

Bệnh sỏi thận thường diễn biến trong khoảng thời gian từ vài tuần đến vài tháng, tùy thuộc vào mức độ cặn khoáng chất và viêm nhiễm của cơ thể. Những viên sỏi lớn mất tới vài tháng để hình thành, nhưng một số viên có kích cỡ nhỏ hơn thậm chí chỉ cần đến 2 tuần.

Nguyên nhân gây bệnh

Lượng khoáng chất trong cơ thể (như canxi, magiê hay phốt pho) tăng cao, khiến cặn khoáng bị bão hòa và kết tủa trong bàng quang, các tinh thể cặn dính vào nhau và hình thành những viên sỏi với kích cỡ lớn dần theo thời gian.

Một số loại sỏi mang tính kiềm hoặc tính axit được hình thành để trung hòa môi trường nước tiểu ở mức độ cân bằng chỉ số pH.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu làm thay đổi chỉ số pH của môi trường trong bàng quang, kích thích sự hình thành sỏi thận.

Quá trình hấp thụ và bài tiết một số chất diễn ra bất thường cũng có thể là nguyên nhân gây ra sỏi thận. Tình trạng này thường xuất hiện thường xuyên hơn ở một số giống loài nhất định, ví dụ như chó đốm (Dalmatian).

Chẩn đoán

Các triệu chứng của bệnh sỏi thận có nhiều điểm khá giống với viêm nhiễm bàng quang, tuy nhiên những chú cún bị viêm nhiễm bàng quang thì chưa chắc hoàn toàn bị sỏi thận. Vì thế, chúng ta không thể kết luận bệnh dựa trên những dấu hiệu lâm sàng thông thường này.

Sỏi thận có thể được phát hiện do sờ nắn bằng ngón tay ở thành bụng dưới. Tuy nhiên, một số viên sỏi thận quá bé, hoặc quá lớn và cứng có thể gây khó dễ để nhận biết. Trong trường hợp này, chúng cần được siêu âm, hoặc chụp X-quang để xác định bệnh tình. Nếu phát hiện những dấu hiệu nghi ngờ cún cưng mắc bệnh sỏi thận, bác sĩ thú y có thể tiến hành kiểm tra bằng một hoặc cả 2 phương pháp trên. Một số viên sỏi thậm chí không thể xác định bằng tia X, đó là hiện tượng thấu xạ. Các hợp thể khoáng chất của chúng không thể bắt sáng và phản chiếu tia X, vì thế bác sĩ cần tiến hành siêu âm hoặc chụp X-quang ngược dòng, tạo ra màu sắc quy ngược để phát hiện những viên sỏi thấu xạ trong bàng quang.

Điều trị

Phương pháp điều trị sỏi thận thường thấy nhất đó là phẫu thuật qua ổ bụng để gắp sỏi ra ngoài. Sau khoảng 2–4 ngày hồi sức, phần lớn bệnh nhân sẽ tiến triển nhanh chóng. Tình trạng tiểu ra máu sẽ còn tiếp diễn trong khoảng vài ngày sau phẫu thuật. Với những ca tắc nghẽn đường tiết niệu, phẫu thuật cần được tiến hành càng sớm càng tốt để phòng trừ những diễn biến xấu có thể xảy ra. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp tối ưu đối với bệnh nhân có tình trạng sức khỏe phức tạp.

Chế độ dinh dưỡng cũng có thể giúp loại trừ, phân hủy một số loại sỏi thận. Như vậy, cách này có ưu điểm là không cần phẫu thuật và phù hợp với một số cá thể. Tuy nhiên quá trình điều trị diễn ra kéo dài đến hàng tháng, trong khi cún cưng vẫn phải chịu đau đớn do các vấn đề bí tiểu, đi tiểu ra máu,… Ngoài ra, không phải mọi chú cún đều chấp nhận thực đơn điều trị bệnh này. Vì thế, phương pháp này không hoàn toàn triệt để, cũng như không có tác dụng đối với tất cả các loại sỏi thận.

Phòng tránh

Cũng giống như con người, bạn cần quan sát cún cưng thường xuyên để kịp thời phát hiện các triệu chứng bất thường. Tìm hiểu các dấu hiệu mắc bệnh, và đưa chúng đến bác sĩ thú y nếu nghi ngờ cún bị sỏi thận, để được tư vấn phương án giải quyết tối ưu nhất.

Sỏi Tiết Niệu Ở Chó Mèo: Yếu Tố Hình Thành

là căn bệnh thường gặp và phổ biến. Cũng giống như trên người, sỏi tiết niệu sẽ gây đau buốt, và có thể gây nhiễm trùng rất nguy hiểm. Bài viết này của đội ngũ chuyên gia PetHealth sẽ giúp bạn hiểu kỹ hơn về vấn đề này!

Sỏi tiết niệu ở chó là gì?

Sỏi tiết niệu là những khối tinh thể kết tụ một số thành phần trong nước tiểu ở đường niệu trên (chủ yếu từ can-xi). Chó hay bị mắc bệnh này nhiều hơn mèo. Bệnh thường gặp ở chó có độ tuổi từ 3 – 5 tuổi. Nhưng cũng có thể gặp ở chó nhỏ (sỏi bàng quang).

Viên sỏi lớn, sần sùi sẽ dễ bám vào niêm mạc và bị vướng lại. Sỏi niệu quản hay bị vướng lại ở các đoạn như sau:

Đoạn thắt lưng 1/3 trên của niệu quản.

Đoạn trong chậu hông bé.

Đoạn nội thành của bàng quang.

Cổ bàng quang là chỗ hẹp chủ yếu ở chó đực. Ở chó cái, cổ bàng quang có tiền liệt tuyến bao bọc nên sẽ khó qua hơn.

Trên chó cái niệu đạo không có chỗ hẹp và ngắn hơn nên sỏi ít bị vướng lại hơn. Còn đối với chó đực, niệu đạo có ba chỗ mở rộng ra và viên sỏi hay lọt vào đó.

Khi chó bị sỏi tiết niệu, cơn đau khi đi tiểu sẽ khiến nhiều chú chó khóc và dần trở nên trầm cảm. Biểu hiện như nôn và co giật cũng có thể xảy ra.

Vì sao chó mèo hay bị sỏi tiết niệu?

Quá trình hình thành sỏi đường tiết niệu rất phức tạp, do nhiều yếu tố gây ra. 1 hòn sỏi thường có cấu trúc đặc thù gồm 2 yếu tố:

Chất mucoprotein có tác dụng như chất keo kết dính các tinh thể với nhau để tạo sỏi.

Các tinh thể của các chất bình thường được hòa tan trong nước tiểu. Chủ yếu là calci và oxalate. Ngoài ra còn có phosphate, magne, urat, cystine.

Khi nước tiểu bị cô đặc quá mức hoặc khi pH nước tiểu thay đổi thì các chất hòa tan trong nước tiểu sẽ kết tinh lại thành các tinh thể.

Và các tinh thể sẽ bị loại trừ theo dòng nước tiểu. Cần phải có chất mucoprotein thì các tinh thể mới liên kết được với nhau để tạo ra hòn sỏi. Nhiễm trùng tiết niệu dễ gây kết tụ sỏi.

Những bất thường ở đường tiết niệu làm chậm hoặc bế tắc dòng nước tiểu dễ gây kết tụ sỏi. Thức ăn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành những tinh thể sỏi này.

Với cách sản xuất thức ăn theo kiểu công nghiệp bằng cách nghiền bột xương sẽ tạo rất nhiều khoáng. Do đó bạn cần xem kỹ thành phần khi chọn thức ăn cho chó, mèo. Thành phần phụ phẩm lò giết mổ càng nhiều thì xương càng nhiều.

Yếu tố thúc đẩy hình thành gây nên bệnh ở chó mèo?

Độ acid của nước tiểu (dựa vào độ pH): sỏi khoáng được hình thành trong nước tiểu có độ pH kiềm. Thức ăn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành những tinh thể sỏi này. Bình thường, nước tiểu của chó, mèo có tính acid (pH < 7). Có một số thức ăn làm cho nước tiểu trở nên kiềm tính và như thế tạo cơ hội thuận lợi cho việc hình thành sỏi khoáng. Nếu con vật uống ít nước, nước tiểu sẽ đặc hơn và các khoáng chất trong nước tiểu sẽ kết dính hơn. Nên việc cho chó, mèo uống nước (nhằm pha loãng nước tiểu) là một trong những yếu tố quan trọng. Nước tiểu bình thường vô trùng, nhưng khi nhiễm trùng, các vi khuẩn hiện diện sẽ làm tăng pH nước tiểu là tăng nguy cơ thành sỏi khoáng.

Các giống chó mèo dễ bị sỏi tiết niệu

Mèo đực thiến (giống nào cũng có thể bị)

Chó đực ít vận động, được ôm, ẵm suốt ngày. Giống dễ bị bệnh: Cocker, Dalmatian.

Xin chân thành cảm ơn!

Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% từ PetHealth, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ: Phòng chăm sóc khách hàng

Viêm Túi Mật Và Ống Mật Ở Chó

Túi mật nằm trong bụng, gắn chặt với gan và có chức năng lưu trữ mật, một chất lỏng cần thiết để tiêu hóa thức ăn trong dạ dày và ruột. Ống mật vận chuyển mật từ gan vào túi mật và vào ruột non, và gan có chức năng bài tiết mật. Tất cả các thành phần của hệ tiêu hóa này hoạt động song song với nhau, và nếu một thành phần không hoạt động đúng, thì hầu hết cơ thể sẽ bị ảnh hưởng xấu.

Các triệu chứng và phân loại bệnh

Một số triệu chứng dấu hiệu của viêm túi mật hoặc ống mật là biếng ăn, lờ đờ, nôn mửa đột ngột, và đau bụng. Bệnh vàng da ở cấp độ nhẹ đến trung bình kèm theo sốt thường gặp ở bệnh viêm ống mật. Mắt vàng và nướu răng vàng. Có thể bị sốc do nhiễm trùng và lượng máu giảm. Các dấu hiệu của sốc bao gồm thở nông, nhiệt độ cơ thể thấp bất thường (hạ thân nhiệt), nướu nhợt nhạt hoặc xám, và mạch đập yếu nhưng nhanh. Viêm và bết dính trong túi mật và các mô lân cận có thể khiến mô bị sưng tấy; một khối mô sờ thấy được ở bụng trên bên phải, đặc biệt là ở chó con.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây viêm túi mật hoặc ống mật có thể do một hoặc nhiều điều kiện dẫn đến. Các cơ trong túi mật có thể bị hư hỏng, dẫn đến dòng chảy mật trong ống dẫn hoặc túi mật bị suy yếu, kích thích thành túi mật. Hoặc việc cung cấp máu cho thành túi mật đang bị hạn chế, trong trường hợp đó nguyên nhân gây ra sự hạn chế phải được cách ly và được điều trị để cải thiện lưu lượng máu. Chất kích thích trong mật có thể làm cho ống dẫn mật quá nhạy cảm và phản ứng. Phẫu thuật bụng, hoặc chấn thương bụng trước có thể trực tiếp dẫn đến nhạy cảm nội tạng, ảnh hưởng đến một hoặc nhiều cơ quan nội tạng, bao gồm cả gan và túi mật.

Các nguyên nhân hiếm gặp khác mà bác sĩ thú y của bạn sẽ muốn loại trừ là phát triển túi mật bất thường, và ký sinh trùng của ống mật (cầu trùng mật).

Chẩn đoán

Bác sĩ thú y sẽ loại trừ các nguyên nhân sau đây có thể gây ra các triệu chứng:

Viêm phúc mạc khu trú hoặc lan tỏa

Viêm phúc mạc mật (viêm niêm mạc ống mật, hoặc vùng lân cận)

Viêm dạ dày ruột và viêm ống mật thứ phát (viêm dạ dày và ruột, lan sang ống mật)

Sỏi trong túi mật

Viêm đường mật (viêm của hệ thống mang mật và mô gan xung quanh)

Phá hủy tế bào ở gan

Áp xe trong gan

Ngộ độc máu

Ung thư di căn (ung thư đang phát triển, hoặc lan rộng)

Mật tích tụ trong túi mật

Bác sĩ thú y của bạn sẽ yêu cầu xét nghiệm máu và phân tích nước tiểu. Chụp X-quang và/hoặc siêu âm hình ảnh bụng, để có hình ảnh rõ ràng hơn về hệ thống nội tạng, cũng có thể là một trong những công cụ chẩn đoán được sử dụng cho phòng trị.

Điều trị

Nếu tình trạng của con chó của bạn không đe dọa tính mạng hoặc nghiêm trọng, chăm sóc ngoại trú có thể bao gồm thuốc kháng sinh hoặc thuốc để hòa tan sỏi mật. Đối với các biến chứng nghiêm trọng và cực kỳ nguy kịch, cần phải được chăm sóc nội trú. Trong quá trình đánh giá chẩn đoán và tiền phẫu thuật, việc phục hồi cân bằng dịch và chất điện giải (cần theo dõi chất điện giải thường xuyên), sẽ là rất cần thiết trong giai đoạn đầu của quá trình điều trị để ổn định cho chó. Các phương pháp điều trị khác có thể được chỉ định là truyền dịch tĩnh mạch, huyết tương (nếu được chỉ định), truyền máu toàn phần – cho chó bị xuất huyết, hoặc cho chó bị mất máu, từ bên trong hoặc bên ngoài. Nếu bác sĩ thú y thấy rằng cần phẫu thuật thì sẽ cần phải cắt bỏ túi mật. Lượng nước tiểu thải ra sẽ được theo dõi như là một phần của việc đánh giá khả năng phục hồi và giữ lại dịch của cơ thể. Luôn chú trường hợp nhịp tim chậm, huyết áp giảm, và ngưng tim khi cấu trúc đường mật được điều khiển. Có thể sẽ cần dùng atropine để làm chậm hoặc ngăn chặn các cơ quan phản ứng với kích thích thần kinh, và làm chậm sự bài tiết.

Bác sĩ thú y cũng có thể kê các loại thuốc sau đây: thuốc kháng sinh tiền phẫu thuật, thuốc để hòa tan sỏi mật, và Vitamin K1.

Sinh hoạt và kiểm soát

Khám sức khỏe và xét nghiệm chẩn đoán thích hợp sẽ được bác sĩ thú y thực hiện – lặp lại sau mỗi hai đến bốn tuần cho đến khi liên tục có kết quả bình thường. Hãy chuẩn bị cho các biến chứng, hoặc tái phát bệnh có thể xảy ra và chú ý đến thú cưng trong giai đoạn chữa bệnh. Đường mật (hệ thống mật) vỡ hoặc viêm phúc mạc có thể kéo dài sự phục hồi của chó.

Viêm Túi Mật Và Ống Mật Ở Mèo

Viêm túi mật và ống mật ở mèo Các triệu chứng và phân loại bệnh Nguyên nhân

Nguyên nhân gây viêm túi mật hoặc ống mật có thể là do một hoặc nhiều tình trạng gây ra. Các cơ trong túi mật có thể bị hư hỏng, dẫn đến dòng chảy mật trong ống dẫn hoặc túi mật bị suy yếu, kích thích thành túi mật. Hoặc việc cung cấp máu cho thành túi mật đang bị hạn chế, trong trường hợp đó nguyên nhân gây ra sự hạn chế phải được cách ly và được điều trị để cải thiện lưu lượng máu. Chất kích thích trong mật có thể làm cho ống mật dễ nhạy cảm và phản ứng; dòng chảy ngược của các enzyme tuyến tụy có thể gây ra và tăng cường tình trạng viêm. Phẫu thuật bụng, hoặc chấn thương bụng trước, có thể trực tiếp dẫn đến sự nhạy cảm của nội tạng, ảnh hưởng đến một hoặc nhiều cơ quan nội tạng, bao gồm gan và túi mật.

Các nguyên nhân hiếm gặp khác mà bác sĩ thú y muốn loại trừ là túi mật phát triển bất thường, và ký sinh trùng trong ống mật (cầu trùng ở mật).

Chẩn đoán

Bác sĩ thú y sẽ yêu cầu xét nghiệm máu và phân tích nước tiểu. Chụp X-quang và/hoặc siêu âm hình ảnh bụng, để có hình ảnh rõ ràng hơn về hệ thống nội tạng, cũng có thể là một trong những công cụ chẩn đoán được sử dụng cho phòng trị Bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm chẩn đoán và loại trừ bệnh để loại trừ các nguyên nhân có thể gây ra các triệu chứng như:

Viêm tụy

Viêm phúc mạc khu trú hoặc lan tỏa

Viêm phúc mạc mật (viêm niêm mạc ống mật, hoặc vùng lân cận)

Viêm dạ dày ruột với viêm đường mật thứ cấp (viêm dạ dày và ruột, lan sang ống mật)

Sỏi trong túi mật

Viêm đường mật (viêm của hệ thống mang mật và mô gan xung quanh)

Phá hủy tế bào ở gan

Áp xe trong gan

Ngộ độc máu

Ung thư di căn

Mật tích tụ trong túi mật

Điều trị

Nếu tình trạng của mèo không đe dọa tính mạng hoặc không nghiêm trọng, chăm sóc ngoại trú có thể bao gồm thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc khác để hòa tan sỏi mật. Đối với các biến chứng nghiêm trọng và cực kỳ nguy kịch, cần phải được chăm sóc nội trú. Trong quá trình đánh giá chẩn đoán và tiền phẫu thuật, cần phải phục hồi cân bằng dịch và chất điện giải khi cần, và theo dõi chất điện giải thường xuyên để đưa mèo về tình trạng ổn định trong giai đoạn đầu của quá trình điều trị. Các phương pháp điều trị khác có thể được chỉ định đó là truyền dịch tĩnh mạch, huyết tương (nếu được chỉ định), và truyền máu toàn bộ nếu mèo hay bị xuất huyết, hoặc nếu mèo mất máu bên trong hoặc bên ngoài.

Nếu bác sĩ thú y thấy rằng cần phẫu thuật thì sẽ cần phải cắt bỏ túi mật. Lượng nước tiểu thải ra sẽ được theo dõi như là một phần của việc đánh giá khả năng phục hồi và giữ lại dịch của cơ thể. Luôn chú ý trường hợp nhịp tim chậm, huyết áp giảm, và ngưng tim khi cấu trúc đường mật được điều khiển. Có thể sẽ cần dùng atropine để làm chậm hoặc ngăn chặn các cơ quan phản ứng với kích thích thần kinh và làm chậm sự bài tiết.

Bác sĩ thú y cũng có thể kê các loại thuốc sau đây: thuốc kháng sinh tiền phẫu thuật, thuốc để hòa tan sỏi mật, và Vitamin K1.

Sinh hoạt và kiểm soát

Khám sức khỏe và xét nghiệm chẩn đoán thích hợp sẽ được bác sĩ thú y thực hiện – lặp lại sau mỗi hai đến bốn tuần cho đến khi liên tục có kết quả bình thường. Hãy chuẩn bị cho các biến chứng, hoặc tái phát bệnh có thể xảy ra và chú ý đến thú cưng trong giai đoạn chữa bệnh. Đường mật (hệ thống mật) vỡ và/hoặc viêm phúc mạc có thể làm phức tạp và kéo dài sự phục hồi của mèo.

Bệnh Care Ở Chó (Bệnh Sài Sốt)

Bệnh care (Sài sốt) là một bệnh rất nguy hiểm ở chó và có thể gây chết chó con từ 2 – 6 tháng tuổi. Chó trưởng thành trên một năm tuổi ít thấy mắc bệnh này (ít chứ không phải là không có). Vì bệnh chưa có thuốc đặc trị nên thường chúng ta sẽ phải chữa trị các triệu chứng của chó, 1 số chó sau khi chữa trị thành công sẽ có di chứng thần kinh như: Đi choải chân, run rẩy khi đi lại,…

– Hầu hết chó vừa mắc bệnh sẽ không có triệu chứng. Vì thế khi phát hiện chó mắc bệnh thường ở thể cấp tính với triệu chứng: sốt cao từ 39- 42oC, các niêm mạc đều bị viêm, mắt chó bị sưng húp, chảy nước mắt và có ghèn liên tục.

– Chó thở khó khăn và khò khè, rên rỉ vì viêm phổi cấp có mủ.

– Viêm mạc đường tiêu hóa nên chó có biểu hiện nôn mửa liên tục, tiêu chảy có máu và chất nhầy. Hội chứng viêm mạc đường tiêu hóa làm chó kiệt sức, mất nước và chất điện giải nên chết rất nhanh.

– Triệu chứng thần kinh cũng xảy ra phổ biến như chó đi lại xiêu vẹo, lên cơn co giật, mắt trợn ngược, chảy nước dãi. Trên mặt, da bụng, bẹn, nách xuất hiện các đốm đỏ như mụn mủ vỡ ra và khô đóng vẩy.

– Chó mệt mỏi, ủ rủ, ăn ít hoặc bỏ ăn hoàn toàn mà chỉ uống nước, sau đó chó sốt cao ( từ 40 – 40.5oC trong vòng 24 – 48h ).

– Trong khi sốt chó bỏ ăn, mắt đỏ.

– Sau cơn sốt ở thời kỳ đầu, thân nhiệt trở lại bình thường và ăn một ít, chó vẫn có biểu hiện mệt mỏi và ủ rũ.

– Sau 3 – 4 ngày sau chó sẽ trải qua đợt sốt thứ 2, đợt sốt này kéo dài hơn đợt đầu (từ 3 – 4 ngày).

– Thời kỳ này nhịp tim của chó tăng rõ, mắt và mũi đổ ghèn nhiều, chó thở khó, đường hô hấp viêm cata.

– Hiện tượng viêm phổi và viêm đường tiêu hóa thể hiện như : Chó thở khò khè, tiêu chảy lẫn (máu hoặc chất nhầy), do phân có niêm mạc ruột nên sẽ rất tanh và có màu sẫm cafe.

– Khi đến thời kỳ này thì 99% là không cứu được (với trường hợp phát hiện trễ hoặc không vào thuốc thường xuyên khi còn ở 2 thời kỳ đầu. Còn nếu phát hiện sớm và đi chích thuốc đều thì còn cơ hội).

– Giai đoạn này chó thường bỏ ăn hoàn toàn và tiêu chảy lẫn cấp vì thế chó gầy sút nhanh, hốc mắt trũng sâu, bụng hóp, lông xơ xác, chó đi xiêu vẹo hoặc nằm 1 chỗ, không mở mắt nổi và chết ngay sau 12 – 24h

Nếu chó bị mắc Care từ 10 ngày trở lên sẽ có triệu chứng thần kinh: Chó bị co giật hoặc đâm sầm vào tường. Khi đụng vật cản chó nổi cơn co giật hoặc có thể sùi bọt mép.

Dùng vacxin nhược độc care tiêm phòng cho chó. Vacxin này an toàn, có thời gian bảo hộ cho chó từ 6 tháng đến 1 năm. Vì kháng thể từ mẹ có thể bảo vệ cho chó con đang bú từ 4 – 6 tuần, nên chỉ nên tiêm vacxin cho chó con từ 2 tháng tuổi, để chắc chắn nên tiêm lại lần 2 vào lúc chó con được 3,5 tháng tuổi. Đối với chó cảnh và chó nghiệp vụ, việc sử dụng huyết thanh tối miễn dịch là cần thiết. Về nguyên tắc phòng chống bệnh care ở chó nên dùng kháng huyết thanh cho những con mới chớm bị bệnh hay tốt hơn ở những con còn khỏe nhưng đã tiếp xúc với chó bệnh. Sau khi dùng kháng huyết thanh 3 tuần cần tiêm lại vacxin. Cũng có thể dùng vacxin đa giá để hạn chế công tiêm, tiêm một mũi phòng 5 đến 6 bệnh như: Cúm, ho, dại, care…

Điều trị việc điều trị bệnh care ở chó chỉ có kết quả khi có hộ lý tốt và điều trị theo phác đồ sau:

+ Truyền dịch vào mạch máu:

Truyền NƯỚC SINH LÝ MẶN NGỌT cho chó giúp cung cấp năng lượng, trợ sức, trợ lực, bù nước, giải độc. Kết hợp tiêm MA OSAL và ATROPIN giúp chống nôn. RT

Bệnh Care ở chó rất hay ghép với các bệnh như: Viêm ruột hoại tử, cúm, dại… Nên dùng kháng sinh để phòng chống các bệnh kế phát, có thể dùng một trong các thuốc sau:

– MARFLO-45% tiêm bắp thịt hoặc dưới da với liều 1ml/10-15kg TT. Một mũi tiêm tác dụng 3 ngày.

– CEFQUINOM 150 tiêm bắp thịt hoặc dưới da với liều 1ml/8-10kg TT. Một mũi tiêm tác dụng 2 ngày.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Sỏi Mật Ở Chó trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!