Bạn đang xem bài viết Bệnh Sán Chó Ở Người Có Nguy Hiểm Không???? được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bệnh sán chó ở người không phải là căn bệnh hiếm gặp nữa. Từ lâu chó luôn là động vật yêu thích và gần gũi với con người nhất, chính vì hay tiếp xúc với chó mà tỷ lệ nhiễm phải bệnh sán chó ở người là rất cao.
Bệnh sán chó ở người là gì?
Bệnh sán chó ở người là căn bệnh mà rất dễ mắc phải khi tiếp xúc với chó.
Bệnh sán chó hay còn được biết đến với tên gọi khác là bệnh giun đũa chó, bệnh sán dây chó,…
Bệnh sán chó ban đầu thường không có nhiều triệu chứng ra bên ngoài, chính vì thế rất khó để phát hiện ra bệnh sớm. Chỉ đến khi sán làm tổ và phát triển mạnh thì mới có những dấu hiệu mới bộc lộ ra bên ngoài.
Hình ảnh ngứa da do nhiễm sán chó
Nguyên nhân gây bệnh sán chó ở người
Do chó là loài động vật sống gần gũi với chúng ta nên khả năng mắc nhiễm bệnh sán chó ở người là rất cao. Một vài nguyên nhân khiến chúng ta mắc phải căn bệnh đó là:
Khi chúng ta ăn phải thức ăn hoặc tiếp xúc với nguồn nước nơi có chứa ấu trùng sán chó.
Tiếp xúc và gần gũi với chó cũng là nguyên nhân gây nên căn bệnh sán chó ở người.
Ăn phải nội tạng của động vật có chứa sán chó do chưa chế biến và làm sạch kỹ.
Trứng sán được phát tán ra bên ngoài khi chó đi đại tiện, chúng ta dọn dẹp dễ nhiễm phải bệnh sán chó.
Bệnh sán chó xâm nhập vào cơ thể người
Giun sán sau một thời gian sinh trưởng và phát triển trong cơ thể chó sẽ được phát tán ra bên ngoài môi trường xung quanh theo phân của chúng. Trứng sán chó thường rất khó chết trong điều kiện môi trường sống bình thường. Sau khoảng thời gian 1 đến 2 tuần thì những quả trứng này sẽ thành phôi.
Sau khi giun sán được phát tán ra bên ngoài môi trường chúng sẽ chờ cơ thể người hoặc vật chủ mới tiếp xúc, từ đó chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể chúng tao gây nên bệnh sán chó ở người. Khi chui vào cơ thể người chúng không phát triển ngay thành những con sán nhỏ mà vẫn ở dạng ấu trùng để có thể di chuyển dễ dàng trong cơ thể người qua thành ruột và các đường máu tới các vị trí khác nhau như gan, phổi, hệ thần kinh,…
Thời điểm này sán chó sẽ hình thành nên những khối u nhỏ di chuyển ở dưới da tạo thành các vết đỏ li ti, gây ra những tổn thương ở những nơi mà chúng đi qua. Tùy vào mỗi loại giun sán chúng sẽ tàn phá cho cơ thể khác nhau.
Hình ảnh sán chó di chuyển dưới da
Bệnh sán chó ở người có gây nguy hiểm không?
Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời bệnh sán chó sẽ ngày càng phát triển và gây ra nhiều mối nguy hại không thể lường trước được.
Sán chó di chuyển vào nội tạng: Khiến người bệnh bị sốt, to gan, lá lách phình to và xuất hiện triệu chứng hô hấp như hen suyễn.
Sán chó xuất hiện ở mắt: Khiến thị lực ở người bệnh bị suy giảm nghiêm trọng, thậm chí khi sán di chuyển có thể gây nên thương võng mạc dẫn đến tình trạng mắt bị lé hoặc mù lòa.
Một số biến chứng khác do sán chó gây ra: Nhiều trường hợp người được ghi nhận là có biểu hiện bị viêm cơ tim, viêm thận, đau hệ thần kinh trung ương. Thậm chí bệnh sán chó ở người có thể khiến người bị bệnh tử vong.
Cần phải làm gì sau khi phát hiện căn bệnh sán chó?
Rất nhiều người thường tỏ ra hoang mang và sợ hãi khi nghi ngờ bản thân nhiễm phải căn bệnh sán chó. Lúc này các bạn cần phải thực sự tỉnh táo và nên đi tới các bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa về giun sán để được khám và chữa trị.
Bà Bầu Bị Nhiễm Sán Chó Có Nguy Hiểm?
Chào bác sĩ, khoảng tầm hơn 1,5 tháng trước em bị nhiễm sán chó và có xét nghiệm, bác sĩ có cho 2 viên thuốc diệt sán uống, dặn 1-2 năm sau em có đi xét nghiệm lại thì vẫn còn bị, chẳng qua là nó giảm dần theo thời gian. Hiện tại em đang có thai 4 tuần, thỉnh thoảng vẫn bị ngứa giống trước. Cho em hỏi là có ảnh hưởng đến thai không ạ? Em cảm ơn.
Chào em,
Nhiễm sán chó là một trong các bệnh thường gặp hiện nay, nhưng đây không phải bệnh nan y và có thể điều trị được, liệu trình điều trị có khả năng thành công rất cao và được áp dụng rộng rãi trên toàn quốc.
Sán chó là loại ký sinh trùng có ký chủ chính là chó, mèo; trong khi người chỉ là ký chủ tình cờ, nghĩa là ấu trùng của giun sẽ không thể phát triển thêm khi vào cơ thể người và sẽ tự đào thải theo thời gian. Khi bị nhiễm sán chó thì cơ thể sẽ tạo ra kháng thể kháng với kháng nguyên của sán chó. Do đó người bị nhiễm sán chó sau khi điều trị mà xét nghiệm máu lại trong vòng 1-2 năm thấy kháng thể vẫn còn, biểu hiện qua xét nghiệm huyết thanh miễn dịch dương tính với sán chó là thường gặp, không phải là bệnh còn.
Bác sĩ mới nói với em là “1-2 năm sau em có đi xét nghiệm lại thỳ vẫn còn bị, chẳng qua là nó giảm dần theo thời gian” tức là muốn nói đến việc em làm lại xét nghiệm máu vẫn thấy dương tính đó. Như vậy, giờ em còn ngứa không phải là còn nhiễm sán.
Tuy nhiên, em có thai được 4 tuần còn em uống thuốc tẩy giun là 1.5 tháng, nghĩa là thời điểm em có thai cách thời điểm dùng thuốc tẩy giun có 15 ngày thôi. Các loại thuốc tẩy giun và trị sán thông thường là những loại có nguy cơ ảnh hưởng tới thai nhi (nguy cơ nhóm C) và phải ngưng 1 tháng trước khi có thai. Tuy nhiên, thai nhi có nguy cơ nhóm C vẫn không phải 100% (100% có nghĩa là chắc chắn thai có vấn đề và phải bỏ thai), vì vậy em không nên suy nghĩ nhiều. Cho dù có lo lắng thì việc lỡ uống thuốc là chuyện đã rồi, không thể thay đổi.
Hiện tại em cần khám bác sĩ Sản khoa sớm để bác sĩ kiểm tra phôi thai cho em, làm các xét nghiệm cần thiết, điều trị triệu chứng dị ứng cho em với thuốc an toàn cho thai phụ, và theo dõi tiếp thai kỳ, đặc biệt là thời kỳ 12 tuần đầu, xem thai có dị tật, bất thường gì không.
Chảy Nước Dãi Ở Chó Có Nguy Hiểm Không
Chảy nước dãi ở chó không nguy hiểm nhưng cũng cần phải quan tâm. Vì lâu dài sẽ gây chó sút ký
Nhiễm virut có một số dấu hiệu, ngoài việc tăng cường tiết nước muối, rất dễ phát hiện:
Rối loạn nội tạng (gan, lá lách, túi mật).
Trên thực tế, làm chảy nước dãi quá mức có thể là bệnh mãn tính của bất kỳ hệ thống và cơ quan nào. Ở nữ giới, hiện tượng này thường xảy ra khi có sự vi phạm về nội tiết tố, bệnh của các cơ quan sinh sản, trong thời kỳ mang thai.
Ngộ độc
Mệt mỏi mạnh xảy ra ở mức độ nghiêm trọng của nhiễm độc. Ngộ độc ở chó có thể gây ra thức ăn bình thường, nhưng thực phẩm nặng cho đường tiêu hóa – đồ ngọt, thịt mỡ, hoa quả. Thông thường, vật nuôi bị nhiễm độc do tiếp xúc với chất độc hại – chất độc, phân bón, hóa chất gia dụng. Ngoài ra, con chó có thể bị nhiễm độc bằng cách nuốt bất kỳ sản phẩm nào cũ hoặc bị hỏng trong khi đi bộ.
Thâm nhập vào đường tiêu hóa, chất độc hại kích thích nó, gây ra chảy nước dãi. Và đôi khi chảy ra của nước dạ dày. Tác dụng này làm tăng tiết nước bọt, nôn, và phân lỏng. Đôi khi nhiễm độc đi kèm với nhiệt độ cao, khát, có thể blanching của mô niêm mạc.
Bệnh học của khoang miệng
Chó dễ bị các bệnh về răng và lợi, và chúng thường đi kèm với sự tiết nước bọt. Chó có thể bị sâu răng, viêm miệng , răng hàm mặt (ở một số loài hàm là một điểm yếu). Những bệnh này thường kèm theo những cảm giác đau đớn. Các quá trình viêm mà cơ chế miễn dịch của vật nuôi cố gắng loại bỏ bằng cách không hiệu quả – việc phóng thích hoạt tính nước bọt.
Thay đổi răng
Một hiện tượng tương tự có thể được quan sát thấy ở chó con trong giai đoạn thay răng. Trẻ em thường ăn gì đó, trong khi nước bọt chạy từ miệng với số lượng lớn. Trong trường hợp này, không cần phải lo lắng đặc biệt, sau khi lợi ngừng lo lắng cho con chó, chảy nước bọt sẽ trở lại bình thường. Điều quan trọng là cung cấp cho thú cưng những đồ chơi đặc biệt có thể gặm nhấm.
Chấn thương
Bị thương ở miệng thường dẫn đến hiện tượng tiết nước bọt quá mức. Bạn có thể không thể nhìn thấy dấu hiệu của vết thương bên ngoài, nhưng chảy nước dãi là một dấu hiệu cho thấy bạn nên đưa bé đi khám.
Ngay cả 1-2 triệu chứng sẽ làm phiền người chủ và trở thành lý do để tìm sự trợ giúp y tế. Không tự mình tham gia vào việc chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng do siêu vi khuẩn. Vì không thể cứu con chó khỏi những bệnh như thế mà không có chẩn đoán và kiến thức chuyên môn. Ngoài ra, cần nhớ rằng một số loại vi rút không chỉ có thể trở thành mối đe dọa đối với cuộc sống của con vật, mà còn có khả năng lây truyền sang người.
Bệnh Sán Chó Có Lây Không
Sán chó hay còn gọi là bệnh kén sán chó, sán dây chó, nang sán chó… Do một loại giun tròn được gọi là giun đũa chó mèo do một loại ký sinh trùng sán dây thuộc giống Echinococcus, có tên gọi Toxocara canis hay toxocara cati gây ra.
Loại sán này phát triển trong cơ thể chó mèo, khi giun đẻ trứng, trứng sẽ theo phân ra ngoài môi trường và hóa phôi sau 1 – 2 tuần. Nếu nuốt phải trứng sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
Triệu chứng của bệnh sán chó thường ẩn, khó nhận biết và không có biểu hiện cụ thể. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ sẽ thấy:
Người bệnh có dấu hiệu mệt mỏi, thường đau bụng, chán ăn, ăn không ngon, sụt cân, người nóng sốt, ho, thở khò khè…
Nếu di chuyển lên phổi sẽ gây viêm phổi, suyễn, khó thở.
Nếu di chuyển lên mắt sẽ gây viêm xung quanh mắt và các bệnh ở võng mạc.
Nếu di chuyển lên não sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ, người mệt mỏi, lờ đờ, có triệu chứng viêm não.
Nếu ký sinh ở da sẽ tạo nên những cục u với sự tập trung của một lượng lớn các thể nang sán chó.
Bệnh sán chó có lây không?
Sán chó có lây không, sán chó lây qua người như thế nào là thắc mắc chung của rất nhiều người. Thực tế, sán chó là một bệnh có thể lây từ chó sang người. Con đường lây truyền như sau:
Sau khi sán đẻ trứng, trứng sẽ theo phân ra ngoài môi trường phát tán vào đất, bụi, rau…
Nếu không vệ sinh cơ thể sạch sẽ sau khi tiếp xúc với chó hoặc dùng rau chưa được rửa sạch, rau sống sẽ dễ nuốt trứng sán vào miệng.
Sau khi nuốt trứng, các ấu trùng giun được phóng thích, xuyên qua thành ruột và di chuyển đến gan, phổi, hệ thần kinh theo đường máu. Các ấu trùng sống sót sẽ gây bệnh và bị phản ứng viêm của cơ thể người tiêu diệt.
Lúc này, chúng sẽ ngừng phát triển nhưng lại gây ra các tổn thương tại mô.
Bệnh sán chó có lây từ người sang người không?
Như đã phân tích, sán chó có thể lây từ chó sang người thông qua tiếp xúc, sử dụng thức ăn có trứng sán gây bệnh. Tuy nhiên, sán chó không phải là bệnh lây từ người sang người. Nhưng lại có thể lây nhiễm cho người vô tình nuốt phải sán chó bị dính trong thức ăn.
Khi trong gia đình có người mắc bệnh, thì các thành viên khác vẫn nên tiến hành xét nghiệm vì sử dụng chung một nguồn thức ăn chứa sán chó. Vì vậy nguyên nhân khiến nhiều người cùng mắc bệnh là do sử dụng thức ăn nhiễm sán chứ không phải do lây nhiễm từ người sang người.
Bệnh sán chó có lây từ mẹ sang con không?
Có thể khẳng định, sán chó là bệnh không lây nhiễm từ người sang người kể cả từ mẹ sang con. Sán chó chỉ lây nhiễm ở chó sang người do ăn uống những thức ăn có dính trứng sán hoặc thường xuyên tiếp xúc với chó bị sán mà không rửa sạch tay trước khi ăn, uống.
Tuy chưa có ghi nhận dị tật nào cho thai nhi khi bị nhiễm ký sinh trùng sán chó nhưng nó lại làm tăng tỷ lệ hư và sẩy thai. Do đó, mẹ bầu nên thường xuyên thăm khám để điều trị và theo dõi tình hình sức khỏe.
Ngoài ra, với thắc mắc sán chó có lây từ người qua người không thì có thể khẳng định là không. Bệnh này không hề lây nhiễm qua đường nước bọt hay quan hệ. Việc ôm hôn, quan hệ vợ chồng không hề khiến bạn hoặc đối phương nhiễm sán chó được.
Bệnh sán chó nguy hiểm như thế nào?
Mặc dù không phải là bệnh lây nhiễm từ người sang người nhưng nguy cơ mắc sán chó là rất cao. Không chỉ vậy, trong cơ thể người, ấu trùng sán chó có thể di chuyển đến nhiều cơ quan như gan, phổi, mắt, não để gây bệnh. Nếu không kịp thời điều trị sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
Tổn thương ở mắt: Thường gặp ở trẻ từ 5 – 10 tuổi với các triệu chứng giảm thị lực một bên mắt. Nếu không điều trị có thể gây lé hoặc mù lòa.
Tổn thương nội tạng: Hoại tử gan, gan to, lách to, viêm cơ tim, viêm thận.
Tổn thương hệ thần kinh trung ương: Gây ra các triệu chứng co giật, tâm thần, thậm chí có thể tử vong nếu di chuyển đến não.
Biện pháp phòng ngừa bệnh sán chó
Sán chó là bệnh có thể lây lan qua đường ăn uống hoặc lây trực tiếp sang người nếu tiếp xúc với chó bị sán mà không rửa tay sạch sẽ. Cho nên có thể phòng tránh bệnh bằng cách:
Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay trước khi chế biến thức ăn, trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
Thực hiện ăn chín uống sôi, sơ chế thực phẩm kĩ, hạn chế sử dụng các loại rau sống.
Tẩy giun định kỳ, tắm cho chó thường xuyên, không nên cho trẻ ngủ chung với thú cưng.
Không cho chó thường xuyên vào nhà nhất là những gia đình có trẻ tập bò, đi đứng.
Không cho bé nghịch đất, rửa sạch đồ chơi cho trẻ, tránh để bé ngậm đồ chơi hoặc đưa tay vào miệng khi tiếp xúc với chó mèo.
Thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.
Tóm lại, với thắc mắc bệnh sán chó có lây không thì câu trả lời là có nhưng chỉ lây nhiễm từ chó sang người khi tiếp xúc với trứng chứa phôi giun. Nếu thường xuyên tiếp xúc với chó mà xuất hiện các triệu chứng như nóng sốt, sụt cân, thở khò khè, ho, đau bụng… thì nên nhanh chóng thăm khám và tiến hành xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Sán Chó Ở Người Có Nguy Hiểm Không???? trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!