Xu Hướng 3/2023 # Bệnh Sán Chó Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị # Top 9 View | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bệnh Sán Chó Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Bệnh Sán Chó Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bệnh sán chó do ký sinh trùng sán dây gây ra. Động vật chó, mèo là vật chủ để sán dây ký sinh. Bệnh sán chó phổ biến xuất hiện ở trẻ em từ 3 – 10 tuổi, người lớn cũng có khả năng bị bệnh nhưng ít hơn.

Bệnh sán chó mèo có ở khắp mọi nơi dù là nông thôn hay thành thị. Tại các nước tiên tiến vẫn có khả năng nhiễm bệnh và thậm chí là có nhiều người nhiễm. dù là không nguy hiểm nhưng nếu phát hiện muộn thì các biến chứng của bệnh có thể khiến người tử vong.

Sán chó mèo còn được gọi là giun đũa chó mèo hoặc Toxocara. Chúng kí sinh trong ruột non của chó. Loài sán này có trong 80% chó ở vùng nhiệt đới và 17 -20% chó ở vùng ôn đới. Giun trưởng thành sẽ sống trong ruột non của chó con từ 3 – 6 tháng tuổi.

Trung bình mỗi ngày giun đẻ 200.000 trứng, trứng giun ra ngoài theo đường phân và sống trong điều kiện ngoại cảnh vài tháng. Giun sẽ bị đẩy ra ngoài khi chó lớn lên và hệ miễn dịch tăng cường. Trong trường hợp chó con nuốt phải trứng giun, ấu trùng giun sẽ lên phổi rồi phát triển thành giun trưởng thành trong ruột non.

Một số con ấu trùng khác tiếp tục di chuyển ra các cơ quan nội tạng khác. Nếu con chó đó có thai, ấu trùng sẽ nhiễm vào bào thai hoặc tuyến vú và nhiễm bệnh khi chó con bú mẹ.

Khi chó bị nhiễm sán, sán sẽ kí sinh và trứng sán được đưa ra môi trường bằng đường phân của chó. Hậu môn cũng là nơi chứa nhiều trứng sán. Trong trường hợp chó liếm hậu môn rồi liếm lên đồ vật hoặc thân thể của chúng thì vô tình đang phát tán trứng sán ra rộng hơn.

Chú ý khi vuốt ve chó, ăn rau sống hoặc tiếp xúc với các đồ vật dính trứng sán thì khi đã vào trong cơ thể người, 5 tháng sau trứng sán sẽ phát triển thành nang sán nếu trứng không bị thực bào.

Trong nang sán có chứa 2 triệu đầu sán. Khi nang sán vỡ ra, nó giải phóng ra hàng triệu đầu sán, theo máu ký sinh khắp cơ thể như gan, phổi, não, lách.

Khi sán đã xâm nhập và ký sinh vào cơ thể, nang sán bắt đầu chèn ép các phủ tạng và cơ quan xung quanh, gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vị trí nang sán ký sinh quyết định mức độ tổn thương và nguy hại đến sức khỏe.

Khi nang sán vỡ, sẽ khiến cho cơ thể bị dị ứng, nhiễm độc, choáng quá mẫn. Đầu sán tràn ra ngoài hình thành các nang sán thứ phát. Mất 2 – 5 năm để nang sán thứ phát xuất hiện kể từ khi nang sán tiên phát bị vỡ. Đây là giai đoạn gây tử vong.

Theo các chuyên gia, bệnh sán chó có thể lây từ chó sang người và chưa có trường hợp thống kê cho thấy lây được trực tiếp người sang người.

Con đường lây truyền của sán chó:

Sau khi chó bị nhiễm sán, sán sẽ bắt đầu ký sinh, phát triển rồi sinh sản trong ruột non của chó. Mỗi ngày sán chó đẻ 200,000 trứng và theo đường phân của chó ra ngoài môi trường rồi lẫn vào nước, đất. Khi uống phải nước hoặc ăn đồ nhiễm trứng sán thì con người sẽ bị nhiễm trứng sán. Trẻ em hay nghịch đất nên dễ nhiễm trứng sán nhất.

Khả năng khác là người bệnh đã ăn rau sống có lẫn trứng sán trong đất hoặc dùng được bón bằng phân chó.

Sau khi vào trong cơ thể người khoảng 5 tháng mà không bị tiêu diệt thì trứng sán sẽ biến thành nang sán.

Khi nang sán vỡ sẽ có hàng triệu đầu sán non thoát ra, theo đường máu đi ký sinh ở nhiều bộ phận trên cơ thể người như gan, phổi, mật, não, lá lách,… gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng.

Bệnh sán chó do ấu trùng giun đũa chó/ mèo Toxocara spp. Theo Quyết định số 4283/QĐ-BYT ngày 08/8/2016 về việc Ban hành Tài liệu “Định nghĩa trường hợp bệnh truyền nhiễm” kèm theo định nghĩa ca bệnh giun đũa chó/mèo của Bộ Y tế ban hành có đề cập ca bệnh xác định gồm các triệu chứng sau:

Ngứa, nổi mẩn;

Đau bụng, khó tiêu, đau đầu;

Tê bì, đau nhức mỏi;

Sốt kèm thở khò khè;

Có thể xuất hiện một hoặc các triệu chứng sau: viêm phổi, gan to, đau bụng mạn tính, tổn thương ở mắt, tổn thương võng mạc, viêm mắt, rối loạn thị lực, rối loạn thần kinh khu trú;

Xét nghiệm ELISA cho kết quả kháng thể anti-Toxocara spp. IgG dương tính;

Tìm thấy giun đũa hoặc ấu trùng của chó hoặc mèo trưởng thành;

Sử dụng kỹ thuật sinh học phân tử phát hiện đoạn gen đặc hiệu của ấu trùng giun đũa chó hoặc mèo.

Xác định chẩn đoán dựa trên cơ sở phát hiện ấu trùng Toxocara trong mẫu mô xét nghiệm. Tuy nhiên, sinh thiết lấy mẫu mô chứa ấu trùng có thể phức tạp và khó khăn, thậm chí xuất hiện biến chứng. Vì thế, chẩn đoán thường dựa trên xét nghiệm huyết thanh và đặc điểm lâm sàng, nhưng biểu hiện lâm sàng thường không đặc hiệu, không điển hình nên sẽ khó chẩn đoán chính xác.

Khi ấu trùng giun, sán ký sinh trong cơ thể người, bạn sẽ bị sút cân dù vẫn duy trì chế độ ăn uống bình thường vì chúng sẽ lấy đi chất dinh dưỡng mà bạn nạp vào mỗi ngày để sinh sống. Bạn nên theo dõi cân nặng của mình khoảng 1 – 2 tháng sau khi đã phát hiện dấu hiệu sụt cân của cơ thể. Nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác nguyên nhân.

Nếu bạn vẫn nạp đủ chất xơ vào cơ thể nhưng vẫn gặp tình trạng táo bón thường xuyên thì có thể bạn đã nhiễm bệnh sán chó. Giun và sán có thể làm ruột bạn kích ứng và rối loạn tiêu hóa. Chúng làm giảm lượng nước cơ thể hấp thụ và khiến bạn táo bón.

Nếu cơ thể bạn xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, tiêu chảy, chướng bụng thì hãy nghi ngờ cơ thể đang nhiễm bệnh sán chó. Đặc biệt là khi bạn vừa tiếp xúc với nguồn đất, nước không phải nơi mình sinh sống.

Nếu bạn cảm thấy đói khi vừa ăn no thì có thể ấu trùng giun và sán đã lấy đi hết chất dinh dưỡng bạn vừa nạp vào cơ thể. Hoặc nếu cảm thấy lúc nào cũng no thì có thể cúng đang làm bạn đầy hơi nên lúc nào cũng thấy no căng bụng dù không ăn gì.

Vì giun sán lấy hết chất dinh dưỡng nên bạn sẽ bị sụt giảm năng lượng, lâu dần bạn sẽ thấy cơ thể dần suy yếu và kiệt sức. Tình trạng này kéo dài khiến bạn chỉ muốn ngủ và không muốn làm những việc khác.

Nếu đang bị nhiễm giun, sán, có thể bạn sẽ nhìn thấy giun ở quần lót sau khi đi đại tiện hoặc trong bồn cầu. Chúng thường có màu trắng ngà và hình dạng giống như sợi chỉ rất nhỏ.

Giun sán hút máu bạn lớn lên nên cơ thể sẽ thiếu đi lượng sắt lớn. Khi nghi ngờ nhiễm bệnh, hãy thường xuyên quan sát sắc tố da và mắt. Nếu da và mắt trở nên xanh xao, nhợt nhạt kèm theo mệt mỏi, khó tập trung và nhịp tim nhanh bất thường thì có khả năng bạn đang bị bệnh sán chó.

Ruột có thể bị tắc nghẽn do giun sán đã làm gián đoạn chức năng các ống trong thành ruột. Bạn có thể bị đau bụng ở các cấp độ nhẹ hoặc nặng, cảm thấy buồn nôn, nôn nhiều bất thường. Đau bụng do sán chó thường sẽ đau ở phần trên dạ dày .

Giun, sán sẽ tiết độc tố vào máu nên bạn có thể cảm thấy ngứa dai dẳng, mẩn đỏ khắp người hoặc tại nơi có sán ký sinh. Vào ban đêm, cơn ngứa sẽ nghiêm trọng hơn. Người đang bị bệnh sán chó cũng hay thấy ngứa hậu môn .

Người đang bị bệnh sán chó cảm thấy thấy khó đi vào giấc ngủ hay chỉ ngủ chập chờn, hoặc hay tỉnh giấc giữa đêm . Tình trạng xuất hiện nhiều hơn ở những người bị ấu trùng giun di trú đến não. Chúng làm rối loạn chức năng hoạt động của não. Đây có thể là nguyên do của tâm trạng hay thay đổi thất thường. Có thể bạn vừa mới vui vẻ nhưng có thể chuyển ngay sang cáu gắt.

Dù đây là một trong những triệu chứng của bệnh giun sán nhưng nó cũng là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác. Vì vậy, bạn cần đến bệnh viện hỏi ý kiến của các chuyên gia y tế để được chẩn đoán chính xác và tìm được nguyên nhân của tình trạng này.

Bệnh sán chó cần được điều trị càng sớm càng tốt, ngay khi phát hiện ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể cần can thiệp các phương pháp y khoa nhằm ngăn chặn mức độ ảnh hưởng và những biến chứng của bệnh lý này.

Điều trị bằng thuốc hoặc tiêm diệt ký sinh trùng là các cách để điều trị bệnh. Việc dùng thuốc phải được nhân viên y tế kiểm soát chặt chẽ, có thể dùng thuốc chống ngứa nếu bị ngứa.

Một số trường hợp bệnh đã nặng không thể điều trị bảo tồn thì có thể phải cắt bỏ những phần tế bào chứa nang sán.

Để phòng bệnh sán chó, cần chú ý các điểm sau:

Tuân thủ ăn chín uống sôi, giữ gìn vệ sinh sau khi tiếp xúc hoặc đùa giỡn với chó.

Cần đưa chó đi khám bệnh định kỳ và điều trị bệnh triệt để khi phát hiện chó bị nhiễm sán. Bệnh sán chó lây từ chó sang người khác dễ dàng, chúng ta phải phòng ngừa và đặc biệt quan tâm dù ít gặp.

Nếu phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp giảm tác động của bệnh đến sức khỏe và tính mạng của con người.

Chó Bị Chảy Máu Mũi Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Chó bị chảy máu mũi là bệnh gì?

Chảy máu mũi bỏ ăn là tình trạng máu khó đông ở các chú cún cưng, bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Khi mắc bệnh chó sẽ có các biểu hiện yếu ớt, mệt mỏi, mất máu và tụt huyết áp. Nếu tình trạng này kéo dài và không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Chính vì thế, việc xác định nguyên nhân và cách điều trị là điều cần thiết cho người nuôi. Đây được coi là căn bệnh mạn tính và thường không được chữa trị dứt điểm có có thể tái phát lại nhiều lần.

Tại sao chó bị chảy máu mũi

Chó bị chảy máu mũi không cầm được là do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có thể chia ra làm hai nhóm nguyên nhân chính: Do di truyền và do tác động bên ngoài.

1. Nguyên nhân do di truyền

Chó chảy máu mũi do di truyền xuất hiện ở một số giống cho nhất địch. Bệnh được di truyền từ bố mẹ sang con. Nguyên nhân này xuất phát từ việc bị khiếm khuyết nhân tố đông máu thứ 8 khiến chức năng tạo sợi Fibrin gắn kết hồng cầu bị ảnh hưởng.

Tình trạng này sẽ khiến chó bị chảy máu mũi liên tục cực kỳ nguy hiểm. Trường hợp này lượng màu chảy ra sẽ nhiều hơn nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẩn đến tỷ lệ tử vong cao. Các giống chó Rottweiler và Becgie Đức (GSD) thường gặp phải hiện tượng này.

2. Nguyên nhân do tác động bên ngoài

Một số tác động bên ngoài cũng có thể khiến chó chảy máu mũi, tiêu biểu như:

Chó bị chấn thương hoặc bị va đập mạnh ở vùng mũi. Đây có thể là hậu quả của việc vui chơi quá đà khiến chúng bị va đập vào các chướng ngại vật nào đó.

Chó bị dị ứng bởi các dị vật, các loại côn trùng ký sinh ở khu vực này dẫn đến hiện tượng hắt hơi nhiều gây vỡ niêm mạc.

Chó bị nhiễm nấm Penicillium và Aspergillus Fumigatus, nguyên nhân này khó phát hiện, cần được chẩn đoán bởi bác sĩ thú y.

Chó ăn phải bả, thuốc diệt chuột gây vô hiệu hóa sự đông máu.

Sốc nhiệt hoặc say nắng cũng khiến chó bị chảy máu mũi, tình trạng này thường xảy ra ở các giống chó nhập ngoại quen sống ở vùng khs hậu lạnh.

Ngoài ra, trong một vài trường hợp nguyên nhân là do ve chó gây ra. Chúng ký sinh trên vùng da ở ngoài cơ thể, sinh sống và phát triển ở hốc mũi. Sau một thời gian chúng sinh sôi, nảy nở và gây áp lực lên thành mao mạch khiến mao mạch bi vỡ và dẫn đến hiện tượng chó bị chảy mũi không cầm được.

Cách chữa chó bị chảy máu mũi

1. Sơ cứu cầm máu

Nếu phát hiện thú cưng của mình bị chảy máu mũi thì bạn cần phải bình tĩnh để tiến hành sơ cứu cầm máu cho chúng.

Bước 1: Giữ cho nằm yêu ở nơi bằng phẳng, ngửa mặt lên trời, tránh để chó cử động để hạn chế lượng máu chảy nhiều ra ngoài. Nên đặt chúng ở nơi có nhiệt độ thoáng mát, không quá nóng cũng không quá lạnh.

Bước 2: Nhỏ vài giọt Adrenalin vào mũi có tác dụng cầm máu cho chó. Trong trường hợp chưa chuẩn bị được thuốc thì bạn có thể sử dụng khăn lạnh chườm lên mũi để tăng khả năng đông máu, giúp các mạch máu co lại, giảm lượng máu chảy ra.

2. Đến phòng khám thú y

Sau khi đã thực hiện cầm máu cho cho bạn cần đưa chúng đến phòng khám thú y để được thăm khám và điều trị tốt nhất. Bởi vì tình trạng chó chảy máu mũi cực kỳ nguy hiểm, nếu cho không được điều trị sẽ bị mất máu nhiều dẫn đến tụt huyết áp, mệt mỏi thậm chí là tử vong.

Các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh thông qua các xét nghiệm sau:

Xét nghiệm máu để xác định thiếu máu, số lượng tiểu cầu,…

Xét nghiệm sinh hóa nhằm xác định chức năng gan thận, lượng protein trong máu,…

Xét nghiệm nước tiểu cho chó xem có gì khác thường không

Chụp X-Quang kiểm tra vùng mũi, họng, vùng ngực,…

Ngoài ra, bác sĩ có thể thực hiện thêm các phương pháp test nhanh ký sinh trùng, vi khuẩn, virus gây bệnh bằng Pockit PCR.

Xét nghiệm đông máu, đo huyết áp cho chó

Phòng tránh hiện tượng chó bị chảy máu mũi

Thiết lập chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, cung cấp đầu đủ Vitamin C, canxi Clorrua, rau xanh,…

Hạn chế cho chó tiếp xúc hoặc va chạm với các con vật khác. Trang bị thêm các loại đồ chơi cho chó để chúng chơi đùa an toàn hơn.

Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nơi ở, loại bỏ mầm bệnh.

Thường xuyên cho chó đi cắt tỉa lông gọn gàng

Tiêm phòng vaccine đầy đủ theo định kỳ

Mèo Bị Dại, Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Cách Phòng Và Điều Trị

Bệnh dại ở Mèo là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do virus dại gây ra chung giữa động vật và người – gây nên những cái chết với những triệu chứng rất thảm khốc.

Đặc điểm của bệnh là virus tác động vào hệ thần kinh gây rối loạn thần kinh trung ương não bộ dẫn đến viêm não, liệt não làm cho mèo trở nên hoảng loạn điên dại và chết.

Bệnh thường có nguy cơ lây nhiễm cao ở mèo chưa được tiêm phòng, hay đi lang thang ra bên ngoài nhiều và tiếp xúc với động vật hoang dã hay mèo bị nhiễm bệnh.

Bệnh lây chủ yếu qua vết cắn, virus dại được truyền trực tiếp từ chó dại sang chó khỏe qua nước bọt tại vết cắn.

Các dấu hiệu lâm sàng của bệnh dại là gì?

Sau khi bị cắn hoặc cào từ động vật dại, bệnh tiến triển qua ba giai đoạn:

Trong giai đoạn đầu tiên hoặc giai đoạn tiền triệu, có một sự thay đổi rõ rệt về tính khí; Những con mèo trầm tính trở nên dễ kích động và có thể trở nên hung dữ, trong khi những con mèo năng động có thể trở nên lo lắng hoặc ngại ngùng.

Giai đoạn này sau đó được theo sau bởi “furious rabies” còn được gọi là giai đoạn bệnh dại hung dữ cho đến nay là loại phổ biến nhất được quan sát thấy ở mèo. Trong giai đoạn này, sự khó chịu chiếm ưu thế và chính ở giai đoạn này, mèo sẽ rất nguy hiểm cả với các động vật khác và cả chủ nhân của mình. Con mèo ngày càng trở nên lo lắng, dễ bị kích động và cáu kỉnh. Co thắt cơ bắp thường sẽ ngăn cản việc nuốt và có quá nhiều nước dãi.

Giai đoạn thứ ba là giai đoạn tê liệt, thường xảy ra sau khoảng bảy ngày. Cuối cùng, con mèo sẽ hôn mê và chết.

Một đặc điểm đáng chú ý của bệnh dại ở mèo là đồng tử giãn rộng trong tất cả các giai đoạn của bệnh.

Đây là một loại vi-rút di chuyển nhanh. Nếu nó không được điều trị sớm sau khi các triệu chứng đã bắt đầu, việc tiên lượng bệnh sẽ kém đi. Do đó, nếu con mèo của bạn đã đánh nhau với một con vật khác, hoặc bị một con vật khác cắn hoặc cào, hoặc nếu bạn có bất kỳ lý do nào để nghi ngờ rằng thú cưng của bạn đã tiếp xúc với một con vật dại (ngay cả khi thú cưng của bạn đã bị tiêm vắc-xin chống vi-rút), bạn phải đưa mèo của bạn đến bác sĩ thú y để được chăm sóc phòng ngừa ngay lập tức.

Hội chứng Pica ở mèo (ăn những đồ ăn không phải của mình, như: rác, vải…)

Sốt

Co giật

Tê liệt

Chứng sợ nước

Há miệng, hàm rớt

Không có khả năng nuốt

Cơ bắp thiếu phối hợp

Nhút nhát hoặc hung hăng khác thường

Dễ bị kích thích quá mức

Khó chịu liên tục / thay đổi trong thái độ và hành vi

Tê liệt ở hàm dưới và thanh quản

Nhiều, chảy nước dãi hoặc nước dãi sủi bọt

Bệnh dại ở mèo được chẩn đoán như thế nào?

Bệnh dại ở mèo chỉ có thể được chẩn đoán bằng cách kiểm tra trực tiếp não. Không thể chẩn đoán bệnh này ở động vật sống. Nếu có sự nghi ngờ cao rằng con vật bị bệnh dại, hoặc nếu một con vật có triệu chứng bệnh dại đột ngột chết, bác sĩ thú y của bạn có thể đề nghị gửi mẫu não thích hợp để xét nghiệm.

Có thể sống sót sau một vết cắn từ động vật bị nhiễm bệnh dại?

Trong một số trường hợp, không có vi-rút dại trong nước bọt tại thời điểm động vật dại cắn người khác. Trong tình huống này, động vật bị cắn sẽ không phát triển bệnh dại. Tuy nhiên, một khi các triệu chứng bệnh dại phát triển, căn bệnh này sẽ tiến triển thẳng đến tử vong.

Có những trường hợp rất hiếm và được ghi chép lại trong đó người hoặc động vật đã hồi phục. Tuy nhiên, vì Louis Pasteur* là người đầu tiên chứng mình rằng có thể ngăn chặn sự tiến triển từ vết cắn bị nhiễm trùng đến khi bắt đầu có dấu hiệu bằng cách sử dụng huyết thanh chống bệnh dại sau cắn sớm.

Kháng thể này chứa các kháng thể miễn dịch đặc hiệu với vi-rút. Phương pháp quan trọng nhất để ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh dại là sử dụng một liều vắc-xin bệnh dại ngay lập tức. Vắc-xin kích thích động vật bị cắn phát triển kháng thể trung hòa vô hiệu hóa của riêng mình đối với vi-rút bệnh dại.

Có phải tiêm phòng sau khi bị cắn luôn hiệu quả ở người?

Các kháng thể chống bệnh dại được sản xuất bằng cách tiêm vắc-xin sau cắn chỉ có hiệu quả nếu được sử dụng trước khi virus dại xâm nhập vào hệ thống thần kinh. Khi ở trong các tế bào thần kinh, vi-rút lây lan dọc theo các sợi thần kinh, nơi nó được bảo vệ khỏi sự tấn công của kháng thể.

Do đó, việc sử dụng vắc-xin sớm là rất quan trọng ở những người tiếp xúc hoặc có khả năng tiếp xúc với động vật dại. Tất nhiên, đối với những người có khả năng bị phơi nhiễm bệnh dại vì tính chất công việc của họ, chẳng hạn như bác sĩ thú y và nhân viên kiểm soát động vật hoang dã, tốt hơn là nên tiêm phòng trước.

Tiêm phòng sau cắn được sử dụng ở mèo bị phơi nhiễm?

Do nguy cơ tiềm ẩn đối với con người, một con mèo bị phơi nhiễm chưa được tiêm phòng đã cắn hoặc cào vào người thường không nên được tiêm kháng sinh hoặc vắc-xin, vì nó có thể che dấu các dấu hiệu nhiễm trùng. Nếu có xác suất phơi nhiễm cao, chính sách an toàn nhất là trợ tử cho động vật; hoặc kiểm dịch nghiêm ngặt trong nhiều tháng.

Nếu con mèo bị phơi nhiễm trước đó đã được tiêm phòng thì việc tiêm vắc-xin tăng cường ở mèo là điều bắt buộc, sau đó là cách ly ít nhất là ba mươi ngày và được quan sát cẩn thận.

Không nên tự mình cố bắt lấy một chú mèo bị dại. Nếu bạn trông thấy những triệu chứng nhiễm bệnh trên một chú mèo, phương án tốt nhất là liên hệ với cơ quan kiểm soát động vật.

Với cách này, mèo sẽ được đưa đến bác sỹ thú y mà không gây nguy hiểm cho bạn. Bạn nên liên lạc với cơ quan kiểm soát động vật khi chú mèo nhà bạn có biểu hiện hành xử kỳ lạ hoặc tỏ thái độ hung hăng.

Mang mèo đến gặp bác sỹ thú y. Nếu mèo nhà bạn bị mèo khác hay động vật khác cắn phải, hãy cho nó vào lồng nhốt và mang đến bác sỹ thú y càng sớm càng tốt.

Bác sỹ thú y sẽ hỏi bạn về khả năng phơi nhiễm với bệnh dại, mùi hôi thường trực trong sân, khả năng tiếp xúc với gấu trúc Mỹ, hay bất cứ con dơi nào quanh khu vực, và theo dõi mèo nhà bạn.

Yêu cầu tiêm nhắc lại vắc xin chủng ngừa bệnh dại cho mèo của bạn. Nếu mèo nhà bạn trước đó đã được tiêm chủng ngừa dại, nó sẽ được tiêm nhắc lại mũi vắc xin chủng ngừa bệnh dại ngay sau khi bị cắn.

Điều này sẽ hỗ trợ hệ thống miễn dịch của mèo chống lại virus. Nên theo dõi các dấu hiệu bệnh dại trên mèo trong vòng 45 ngày.

Bạn có thể thực hiện việc này ngay tại nhà miễn là chú mèo nhà bạn sẽ được nhốt lại và không tiếp xúc với bất kỳ loài vật hay con người bên ngoài.

Khi bị mèo cắn có 2 vấn đề cần được xử trí ngay. Thứ nhất là vết thương phải rửa sạch bằng xà phòng và bôi thuốc sát khuẩn, nếu vết thương có sưng tấy cần dùng kháng sinh để phòng nhiễm khuẩn.

Thứ hai là theo dõi con vật, phải nhốt con vật lại theo dõi trong 2 tuần, nếu con vật ốm hoặc chết thì bạn phải tiêm phòng ngay.

Sở dĩ như thế vì khi con vật bị dại trong nước bọt của nó sẽ có virut dại, nên khi cắn virut dại từ nước bọt của súc vật sẽ nhiễm qua vết cắn vào máu của bạn, từ đó virut gây nhiễm độc thần kinh.

Khi người bị súc vật cắn đã lên cơn dại thì hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên dễ bị tử vong.

Như thư bạn nói thì vết cắn của bạn có biểu hiện nhiễm khuẩn sưng tím, nên cần được dùng kháng sinh và quan trọng hơn là con mèo cắn bạn đang bị ốm nên bạn cần đi tiêm phòng ngay.

Bệnh Sán Chó: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị

Sán chó có tên khoa học là Toxocara canis, hình tròn, dài giống như giun đũa ở người. Ấu trùng sán chó khi vào cơ thể người có thể chui qua thành ruột non theo đường máu đến các cơ quan nội tạng khác như gan, phổi, mắt và gây tổn thương ở các cơ quan này làm ảnh hưởng nặng đến sức khỏe, thậm chí có thể gây tử vong.

Sán chó là gì?

Sán chó có tên khoa học là Toxocara canis, hình tròn, dài giống như giun đũa ở người. Ấu trùng sán chó khi vào cơ thể người có thể chui qua thành ruột non theo đường máu đến các cơ quan nội tạng khác như gan, phổi, mắt và gây tổn thương ở các cơ quan này làm ảnh hưởng nặng đến sức khỏe, thậm chí có thể gây tử vong.

Bệnh Sán chó lây sang người như thế nào?

Tác nhân gây bệnh là Toxocara canis hay Toxocara cati, một loài giun tròn thường được gọi là giun đũa của chó, mèo.

Giun đũa chó/mèo (sán chó) sẽ đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài môi trường và sau 1 – 2 tuần các trứng này sẽ hoá phôi.

Đây là giai đoạn có thể gây bệnh cho người nếu nuốt phải trứng. Trẻ em là đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất do thói quen đùa nghịch với đất cát, mà đất cát lại là nơi phát tán trứng giun do đặc tính phóng uế bừa bãi của chó, mèo.

Sau khi nuốt trứng vào cơ thể, các ấu trùng giun sẽ được phóng thích, đi xuyên qua thành ruột và theo đường máu di chuyển đến gan, phổi, hệ thần kinh trung ương. Tại đây, các ấu trùng có thể sống sót trong cơ thể người trong nhiều tháng và sau đó bị phản ứng viêm của cơ thể tiêu diệt các ấu trùng di chuyển hoặc khiến chúng ngưng phát triển, nhưng chỉ sau khi các ấu trùng này đã gây tổn thương tại các mô.

Tiếp xúc với chó mèo có thể bị bệnh sán chó không?

Do đặc điểm chó, mèo là những động vật rất gần gũi với người, nên bệnh phân bố khắp thế giới và nhiều tác giả cho rằng đây là bệnh động vật ký sinh phổ biến nhất ở vùng ôn đới.

Một số khảo sát trên thế giới cho thấy, huyết thanh người tại một số nước phương Tây:

Có tỷ lệ dương tính với Toxocara spp: từ 2 – 5% ở vùng thành thị đến 14,2 – 37% ở vùng nông thôn. Ở vùng nhiệt đới, tỷ lệ huyết thanh dương tính là 63,2% ở Bali, 86% ở đảo Saint-Lucia, 92,8% ở đảo La Réunion.

Huyết thanh Toxocara dương tính tại Sri Lanka là 43% ở vùng nông thôn (Iddawela et al., 2003) và 20% ở vùng thành thị.

Năm 1989, trong 6100 mẫu máu tại Trung tâm Truyền máu La Chaud-de-Fonds (Thụy Sĩ) có 601 (9,9%) trường hợp dương tính với Toxocara spp, và trong 501 mẫu máu trẻ em tại hai bệnh viện La Chaud-de-Fonds và Delémont (Thụy Sĩ) có 18 (3,6%) trường hợp dương tính.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã ghi nhận có 68 bệnh nhân mắc mới bệnh giun đũa chó, mèo thể di chuyển ở mắt trong khoảng thời gian tháng 9/2009 đến tháng 9/2010 tại Hoa Kỳ.

Trước đó, một điều tra cắt ngang tại Hoa Kỳ trong các năm từ 1988 đến 1994 với trên 20000 người lớn hơn 6 tuổi cho thấy tỷ lệ huyết thanh dương tính là 13,9%.

Tình hình bệnh sán chó tại Việt Nam

Bệnh giun đũa chó, mèo tại Việt Nam chưa được nghiên cứu nhiều, một phần vì các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu, một phần vì việc xét nghiệm phân không áp dụng được trong bệnh này vì giun không phát triển được đến giai đoạn trưởng thành và đẻ trứng trong ruột của người.

Những năm gần đây đã có nhiều điều tra về huyết thanh học, chủ yếu với kỹ thuật ELISA nhưng chỉ giới hạn ở một số địa điểm cụ thể và số mẫu chưa nhiều nên các số liệu khó nói lên tình hình nhiễm chung trong cả nước.Tuy chưa có số liệu chính xác về tình hình bệnh, nhưng cơ hội lây nhiễm trứng giun đũa chó, mèo vào người tại Việt Nam là rất cao, dẫn đến tình hình bệnh không phải là thấp do việc nuôi chó, mèo trong nhà là phổ biến (để giữ nhà, làm thú cảnh, nguồn thực phẩm…).

Triệu chứng của bệnh sán chó 

Ở ký chủ vĩnh viễn (chó hay mèo nhà), giun trưởng thành sống trong lòng ruột non. Người mắc bệnh khi nuốt phải trứng giun đũa chó, mèo đã hoá phôi.

Nhưng các ấu trùng từ trứng nở ra sẽ không phát triển được đến giai đoạn trưởng thành và sẽ chu du trong cơ thể người trong vài tháng đến nhiều năm.

Các ấu trùng này sẽ gây tổn thương tại những nơi mà chúng đến, làm nên bệnh giun đũa chó, mèo ở người.

Mức độ tổn thương của cơ thể cùng với các triệu chứng tùy thuộc vào số lượng ấu trùng cũng như cơ quan mà chúng xâm lấn: gan, phổi, hệ thần kinh trung ương, mắt… Các thể lâm sàng của bệnh giun đũa chó, mèo được mô tả như sau:

Thể ấu trùng di chuyển nội tạng (visceral larva migrans – VLM), chủ yếu gặp ở trẻ dưới 5 tuổi với các triệu chứng: sốt, gan to và bị hoại tử, lách to, triệu chứng hô hấp giống như hen suyễn, bạch cầu ái toan tăng (tỷ lệ có thể đến 70%), các globulin miễn dịch IgM, IgG và IgE trong máu tăng. Ngoài ra có thể gặp viêm cơ tim, viêm thận, hệ thần kinh trung ương bị thương tổn với các triệu chứng co giật, triệu chứng tâm thần kinh hay bệnh lý ở não do sán chó ký sinh. Trên thế giới cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp tử vong do toxocara di chuyển đến não.

Thể ấu trùng di chuyển ở mắt (ocular larva migrans – OLM), gặp ở trẻ từ 5 - 10 tuổi với triệu chứng giảm thị lực một bên mắt với đôi khi bị lé mắt. Mức độ suy giảm thị lực tuỳ thuộc vào vùng bị thương tổn (võng mạc, điểm vàng), có thể dẫn đến mù loà.

Ngoài hai thể lâm sàng chính nói trên, hiện nay nhiều tác giả còn mô tả những thể khác, hoặc tách ra từ thể VLM hoặc là những thể riêng biệt với những triệu chứng mơ hồ hơn như:

Thể “che đậy” (covert toxocariasis), được mô tả ở trẻ em với các đặc điểm: hiệu giá kháng thể Toxocara qua kỹ thuật ELISA vừa phải (≥ 1/50), số lượng bạch cầu ái toan bình thường hay tăng nhẹ, đau bụng, nhức đầu, ho.

Thể “thông thường” (common toxocariasis), được các tác giả người Pháp mô tả ở người lớn với các triệu chứng: mệt mỏi, ngứa, nổi ban, thở khó và đau bụng. Có lẽ thể “che đậy” và thể “thông thường” chỉ là một, chỉ khác nhau ở đối tượng bị bệnh là trẻ em hay người lớn.

Thể “thần kinh” (neurotoxocarosis), gây bệnh ở hệ thần kinh trung ương (sa sút trí tuệ, viêm não-màng não, viêm tuỷ, viêm mạch máu não, động kinh hay viêm dây thần kinh thị giác) hoặc ở thần kinh ngoại biên (viêm rễ thần kinh, gây tổn thương các dây thần kinh sọ hay thần kinh cơ-xương).

Chẩn đoán bệnh sán chó

Chẩn đoán bệnh giun đũa chó, mèo không dễ dàng vì:

Triệu chứng trong các thể lâm sàng của bệnh giun đũa chó, mèo không đặc hiệu cho bệnh.

Ấu trùng có thể phân tán rộng trong cơ thể và không phải lúc nào làm sinh thiết cũng phát hiện được ấu trùng.

Huyết thanh chẩn đoán ELISA sử dụng kháng nguyên ngoại tiết TES (Toxocara excretory-secretory antigen) có thể dương tính chéo với các trường hợp nhiễm giun, sán khác (giun đũa, giun móc, giun lươn, giun chỉ hệ bạch huyết, sán lá gan lớn, sán dây). Do đó để khẳng định thì phải làm Western-Blot là một kỹ thuật có tính đặc hiệu cao hơn.

Ngoài ra nhiều nơi sản xuất ELISA với những hiệu giá kháng thể hay mật độ quang (OD) khác nhau về ngưỡng dương tính, nên khó so sánh hay theo dõi diễn tiến bệnh.

Sự hiện diện của kháng thể chống Toxocara cũng không nói lên tình trạng đang mắc hay đã mắc bệnh vì các kháng thể chống Toxocara có thể tồn tại đến hơn 2,8 năm với kỹ thuật ELISA và đến hơn 5 năm với kỹ thuật Western-Blot.

Số lượng bạch cầu ái toan có thể bình thường hoặc có tăng nhưng với mức độ rất thay đổi.

Nồng độ IgG và IgM tăng

Gan to.

Nếu hội đủ 3 tiêu chuẩn trên trở lên thì là mắc bệnh sán chó.

Điều trị bệnh sán chó

Nhìn chung điều trị bệnh cần có bác sĩ chuyên khoa ký sinh trùng và dựa vào từng xét nghiệm và triệu chứng lâm sàng kèm theo; ngứa da, nổi mề đay, ấu trùng di chuyển nội tạng mà có những toa điều trị khác nhau.Một số thuốc điều trị liều duy nhất (ngắn ngày) thường ít có tác dụng, đa số bệnh nhân được xét nghiệm và điều trị tại Phòng khám Quốc tế Ánh Nga Chuyên khoa ký sinh trùng đều có thời gian điều trị từ 7, 14, 21 ngày với các thuốc đặc trị. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều bệnh nhân điều trị ngắn ngày từ một số cơ sở y tế khác đến khám và được thay đổi sang phác đồ dài ngày, kết quả bệnh nhân hết ngứa, các xét nghiệm sau điều trị đều cho kết quả khả quan.

Phòng bệnh sán chó 

Hàng tuần dọn dẹp sạch sẽ nơi chó, mèo nằm.

Phân chó, mèo phải được chôn lấp hay bỏ vào túi và vứt bỏ vào thùng rác.

Không cho trẻ chơi đùa nơi có chó, mèo thải phân.

Rửa tay với xà phòng sau khi chơi đùa với chó, mèo, sau khi nghịch đất cát và trước khi ăn uống.

Định kỳ tẩy giun cho chó, mèo.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Sán Chó Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!