Bạn đang xem bài viết Bệnh Mắt Ở Chó Cách Chọn Đúng Thuốctrị Đúng Bệnh được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Một nghiên cứu trước đây khi khảo sát 4.610 con chó, có 266 con bị bệnh về mắt, chiếm tỷ lệ 5,77%. Giống chó ngoại bị bệnh mắt cao hơn giống chó nội (7,53% so với 3,23%). Như vậy bệnh về mắt cũng khá phổ biến. Có nhiều loại bệnh khác nhau ở mắt, vì thế có thể xuất hiện các triệu chứng khác nhau như đỏ mắt, mắt sưng, chất tiết thay đổi từ màu vàng sang màu xanh lá cây hoặc màu trắng. Mắt có thể xuất hiện đau đớn, nhạy cảm với ánh sáng và mở mắt một cách miễn cưỡng, hai mí mắt bị dính chặt với nhau. Có khí mí mắt thứ ba lồi ra hoặc thay đổi về kích thước con ngươi, mắt kéo mây… Nếu có các triệu chứng vừa nêu trên xuất hiện ở con chó của bạn thì nên được khám mắt càng sớm càng tốt, bởi vì các bệnh về mắt nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy giảm thị lực hoặc mù lòa. Trong bài này tôi xin giới thiệu hai bệnh khá phổ biến ở chó đó là bệnh KHÔ MẮT và bệnh ĐAU MẮT ĐỎ. 1.Khô mắt ở chóChức năng của nước mắt là gì ? Nước mắt mang oxy và chất dinh dưỡng cho giác mạc, rửa trôi bụi và bảo vệ mắt khỏi vi khuẩn. Bởi vì giác mạc không có mạch máu, nó dựa hoàn toàn vào nước mắt để cung cấp dưỡng chất và loại bỏ chất thải. Lớp nhờn trên bề mặt cho phép những giọt nước mắt trượt trơn tru trên mắt, và ngăn nước mắt bay hơi. Các lớp nhầy bên trong cho phép nước mắt chảy dễ dàng, và gom các chất bẩn lại với nhau để làm sạch mắt. Khô mắt là một bệnh tương đối phổ biến của con chó và gây giảm tiết nước mắt. Chó bị khô mắt là do rối loạn của tuyến mắt nên không sản xuất đủ nước mắt để giữ cho đôi mắt được bôi trơn đầy đủ, từ đó làm cho giác mạc và kết mạc bị khô, dày, màu đỏ, kích ứng và viêm. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, khô mắt có thể dẫn đến viêm loét và gây ra sẹo giác mạc, nhiễm trùng mắt, suy giảm thị lực và có thể dẫn đến mù lòa.Những vật nuôi nào có nhiều nguy cơ bị khô mắt Chó dễ bị khô mắt nhưng mèo thì hiếm. Các giống chó dễ mắc bệnh khô mắt là Cocker Spaniels, Bulldogs, West Highland White Terriers, Lhasa Apso, và Shih Tzus. Những con chó có đôi mắt lồi dễ bị khô mắt hoặc dễ bị viêm giác mạc hơn các giống chó khác. Với viêm giác mạc tiếp xúc, tuy đủ nước mắt, nhưng do mí mắt không khép kín khi con chó ngủ nên một phần mắt không được tiếp xúc với nước mắt nên bị khô, ví dụ như giống chó Bulldog, Pug, và Boston Terrier.Nguyên nhân gây khô mắt ở chó Có khoảng 80% số chó bị khô mắt do vấn đề về miễn dịch. Tế bào T miễn dịch tấn công các tế bào sản xuất nước mắt và ngăn chặn chúng sản xuất ra nước mắt. Các tuyến lệ (tuyến sản xuất nước mắt) bị viêm và không thể sản xuất nhiều nước mắt như bình thường để bôi trơn giác mạc dẫn đến mắt bị khô và ngứa. Khô mắt cũng có thể xảy ra thứ phát do gây mê tổng quát và atropin gây ra hội chứng khô mắt thoáng qua, do chấn thương, do phẫu thuật cắt bỏ mi mắt thứ ba, do độc tính của thuốc nhóm sulfa và nhiều bệnh như suy giáp, bệnh Carre, bệnh tiểu đường cũng có thể đóng một vai trò trong chứng khô mắt.
Chó bị khô mắt
Triệu chứng: Dấu hiệu đầu tiên của khô mắt là chó hay nheo mắt hoặc nháy mắt, nhạy cảm với ánh sáng, đỏ mắt, mí mắt viêm sưng, mí mắt thứ ba lồi ra, khô giác mạc, chất tiết màu vàng đặc hoặc màu xanh lá cây. Thường thì một mũi khô trên cùng bên với mắt khô.Điều trị: Giữ mắt của con vật cưng của bạn sạch sẽ bằng cách lau nhẹ nhàng các chất tiết trước khi nhỏ thuốc. Để điều trị trường hợp khô mắt là dùng dung dịch nước mắt nhân tạo để nhỏ mắt. Dung dịch nước mắt nhân tạo là một chất bôi trơn dùng để dưỡng ẩm cho đôi mắt. Nó ngăn ngừa kích ứng và làm giảm khô mắt do giảm tiết nước mắt . Thuốc mỡ cyclosporine được sử dụng nếu con chó của bạn bị khô mắt do miễn dịch qua trung gian. Pilocarpine được sử dụng nếu con chó của bạn bị khô mắt do thần kinh. Pilocarpine có thể khó chịu, đặc biệt là khi nhãn cầu bị khô. Để giảm kích ứng, bạn nên nhỏ nước mắt nhân tạo trước khoảng năm phút rồi mới dùng pilocarpine. Kháng sinh tại chỗ, chẳng hạn như Terramycin và Gentamicin nhãn khoa được dùng nếu vật nuôi của bạn có nhiễm trùng giác mạc, ví dụ như thuốcBIO-GENTADROP ®. Acetylcystein dùng để phá vỡ chất nhầy, steroid tại chỗ được dùng trong các trường hợp nhất định, và không bao giờ bôi tại chỗ nếu vật nuôi của bạn có một giác mạc bị trầy xước. 2.Viêm kết mạc (đau mắt đỏ) Kết mạc là mô ẩm bao gồm phần phía trước của nhãn cầu và đường mí mắt. Khi bị viêm hoặc nhiễm trùng, nó thường dẫn đến tình trạng đau mắt đỏ. Viêm kết mạc là một bệnh khá phổ biến ở chó, thường lành tinh không có biến chứng nếu được điều trị đúng cách. Nếu không chữa trị, nó có thể lây lan sang các khu vực sâu hơn của mắt.Nguyên nhân: Viêm kết mạc có thể có nhiều nguyên nhân gây ra từ chất gây dị ứng, kích ứng từ bụi, hóa chất (cỏ, cây, lông, giống cúc vàng, phấn hoa) do nấm, virus, và các nhiễm trùng do vi khuẩn. Chó bị bệnh Carre là một nguyên nhân phổ biến của viêm kết mạc thứ phát ở chó.
Triệu chứng: Các triệu chứng bao gồm đỏ mắt, mí mắt bị viêm dính lại với nhau hoặc nhiều chất tiết màu vàng dày đặc chảy ra từ mắt. Mắt sưng do chất lỏng tích tụ trong các mô ẩm bao bọc nhãn cầu. Nhạy cảm với ánh sáng nên con chó hay nằm ở góc tối.Điều trị Bước đầu tiên trong việc điều trị mắt đỏ của con chó là đảm bảo vùng mắt được sạch sẽ. Sử dụng vải mềm, để lau sạch bụi bẩn và các chất tiết rồi chườm lạnh, sau đó dùng thuốc nhỏ mắt. Thuốc điều trị hiệu quả nhất hiện nay làBIO-GENTADROP ® và cấp kháng sinh bằng đường uống BIO AMCOLI-PLUS ®, thuốc có cả kháng sinh và vitamin A, B và vitamin C giúp mau lành bệnh. Một chế độ ăn uống loại bỏ cũng có thể được khuyến khích nếu dị ứng khẩu phần ăn bị nghi ngờ – thực phẩm sẽ được cắt giảm đến mức tối thiểu, hoặc thay đổi, và sau đó các loại thực phẩm khác nhau sẽ được dần dần thêm vào chế độ ăn uống thường xuyên để kiểm tra nguồn gốc của các phản ứng thực phẩm.
Lồi Mí Mắt (‘Bệnh Mộng Mắt’) Ở Chó
Sa tuyến mí mắt thứ ba ở chó
Sa tuyến mí mắt thứ ba là tình trạng một khối hồng nhô ra khỏi mí mắt của con vật; nó còn được gọi là “mộng mắt”. Thông thường, sự phát triển của tuyến được giữ chặt bởi mô liên kết được tạo thành từ chất xơ.
Triệu chứng và phân loại
Dấu hiệu phổ biến nhất của “bệnh mộng mắt” là một khối hình bầu dục nhô ra từ mí mắt thứ ba của chó. Điều này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt, và có thể kèm theo sưng và kích ứng
Nguyên nhân
“Mộng mắt” thường là do mô liên kết tuyến ở mắt của chó yếu bẩm sinh. Tuy nhiên, vẫn chưa biết tình trạng này có di truyền hay không.
Mặc dù tình trạng y khoa này có thể xảy ra ở bất kỳ giống nào, nhưng nó phổ biến hơn ở chó Cocker Spaniel, Bulldog, Beagle, Bloodhound, Lhasa Apso, và Shih Tzu.
Chẩn đoán
Bác sĩ thú y sẽ xem xét khối u trong mí mắt thứ ba của chó và xác định xem có nguyên nhân nền nào gây ra tình trạng này hay không. Chẩn đoán của sa tuyến có thể là quặm hoặc lộn sụn ở mí mắt thứ ba, các tế bào bất thường ở mắt thứ ba, hoặc sa chất béo trong mắt của chó.
Điều trị
Việc điều trị thường bao gồm phẫu thuật thay thế tuyến trong mắt của chó, hoặc loại bỏ toàn bộ tuyến nếu tình trạng nghiêm trọng. Ngược lại, nếu được khuyến cáo sử dụng thuốc, thì thường là thuốc kháng viêm bôi tại chỗ có hiệu quả trong việc giảm sưng.
Chăm sóc
Điều quan trọng cần phải ngăn chặn các tuyến phát triển thành sa tuyến – dẫn đến lệch ra khỏi vị trí thích hợp của nó trong mắt – và làm giảm sự tái phát bệnh.
Phòng ngừa
Hiện tại không có biện pháp phòng ngừa nào đối với tình trạng y khoa này.
Chó Bị Bệnh Đường Ruột : Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Đúng Cách
Đối với loài chó nói chung, đặc biệt là với các em cún con, bệnh đường ruột rất phổ biến đồng thời cũng vô cùng nguy hiểm. Vậy lý do gì khiến chó bị bệnh đường ruột và bạn cần phải làm gì khi thú cưng của mình mắc bệnh? chúng tôi sẽ giúp bạn lý giải nguyên nhân và đưa phương pháp chữa trị tối ưu để đảm bảo sức khỏe của cún yêu.
Chó cưng bị xuất huyết đường ruột
Xuất huyết đường ruột là một căn bệnh khiến nhiều người lo lắng vì có thể khiến vật nuôi của họ tử vong. Nguyên nhân là do các bé đã ăn phải đồ ăn có độc tố hoặc đồ ăn không phù hợp. Cũng có thể do đột nhiên thay đổi thức ăn khiến các boss không kịp thích ứng. Cơ bản thì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này.
Các triệu chứng thường gặp
Đây là một căn bệnh thường thấy ở các bé cún còn nhỏ, khoảng dưới 6 tháng tuổi. Các bé thường mắc bệnh này sau khi sinh ra 10-15 ngày, còn có thể bị mắc sớm hơn. Trong trường hợp không được phát hiện kịp thời thì sức khỏe của cún sẽ suy giảm nhanh chóng, cún trở nên yếu dần và chết.
Đi ngoài ra phân dạng lỏng, có mùi chua và tanh nhưng vẫn có thể bú và đi lại được.
Bị táo bón lâu ngày.
Sau vài ngày sẽ có triệu chứng rõ rệt hơn như sốt cao toàn thân (40-41 độ).
Ăn ít hơn bình thường, nằm nhiều, ngủ mê mệt.
Bụng chướng to, thở gấp gáp, khi ngủ tim cũng đập nhanh.
Có trường hợp thú cưng bị hôn mê, nhiệt độ cơ thể hạ dần rồi chết.
Cách chữa chó bị xuất huyết đường ruột
Bạn chỉ được cho em ăn cháo loãng, nghiêm cấm bất kỳ loại thực phẩm nào khác. Tương tự với căn bệnh tiêu chảy ở người, bạn nên bù nước cho em bằng cách cho em uống Oresol (nước điện giải). Pha 1 gói cùng với vitamin C vào 1 lít nước để tăng cường sức đề kháng cho em.
Tuy nhiên trong 2-3 ngày đầu bạn bắt buộc để cho bé nhịn đói. Cho bé uống nước sạch (có thể sử dụng nước chè đặc) để loại các tạp chất trong bụng ra ngoài. Nếu bé bị nôn thì cho bé uống nước muối khoáng.
Sau 4 đến 5 ngày điều trị, đã có thể cho em ăn thịt hầm hoặc cháo nhuyễn. Tiếp đó từ từ chuyển sang thịt xay và pha thêm 1g synthomycinum (hoặc tarazon) vào mỗi buổi sáng chiều.
Để cho cún nghỉ ngơi trong chuồng sạch sẽ, khô ráo và quấn bụng bằng chăn ấm. Lịch ăn và uống đều đặn 2 lần một ngày. Đặc biệt phải ghi nhớ đồ ăn và thức uống cần được đun nóng.
Bên cạnh đó cũng có một số phương pháp dân gian bạn có thể tham khảo, như sử dụng cây nhọ nồi và cây lược vàng. Theo Đông y, hai loại cây này đều được sử dụng để cầm máu, chữa kiết lỵ cũng như xuất huyết nội tạng. Bạn cũng có thể áp dụng phương thức này để chữa cho chó bị bệnh đường ruột.
Chọn cây nhọ nồi già, bỏ rễ, giã nát, vắt lấy nước. Ngày cho uống 2-3 lần, sau 2-3 ngày cún sẽ khỏi bệnh. Nếu không tìm được cây nhọ nồi, có thể thay thế bằng cây lược vàng. Lấy 2-3 lá (nên dùng lá bánh tẻ, không nên dùng lá non) giã nát vắt lấy nước, ngày uống 2-3 lần.
Biện pháp phòng tránh
Điều quan trọng nhất là đảm bảo không được cho thú cưng ăn thức ăn ôi thiu. Trong đó có nhiều vi khuẩn gây bệnh làm tăng khả năng bị xuất huyết đường ruột. Không được ăn đồ ăn đã bị mốc, hoặc đồ ăn quá nóng/lạnh/chua hoặc quá nhiều mỡ.
Là một người chủ có trách nhiệm, khi cún được 45 ngày tuổi, hãy đưa bé đi tiêm phòng, đặc biệt là các bệnh như Care hay Parvo. Mỗi tháng tiêm nhắc lại mũi một lần. Nếu có thể thì tốt nhất là cho bé tiêm 2 mũi 7 bệnh. Đây chính là cách bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho các boss yêu của bạn.
Chó bị viêm đường ruột
Viêm đường ruột là một bệnh lý cũng rất phổ biến. Đây là một bệnh nguy hiểm ở chó, một khi đã mắc bệnh mà không được chữa kịp thời thì sẽ vô cùng nguy hiểm, cũng như có thể gây tử vong.
Nguyên nhân gây bệnh
Cún có thể bị mắc bệnh vì một trong các lý do sau đây:
Virus: có một số loại virus gây bệnh như: Parvovirus, virus viêm gan truyền nhiễm hay virus bệnh Care,…
Vi trùng: các loại vi trùng bao gồm vi trùng Ecoli, Leptospira,…
Ký sinh trùng sản sinh, tấn công và dẫn đến bị bệnh.
Thức ăn của cún đã bị ôi thiu, nấm mốc, hoặc chứa các chất nguy hại.
Cún ăn quá nhiều nhưng không tiêu hóa được
Các triệu chứng viêm đường ruột
Độ tuổi mà các chú chó thường mắc bệnh là từ khoảng 2 đến 7 tháng tuổi. Ở độ tuổi này nếu bệnh chuyển nặng thì tỷ lệ sống sót khá thấp. Nếu cún của bạn có các dấu hiệu sau đây, có lẽ em đang phải đối mặt với căn bệnh này:
Cún có thể ăn ít hơn bình thường rất nhiều, thậm chí có thể bỏ ăn.
Cơ thể uể oải, mệt mỏi và uống rất nhiều nước
Tiêu chảy và nôn mửa. Một ngày đi vệ sinh nhiều lần, phân lỏng, có mùi tanh.
Bụng sẽ căng lên khi bị nhiễm trùng.
Tinh thần suy sụp, không vui vẻ, hoạt bát như bình thường. Lười di chuyển, đi đứng không vững.
Có thể sốt rất cao (39-40 độ) nhưng cơ thể run rẩy như bị rét. Đó là do cún đã bị virus thương hàn tấn công.
Khi thú cưng mắc phải bệnh này mà không được chăm sóc chu đáo cẩn thận sẽ rất dễ dẫn đến tử vong. Trong giai đoạn cuối của bệnh, phân sẽ có màu nâu sẫm do phần ruột bị chảy máu quá nhiều. Trước khi chết, thân nhiệt của cún sẽ giảm xuống thấp hơn thể nhiệt bình thường, thở gấp, tim đập nhanh. Cuối cùng cún sẽ không đi lại được và chết trong tình trạng kiệt sức.
Chó bị bệnh đường ruột có thể là do bị ủ mầm mống bệnh từ lâu trước đó. Đến khi phát bệnh mà chủ nhân không kịp thời phát hiện thì sẽ chết sau 2-4 ngày.
Một vài cách chữa viêm đường ruột cho chó
Nếu cún mới chớm mắc bệnh, khi mất nước nhẹ nhưng không nôn mửa, bạn có thể cung cấp nước bằng đường ống. Có thể sử dụng kim tiêm để bơm nước trực tiếp vào miệng cún. Ngừng ăn trong một ngày. Chỉ được uống nước trong thời gian này.
Nếu đã chuyển biến đến giai đoạn nôn mửa thì cần phải tiêm truyền. Người nuôi nên tham khảo bác sĩ thú y để có thể đưa ra lựa chọn chính xác nhất. Trong trường hợp không thể truyền dịch, nên cho cún uống nước điện giải.
Trong trường hợp bé bị đau quá nhiều có thể sử dụng thuốc giảm đau Perimidine. Sử dụng loại kháng sinh thông thường nếu đau do ký sinh trùng gây ra.
Cách phòng tránh bệnh an toàn
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì thế để đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi, bạn cần chú ý phòng ngừa căn bệnh này.
Một yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến việc bị bệnh viêm đường ruột là chế độ dinh dưỡng. Bạn cần điều chỉnh và xem xét kỹ lưỡng vấn đề này, mỗi loài chó đều có chế độ khác nhau.
Tiêm phòng định kỳ các mũi phòng bệnh theo đúng lịch và lời khuyên của bác sĩ. Tẩy giun sán định kỳ (cún từ 2 tháng tuổi đã có thể tẩy giun được).
Cho cún tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng. Vệ sinh nơi ở, vật dụng ăn uống và đồ chơi sạch sẽ. Không cho cún tiếp cận các nơi có khả năng nhiễm bệnh, không cho em chơi cùng các bé bị nhiễm bệnh.
Thú cưng bị rối loạn tiêu hóa
Bên cạnh những căn bệnh kể trên, rối loạn tiêu hóa cũng là một bệnh thường gặp. Bé yêu của bạn mắc bệnh này là do nuôi dưỡng không đúng cách. Có thể là do ăn quá no, chất lượng đồ ăn không được đảm bảo. Dụng cụ ăn uống không được vệ sinh thường xuyên, không được sạch sẽ, không được khử độc.
Biểu hiện của cún khi bị bệnh
Cún cưng bị rối loạn tiêu hóa có ba triệu chứng đi kèm như tiêu chảy, táo bón và nhỏ nước dãi. Nước tiểu và phân có lẫn tạp chất, đôi khi lẫn những vụn và máu. Chó bị đau bụng nhẹ, chướng hơi, cơ thể mất nước khá nhanh.
Các biểu hiện này cũng có thể không phải do boss của bạn bị rối loạn tiêu hóa, mà còn có thể của nhiều căn bệnh khác. Để có thể xác định được cún có bị rối loạn tiêu hóa hay không, cần quan sát màu phân, lượng phân và tần suất đi ngoài.
Thời gian phát bệnh từ 2 đến 5 ngày. Nếu được phát hiện kịp thời có thể điều trị chó cưng tại nhà, bệnh tình sẽ phức tạp nếu tình trạng kéo dài. Bạn có thể dựa vào các thói quen hàng ngày để phát hiện bệnh sớm hơn.
Các cách chữa rối loạn tiêu hóa cho chó bị bệnh đường ruột
Sẽ không khó để điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa nếu phát hiện sớm. Ngày đầu tiên phải cho cún nhịn ăn. Sau 24 tiếng có thể cho cún ăn các món dễ tiêu như cháo loãng, có thể bổ sung uống thêm men tiêu hóa.
Nếu áp dụng cách trên mà bệnh vẫn không thuyên giảm thì người nuôi nên dẫn các bé đến phòng khám để được kiểm tra kỹ hơn.
Phương pháp phòng bệnh
Phương pháp hữu hiệu nhất là áp dụng cách nuôi khoa học thích hợp. Nhớ cho các em ăn đúng giờ, đúng khẩu phần. Một lượng thức ăn vừa phải sẽ giảm thiểu khả năng bị rối loạn tiêu hóa. Thức ăn cần được đảm bảo vệ sinh, nấu chín, đầy đủ chất dinh dưỡng.
Mỗi ngày cho các bé tập thể dục 30 phút. Cách ly với các bé đang bị nhiễm bệnh và tránh đến những khu vực không được đảm bảo vệ sinh. Tẩy giun định kỳ và đưa các bé đến phòng khám nếu phát hiện những dấu hiệu lạ.
Gợi Ý Cách Chọn Đúng Giá Chó Poodle Thuần Chủng
4.9
/
5
(
11
bình chọn
)
Poodle đang là giống chó được săn tìm nhiều nhất ở việt nam, do đó trên thị trường có vô số giá cho các bạn lựa chọn.
Giá Chó Poodle Nhập Từ Trung Quốc
Đây là loại chó Poodle có giá rẻ nhất, do không rõ ràng về gia phả + giấy tờ. Trung bình giá 1 bé sẽ giao động từ 2-4 triệu.
Mua Poodle loại này, bạn sẽ không được bảo hành và độ rủi ro khá lớn.
Giá Chó Poodle Sinh Ra Ở Việt Nam
Chó Poodle sinh ra tại Việt Nam là sự lựa chọn của khá nhiều người. Do giá tiền của chúng phù hợp mà chất lượng cũng khá tốt.
Trung bình 1 bé sẽ có giá từ 5-7 triệu đồng, mức chênh lệch về giá của từng bé sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Tuy nhiên, giá 6-8 triệu là khoảng tiền của giá chó Tiny – Toy Poodle, Standard Poodle, Mini Poodle. Còn giá chó Teacup Poodle sẽ cao hơn nhiều.
Trung bình 100 bé Tiny poodle sinh ra ở Việt Nam mới xuất hiện được 2-3 bé Teacup. Số lượng chúng khan hiếm, giá cũng vì thế mà cao hơn, từ 12-15 triệu/ 1 bé.
Hai size siêu nhỏ trong họ Poodle là Tiny Poodle và Teacup Poodle là những biến thể lỗi về mặt kích cỡ của dòng Toy Poodle.
Chúng sẽ được xếp vào hai loại này khi cân nặng vào độ tuổi trưởng thành < 3kg, thông thường đây là những chú Poodle sinh non.
Người ta không cố tình tạo ra loại Poodle này vì chúng khá yếu ớt, tuổi thọ cũng chỉ bằng ⅓ so với các dòng còn lại 4-5 năm.
Bù lại, ngoại hình nhỏ bé đáng yêu lại được rất nhiều người yêu thích.
Giá Chó Poodle Nhập Từ Thái Lan
Chó Poodle có nguồn gốc từ Thái Lan thường có mặt tại các trại nhân giống chó Poodle trên toàn quốc hoặc tại các chợ bình dân chúng có thể là chó nhập lậu.
Giá những chú chó ở chợ thì rẻ hơn, vào khoảng 7-10 triệu đồng tùy vào loại chó Poodle.
Giá chó Poodle nhập khẩu từ Thái ở các trại chó thì có giá khoảng 15-20 triệu đồng. Các bé Poodle này có giá cao hơn so với các bé sinh ra và lớn lên tại Việt Nam.
Đó là do chất lượng những chú chó được nhân giống ở Thái sẽ tốt hơn, độ thuần chủng cao hơn. Đặc biệt, chúng thường có sức khỏe tốt hơn so với những bé sinh ra và lớn lên tại Việt Nam.
Giá Chó Poodle Nhập Từ Châu Âu
Hiện nay, chó Poodle được nhập khẩu từ Châu Âu sẽ có giá dao động từ 60-80 triệu đồng một bé chưa tính phí vận chuyển.
Giá này chỉ bao gồm 3 dòng Poodle được công nhận chính thức. 2 dòng siêu nhỏ là Tiny và Teacup ít khi được cho nhập khẩu, do số lượng khan hiếm và sức khỏe yếu không phù hợp đi xa.
Châu Âu là quê hương của chó Poodle, chính vì thế chất lượng chó Poodle ở đây cực kì tốt, cả về ngoại hình lẫn thể chất.
Chó Poodle loại này sẽ có giấy tờ đầy đủ chứng minh nguồn gốc, gia phả và độ thuần chủng. Bạn sẽ hoàn toàn yên tâm về chất lượng nếu mua chó Poodle từ Châu Âu.
Bảng Giá Chó Poodle Theo Màu Lông Tại Việt Nam
Màu lông Toy Poodle Tiny Poodle Teacup Poodle
Đen 6.000.000 7.000.000 9.000.000
Nâu Đỏ 7.000.000 8.000.000 10.500.000
Kem 7.000.000 8.000.000 11.000.000
Trắng 7.500.000 8.500.000 10.500.000
Socola 7.500.000 8.000.000 9.000.000
Bò Sữa 8.000.000 9.000.000 11.000.000
Xám 11.000.000 12.000.000 19.000.000
Giá chó Poodle đa dạng, mỗi nơi lại có mức giá khác nhau nên trước khi quyết định mua cho mình một bé Poodle. Bạn nên tham khảo giá và tìm hiểu tất cả những shop bán Poodle gần bạn để có sự so sánh tốt nhất.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Mắt Ở Chó Cách Chọn Đúng Thuốctrị Đúng Bệnh trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!