Xu Hướng 12/2023 # Bệnh Dại Ở Chó: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Điều Trị Hiệu Quả # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bệnh Dại Ở Chó: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Điều Trị Hiệu Quả được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bệnh dại là do một loại virus gây ra, chúng hoàn toàn có thể lây nhiễm từ động vật sang con người.

Bệnh dại ở chó khi đang trong thời gian ủ bệnh, thường không có nhiều dấu hiệu nên khó có thể phát hiện (thời gian ủ bệnh dại thường là 5 – 60 ngày).

Thời gian này, các bạn sẽ chỉ thấy biểu hiện mệt mỏi hoặc không muốn ai chạm vào người.

Điều này khiến cho nhiều người chủ nhầm tưởng chó đang bị ốm, nếu là chó cái thì đang đến chu kỳ động dục.

Sau thời gian ủ bệnh, bước vào giai đoạn phát bệnh sẽ có những biểu hiện rõ ràng hơn:

Giai đoạn này, các bạn sẽ có chó lờ đờ, nước dãi chảy nhiều, con ngươi mắt thường bị kéo màng xuống và hơi có màu đục.

Cơ thể cún mệt mỏi, thường nằm yên một chỗ. Nếu có đi thì chân run rẩy loạng choạng.

Khi phát bệnh dại, những chú chó sẽ có tính tình cáu gắt, cắn phá đồ đạc và không cho con người chạm vào người.

Thỉnh thoảng chó sẽ lên cơn co giật và động kinh khắp người.

Khi chó bước vào giai đoạn cuối của bệnh dại, chúng sẽ nằm yên, miệng không thể ngậm và chảy rất nhiều dãi và sẽ chết sau khoảng vài giờ.

Chó sau khi chết các bạn nên tiêu hủy xác của chúng, tuyệt đối không được ăn thịt chó dại. Nếu ăn thịt của những chú chó này, nguy cơ lây nhiễm bệnh dại rất cao.

Kể từ lúc phát bệnh, những chú chó bị bệnh dại thường chỉ sống được 3 – 5 ngày. Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị căn bệnh dại.

👉👉👉 THAM KHẢO: Cách đặt tên cho chó May mắn

Bệnh dại thường xuất hiện ở chó trưởng thành, khi chúng ở giai đoạn 1 – 3 tuần (tầm lúc 3 tuổi là xuất hiện nhiều trường hợp bị bệnh dại nhiều nhất).

Việc bị chó cắn là điều không mong muốn xảy ra. Tuy nhiên, nếu không may bị chó cắn các bạn cần phải làm những điều sau để tránh lây nhiễm bệnh dại.

Khi bị chó dại cắn không chảy máu, các bạn đừng quá chủ quan mà không thực hiện các bước sơ cứu.

Bởi trong vết cắn của chó chắc chắn sẽ để lại dãi chứa mầm bệnh, việc bị lây nhiễm virus dại là rất cao.

Sau khi bị chó cắn, việc đầu tiên các bạn cần làm là rửa sạch và sát trùng vết thương. Sau đó đến ngay các cơ sở y tế để uống thuốc chống phơi nhiễm bệnh dại từ chó.

❌❌❌ XEM NGAY: Chó bị Chết phải làm sao

Bị chó dại cắn hiện nay chưa có thuốc chữa. Cho nên, có đến gần 100% những người bị cắn đều bị tử vong.

Trong thời gian ủ bệnh (từ 2 – 4 ngày), cơ thể sẽ có những biểu hiện như: đau đầu, buồn nôn, mệt, cơ thể luôn cảm thấy khó chịu. Tại vết chó cắn, các bạn sẽ có cảm giác sưng và đau nhức.

Sau thời gian ủ bệnh, đến thời kì phát bệnh cơ thể thường có dấu hiệu sốt cao trên 40 o C.

Cơ thể mệt mỏi, đi kèm với ho và khàn tiếng rất khó để nói. Tùy từng cơ thể và vết cắn, biểu hiện cũng sẽ khác nhau:

+ Bị co thắt: hầu hết những người mắc bệnh dại thường có triệu chứng này. Người bệnh rất sợ nước, ánh sáng và gió.

Chỉ cần tiếp xúc với những thứ trên, người bệnh sẽ xuất hiện những cơn giật và co cứng. Hơn thế nữa, hệ hô hấp cũng bị co thắt, ngạt thở.

Nặng hơn là mất ý thức, ngất xỉu và hôn mê sâu. Hiện tượng này xảy ra trong khoảng 2 – 6 ngày thì nạn nhân sẽ tử vong.

+ Bị kích động: thể này ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh của người bệnh.

Người bị nhiễm dại thường có những hành động đập phá, cắn xé người khác hoặc đồ đạc không thể kiểm soát.

Những người phát bệnh ở thể này thường chỉ sống được 2 – 3 ngày là sẽ tử vong.

Lưu ý: người bị chó dại cắn phải kiêng đám ma, bởi tại đám ma thường có tiếng kèn, tiếng trống cùng tiếng khóc rất inh ỏi.

Điều này khiến kích thích thần kinh của những người bệnh, khiến cho họ phát bệnh và khó kiểm soát được hành vi.

🔥🔥🔥 THAM KHẢO: Cách chữa bệnh virus care ở chó

Khi bị chó cắn, việc đầu tiên bạn cần làm là vệ sinh sạch sẽ vết thương. Sau đó, bạn tới ngay các cơ sở y tế để làm các bước xét nghiệm và tiêm phòng dại.

Vì vậy, bạn chỉ cần đến địa chỉ y tế gần nhất là đã có thể xét nghiệm được vấn đề chú mình có bị chó dại cắn hay không.

🌟🌟🌟 LÀM RÕ: Chó bỏ ăn mệt mỏi, Nôn nên uống thuốc gì

Để tránh hiện tượng lây nhiễm bệnh dại, điều các bạn cần làm chính là tiêm phòng dại ở chó từ khi chúng còn bé.

Bởi hiện nay vẫn chưa có bất cứ phương pháp chữa trị bệnh dại nào hiệu quả. Động vật và con người khi nhiễm phải thường bị tử vong.

Tiêm phòng chó dại sẽ hết khoảng Tiêm phòng chó dại hết bao nhiêu tiền? 50.000 – 100.000đồng/mũi.

🔱🔱🔱 HƯỚNG DẪN: Cách tăng tuổi thọ cho chó

Có rất nhiều quan niệm cho rằng, nếu bị chó dại cắn, việc tới đám ma có thể khiến bạn bị phát bệnh, làm tình trạng trở nên trầm trọng hơn. Liệu quan niệm này có thực sự đúng?

Tuy nhiên, về mặt tâm linh, việc nhiễm phải virus dại cũng không khác gì khi bạn bị ốm. Khi đến đám tang, khí âm của người mất có thể khiến bệnh nặng hơn.

Dù chưa có bất cứ tài liệu chính xác nào về vấn đề này, tuy nhiên, ông bà ta từ xưa vẫn câu “Có kiêng có lành”. Tốt nhất, bạn không nên đến đám ma khi bị chó dại cắn để đảm bảo sự an toàn của bản thân.

Bệnh Dại Ở Chó? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Phòng Ngừa

Bệnh dại ở chó là căn bệnh được liệt vào danh sách các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất hiện nay. Bệnh xuất hiện chủ yếu vào mùa hè với các dấu hiệu đặc trưng như điên loạn, cắn bừa, chảy dãi…

Bệnh dại ở chó là căn bệnh gây ra do virus dại. Chúng tác động lên hệ thần kinh và gây ra viêm não, khiến con vật bị điên loạn rồi tử vong. Bệnh thường xuất hiện trên các vật nuôi như chó, mèo và một số ít động vật hoang dã. Đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm nhưng lại có thể phòng ngừa nếu người nuôi chó mèo có ý thức phòng bệnh.

Bây giờ đang là tháng 6 – thời kỳ cao điểm nhất của mùa hè với nhiệt độ cao lên tới gần 40 độ C. Đây cũng là điều kiện tốt để virus dại phát triển. Gần đây trên cả nước đã có nhiều trường hợp tử vong vì bệnh dại trong đó có 1 bác sĩ thú y.

Đặc điểm của bệnh dại ở chó

Bệnh dại của chó gây ra bởi virus dại thuộc họ Rhabdovirus. Chúng được truyền trực tiếp từ các cá thể này sang cá thể khác thông qua nước bọt từ các vết cắn hoặc các vết xây sát. Thường thì những con chó dại khi phát bệnh sẽ điên cuồng tấn công người và các động vật khác khiến việc lây truyền virus trở nên dễ dàng hơn.

Dấu hiệu nhận biết bệnh dại ở chó

Cơ chế bùng phát của bệnh như sau. Khi con vật bị nhiễm bệnh, virus dại sẽ bắt đầu xâm nhập và ẩn thân trong các mô cơ của cơ thể. Chúng tồn tại và phát triển song song với cơ thể một cách bình thường, trong giai đoạn này, vật chủ bị nhiễm virus chưa biểu hiện bất kì một triệu chứng nào điển hình.

Sau một thời gian chậm nhất là 1 -3 tháng virus sẽ bắt đầu tấn công hệ thần kinh trung ương. Mất 10-180 ngày để virus lây lan. Và sau giai đoạn này, chúng tấn công rất nhanh và khiến cơ thể của chó xuất hiện một số triệu chứng rõ ràng. 4 -5 ngày sau con vật sẽ chết.

Thời ủ bệnh: Nhanh nhất là 7 ngày và cũng có thể là vài tháng phụ thuộc và các yếu tố như vị trí vết cắn, sức khỏe của con vật. Trung bình là 10 ngày. Đây được xem là giai đoạn ủ bệnh khi mắc dại. Con vật xuất hiện một số dấu hiệu không rõ ràng khiến người chủ lơ là và chủ quan vì nghĩ rằng của bệnh khác.

Khi phát bệnh lại được chia làm 2 thể là thể câm và điên cuồng

– Thể điên cuồng: Với biểu hiện ban đầu là tâm lý thay đổi, chó thường tìm chỗ tối, lẩn trốn, sủa vu vơ, hoặc có vẻ bồn chồn…sau những biểu hiện này, chúng bắt đầu bị kích thích mạnh hơn bằng các hành động hung hăng như cắn người, vồ vập quá mức, sủa từng hồi dài…

Chó bỏ ăn, khát nước nhưng không uống được, sùi bọt mép, chảy dãi và ngày càng điên cuồng, hung hăng hơn. Trong giai đoạn cuối này, chúng sẽ có xu hướng bỏ nhà ra đi và cắn, gặm bất cứ thứ gì chúng gặp trên đường đi thậm chí cả con người.

Sau khi virus tấn công lên hệ thần kinh, chúng sẽ bị bại liệt, không ăn uống, mọi hành động đều bị tê liệt, yếu dần và chết. Chó sẽ chết sau 4-7 ngày khi bắt đầu có triệu chứng đầu tiên.

– Thể câm: Khác với thể đại diên cuồng, thể dại câm xuất hiện các biểu hiện trái ngược khi con vật buồn bã, liệt nửa người, hoặc cơ hàm… khiến nước dãi chảy liên tục không ngậm được mồm.

Thể câm diễn ra cực kỳ nhanh chỉ sau 3 ngày, con vật bị virus tấn cong gây tê liệt hệ tuần hoàn và hô hấp. Đây thường là thể bệnh gặp nhiều nhất hiện nay.

Cách điều trị và phòng bệnh dại ở chó

Hiện nay chưa có biện pháp có thể chữa được bệnh dại ở chó nhưng bạn có thể phòng tránh bệnh dại cho cún bằng việc tiêm vắc- xin phòng bệnh đều đặn hàng năm. Hiện nay, bệnh dại đang trở thành một trong 12 căn bệnh nguy hiểm nhất thế giới hiện nay. Phòng bệnh là cách duy nhất để giúp cún cưng không mắc virus dại

Tiêm phòng vắc xin cho chó hàng năm theo đúng thời điểm theo dõi của các bác sĩ thú y.

Thường xuyên xích chó, tránh thả rông ngoài đường. Tốt nhất nên có người đi kèm mỗi khi chó ra khỏi nhà và nên được rọ mõm với chó to.

Vệ sinh khu vực nuoi nhốt thường xuyên.

Khi nhận thấy những dấu hiệu là và bất thường nên nhốt riêng và theo dõi. Liên lạc ngay cho các bác sĩ thú y khu vực hoặc trung tâm chăm sóc thú y nơi bạn sống để được tư vấn.

Khi con vật chết do dại nên khử trùng toàn bộ khu vực chơi, ăn uống của chó bằng thuốc tẩy và để ánh nắng mặt trời chiếu vào.

Tiêu hủy xác cá thể chó chết vì dại bằng việc hỏa thiêu.

Mèo Bị Dại, Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Cách Phòng Và Điều Trị

Bệnh dại ở Mèo là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do virus dại gây ra chung giữa động vật và người – gây nên những cái chết với những triệu chứng rất thảm khốc.

Đặc điểm của bệnh là virus tác động vào hệ thần kinh gây rối loạn thần kinh trung ương não bộ dẫn đến viêm não, liệt não làm cho mèo trở nên hoảng loạn điên dại và chết.

Bệnh thường có nguy cơ lây nhiễm cao ở mèo chưa được tiêm phòng, hay đi lang thang ra bên ngoài nhiều và tiếp xúc với động vật hoang dã hay mèo bị nhiễm bệnh.

Bệnh lây chủ yếu qua vết cắn, virus dại được truyền trực tiếp từ chó dại sang chó khỏe qua nước bọt tại vết cắn.

Các dấu hiệu lâm sàng của bệnh dại là gì?

Sau khi bị cắn hoặc cào từ động vật dại, bệnh tiến triển qua ba giai đoạn:

Trong giai đoạn đầu tiên hoặc giai đoạn tiền triệu, có một sự thay đổi rõ rệt về tính khí; Những con mèo trầm tính trở nên dễ kích động và có thể trở nên hung dữ, trong khi những con mèo năng động có thể trở nên lo lắng hoặc ngại ngùng.

Giai đoạn này sau đó được theo sau bởi “furious rabies” còn được gọi là giai đoạn bệnh dại hung dữ cho đến nay là loại phổ biến nhất được quan sát thấy ở mèo. Trong giai đoạn này, sự khó chịu chiếm ưu thế và chính ở giai đoạn này, mèo sẽ rất nguy hiểm cả với các động vật khác và cả chủ nhân của mình. Con mèo ngày càng trở nên lo lắng, dễ bị kích động và cáu kỉnh. Co thắt cơ bắp thường sẽ ngăn cản việc nuốt và có quá nhiều nước dãi.

Giai đoạn thứ ba là giai đoạn tê liệt, thường xảy ra sau khoảng bảy ngày. Cuối cùng, con mèo sẽ hôn mê và chết.

Một đặc điểm đáng chú ý của bệnh dại ở mèo là đồng tử giãn rộng trong tất cả các giai đoạn của bệnh.

Đây là một loại vi-rút di chuyển nhanh. Nếu nó không được điều trị sớm sau khi các triệu chứng đã bắt đầu, việc tiên lượng bệnh sẽ kém đi. Do đó, nếu con mèo của bạn đã đánh nhau với một con vật khác, hoặc bị một con vật khác cắn hoặc cào, hoặc nếu bạn có bất kỳ lý do nào để nghi ngờ rằng thú cưng của bạn đã tiếp xúc với một con vật dại (ngay cả khi thú cưng của bạn đã bị tiêm vắc-xin chống vi-rút), bạn phải đưa mèo của bạn đến bác sĩ thú y để được chăm sóc phòng ngừa ngay lập tức.

Hội chứng Pica ở mèo (ăn những đồ ăn không phải của mình, như: rác, vải…)

Sốt

Co giật

Tê liệt

Chứng sợ nước

Há miệng, hàm rớt

Không có khả năng nuốt

Cơ bắp thiếu phối hợp

Nhút nhát hoặc hung hăng khác thường

Dễ bị kích thích quá mức

Khó chịu liên tục / thay đổi trong thái độ và hành vi

Tê liệt ở hàm dưới và thanh quản

Nhiều, chảy nước dãi hoặc nước dãi sủi bọt

Bệnh dại ở mèo được chẩn đoán như thế nào?

Bệnh dại ở mèo chỉ có thể được chẩn đoán bằng cách kiểm tra trực tiếp não. Không thể chẩn đoán bệnh này ở động vật sống. Nếu có sự nghi ngờ cao rằng con vật bị bệnh dại, hoặc nếu một con vật có triệu chứng bệnh dại đột ngột chết, bác sĩ thú y của bạn có thể đề nghị gửi mẫu não thích hợp để xét nghiệm.

Có thể sống sót sau một vết cắn từ động vật bị nhiễm bệnh dại?

Trong một số trường hợp, không có vi-rút dại trong nước bọt tại thời điểm động vật dại cắn người khác. Trong tình huống này, động vật bị cắn sẽ không phát triển bệnh dại. Tuy nhiên, một khi các triệu chứng bệnh dại phát triển, căn bệnh này sẽ tiến triển thẳng đến tử vong.

Có những trường hợp rất hiếm và được ghi chép lại trong đó người hoặc động vật đã hồi phục. Tuy nhiên, vì Louis Pasteur* là người đầu tiên chứng mình rằng có thể ngăn chặn sự tiến triển từ vết cắn bị nhiễm trùng đến khi bắt đầu có dấu hiệu bằng cách sử dụng huyết thanh chống bệnh dại sau cắn sớm.

Kháng thể này chứa các kháng thể miễn dịch đặc hiệu với vi-rút. Phương pháp quan trọng nhất để ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh dại là sử dụng một liều vắc-xin bệnh dại ngay lập tức. Vắc-xin kích thích động vật bị cắn phát triển kháng thể trung hòa vô hiệu hóa của riêng mình đối với vi-rút bệnh dại.

Có phải tiêm phòng sau khi bị cắn luôn hiệu quả ở người?

Các kháng thể chống bệnh dại được sản xuất bằng cách tiêm vắc-xin sau cắn chỉ có hiệu quả nếu được sử dụng trước khi virus dại xâm nhập vào hệ thống thần kinh. Khi ở trong các tế bào thần kinh, vi-rút lây lan dọc theo các sợi thần kinh, nơi nó được bảo vệ khỏi sự tấn công của kháng thể.

Do đó, việc sử dụng vắc-xin sớm là rất quan trọng ở những người tiếp xúc hoặc có khả năng tiếp xúc với động vật dại. Tất nhiên, đối với những người có khả năng bị phơi nhiễm bệnh dại vì tính chất công việc của họ, chẳng hạn như bác sĩ thú y và nhân viên kiểm soát động vật hoang dã, tốt hơn là nên tiêm phòng trước.

Tiêm phòng sau cắn được sử dụng ở mèo bị phơi nhiễm?

Do nguy cơ tiềm ẩn đối với con người, một con mèo bị phơi nhiễm chưa được tiêm phòng đã cắn hoặc cào vào người thường không nên được tiêm kháng sinh hoặc vắc-xin, vì nó có thể che dấu các dấu hiệu nhiễm trùng. Nếu có xác suất phơi nhiễm cao, chính sách an toàn nhất là trợ tử cho động vật; hoặc kiểm dịch nghiêm ngặt trong nhiều tháng.

Nếu con mèo bị phơi nhiễm trước đó đã được tiêm phòng thì việc tiêm vắc-xin tăng cường ở mèo là điều bắt buộc, sau đó là cách ly ít nhất là ba mươi ngày và được quan sát cẩn thận.

Không nên tự mình cố bắt lấy một chú mèo bị dại. Nếu bạn trông thấy những triệu chứng nhiễm bệnh trên một chú mèo, phương án tốt nhất là liên hệ với cơ quan kiểm soát động vật.

Với cách này, mèo sẽ được đưa đến bác sỹ thú y mà không gây nguy hiểm cho bạn. Bạn nên liên lạc với cơ quan kiểm soát động vật khi chú mèo nhà bạn có biểu hiện hành xử kỳ lạ hoặc tỏ thái độ hung hăng.

Mang mèo đến gặp bác sỹ thú y. Nếu mèo nhà bạn bị mèo khác hay động vật khác cắn phải, hãy cho nó vào lồng nhốt và mang đến bác sỹ thú y càng sớm càng tốt.

Bác sỹ thú y sẽ hỏi bạn về khả năng phơi nhiễm với bệnh dại, mùi hôi thường trực trong sân, khả năng tiếp xúc với gấu trúc Mỹ, hay bất cứ con dơi nào quanh khu vực, và theo dõi mèo nhà bạn.

Yêu cầu tiêm nhắc lại vắc xin chủng ngừa bệnh dại cho mèo của bạn. Nếu mèo nhà bạn trước đó đã được tiêm chủng ngừa dại, nó sẽ được tiêm nhắc lại mũi vắc xin chủng ngừa bệnh dại ngay sau khi bị cắn.

Điều này sẽ hỗ trợ hệ thống miễn dịch của mèo chống lại virus. Nên theo dõi các dấu hiệu bệnh dại trên mèo trong vòng 45 ngày.

Bạn có thể thực hiện việc này ngay tại nhà miễn là chú mèo nhà bạn sẽ được nhốt lại và không tiếp xúc với bất kỳ loài vật hay con người bên ngoài.

Khi bị mèo cắn có 2 vấn đề cần được xử trí ngay. Thứ nhất là vết thương phải rửa sạch bằng xà phòng và bôi thuốc sát khuẩn, nếu vết thương có sưng tấy cần dùng kháng sinh để phòng nhiễm khuẩn.

Thứ hai là theo dõi con vật, phải nhốt con vật lại theo dõi trong 2 tuần, nếu con vật ốm hoặc chết thì bạn phải tiêm phòng ngay.

Sở dĩ như thế vì khi con vật bị dại trong nước bọt của nó sẽ có virut dại, nên khi cắn virut dại từ nước bọt của súc vật sẽ nhiễm qua vết cắn vào máu của bạn, từ đó virut gây nhiễm độc thần kinh.

Khi người bị súc vật cắn đã lên cơn dại thì hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên dễ bị tử vong.

Như thư bạn nói thì vết cắn của bạn có biểu hiện nhiễm khuẩn sưng tím, nên cần được dùng kháng sinh và quan trọng hơn là con mèo cắn bạn đang bị ốm nên bạn cần đi tiêm phòng ngay.

Nguyên Nhân Và Dấu Hiệu Chó Sảy Thai

Chó nhà bạn đang mang thai mà lại bị sảy là điều mà không ai mong muốn. Điều này có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc cho cả chủ nuôi và chó. Bạn đang băn khoăn tại sao chó nhà mình bị sảy thai ? Có rất nhiều trường hợp sảy ra khi chó cái đã giao phối và báo đậu thai rồi nhưng tự nhiên sau một thời gian chó bị sảy thai. Vậy những nguyên nhân nào khiến chó bị sảy thai, dấu hiệu chó sảy thai như thế nào để chúng ta có cách phòng tránh giúp chó mang thai khỏe mạnh?

Nguyên nhân nào khiến chó bị sảy thai

Có rất nhiều lý do, khiến chó bị sảy thai tự phát, nhưng những lý do thường gặp nhiều nhất có thể kể đến như:

1. Sự phát triển bất thường của tử cung

Có thể là do bẩm sinh hoặc do tác nhân bên ngoài. Trong trường hợp đầu tiên, điều này xảy ra ngay cả trong thời kỳ tăng tử cung của chó, thứ hai có thể là do chấn thương, các bệnh truyền nhiễm, bệnh mãn tính có ảnh hưởng đến nội tạng, vv…

2. Do chó bị nhiễm vi khuẩn B Canis

Nguyên nhân phổ biến nhất của hiện tượng sảy thai ở chó, loại vi khuẩn này rất dễ bắt gặp ở những nơi chúng ta nuôi nhốt chó. Vì có thể lây truyền một cách dễ dàng khi để con đực và cái ở trong 1 chuồng.

Bệnh này gây ra việc sảy thai hoặc chết lưu và không thụ thai ở chó. Biểu hiện đặc trưng nhất là chảy dịch máu âm đạo kéo dài.

3. Chó bị sảy thai do nhiễm Neospora Caninum

– Chó có thể bị sảy thai do nhiễm Neospora Caninum, đây là một loại ký sinh trùng thường được tìm thấy ở chó, loài này có thể lây truyền khi chó uống nước ô nhiễm, ăn đồ ăn hoặc thịt động vật bị nhiễm.

4. Chó bị sảy thai vì Nhiễm Toxoplasma

Chó bị sảy thai do nhiễm vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng

Đây là bệnh của chó hiếm khi có các dấu hiệu đặc trưng mà các triệu chứng thường biến đổi trong phạm vi tương đối rộng như: Tiêu chảy, có triệu chứng thần kinh, chân đi lê xuống đất, viêm kết mạc mắt, mũi chảy ra chất mủ nhầy, chán ăn, viêm phổi (ho) khiến chó bị sẩy thai hoặc con non đẻ ra bị chết.

Mổ khám thấy các bệnh tích ở phổi, gan, lách, tim, tụy có những điểm trắng hình đầu đinh ghim – ở những chỗ bị tổn thương ta có thể tìm thấy Toxoplasma gondii và cơ chế gây bệnh giống như trường hợp nhiễm khuẩn hoặc chủng đậu.

5. Nhiễm Streptococus ở cơ quan sinh dục của chó

Ký sinh trùng này gây thay đổi nhiệt độ cơ thể chó bất thường, gây giống khó khăn, từ âm đạo của chó tiết ra dịch nhờn, cũng là biểu hiện của việc chó bị sẩy thai, hoặc chó con đẻ ra thường chết sau khi sinh, con vật sốt, trên môi trường nuôi cấy phát hiện thấy có Streptococcus, bệnh lan ra do giao phối hoặc sau khi sinh đẻ.

6. Rối loạn về Hoocmon khiến chó bị sảy thai

Khi cho giao phối có dấu hiệu bất thường, chức năng buồng trứng bị rối loạn

Chó còn có thể bị sảy thai do nhiễm nấm, khiến chó thường gây ra chảy máu nhiều trong tử cung và khiến thai chết lưu, mắt cân bằng nội tiết tố ở chó mẹ nên dẫn đến sảy thai.

Vậy dấu hiệu chó sảy thai như thế nào?

Chó mẹ chậm chạp, cảm giác mệt mỏi

Nếu chó bị sảy thai, là do sự mất cân bằng nội tiết tố khiến thai chết, chúng sẽ có hiện tượng chảy máu âm đạo bất thường và kéo dài. Điều này có thể nhận thấy rõ ràng, máu nàu có thể chảy cùng với thai hoặc không.

Nếu chịu khó quan sát chú chó của bạn có thể nhận thấy biểu hiện khác thường khi chó sảy thai như:

– Chó mẹ chậm chạp, cảm giác mệt mỏi

– Ăn kém hoặc hoàn toàn bỏ ăn

– Cơ thể chó tăng nhiệt độ đột ngột

Trong trường hợp chó bắt buộc phá thai của chú chó, chúng cũng sẽ bị chảy máu sau khi phẫu thuật, chó cần được theo dõi chặt chẽ để phát hiện ngay các dấu hiệu bất thường. nếu thấy các hiện tượng bất thường hãy đưa đến bác sĩ thú y để thăm khám kịp thời.

Cách xử lý khi chó bị sảy thai

Đưa chó đến bác sĩ thú y để xác định nguyên nhân sảy thai

Để có thể xử lý hiệu quả, đầu tiên cần đưa đến bác sĩ thú y để xác định được nguyên nhân gây sảy thai. Áp dụng các phương pháp xét nghiệm máu theo tiêu chuẩn để phát hiện vi khuẩn B.Canis hoặc các loại ký sinh trùng khác.

Khi bị sảy thai, tử cung sẽ co bóp để đẩy thai ra ngoài. Tuy nhiên vẫn có thể còn lại bào thai hoặc mô nhau thai còn xót lại trong tử cung. Nếu thai bị chết lưu, còn có thể gây ra nhiễm trùng, xuất huyết nội, sẽ ảnh hưởng rất xấu đến chó mẹ.

Các bác sĩ có thể sử dụng biện pháp siêu âm để có thể phát hiện tình trạng thai một cách hữu hiệu, cũng như phẫu thuật kịp thời để tránh những kết quả xấu đối với chó mẹ.

-thai chết lưu bao lâu thì ra máu

-biểu hiện sảy thai tự nhiên

-chó sảy thai ra máu nhiều không

-cách nhận biết chó sảy thai…

Bệnh Sán Chó Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Bệnh sán chó do ký sinh trùng sán dây gây ra. Động vật chó, mèo là vật chủ để sán dây ký sinh. Bệnh sán chó phổ biến xuất hiện ở trẻ em từ 3 – 10 tuổi, người lớn cũng có khả năng bị bệnh nhưng ít hơn.

Bệnh sán chó mèo có ở khắp mọi nơi dù là nông thôn hay thành thị. Tại các nước tiên tiến vẫn có khả năng nhiễm bệnh và thậm chí là có nhiều người nhiễm. dù là không nguy hiểm nhưng nếu phát hiện muộn thì các biến chứng của bệnh có thể khiến người tử vong.

Sán chó mèo còn được gọi là giun đũa chó mèo hoặc Toxocara. Chúng kí sinh trong ruột non của chó. Loài sán này có trong 80% chó ở vùng nhiệt đới và 17 -20% chó ở vùng ôn đới. Giun trưởng thành sẽ sống trong ruột non của chó con từ 3 – 6 tháng tuổi.

Trung bình mỗi ngày giun đẻ 200.000 trứng, trứng giun ra ngoài theo đường phân và sống trong điều kiện ngoại cảnh vài tháng. Giun sẽ bị đẩy ra ngoài khi chó lớn lên và hệ miễn dịch tăng cường. Trong trường hợp chó con nuốt phải trứng giun, ấu trùng giun sẽ lên phổi rồi phát triển thành giun trưởng thành trong ruột non.

Một số con ấu trùng khác tiếp tục di chuyển ra các cơ quan nội tạng khác. Nếu con chó đó có thai, ấu trùng sẽ nhiễm vào bào thai hoặc tuyến vú và nhiễm bệnh khi chó con bú mẹ.

Khi chó bị nhiễm sán, sán sẽ kí sinh và trứng sán được đưa ra môi trường bằng đường phân của chó. Hậu môn cũng là nơi chứa nhiều trứng sán. Trong trường hợp chó liếm hậu môn rồi liếm lên đồ vật hoặc thân thể của chúng thì vô tình đang phát tán trứng sán ra rộng hơn.

Chú ý khi vuốt ve chó, ăn rau sống hoặc tiếp xúc với các đồ vật dính trứng sán thì khi đã vào trong cơ thể người, 5 tháng sau trứng sán sẽ phát triển thành nang sán nếu trứng không bị thực bào.

Trong nang sán có chứa 2 triệu đầu sán. Khi nang sán vỡ ra, nó giải phóng ra hàng triệu đầu sán, theo máu ký sinh khắp cơ thể như gan, phổi, não, lách.

Khi sán đã xâm nhập và ký sinh vào cơ thể, nang sán bắt đầu chèn ép các phủ tạng và cơ quan xung quanh, gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vị trí nang sán ký sinh quyết định mức độ tổn thương và nguy hại đến sức khỏe.

Khi nang sán vỡ, sẽ khiến cho cơ thể bị dị ứng, nhiễm độc, choáng quá mẫn. Đầu sán tràn ra ngoài hình thành các nang sán thứ phát. Mất 2 – 5 năm để nang sán thứ phát xuất hiện kể từ khi nang sán tiên phát bị vỡ. Đây là giai đoạn gây tử vong.

Theo các chuyên gia, bệnh sán chó có thể lây từ chó sang người và chưa có trường hợp thống kê cho thấy lây được trực tiếp người sang người.

Con đường lây truyền của sán chó:

Sau khi chó bị nhiễm sán, sán sẽ bắt đầu ký sinh, phát triển rồi sinh sản trong ruột non của chó. Mỗi ngày sán chó đẻ 200,000 trứng và theo đường phân của chó ra ngoài môi trường rồi lẫn vào nước, đất. Khi uống phải nước hoặc ăn đồ nhiễm trứng sán thì con người sẽ bị nhiễm trứng sán. Trẻ em hay nghịch đất nên dễ nhiễm trứng sán nhất.

Khả năng khác là người bệnh đã ăn rau sống có lẫn trứng sán trong đất hoặc dùng được bón bằng phân chó.

Sau khi vào trong cơ thể người khoảng 5 tháng mà không bị tiêu diệt thì trứng sán sẽ biến thành nang sán.

Khi nang sán vỡ sẽ có hàng triệu đầu sán non thoát ra, theo đường máu đi ký sinh ở nhiều bộ phận trên cơ thể người như gan, phổi, mật, não, lá lách,… gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng.

Bệnh sán chó do ấu trùng giun đũa chó/ mèo Toxocara spp. Theo Quyết định số 4283/QĐ-BYT ngày 08/8/2023 về việc Ban hành Tài liệu “Định nghĩa trường hợp bệnh truyền nhiễm” kèm theo định nghĩa ca bệnh giun đũa chó/mèo của Bộ Y tế ban hành có đề cập ca bệnh xác định gồm các triệu chứng sau:

Ngứa, nổi mẩn;

Đau bụng, khó tiêu, đau đầu;

Tê bì, đau nhức mỏi;

Sốt kèm thở khò khè;

Có thể xuất hiện một hoặc các triệu chứng sau: viêm phổi, gan to, đau bụng mạn tính, tổn thương ở mắt, tổn thương võng mạc, viêm mắt, rối loạn thị lực, rối loạn thần kinh khu trú;

Xét nghiệm ELISA cho kết quả kháng thể anti-Toxocara spp. IgG dương tính;

Tìm thấy giun đũa hoặc ấu trùng của chó hoặc mèo trưởng thành;

Sử dụng kỹ thuật sinh học phân tử phát hiện đoạn gen đặc hiệu của ấu trùng giun đũa chó hoặc mèo.

Xác định chẩn đoán dựa trên cơ sở phát hiện ấu trùng Toxocara trong mẫu mô xét nghiệm. Tuy nhiên, sinh thiết lấy mẫu mô chứa ấu trùng có thể phức tạp và khó khăn, thậm chí xuất hiện biến chứng. Vì thế, chẩn đoán thường dựa trên xét nghiệm huyết thanh và đặc điểm lâm sàng, nhưng biểu hiện lâm sàng thường không đặc hiệu, không điển hình nên sẽ khó chẩn đoán chính xác.

Khi ấu trùng giun, sán ký sinh trong cơ thể người, bạn sẽ bị sút cân dù vẫn duy trì chế độ ăn uống bình thường vì chúng sẽ lấy đi chất dinh dưỡng mà bạn nạp vào mỗi ngày để sinh sống. Bạn nên theo dõi cân nặng của mình khoảng 1 – 2 tháng sau khi đã phát hiện dấu hiệu sụt cân của cơ thể. Nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác nguyên nhân.

Nếu bạn vẫn nạp đủ chất xơ vào cơ thể nhưng vẫn gặp tình trạng táo bón thường xuyên thì có thể bạn đã nhiễm bệnh sán chó. Giun và sán có thể làm ruột bạn kích ứng và rối loạn tiêu hóa. Chúng làm giảm lượng nước cơ thể hấp thụ và khiến bạn táo bón.

Nếu cơ thể bạn xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, tiêu chảy, chướng bụng thì hãy nghi ngờ cơ thể đang nhiễm bệnh sán chó. Đặc biệt là khi bạn vừa tiếp xúc với nguồn đất, nước không phải nơi mình sinh sống.

Nếu bạn cảm thấy đói khi vừa ăn no thì có thể ấu trùng giun và sán đã lấy đi hết chất dinh dưỡng bạn vừa nạp vào cơ thể. Hoặc nếu cảm thấy lúc nào cũng no thì có thể cúng đang làm bạn đầy hơi nên lúc nào cũng thấy no căng bụng dù không ăn gì.

Vì giun sán lấy hết chất dinh dưỡng nên bạn sẽ bị sụt giảm năng lượng, lâu dần bạn sẽ thấy cơ thể dần suy yếu và kiệt sức. Tình trạng này kéo dài khiến bạn chỉ muốn ngủ và không muốn làm những việc khác.

Nếu đang bị nhiễm giun, sán, có thể bạn sẽ nhìn thấy giun ở quần lót sau khi đi đại tiện hoặc trong bồn cầu. Chúng thường có màu trắng ngà và hình dạng giống như sợi chỉ rất nhỏ.

Giun sán hút máu bạn lớn lên nên cơ thể sẽ thiếu đi lượng sắt lớn. Khi nghi ngờ nhiễm bệnh, hãy thường xuyên quan sát sắc tố da và mắt. Nếu da và mắt trở nên xanh xao, nhợt nhạt kèm theo mệt mỏi, khó tập trung và nhịp tim nhanh bất thường thì có khả năng bạn đang bị bệnh sán chó.

Ruột có thể bị tắc nghẽn do giun sán đã làm gián đoạn chức năng các ống trong thành ruột. Bạn có thể bị đau bụng ở các cấp độ nhẹ hoặc nặng, cảm thấy buồn nôn, nôn nhiều bất thường. Đau bụng do sán chó thường sẽ đau ở phần trên dạ dày .

Giun, sán sẽ tiết độc tố vào máu nên bạn có thể cảm thấy ngứa dai dẳng, mẩn đỏ khắp người hoặc tại nơi có sán ký sinh. Vào ban đêm, cơn ngứa sẽ nghiêm trọng hơn. Người đang bị bệnh sán chó cũng hay thấy ngứa hậu môn .

Người đang bị bệnh sán chó cảm thấy thấy khó đi vào giấc ngủ hay chỉ ngủ chập chờn, hoặc hay tỉnh giấc giữa đêm . Tình trạng xuất hiện nhiều hơn ở những người bị ấu trùng giun di trú đến não. Chúng làm rối loạn chức năng hoạt động của não. Đây có thể là nguyên do của tâm trạng hay thay đổi thất thường. Có thể bạn vừa mới vui vẻ nhưng có thể chuyển ngay sang cáu gắt.

Dù đây là một trong những triệu chứng của bệnh giun sán nhưng nó cũng là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác. Vì vậy, bạn cần đến bệnh viện hỏi ý kiến của các chuyên gia y tế để được chẩn đoán chính xác và tìm được nguyên nhân của tình trạng này.

Bệnh sán chó cần được điều trị càng sớm càng tốt, ngay khi phát hiện ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể cần can thiệp các phương pháp y khoa nhằm ngăn chặn mức độ ảnh hưởng và những biến chứng của bệnh lý này.

Điều trị bằng thuốc hoặc tiêm diệt ký sinh trùng là các cách để điều trị bệnh. Việc dùng thuốc phải được nhân viên y tế kiểm soát chặt chẽ, có thể dùng thuốc chống ngứa nếu bị ngứa.

Một số trường hợp bệnh đã nặng không thể điều trị bảo tồn thì có thể phải cắt bỏ những phần tế bào chứa nang sán.

Để phòng bệnh sán chó, cần chú ý các điểm sau:

Tuân thủ ăn chín uống sôi, giữ gìn vệ sinh sau khi tiếp xúc hoặc đùa giỡn với chó.

Cần đưa chó đi khám bệnh định kỳ và điều trị bệnh triệt để khi phát hiện chó bị nhiễm sán. Bệnh sán chó lây từ chó sang người khác dễ dàng, chúng ta phải phòng ngừa và đặc biệt quan tâm dù ít gặp.

Nếu phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp giảm tác động của bệnh đến sức khỏe và tính mạng của con người.

Áp Xe Ở Mèo: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa Trị

a. Định nghĩa

Apxe là gì? Áp xe ở mèo là bọc mủ hình thành ở trong các mô của cơ thể mèo. Thông thường, áp xe xuất hiện đột ngột dưới dạng sưng đau (nếu nó không nằm bên trong khoang cơ thể hoặc sâu trong mô) có thể cứng khi chạm vào hoặc có thể nén lại như một quả bóng nước. Áp xe có thể lớn hoặc nhỏ, thường gây đỏ nếu nằm dưới da và có thể gây phá hủy mô cục bộ. Một số ổ áp xe sẽ vỡ ra, tiết dịch có mùi hôi.

Mèo bị áp xe có nguy hiểm không? Bệnh áp xe ở mèo không phải là là một căn bệnh quá nguy hiểm nhưng sẽ khiến mèo khó chịu, thậm chí đau đớn. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào máu và gây tử vong.

b. Vì sao mèo bị áp xe

– Mèo bị áp xe sau khi tiêm. Các vết tiêm vắc xin hoặc tiêm thuốc; đây là những loại thuốc khó tan, không xử lý đúng sẽ tạo thành áp xe

– Bị con vật khác cắn, vi khuẩn xâm nhập vào vết thương gây áp xe

– Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác khiến mèo bị áp xe:

Nhiễm trùng lây truyền qua đường máu toàn thân có thể dẫn đến áp xe gan.

Tổn thương răng có thể dẫn đến áp xe chân răng.

Dị vật hít phải, hoặc viêm phổi nặng, có thể là áp xe phổi.

Nhiễm trùng tai trong, nhiễm trùng xoang nặng hoặc nhiễm trùng sâu trong miệng có thể dẫn đến áp xe não.

c. Dấu hiệu mèo bị áp xe

– Vùng bị áp xe

Sưng và đau, khi ấn vào có cảm giác lỏng như có túi nước ở đó

Da ửng đỏ, xuất hiện lớp vảy ở vùng da bị viêm

Vùng vết thương bị rụng lông

Trên cục áp xe có lỗ hở và chảy mủ hoặc dịch

– Mèo

Bị sốt, đuối sức và chán ăn

Đi khập khiễng

Hay liếm láp và chải chuốt vết thương

2. Cách chữa áp xe ở mèo a. Vết thương nhẹ

Hầu hết mèo bị áp xe sau khi tiêm ngừa và chích thuốc. Vì vậy tình trạng này chỉ ở mức độ nhẹ ở ngoài da. Bạn có thể trị áp xe cho mèo tại nhà theo cách sau:

– Làm sạch vết thương bằng nước ấm, lau sạch mủ ở vết thương. Nếu dịch mủ quá nhiều, bạn có thể hút dịch hoặc nặn sạch phần mủ này ra. Nếu không thể tự mình làm được, chúng tôi khuyên bạn nên đem ra thú y để bác sỹ hút sạch mủ.

– Loại bỏ vảy và tế bào chết trên vết thương. Làm ướt khăn bằng nước ấm, vắt cho bớt nước và đắp lên vùng bị áp xe. Để khoảng 2-3 phút để làm mềm vùng vảy, sau đó lau nhẹ nhàng. Lặp lại bước này cho tới khi vảy và tế bào chết bị loại bỏ.

– Sát trùng vết thương bằng Povidine 10% và bôi các loại thuốc sau ngày 2 lần:

Cortibion: do có kháng sinh nên vết thương lành khá nhanh, bạn có thể mua nó ở nhà thuốc. Tuy nhiên, nếu hoàng thượng của bạn liếm phải thuốc này thì sẽ nguy hiểm. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên dùng ở những chỗ mèo không thể liếm được.

Dầu mù u: không độc hại, không gây dị ứng nhưng chỉ phù hợp với vết thương nhỏ do khả năng chữa lành khá chậm

Chai xịt Silvergiene nano bạc: lành tính, không độc hại, mau lành vết thương. Bạn có thể mua tại các cửa hàng thú cưng hay thú y

Nếu vết áp xe khô mủ và se lại thì thuốc đã phát huy tác dụng. Hãy dùng cho tới khi lành vết thương.

b. Vết thương nặng

– Một số vết thương nặng đòi hỏi sau khi sát trùng làm sạch tế bào chết phải khâu lại để có thể lành lại nhanh. Sau khi khâu thì phải theo dõi hàng ngày và vệ sinh như cách ở trên.

– Lưu ý khi chăm sóc mèo bị áp xe nặng: vết thương chỉ nên khâu lại nếu mèo có đủ da và thịt. Nếu cố gắng níu kéo da để may lại thì phần da sau 2,3 ngày sẽ căng ra và rách. Nếu cảm thấy bác sĩ không đủ kinh nghiệm và phần da không đủ thì bạn nên hoãn việc khâu vết thương. Đem mèo về vệ sinh và bôi thuốc như trên. Bạn có thể hạn chết mèo liếm vào vết thương bằng cách đeo vòng cổ cho nó.

– Để chữa mèo bị áp xe, một số bác sỹ sẽ chích thêm kháng sinh cho mèo để chống viêm sưng nhiễm trùng. Lưu ý sau khi tiêm thì phải xoa bóp đều vết tiêm để thuốc tan hết, tránh việc tạo thêm 1 ổ áp xe mới. Tuy nhiên, nếu bé mèo nhà bạn vẫn chạy nhảy, không sốt và bỏ ăn thì chúng tôi khuyên bạn không nên chích.

3. Phòng ngừa áp xe ở mèo

– Sau khi tiêm chích thuốc cho mèo thì phải xoa đều vị trí vừa tiêm để làm tan thuốc. Nếu sau đó phát hiện ra chỗ chích có cục cưng thì nghĩa là thuốc vẫn còn đọng ở đó. Hãy dùng khăn âm chườm vào chỗ chích + xoa bóp.

– Khi ôm ấp hoàng thượng thì hãy kết hợp với việc sờ nắn cơ thể để phát hiện xem mèo bị apxe hay không.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Dại Ở Chó: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Điều Trị Hiệu Quả trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!