Bạn đang xem bài viết Bệnh Dại Lây Truyền Qua Đường Nào được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Từ xa xưa bệnh dại đã trở thành nỗi sợ hãi của con người, những người bệnh dại phải tỉnh táo đón nhận cái chết của mình mà không phương thuốc nào cứu chữa được. Ngày nay bệnh dại có thể phòng ngừa được nhờ vaccine phòng dại nhưng vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Cùng tìm hiểu bệnh dại lây qua đường nào để có cách phòng tránh bệnh tốt nhất. Bệnh dại lây qua đường nào?Để phòng tránh bệnh dại tốt nhất cần hiểu được bệnh dại lây qua đường nào. Bệnh dại là bệnh nguy hiểm gây ra do virus dại (rabies) chủ yếu được lây truyền từ nước bọt của động vật dại sang người. Qua nhiều nghiên cứu khoa học về căn bệnh dại, các nhà khoa học đã rút ra những kết luận về con đường lây truyền bệnh dại như sau:
Bệnh dại lây từ động vật sang người qua vết cắn hoặc liếm vào vết thương hở trên da, do virus dại tồn tại rất nhiều trong nước bọt của con vật mắc dại, đặc biệt là những loài động vật ăn thịt. Theo thống kê thì có tới 96% ca mắc dại ở khu vực Đông Nam Á là do chó dại cắn, còn lại phần rất nhỏ là do các loài động vật khác.
Bệnh dại thường gây ra do chó dại cắn
Ngoài chó thì các loài động vật khác cũng có thể lây truyền bệnh dại cho người qua nước bọt: mèo, cầy, chó rừng, chó sói, cáo, chuột, khỉ hoặc ngựa và lừa. Hầu hết các loài động vật ăn cỏ ít có nguy cơ lây truyền bệnh dại do chúng không cắn, tuy nhiên cũng cần chú ý nếu chăm sóc cho động vật bị ốm, đặc biệt là những vật nuôi có triệu chứng tăng tiết nước bọt.
Câu hỏi bệnh dại lây truyền qua đường nào khiến nhiều người lo lắng vì họ sợ ăn phải thịt các loại động vật bị dại, tuy nhiên trên thế giới chưa ghi nhận trường hợp bị dại do ăn thịt động vật đã nấu chín.
Liệu bệnh dại có lây truyền từ người sang người? Trên thế giới đã ghi nhận các trường hợp mắc dại do ghép tạng đặc hoặc giác mạc của người dại, tuy nhiên qua tiếp xúc thông thường như chạm hay tiếp xúc ở khoảng cách gần với người bệnh dại thì không thể nhiễm bệnh.
Những người mắc dại nếu không được tiêm vaccine sớm ngay sau khi bị động vật có virus dại cắn thì gần như chắc chắn sẽ tử vong. Vì vậy việc tiêm phòng là cần thiết, ngoài ra thì mỗi người cần có ý thức tự bảo vệ mình khỏi nguy cơ bệnh dại.
Nên làm gì để phòng tránh bệnh dạiKhi đã có những hiểu biết về bệnh dại lây qua đường nào thì phòng tránh bệnh dại là rất dễ dàng.
Khi bị động vật cắn cần rửa vết thương với xà phòng dưới vòi nước sạch trong khoảng 10 phút sau đó sát trùng bằng cồn và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế sớm nhất có thể.
Tiêm phòng dại cho động vật theo quy định
Hạn chế tiếp xúc với động vật, kể cả vật nuôi để tránh bị cắn, liếm làm lây truyền bệnh dại
Chú ý khi chăm sóc vật nuôi bị ốm hoặc có những biểu hiện bất thường
Không giết mổ những động vật có biểu hiện dại hoặc nghi dại
Theo dõi con vật đã cắn người trong vòng 15 ngày, nếu con vật bị chết, bị mất tích hoặc bị giết thịt thì cần báo ngay với cán bộ y tế.
Tuyệt đối không hút, nặn vết cắn để tránh nhiễm trùng
Vật nuôi cần được tiêm phòng dại
Bệnh dại rất nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong rất cao vì vậy nếu bị chó hoặc động vật cắn thì nạn nhân cần được tiêm phòng dại càng sớm càng tốt để phòng bệnh dại. Qua những thông tin trong bài viết, hi vọng bạn đã có những thông tin hữu ích cho vấn đề bệnh dại lây qua đường nào và có cách phòng tránh bệnh dại hiệu quả.
DS: Ngần/doisongbiz.com
Bệnh Dại Có Lây Không? Lây Truyền Qua Đường Nào?
Bệnh dại ở người có chữa được không?
Bệnh dại là một bệnh nhiễm trùng hiếm gặp nhưng gây ra hậu quả rất nghiêm trọng ở não và dây thần kinh. Bệnh thường phát sinh từ vết cắn hoặc vết xước của động vật bị nhiễm bệnh. Vậy bệnh dại ở người là gì và triệu chứng như thế nào?
1. Bệnh dại có lây không? Bệnh dại do chó cắn có lây không?
– Bệnh dại là do Lyssavirus (thuộc họ Lyssaviridae gây ra) sau khi đi vào cơ thể hoặc động vật có vú thì loại virus này sẽ di chuyển đến hệ thần kinh vào não và tủy sống. Nó bắt đầu phá hủy các trung khu thần kinh của con người trong đại não và gây nên tình trạng dại ở người cũng như vật.
– Vì thế, bệnh dại có lây truyền và việc phòng dại cực kỳ cần thiết. Căn bệnh này có thể đe dọa tính mạng cũng như gây tử vong cho người nếu không được điều trị Y tế cũng như rửa vết thương sau khi bị căn không đúng cách. Hiện nay, chưa tìm ra loại thuốc điều trị khi lên cơn dại nhưng có các phòng bệnh dại bằng cách tiêm vacxin phòng dại.
2. Bệnh dại lây truyền qua đường nào?
– Virus dại thường được lây từ nước bọt động vật dại sang người qua những vết căn hoặc trầy xước trên cơ thể con người. Nếu chó cắn càng gần thần kinh trung ương thì tỷ lệ phát bệnh dại càng nhanh chóng.
– Tuy nhiên, đường lây bệnh dại nhiều nhất là do bị động vật dại cắn. Nó còn có thể lây truyền từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh dại do cào hoặc liếm vào vết thương, những vùng da bị trầy xước của cơ thể.
– Ngoài ra, còn một số yếu tố khác ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như lây nhiễm bệnh dại đó là:
+ Số lượng vi rút dại xâm nhập vào
+ Loại hình tiếp xúc và loại động vật cắn
+ Mức độ nghiêm trọng của vết cắn
+ Tình trạng miễn dịch của bệnh nhân
+ Vùng bị cắn – vết thương ở đầu và cổ, cũng như những vết thương ở các khu vực đầu mút thần kinh như ngón tay, thường có thời gian ủ bệnh ngắn hơn do khoảng cách gần hơn cho vi rút xâm nhập vào mô thần kinh.
3. Một vài triệu chứng của bệnh dại
– Những người bệnh dại thường có biểu hiện sợ gió, sợ ánh sáng, sợ nước… thường xuất hiện trong vòng 3 ngày đầu. Và nếu không phát hiện kịp thời có thể dẫn đến hôn mê sâu và tử vong sau 4 ngày kế tiếp.
– Các giai đoạn phát triển của bệnh dại như sau:
+ Giai đoạn thứ nhất: Thường nằm trong 1 – 4 ngày không có các triệu chứng rõ ràng, người bệnh chỉ cảm thấy đau đầu, khó ngủ, ngứa ngáy, có cảm giác như bị kiến bò ở vùng vết cắn, lo âu căng thẳng và sốt…
+ Giai đoạn thứ hai: Cơ thể xuất hiện các biểu hiện đau nhức triền miên, buồn nôn, nôn mửa, tress và các dấu hiệu ban đầu càng nặng, thậm chí còn bị rối loạn thần kinh thực vật, đồng tử bị giãn, tiết nước bọt mạnh (sùi bọt mép), huyết áp thấp, mồ hôi đầm đìa. Người ta còn gọi đó là những cơn dại và người mắc phải dễ bị tử vong sau vài ngày. Đặc biệt, lúc này chỉ cần thấy ánh nước lấp lánh là có thể bị co thắt ở họng và cổ.
– Chú ý: Nếu chó dại thường cắn vào vùng mặt, cổ, đầu, bộ phận sinh dục, ngón tay, ngón chân – nơi tập trung nhiều dây thần kinh quan trọng, có thời gian ủ bệnh ngắn, diễn biến nhanh vì gần virus xâm nhập vào các mô thần kinh nhanh hơn, người bệnh thường bị tử vong sau đó chỉ vài ba ngày.
Bệnh Ghẻ Có Lây Không? Lây Qua Đường Nào?
Bệnh ghẻ có lây không? Lây qua đường nào? Là thắc mắc chung của nhiều người khi biết đến căn bệnh ghẻ ngứa toàn thân hay “ở dơ ghẻ lở”.
Các chuyên gia Phòng khám da liễu Âu Á sẽ phân tích về khả năng truyền nhiễm lây lan của bệnh ghẻ trong bài viết sau đây. Mời các bạn tham khảo để biết thông tin chi tiết.
Bệnh ghẻ có lây không? Bệnh ghẻ lây qua đường nào?Bệnh ghẻ phát sinh bởi một loài sinh vật ký sinh sống bám trên da có tên khoa học là Sarcoptes Scabiei, dân gian gọi là cái ghẻ hay mạt ngứa.
Bệnh ghẻ có lây không? Bệnh ghẻ lây qua đường nào?
Để được tư vấn về biểu hiện và cách phòng chống bệnh ghẻ, mời bạn nhấn vào khung chat bên dưới để đối thoại riêng tư với chuyên gia Phòng khám Âu Á.
Cách phòng chống và điều trị bệnh ghẻ hiệu quả
Khi đã biết được bị ghẻ có bị lây không, chúng ta nắm bắt được một số nguyên nhân gây bệnh ghẻ ở người và có thể chủ động đối phó với căn bệnh này bằng cách:
Cách phòng chống và điều trị bệnh ghẻ hiệu quả
Địa chỉ chuyên trị bệnh ghẻ dứt điểm nhanh nhất tại TPHCMBạn đang gặp khó khăn khi tìm kiếm địa chỉ đáng tin cậy giúp khám chữa dứt điểm bệnh ghẻ? Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn thông tin về điều kiện y tế vượt trội tại Phòng khám da liễu Âu Á:
Địa chỉ chuyên trị bệnh ghẻ dứt điểm nhanh nhất tại TPHCM
Quy tụ bác sĩ da liễu giỏi tại TPHCM có nhiều năm kinh nghiệm lâm sàng trực tiếp chẩn đoán, tư vấn và điều trị tận gốc bệnh ghẻ cho đông đảo bệnh nhân.
Cơ sở vật chất đầu tư hiện đại đáp ứng yêu cầu thực hiện các kỹ thuật thăm khám, theo dõi, kiểm tra và trị liệu bệnh da liễu chính xác và mau chóng nhất.
Cách điều trị bệnh ghẻ nhanh nhất bằng các loại thuốc đã qua kiểm duyệt nghiêm ngặt, kê đơn phù hợp với thể trạng bệnh nhân, tình trạng bệnh lý đặc thù.
Các bước khám chữa thuận tiện khi phục vụ tư vấn và đặt hẹn miễn phí. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên y tế chuyên nghiệp luôn phục vụ bệnh nhân chu đáo.
Chính sách y tế tiến bộ giúp bệnh nhân chữa bệnh ghẻ kín đáo, riêng biệt tránh sự lây lan. Bảng giá điều trị được kê khai hợp lý đảm bảo chi phí minh bạch.
Hiện nay, Phòng khám da liễu Âu Á mở cửa mọi ngày trong tuần, mọi dịp lễ Tết. Đồng thời hỗ trợ bệnh nhân tư vấn da liễu và đăng ký hẹn giờ khám 24/24.
Sau khi tìm hiểu về bệnh ghẻ có lây không và bệnh ghẻ lây qua đường nào, nếu bạn còn điều gì thắc mắc, hãy nhấn vào khung chat bên dưới để bác sĩ tư vấn da liễu giải đáp miễn phí ngay.
Ngày:
Truyền Nước Cho Chó Mèo Đừng Nên Để Thú Y Truyền Qua Đường Xoang Bụng
Bài viết được viết từ kinh nghiệm mất mát đáng buồn của mình. Đó là một cảm giác vừa buồn, day dứt, tự trách và đau lòng khi thú cưng của mình ra đi vì sự thiếu trách nhiệm, thiếu cái tâm và thiếu kinh nghiệm của bác sĩ thú y.
Trước khi nói về câu chuyện của mình, mình sẽ nói qua về vấn đề truyền nước (hay truyền dịch) trên chó mèo là như thế nào.
Truyền nước cho chó mèo trong trường hợp nào?
Chó mèo bị suy nhược cơ thể.
Chó mèo bị mất nước (tiêu chảy, nôn mửa, v.v..)
Giải độc cho chó mèo (chó mèo bị dính bã, ăn bậy thức ăn có độc).
Giúp chó mèo lợi tiêu, lợi tiểu.
Cung cấp dưỡng chất cho chó mèo khi chó mèo bệnh nặng bỏ ăn và không ăn uống được.
Truyền nước cho chó mèo qua đường nào?Khi nói đến truyền nước, hẳn ai cũng biết gần như các bác sĩ sẽ chọn truyền nước qua đường tĩnh mạch. Vì đây là đường truyền hấp thụ nhanh và hiệu quả nhất. Khi thuốc được truyền qua đường tĩnh mạch sẽ nhanh chóng chạy khắp cơ thể và hấp thụ tức thì.
Đúng vậy, khi cần truyền nước cho chó mèo, truyền qua đường tĩnh mạch gần như 99% là đường truyền cần và nên làm.
Nhưng trong thú y, có hai cách để truyền nước vào cơ thể động vật. Đó là truyền nước qua đường tĩnh mạch và truyền nước qua đường xoang bụng. Truyền nước hay thuốc qua đường xoang bụng rất thường được áp dụng trên heo. Nhưng trên chó mèo, gần như rất ít khi phải dùng đến đường truyền này, trừ các trường hợp quá bất khả kháng.
Truyền nước xoang bụng là gì?Truyền nước xoang bụng là truyền nước qua đường xoang bụng bằng cách đâm kim vào một trong hai bên xoang bụng của chó mèo. Truyền nước qua đường xoang bụng nghe có vẻ dễ thực hiện hơn truyền qua đường tĩnh mạch nhưng thực tế lại không hề dễ dàng như thế.
Ở hai bên xoang bụng của chó mèo sẽ có một khoảng không hổng, khi nước được truyền vào sẽ tồn đọng ở hai bên xoang này và sẽ cần một khoảng thời gian để ngấm từ từ vào cơ thể của chó mèo.
Mối nguy hiểm khi truyền nước qua đường xoang bụng?Với chó mèo lớn, thì việc truyên nước xoang bụng có thể dễ thực hiện và ít rủi ro hơn. Nhưng đối với chó mèo con thì cực kỳ nguy hiểm và rủi ro. Vì nếu không khéo, rất dễ gặp trường hợp kim không đâm vào xoang mà đâm trúng ruột hay nội tạng của chó mèo. Trong trường hợp này, chó mèo sẽ chết sau khoảng 30 đến 60 phút sau đó.
Dấu hiệu nhận biết là bụng chó mèo sẽ bị phình to, nước chảy rỉ ra lại chỗ đâm kim vào. Không chỉ với truyền nước qua xoang bụng, mà với vất cứ đường tiêm nào khi tiêm vào người chó mèo, mà sau khi rút kim ra, thuốc trào ngược lại ra ngoài thì chứng tỏ đã tiêm sai vị trí. Hoặc đã tiêm trúng xương, hoặc tiêm nhầm vô nội tạng (ruột, gan, v.v..). Với những trường hợp này, gần như chó mèo sẽ chết.
Sự khác nhau giữa truyền nước tĩnh mạch và truyền nước xoang bụngSự hấp thu thuốc:
Truyền nước tĩnh mạch thuốc sẽ hấp thu nhanh và tức thì. Đối với những ca cấp cứu, thì gần như cần phải truyền tĩnh mạch để thuốc được hấp thu nhanh nhất.
Truyền nước xoang bụng thuốc sẽ hấp thu rất chậm, vì sau đó cần phải có thời gian để thuốc ngấm dần vào cơ thể.
Thời gian:
Truyền nước tĩnh mạch sẽ cần thời gian lâu hơn, từ 30-120 phút tùy thể trạng chó mèo. Do truyền tĩnh mạch là truyền trực tiếp vào mạch máu nên nếu truyền nhanh, sẽ dễ gặp tình trạng sốc thuốc.
Truyền nước xoang bụng sẽ nhanh hơn truyền tĩnh mạch. Lượng nước được đưa vào xoang bụng nhanh chóng. Sau đó chó mèo có thể được bác sĩ thú y cho về và chỉ đợi thuốc ngấm dần trong xoang bụng chó mèo vào cơ thể thôi. Điều này có lợi cho chủ nuôi bận rộn không có nhiều thời gian ngồi đợi chó mèo truyền nước và cũng góp phần giúp phòng mạch giảm tải các chó mèo bệnh nằm lâu gây quá tải chỗ điều trị.
Mối nguy hiểm và rủi ro:
Truyền nước tĩnh mạch bạn có thể nhìn vào tốc độ nhỏ giọt của nước để yêu cầu bác sĩ thú y điều chỉnh nhanh chậm tùy tình trạng sức khỏe của chó mèo. Nếu kim tiêm bị lệch gây phù, bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy, cũng như không may bé bị sốc thuốc vẫn có thể nhanh chóng can thiệp cứu chữa kịp thời.
Với truyền nước xoang bụng, một khi bác sĩ thú y đã đâm kim tiêm lệch vị trí thì rất khó để biết cho đến khi nhìn thấy triệu chứng. Đến lúc này khả năng can thiệp cứu chữa cho chó mèo gần như là không thể nữa rồi.
Làm gì khi thú y chọn truyền nước qua xoang bụng cho chó mèo?Thực tế truyền nước xoang bụng vẫn được và mình biết có một vài phòng mạch rất hay dùng cách này. Tuy nhiên, truyền đúng và chuẩn thì bạn cần phải coi vào tay nghề và kinh nghiệm của đội ngũ thú y như thế nào. Nếu tin tưởng và trong trường hợp quá bất khả kháng thì mình không nói.
Còn nếu không yên tâm, bạn đừng nên để thú y truyền nước cấp cứu qua xoang bụng. Hoặc bạn đề nghị đổi bác sĩ khác để truyền qua tĩnh mạch, hoặc mang chó mèo qua phòng khám khác uy tín hơn.
Truyền nước qua đường xoang bụng có lợi hơn như thế mà rất ít bác sĩ dùng đến phương pháp này, thì cũng hiểu cách này gần như không được khuyến khích dùng đến, trừ trường hợp không còn cách nào khác. Thời gian trước, mình rất ít thấy truyền nước xoang bụng. Nhưng thời gian sau này thì đã được nhiều phòng mạch áp dụng hơn, vì nó mang nhiều tiện lợi cho cả chủ nuôi và phòng mạch.
♦♦ Và câu chuyện của mình, mình đã mất bé mèo con mun đen như thế nào?
Sáng đó mình mang bé đến phòng mạch thú y để truyền nước vì bé bị suy nhược mất nước do tối bị tiêu chảy và nôn ói. Bé nhân viên thú y ở đó sau khi tìm không thấy đường vô mạch ở hai chân trước, bé ấy chuyển xuống chân sau thấy mạch, đâm kim 2-3 mũi gì đấy không được.
Mình hơi xót, nhưng đợi xem bé ấy tìm lại mạch xử lý như nào. Vì mình cũng hiểu, vô mạch cho chó mèo con cũng chẳng dễ dàng. Nhưng ai ngờ, bé ấy lại nhanh chóng lạnh lùng đâm kim ngay vào xoang bụng và bé mèo la lên é một cái. Một cảm giác vừa sốc vừa bất an ngay từ lúc đó, nhưng bé ấy vẻ mặt rất bình thản nói với mình không sao cả, chuyện đã rồi, cũng thấy làm trên hai năm rồi nên cũng đành cầu trời không sao.
Một lúc sau (khoảng 5 phút), có vài bé nhân viên khác vào, một bé khác ra coi coi rồi nói mạch tiêm được và bé ấy tiêm phát được ngay, rồi rút kim truyền xoang bụng ra. Được một lúc sau, mình thấy nước bắt đầu chảy ngược ra từ xoang bụng thì biết số phận của bé mèo con rồi. Khoảng 30 phút sau bé mèo giãn đồng tử rồi lịm dần.
Mấy nhân viên thú y ở đây nói bé mèo yếu quá nên có thể chết bất cứ lúc nào. Nếu là người bình thường thì họ sẽ chấp nhận như vậy vì họ không biết gì về thú y cả. Nhưng ở đây, bé mèo con mình mất không vì bệnh không chữa được mà mất vì người chữa trị thiếu trách nhiệm, thiếu cái tâm. Đến một bác sĩ thú y có giỏi cũng còn phải đắn đo suy nghĩ tìm cách cứu chữa an toàn nhất với một bé mèo con quá bé như thế. Một bé mèo con quá bé như thế, tiêm xoang bụng để cấp cứu? Bé mất vì bị đâm thủng ruột, bụng trương phình và rỉ nước trào ngược ra ngoài.
Đó là một cảm giác rất buồn và day dứt tự trách mình. Qua chuyện này, mình muốn chia sẻ và không mong có ai khác gặp trường hợp như mình nữa. Dù thế nào đi nữa, cứ phòng tránh vẫn hơn là để xảy ra rồi sau đó hối tiếc thì đã không còn kịp.
Không Thả Rông Chó, Mèo Để Hạn Chế Lây Truyền Bệnh Dại Và Tiêm Vắc Xin Phòng Dại Cho Chó, Mèo Hàng Năm Để Ngăn Ngừa Bệnh Dại Lây Sang Người.
Không thả rông chó, mèo để hạn chế lây truyền bệnh dại và tiêm vắc xin phòng dại cho chó, mèo hàng năm để ngăn ngừa bệnh dại lây sang người.
Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, khi đã phát cơn dại thì không thể điều trị khỏi, tử vong 100%. Bệnh dại có nguy cơ lan rộng ngoài cộng đồng nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời và đồng bộ. Tiêm ngừa dại sớm đủ liều, đúng lịch, khi bị chó, mèo cắn là biện pháp ngừa bệnh dại hiệu quả nhất.
Trong những năm gần đây, mỗi năm ở Việt Nam có trên 100 người chết vì bệnh dại, chiếm tỷ lệ cao so với các bệnh truyền nhiễm gây dịch. Năm 2023, tỉnh Bạc Liêu có 01 ca mắc bệnh dại và tử vong tại xã Định Thành, huyện Đông Hải; năm 2023 xảy ra 01 ca bệnh dại và tử vong, tại phường Láng Tròn, thị xã Giá Rai; 10 tháng đầu năm 2023, xảy ra 01 ca bệnh dại và tử vong tại xã Điền Hải, huyện Đông Hải. Để triển khai thực hiện tốt Chương trình, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu năm 2023, Khoa Truyền thông GDSK – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bạc Liêu đã xây dựng kế hoạch số 114/KH-KSBT ngày 05/10/2023 về việc tăng cường giám sát, phát hiện và áp dụng tất cả các biện pháp truyền thông phòng chống bệnh dại năm 2023 tiến tới loại trừ bệnh dại ở người, không có người chết vì bệnh dại vào năm 2023. Mục tiêu phòng ngừa bệnh dại cụ thể: Trên 90% số trường hợp phơi nhiễm bệnh dại được tiêm phòng vắc xin ngừa dại, giảm 20% số ca tử vong do dại trên người so với năm 2023 và đến năm 2023 không có người tử vong vì bệnh dại.
Vì sao khi lên cơn dại là tử vong 100%?
Bệnh dại là bệnh nhiễm vi rút cấp tính ở hệ thống thần kinh trung ương, lây từ động vật nhiễm vi rút dại sang người qua vết cắn, liếm trên vết thương hở, hoặc qua niêm mạc. Vi rút dại Rhabdovirus thuộc họ Rhabdoviridae, giống Lyssavirus, lây nhiễm qua vết cắn, sau khi xâm nhập vào cơ thể người, vi rút nhân lên và hướng tới hệ thần kinh trung ương. Vi rút di chuyển dọc theo các dây thần kinh tiến tới tủy sống và não bộ phá hủy mô thần kinh, gây nên những cơn kích động ở người bệnh. Người bị bệnh dại có những biểu hiện kích động như sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng, bị liệt dẫn tới suy hô hấp và hôn mê. Hiện nay không có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh dại và tổn thương hệ thần kinh trung ương trong bệnh dại là không hồi phục. Người bệnh thường tử vong sau 7 – 10 ngày.
Triệu chứng sớm nhận biết người bị chó dại cắn:
Thời kỳ đầu: Khoảng 1 – 4 ngày, biểu hiện kín đáo và không đặc hiệu như sốt, đau đầu, mất ngủ, có cảm giác ngứa, dị cảm như kiến bò chỗ vết cắn; lo âu, căng thẳng, hoảng hốt.
Thời kỳ toàn phát: Người bệnh đau nhức đầu nhiều, buồn nôn, chóng mặt, lo âu cực độ, trạng thái kích thích và tăng cảm giác biểu hiện là sợ nước, sợ gió, ánh sáng, mùi lạ; các biểu hiện của rối loạn thần kinh thực vật như: giãn đồng tử, tăng tiết nước bọt, nước mắt, vã mồ hôi, hạ huyết áp… Người bệnh tử vong trong vòng vài ngày sau khi lên cơn dại. Ở giai đoạn này, người bệnh chỉ thoáng nhìn thấy nước đã có thể gây co thắt ở cổ và họng.
Xử trí sơ bộ khi bị chó, mèo cắn: không phải 100% số người bị chó, mèo cắn đều phát bệnh dại mà có người bị, có người không bị dại, tùy thuộc lượng vi rút trong nước bọt chó có hay không và nếu có thì nhiều hay ít, vết thương sâu hay không, có rách da không? Tuy nhiên không thể dự đoán được người nào có thể bị phát dại hay không, nên tất cả các trường hợp phải đến cơ sở y tế để được chăm sóc vết thương và tiêm ngừa dại.
– Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà bông liên tục dưới vòi nước (sạch) đang chảy trong 15 phút, nếu không có xà bông thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch liên tục. Đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu số lượng vi rút dại lây nhiễm, giảm nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó, mèo cắn. Tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine. Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.
– Đến ngay cơ sở y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Hiện nay vắc xin ngừa dại đều là vắc xin thế hệ mới, không còn tác dụng phụ gây biến chứng, rất an toàn. Nếu tiêm ngừa sớm, đúng lịch và đủ mũi, hiệu quả bảo vệ gần tuyệt đối.
Nội dung truyền thông phòng chống bệnh dại tập trung vào:
Thúc đẩy sự tham gia của các cấp, các ngành và toàn dân quan tâm đến sức khỏe và quản lý tốt đàn chó nuôi, tiêm ngừa đầy đủ cho chó nuôi, không thả chó chạy rông, rọ mõm chó lại, tiêm ngừa đầy đủ cho đàn chó;
Nâng cao nhận thức cho người dân tránh xa đàn chó, khi bị chó cắn phải đến cơ sở y tế tiêm ngừa đầy đủ, không đến thầy lang lấy nọc, báo cáo thông tin cho cơ quan thú y địa phương để giám sát và có biện pháp xử lý;
Kêu gọi toàn xã hội đặc biệt quan tâm và cùng tham gia vào công tác phòng chống bệnh dại. Hạn chế nuôi chó, áp dụng đúng các yêu cầu của ngành thú y khi nuôi chó.
Bệnh dại không điều trị được khi đã lên cơn dại, phải phòng ngừa và tiêm vắc xin dại ngay từ ban đầu mới bị chó cắn, tiêm đủ liều và có thể tiêm huyết thanh kháng dại trong những trường hợp đặc biệt theo chỉ định của Bác sĩ.
Chủ động phòng chống bệnh dại:
Khi con vật đã được xác định mắc bệnh dại phải được cách ly theo dõi và tiêu hủy khi có lệnh thú y (trường hợp không xác định được chủ vật nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm tiêu hủy) để ngăn chặn sự lây truyền bệnh sang súc vật khác và lây truyền sang người.
– Cách ly, theo dõi những con vật nghi mắc bệnh dại, nhiễm bệnh dại.
- Vệ sinh, khử trùng tiêu độc toàn bộ chuồng, cũi, dụng cụ chăn nuôi, vận chuyển, môi trường thức ăn, chất thải, các vật dụng khác đã tiếp xúc với con vật mắc bệnh.
– Tất cả chó, mèo khỏe mạnh trong ổ dịch phải được nhốt, theo dõi.
– Tiêm bắt buộc cho chó, mèo khỏe mạnh trong ổ dịch và các thôn tiếp giáp, tiêu hủy những con chó, mèo nếu không tiêm.
– Tất cả những người bị chó, mèo cắn, cào, liếm hoặc tiếp xúc phải thực hiện nghiêm ngặt việc xử lý vết thương, khám và tiêm ngừa đầy đủ tại cơ sở y tế.
– Không thả rông chó, mèo để hạn chế lây truyền bệnh dại. Tiêm vắc xin phòng dại cho chó, mèo hàng năm để ngăn ngừa bệnh dại lây sang người.
– Tiêm vắc xin phòng bệnh dại sau khi bị chó, mèo cắn là biện pháp duy nhất cứu người khỏi bệnh dại.
– Rửa ngay vết thương bằng nước xà phòng và dung dịch sát khuẩn khi bị chó, mèo cắn. Người bị chó, mèo cắn phải đi tiêm vắc xin phòng dại càng sớm càng tốt./.
Bác sĩ PHƯỚC NHƯỜNG
Bệnh Dại Có Lây Không Và Bệnh Dại Có Chữa Được Không?
Bệnh dại có lây không và bệnh dại có chữa được không? Bệnh dại thường lây nhiễm qua vết cắn dính nước bọt của động vật bị dại, vì vậy nhiều người có thể lây nhiễm dại nếu nước bọt của người bệnh dại dính vào vết thương hở. Hiện tại, chưa có thuốc đặc trị và khi lên cơn rất khó để cứu chữa.
Bệnh dại có lây không?Bệnh dại là căn bệnh nguy hiểm do virus dại gây ra.
Hiện nay, trên thế giới đã ghi nhận hơn 10 trường hợp lây nhiễm virus dại do ghép tạng và ghép giác mạc của người bệnh dại. Đây là hiện tượng lây nhiễm hiếm gặp, ngoài ra những quy định nghiêm ngặt trong việc hiến và ghép các bộ phận cơ thể người có thể giúp loại bỏ hoàn toàn nguy cơ lây nhiễm bệnh dại lây từ người sang người.
Bệnh dại có lây không và bệnh dại có chữa được không? Bệnh dại lây lan qua đường nước bọt
Vaccin phòng dại là cơ hội dành cho người có những biểu hiện của bệnh dại tính đến hiện nay. Bệnh dại không thể lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc thông thường với người bệnh như chạm vào cơ thể hoặc các dịch, mô không gây nhiễm như nước tiểu, phân.
Nếu tiếp xúc thông thường với con vật bị dại như vuốt ve hoặc tiếp xúc với nước tiểu, phân mà không bị cắn không có nguy cơ lây nhiễm bệnh dại.
Trường hợp lây nhiễm chỉ xảy ra khi nước bọt của người bệnh hoặc động vật nhiễm dại dính vào vết thương hở. Các nguy cơ do tiếp xúc với nước bọt của người mắc bệnh dại thông qua vết cắn, hôn, qua da bị tổn thương, niêm mạc, sử dụng chung đồ ăn, vật dụng ăn uống có dính nước bọt của người bệnh dại…
Việc lây nhiễm bệnh dại từ người sang người không phổ biến. Các chuyên gia đã khuyến cáo, ở nhiều loài động vật, virus dại được chứng minh là có qua được nhau thai trên thực nghiệm, tuy nhiên trên người bệnh dại được biết đến là không lây truyền từ mẹ sang con do vi rút dại không qua nhau thai, do đó trẻ em sinh ra từ mẹ bị nhiễm vi rút dại vẫn mạnh khỏe, không bị mắc bệnh. Tuy nhiên những dữ liệu nghiên cứu trên người còn ít, do đó việc chữa trị dự phòng cho trẻ em sau sinh từ người mẹ bị bệnh dại là cần thiết.
Bệnh dại có chữa được không?Khi lên cơn dại, người bị bệnh dại có nguy cơ tử vong cao và chưa có phương pháp điều trị thích hợp cho những bị lên cơn dại. Vì vậy, trước khi lên cơn dại cần có cách xử lý và phòng tránh cần thiết nếu bị động vật nhiễm dại cắn.
Khi chưa bị cắn, tiêm vaccin phòng bệnh dại là điều cần thiết. Chúng có tác dụng phòng bệnh và ngăn ngừa bệnh dại từ khi chưa bị cắn. Tuy nhiên, phương pháp này ít được áp dụng rộng rãi do chi phí khá tốn kém và quy trình phức tạp.
Sau khi bị cắn cần xử lý vết thương ngay bằng cách rửa sạch vết thương bằng nước xà phòng đặc rồi sát khuẩn vết thương bằng cồn. Trường hợp cần thiết, có thể khâu vết thương nếu đã bị cắn quá 3 ngày, điều này nhằm tránh virus dại lây lan khắp cơ thể. Người bị cắn cần đến các cơ sở y tế gần nhất để khám, điều trị dự phòng bằng kháng huyết thanh hoặc vaccin phòng bệnh dại.
Bệnh dại có chữa được không? Hiện nay, chỉ có vaccin phòng chống dại
Hơn nữa, cần theo dõi triệu chứng phát hiện ở động vật đã cắn mình (chó, mèo) trong khoảng 10 ngày. Nếu có biểu hiện bị nhiễm dại, bệnh sẽ phát trong khoảng 5 – 7 ngày.
Bác sỹ Nguyễn Trung Cấp khuyến cáo khi bị chó trưởng thành cắn, cần theo dõi con chó, sau 10 ngày nếu chó vẫn bình thường thì không cần thiết tiêm vaccin. Với những vết cắn nhỏ và cắn ở một số vị trí như cổ, đầu, mặt, đầu chi, bộ phận sinh dục thì phải tiêm phòng trong thời gian sớm nhất bởi vị trí càng gần thần kinh trung ương càng nhanh phát bệnh.
“Đáng nói là nhiều người dù hoang mang, sợ hãi sau khi bị chó dại cắn, họ vẫn không chịu đi tiêm phòng mà tìm đến các thầy lang và các cơ sở đông y điều trị. Thực tế ở Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào khi đã lên cơn dại mà được chữa khỏi bởi các bài thuốc đông y cũng như tây y”, Bác sỹ Cấp cho biết thêm.
Triệu chứng của bệnh dạiBệnh dại là căn bệnh do virus từ động vật lây sang người thông qua chất dịch tiết, phổ biến là nước bọt. Virus dại xâm nhập vào cơ thể thông qua vết cắn của chó, mèo mắc virus dại.
Bệnh dại có lây không và bệnh dại có chữa được không? Bệnh dại lây từ động vật sang người thông qua vết cắn của chó, mèo mắc virus dại
Người bị chó, mèo dại cắn thông thường sẽ ủ bệnh trong khoảng 2 – 8 tuần hoặc trên một năm, tuỳ vào mức độ nặng nhẹ của vết thương. Bệnh có thể phát tán nhanh hơn khi bị cắn ở cổ, mặt, tay…
Trong giai đoạn đầu, người bị chó dại cắn sẽ cảm thấy nơi vết cắn bị đau nhức, sưng tấy, có các triệu chứng như sốt, đau đầu, trằn trọc, buồn nôn, la hét… Hơn nữa, người bệnh sẽ lên cơn co giật, run cơ, co thắt hô hấp và thanh quản dẫn đến khó thở, sùi bọt mép, sợ nước, sợ gió và ánh sáng.
Ở giai đoạn tiếp theo, người bị dại có thể bị liệt, có những phản ứng quá độ, thậm chí là hung tợn, thể trạng sau đó có thể dẫn đến hôn mê, cuối cùng là tử vong.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Dại Lây Truyền Qua Đường Nào trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!