Bạn đang xem bài viết Bệnh Dại Do Chó, Mèo Cắn Không Có Thuốc Điều Trị Nhưng Có Thể Phòng Ngừa Bằng Những Cách Này được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bệnh dại là bệnh do virus dại (Rabies virus) gây nên. Đây là một bệnh truyền nhiễm virus cấp tính của hệ thần kinh trung ương, nếu không điều trị sớm, bệnh sẽ gây tử vong.
Virus dại chủ yếu lây truyền từ nước bọt động vật mắc bệnh sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào. Động vật dại khi liếm vết thương hoặc liếm niêm mạc mũi, miệng cũng có thể truyền virus dại sang người.
Chó là động vật truyền bệnh dại phổ biến nhất (Nguồn: Internet)
Ở Việt Nam, chó là ổ chứa virus dại chủ yếu chiếm 96 – 97%, sau đó là mèo chiếm 3 – 4%, động vật khác (thỏ, chuột, sóc,…) chưa phát hiện được.
Bệnh dại bao lâu thì phát bệnh?Sau khi vào cơ thể, virus dại xâm nhập dây thần kinh di chuyển đến tủy sống và não với tốc độ 12 – 24mm mỗi ngày. Người bệnh thay đổi hành vi và biểu hiện triệu chứng bệnh khi virus đến não.
Thông thường, thời gian ủ bệnh dại ở người là từ 2 – 8 tuần, có thể ngắn hơn khoảng 10 ngày hoặc dài hơn trên 1 – 2 năm. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào số lượng virus xâm nhập vào cơ thể, sự nặng nhẹ của vết thương, khoảng cách xa gần từ vết thương đến não.
Vết thương ở đầu và cổ hay vùng có nhiều dây thần kinh như ngón tay, thường có thời gian ủ bệnh ngắn hơn. Người nhiễm virus dại khi đã lên cơn dại thì tỷ lệ tử vong gần như là 100%.
Biểu hiện bệnh dại khi bị chó cắnBệnh dại có 2 thể bệnh lâm sàng ở người là thể hung dữ và thể liệt.
Thể hung dữ: Người bệnh thường biểu hiện triệu chứng gào thét, tăng cảm giác của các giác quan, sợ gió, sợ nước nên thường được gọi là bệnh sợ nước (Hydrophobia), bị hoang tưởng, có hành động đập phá, co thắt thanh quản,…
Ở thể liệt: Bệnh nhân thường nằm im lìm, liệt lan dần từ chân đến cơ tròn làm rối loạn tiểu, đại tiện, lan lên liệt tay đến khi lan lên liệt cơ hô hấp thì bệnh nhân tử vong.
Bệnh dại chữa được không?Bệnh dại ở người không có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi mắc bệnh dại, hầu như không can thiệp gì ngoài việc giữ cho bệnh nhân thoải mái, chăm sóc nhằm giảm nhẹ nỗi đau thể xác lẫn tinh thần.
Người chăm sóc bệnh nhân nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh bị cắn và nhiễm nước bọt từ màng nhầy và vết thương bằng cách sử dụng bảo hộ y tế cá nhân.
Hãy giữ cho bệnh nhân trong phòng yên tĩnh với ánh sáng dịu và tránh các kích thích có khả năng làm tăng co thắt và co giật. Thuốc an thần chống co thắt cơ và kích thích cũng có thể được sử dụng. Việc nuôi ăn bằng miệng thường khó thực hiện nên bệnh nhân thường được nuôi bằng đường truyền tĩnh mạch.
Nên làm gì khi bị động vật cắn?Nếu chẳng may bị chó cắn hay mèo cắn và nghi ngờ mắc bệnh dại thì bạn nên làm những việc sau đây.
Khi bị chó, mèo cắn cần rửa ngay vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước mạnh (Nguồn: Internet)
Xối rửa ngay vết thương bằng xà phòng và nước trong khoảng 10 – 15 phút, nếu không có xà phòng thì xối rửa bằng nước. Đây là bước điều trị tại chỗ rất hiệu quả chống lại bệnh dại diễn ra.
Rửa sạch vết thương bằng cồn 70% hoặc thuốc sát khuẩn iodine nếu có.
Đến ngay trung tâm y tế để được điều trị dự phòng càng sớm càng tốt.
Lưu ý: Tránh băng bó hoặc bôi thuốc kín vết thương hoặc khâu vết thương lại vì sẽ làm cho virus dại dễ dàng thâm nhập hơn. Đối với những vết thương lớn cần phải khâu thì phải đảm bảo rằng vết thương đã được thấm huyết thanh kháng dại (RIG) trước khi khâu.
Nếu sau khi cắn người, động vật (chó, mèo,…) có biểu hiện khác thường như cắn mà không có bất kỳ sự khiêu khích nào, ăn các vật bất thường như gậy, móng tay, phân,…chạy không có mục đích rõ ràng, hay gầm gừ, tiết nước bọt hoặc tạo bọt quá mức ở các góc miệng, bị chết hoặc biến mất sau khi cắn người,…thì người bị cắn nên đi tiêm phòng vắc xin dại ngay.
Dùng vắc xin dại tế bào hoặc dùng cả vắc xin và huyết thanh kháng dại để điều trị dự phòng tùy theo từng trường hợp. Nước ta từ năm 1992 đã dùng vắc xin dại tế bào Verorab là vắc xin an toàn và hiệu lực bảo vệ cao. Các loại vắc xin phòng dại hiện đại đều bất hoạt, an toàn và có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Khi tiêm vắc xin phòng bệnh dại cần tiêm đủ mũi, đúng lịch, không uống rượu bia, không dùng thuốc corticoid và thuốc ức chế miễn dịch.
Lời khuyênHãy tiêm phòng đầy đủ cho động vật nuôi trong nhà để phòng tránh bệnh dại (Nguồn: Internet)
Tiêm phòng dại cho thú nuôi là cách phòng ngừa bệnh dại lây truyền sang người. Để đảm bảo an toàn cho cộng đồng, nếu có nuôi chó, mèo thì bạn nên tiêm phòng đầy đủ cho chúng. Đồng thời, không thả rông chó, mèo,…khi đưa chó, mèo ra đường cần phải đeo rọ mõm đầy đủ.
Chó Bị Ghẻ Có Nguy Hiểm Không? Cách Phòng Ngừa Và Điều Trị Bệnh Ghẻ Cần Biết
Chó bị ghẻ là tình trạng viêm da do một loài ve sống ký sinh trên da của chó gây ra. Mặc dù rất hiếm khi bệnh chó ghẻ có thể nguy hiểm đến tính mạng của các chú cún. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh ghẻ chó sẽ gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt của các chú chó. Đặc biệt, ghẻ ở chó tuy ít khi gây nguy hiểm đến tính mạng của cún nhưng nó sẽ tàn phá bộ lông của cún. Những con chó ghẻ sau khi được chữa trị thường mất khá nhiều thời gian thì bộ lông mới phục hồi lại giống như cũ.
1. Phân loại và triệu chứng khi chó bị ghẻViệc nhận biết các dấu hiệu ban đầu là điều rất cần thiết nếu muốn trị ghẻ cho chó hiệu quả. Không những vậy, bạn cũng nên tìm hiểu sự phân loại của bệnh ghẻ ở chó để từ đó tìm ra phương pháp phòng ngừa và trị ghẻ chó tối ưu nhất.
1.1. Phân loại bệnh ghẻ chóDựa vào nguyên nhân gây bệnh thì về cơ bản bệnh ghẻ chó sẽ có 2 loại chính. Bao gồm ghẻ Demodex và ghẻ thường. Trong đó mức nguy hiểm của từng loại ghẻ là không giống nhau.
1.1.1. Chó bị ghẻ DemodexBệnh ghẻ Demodex ở chó bắt nguồn từ loài ghẻ Demodex Canis sống ký sinh trên da cho chó gây ra. Những con ghẻ này sẽ đào hang và đẻ trứng trên da của những chú chó. Những con ghẻ Demodex Canis có cấu tạo cơ thể rất đặc biệt giúp chúng có thể đào những hang rất sâu trên da chó. Chính đặc điểm này mà ghẻ Demodex Canis được đánh giá là nguy hiểm và khó chữa hơn ghẻ thường. Những chú chó bị ghẻ Demodex thường có mùi hôi rất khó ngửi. Chúng còn khiến cho những chú cún mình mẩy ngứa ngáy, khó chịu cả ngày.
1.1.2. Chó bị ghẻ ngứa (ghẻ thường)Bệnh ghẻ thường ở chó có nguyên nhân bắt nguồn từ loài ghẻ Sarcoptes. Loài ghẻ Sarcoptes hoạt động trên da cho chó gần giống với loài ghẻ trên da người. Chúng cũng đào hang và để trứng trên da cho chó. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của ghẻ Sarcoptes lại không cao bằng ghẻ Demodex Canis. Những chú chó sau khi được chữa khỏi ghẻ Sarcoptes sẽ không có di chứng nào nghiêm trọng để lại.
1.2. Triệu chứng ghẻ thường gặpChó bị ghẻ thường kèm theo nhiều biểu hiện tùy vào từng giai đoạn phát triển của bệnh. Việc nhận biết những dấu hiệu bệnh càng sớm thì quá trình điều trị cho cún lại càng hiệu quả, ít để lại di chứng hơn.
1.2.1. Chó bị ghẻ rụng lông nhiều hơn bình thườngRụng lông nhiều hơn bình thường là một trong những dấu hiệu ghẻ dễ dàng nhận thấy nhất ở chó. Khi lũ ghẻ đào hang trên da của cún, chúng sẽ tác động lên các lỗ chân lông. Từ đó lông bắt đầu rụng đi để lấy chỗ cho ghẻ đào hang sinh sản. Vì vậy khi thấy cún chưa tới kỳ rụng lông mà lông lại rụng liên tục thì bạn nên kiểm tra xem cún có bị ghẻ không để chữa trị kịp thời.
1.2.2. Xuất hiện những vảy gầu bất thườngNhững vảy gầu bất thường trên da của cún chứng tỏ lũ ghẻ đang bắt đầu hoạt động mạnh. Lúc này bạn đừng cố tắm rửa cho cún mà hãy đem cún đến bác sĩ thú y. Nếu để lâu dần những vảy ấy sẽ dần khô lại tạo thành lớp sừng trên da, khi cún gãi có thể xảy hiện tượng chảy máu da, gây nhiễm trùng.
1.2.3. Chó bị ghẻ gãi nhiều hơn bình thườngKhi ghẻ làm tổ trên da của những chú chó, nguồn dinh dưỡng chủ yếu mà chúng lấy chính máu. Khi hút máu của cún, lũ ghẻ sẽ tạo ra các vết đốt. Khi đó cún thường có biểu hiện ngứa ngáy khắp cơ thể, cún sẽ dùng chân gãi nhiều hơn bình thường.
Khi cún gãi quá nhiều, các vùng da thường bị dày lên. Thậm chí còn rất dễ bị chảy máu. Nếu để tình trạng này kéo dài, vùng da cún có thể bị nhiễm trùng, để lại nhiều di chứng trên da về sau.
1.2.4. Xuất hiện nhiều nốt đỏChó bị ghẻ rất hay xuất hiện những nốt đỏ trên da. Nhất là ở những vùng da bị rụng lông, vùng da ở bụng. Những nốt đỏ này lâu dần sẽ trở thành những bọng nước nhỏ, vỡ ra gây mùi hôi khó chịu.
1.2.5. Chó bị ghẻ thường có mùi hôiNếu cún nhà bạn bị ghẻ Demodex, cơ thể cún chắc chắn luôn bốc ra mùi hôi khó chịu. Cho dù bạn có tắm rửa thường xuyên cho cún, mùi hôi ấy cũng rất khó mà tan đi.
2. Cách chữa chó bị ghẻĐể chữa ghẻ cho chó bạn có thể sử dụng các bài thuốc tự chế trong dân gian nếu tình ghẻ của cún chưa trở nặng. Bên đó là một số loại thuốc bôi và thuốc tiêm theo chỉ định của bác sĩ thú y.
2.1. Chữa ghẻ cho chó bằng nước điếuDùng nước điếu để chữa chó bị ghẻ là phương pháp mà nhiều người đã từng áp dụng. Đầu tiên bạn hãy lấy một chút nước điếu trong điếu thuốc lào xin được ở các quán hàng nước. Sau đó, dùng một miếng bông nhỏ thấm thấm vào phần nước điếu rồi thoa lên vùng da bị ghẻ lở của cún. Thực hiện liên tục như vậy trong 3 ngày, mỗi ngày 1 lần.
2.2. Chữa ghẻ cho chó bằng tinh dầu bạc hà 2.3. Chữa chó ghẻ bằng lá đàoLá đào được xem như bài thuốc chữa ghẻ tự nhiên và an toàn cho chó. Bạn chỉ cần đun lá đào đun sôi cùng nước và một chút muối trắng. Sau đó dùng nước lá đào đã đun sôi tắm cho cún từ 2 – 3 ngày/lần. Chỉ cần kiên trì thực hiện cách này trong vòng 2 tuần là cún có thể hết ghẻ và không còn mùi hương hôi.
2.4. Chữa chó ghẻ bằng lá xà cừDùng lá xà cừ đẻ chữa chó bị ghẻ cũng tương tự như cách dùng lá đào. Bạn chỉ cần đun sôi lá xà cừ với nước và một chút muối. Sử dụng nước xà cừ đun sôi để tắm cho cún 2 – 3 ngày/lần trong vòng 7 – 10 ngày.
2.5. Sử dụng thuốc trị ghẻ cho chóTrường hợp đã áp dụng tất cả những bài thuốc chữa ghẻ cho chó mà cún vẫn không đỡ thì bạn nên đưa cún đến các cơ sở thú y. Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng sức khỏe của cún và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Với bệnh ghẻ, các loại thuốc hay sử dụng thường ở dạng tiêm hoặc dạng bôi ngoài da. Hay cũng có thể kết hợp nhiều loại thuốc.
Tuy nhiên với ghẻ Demodex thì hầu như không có loại thuốc ghẻ cho chó nào thực sự có tác dụng. Cách duy nhất là bạn nên cho cún đi tiêm phòng vacxin từ sớm.
3. Chó bị ghẻ có nên tắm không?Đây là thắc mắc của rất nhiều chủ nuôi chó cảnh khi cún đang trong quá trình chữa ghẻ. Câu trả lời chính là chó bị ghẻ vẫn được tắm bình thường. Nhưng bạn cần lưu ý một vài điểm sau đây:
Không tắm cho chó bằng các loại xà phòng hay các dung dịch có tính sát khuẩn cao.
Sử dụng xà phòng chuyên chữa ghẻ để tắm cho chó.
Mùa hè nên tắm cho cún bằng nước lạnh để giải nhiệt và làm mát da. Còn mùa đông thì nên tắm bằng nước ấm pha loãng với chút muối.
Sau khi tắm xong cho cún, bạn cần lau khô vỡ sấy lông cho cún. Sau đó mới bôi thuốc trị ghẻ chó.
4. Cách phòng ngừa chó bị ghẻGhẻ là bệnh phát sinh do các loại ký sinh trùng. Vì vậy cách tốt nhất để phòng bệnh chính là thực hiện vệ sinh sạch sẽ cho cún. Đồng thời, cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học.
Vệ sinh thường xuyên cho chóNhững chú chó không được tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ thường dễ mắc bệnh ghẻ hơn các chú chó khác. Vì vậy, bạn cần nhớ tắm rửa cho cún từ 2 – 3 lần/tuần bằng loại xà phòng dành riêng cho chó mèo. Lưu ý là không nhất thiết ngày nào cũng phải tắm cho cún vì dễ gây rụng lông.
Ngoài ra, môi trường sinh hoạt động, ăn ở của cún cũng cần được vệ sinh sạch sẽ. Chăn, đệm, đồ chơi của cún mỗi tuần hoặc hàng tháng nên giặt giũ một lần. Chú ý là nơi ở của cún cần đảm bảo khô ráo, thoáng mát, không bị ẩm thấp.
Lưu ý về chế độ dinh dưỡngChế dinh dưỡng cho mỗi chú chó cần đầy đủ các nhóm chất. Như protein, chất béo, vitamin, tinh bột. Đặc biệt là khi cún vừa chữa chó ghẻ xong, bạn cần bổ sung các thực giàu dinh dưỡng để bộ lông của cún phát triển lại bình thường.
Tiêm phòng vacxin đầy đủTiêm vacxin là cách tốt nhất và duy nhất để phòng ngừa ghẻ Demodex. Đây là việc làm cần thiết ngay sau khi bạn đón cún về nhà. Không những bệnh ghẻ mà một số bệnh nguy hiểm khác như dại, care, parvo,.. Cũng cần phải tiêm vacxin theo đúng định kỳ.
Chó bị ghẻ hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị được nếu bạn thực hiện đầy các biện pháp phòng ngừa. Mong rằng với một vài chia sẻ của chúng tôi đã giúp bạn biết cách nhận biết, phòng ngừa và điều trị kịp thời cho chú cún nhà mình.
Địa chỉ: 860 Đường Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Địa chỉ: 63/14 đường Lê Văn Sỹ, phường 13, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ: Trang trại nhân giống Dogily Kennel 1 Hà Nội: 262 Vĩnh Hưng, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Địa chỉ: Trang trại nhân giống Dogily Kennel 2: Ngõ 1, Xóm 2, thôn 3, Xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, Hà Nội
Địa chỉ: 59/7a Bis, Phạm Viết Chánh, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Hồ Chí Minh
Email: dogily@gmail.com
Hotline 1: 0916299911
Hotline 2: 0965086079
https://dogily.vn
Phòng Bệnh Dại Trên Người Do Chó, Mèo Cắn
Bệnh dại là bệnh lây truyền chung giữa động vật và người, do vi rút dại gây ra.
Vi rút dại xâm nhập vào cơ thể chủ yếu thông qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của động vật (thường là chó, mèo) được nhân lên và hướng tới hệ thần kinh, phá hủy mô thần kinh, gây nên những kích động điên dại và kết thúc bằng cái chết.
Vi rút dại có nhiều trong nước bọt của chó, mèo và động vật mắc bệnh, kể cả khi con vật chưa có dấu hiệu lâm sàng.
Cho đến nay bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, người bị bệnh dại gần như tử vong 100%. Bệnh dại nguy hiểm nhưng đã có vắc xin phòng và người dân hoàn toàn có thể phòng tránh được bệnh dại.
Để chủ động phòng chống bệnh dại, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
– Hạn chế nuôi chó
– Tiêm vắc xin phòng dại cho chó
– Chó nuôi phải xích, nhốt
– Chó ra đường phải có rọ mõm
– Người bị chó, mèo nghi bị dại cắn phải đi tiêm phòng sớm và đầy đủ
– Không nên điều trị thuốc nam khi bị chó, mèo nghi bị dại cắn
– Trường hợp người có nguy cơ cao với vi rút dại như người làm nghề giết mổ chó, người đi đến khu vực có lưu hành bệnh dại cần đến cơ sở y tế, Trung tâm Y tế để khám, tư vấn và tiêm vắc xin dự phòng bệnh dại.
– Đối với người bị chó, mèo nghi dại cắn, cào, liếm hoặc đã tiếp xúc với chó, mèo mắc bệnh, cần đến ngay Trung tâm Y tế để được khám, tư vấn và tiêm phòng vắc xin dại càng sớm càng tốt.
– Đối với động vật bị dại hoặc nghi mắc bệnh dại, gia đình cần phối hợp với cơ quan thú y, chính quyền địa phương xử lý. Thực hiện tiêu hủy động vật bị mắc bệnh hoặc chết vì bệnh dại, vệ sinh, khử trùng tiêu độc vùng ổ dịch. Tất cả chó, mèo trong vùng dịch phải được nhốt, cách ly, theo dõi những con vật nghi mắc bệnh, nhiễm bệnh dại. Không được vận chuyển đưa chó mèo ra, vào vùng có dịch. Những người trực tiếp làm vệ sinh, khử trùng tiêu độc phải thực hiện đầy đủ biện pháp phòng hộ theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
* Cách xử lý khi bị chó, mèo cắn
Đối với chó, mèo nuôi có đăng ký đã được tiêm phòng dại hằng năm, cần theo dõi con vật trong 14 ngày. Đối với chó, mèo không tiêm phòng dại, khi nghi mắc bệnh dại mà đã cắn, cào người thì phải nhốt theo dõi trong 90 ngày./.
Bị Mèo Cắn Chảy Máu Có Nguy Hiểm Không, Có Làm Sao Không Điều Trị Bệnh
Trong cuộc sống cũng như trong gia đình thì mèo là con vật hầu như khá phổ biến đối với từng gia đình. Mèo khá hiền lành và dễ thương, không gây hại gì cho con người ngược lại còn giúp ích cho rất nhiều nhà khi có chuột. Nhưng không may khi đang đùa giỡn hay làm việc gì vô tình bị mèo cắn thì nỗi lo lắng của mỗi người là không ít. Để biết được khi bị mèo cắn có nguy hiểm không thì mời mọi người đến với bài viết Bị mèo cắn chảy máu có nguy hiểm không, có làm sao không sẽ giúp bạn giải quyết nỗi lo lắng của mỗi người.
Bị mèo cắn chảy máu có nguy hiểm không, có làm sao không?Chó mèo là vật nuôi khá quen thuộc trong mỗi gia đình. Cùng với chó, mèo cũng là loại vật nuôi khá dễ thương và hiền không kém phần thông minh với chó. Trong nhà mà có một con mèo thì khá là yên tâm. Tuy nhiên trong cơ thể mèo cũng chứa khá nhiều những vi khuẩn nguy hiểm gây hại đến sức khỏe của mỗi người. Nhiều lúc sơ xuất không may bị mèo cắn có nhiều người sẽ chủ quan nghĩ chắc sẽ không sao nhưng í tai biết rằng khi bị mèo cắn các loại vi rút, vi khuẩn độc hại trong cơ thể mèo sẽ theo nước bọt xâm nhập vào cơ thể con người thông qua những vết thương trên da.
Khả năng các loại dại của chó mèo là vô cùng cao, đặc biệt là vào mùa hè rất nguy hiểm. Trong khi ở Việt Nam việc tiêm chủng vắc xin phòng dại chó mèo chưa được phổ biến và tuyên truyền nhiều nên đa số các loại chó mèo là chưa được đưa đi tiêm chủng, có thì cũng rất ít. Nếu không may bị mèo cắn mà không phát hiện kịp thời con người sẽ phát bệnh dại bởi các loại dại trong cơ thể mèo và có thể sẽ nguy hiểm đến tính mạng khi bệnh tái phát
Nên cảnh giác những trường hợp mèo dại sau:
Mèo đực dưới 3 tuổi và đang trong mùa giao phối là có khả năng dính vi rút cao nhất do trong thời kì giao phối sẽ đi khắp nơi để kiếm đối tác. Phạm vi hoạt động rộng nên khả năm nhiễm vi rút rất cao.
Mèo mắc bệnh nhưng chưa được tiêm vắc xin
Mèo thất lạc lâu ngày trở về nhà
Mèo mang về nuôi nhưng có biểu hiện ốm
Cách xử lí khi bị mèo cắnXử lý tại nhà: Đầu tiên cần rửa ngay thật kỹ vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước mạnh ít nhất là 5 phút rồi tiến hành sát trùng vết thương bằng dung dịch cồn 70% hoặc dung dịch iode, nhằm làm giảm tối thiểu lượng vi rút xâm nhập nơi vết cắn. Sau đó dùng miếng vải sạch phủ lên vết thương và băng hờ lại. Tránh băng kín vết thương. Trong quá trình sơ cứu, tuyệt đối không để vết thương bị trầy xước, bầm dập
Trước tiên, bạn cần rửa thật sạch vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước xả mạnh. Cho dù máu có chảy nhiề.u, thì trong 10 – 15 phút đầu cũng phải rửa vết thương trước, cứ để máu chảy không nên cầm máu. Sát trùng vết thương bằng dung dịch sát khuẩn (cồn 70 độ hoặc dung dịch cồn iod) hoặc bôi thuốc khử khuẩn lên vết thương. Để an toàn hơn, có thể uống thuốc kháng sinh để phòng nhiễm khuẩn.
Sau đó dùng miếng vải sạch phủ lên vết thương và băng hờ lại. Tránh băng kín vết thương. Trong quá trình sơ cứu, tuyệt đối không để vết thương bị trầy xước, bầm dập. Thông thường bếu vết cắn nhẹ, xa thần kinh trung ương thì có thể tiêm phòng uốn ván và theo dõi con vật đã cắn. Nếu bị cắn nhiều chỗ hoặc bị cắn ở những vùng gần thần kinh trung ương như đầu, mặt, cổ, vai; vùng gần tủy sống như hậu môn, cơ quan sinh dục… thì phải tiêm vaccin phòng dại và huyết thanh kháng dại ngay, bất kể con vật cắn có bị dại hay không.
Bạn phải chú ý là đến gặp bác sĩ ngay trong vòng 48 giờ đầu tiên saukhi bị cắn, vì nếu để lâu hơn hiệu quả phòng bệnh sẽ giảm hoặc không còn tác dụng. Sau khi về nhà ngoài việc theo dõi sức khỏe của người bị cắn ta nên theo dõi con mèo đã căn vì việc theo dõi này là hết sức cần thiết để biết cách xử lí cho người bệnh. Theo dõi trong vòng 10 – 14 ngày nếu thấy mèo có biểu hiện như mắt đỏ, trở nên hung dữ, bỏ ăn, chảy nước dãi, chết trong vòng 7 ngày…. Thì ta phải tiêm phòng đủ 5 mũi trong vòng 1 tháng thì mới đảm bảo được sức khỏe cho người bị cắn.
Trên là những chia sẽ về cách xử lí khi bị mèo cắn mà bài viết bị mèo cắn có nguy hiểm không, có làm sao không? muốn gửi đến mọi người khi gặp phải trường hợp bị mèo cắn. Hi vọng mọi người sẽ có cách giải quyết tốt cho bản thân và mọi người xung quanh khi không may bị mèo cắn.
Phác Đồ Tiêm Phòng Bệnh Dại Do Chó Cắn
Với liều tiêm dự phòng hay tiêm trước phơi nhiễm:
Tiêm ngừa cơ bản: tiêm bắp 3 liều (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 7 và 28.
Tiêm nhắc lại: sau 1 năm. Sau đó cứ 5 năm tiêm lại một lần.
Với liều tiêm vắc xin dự phòng bệnh dại khi xác định có phơi nhiễm:
Người chưa tiêm dự phòng: tiêm 05 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28. Trong trường hợp phơi nhiễm độ III cần phối hợp tiêm Immunoglobulin dại kết hợp.
Người đã tiêm dự phòng trong 5 năm gần đây: tiêm 02 liều vào ngày 0 và 3.
Người đã tiêm dự phòng không đều hay quá 5 năm: tiêm 05 mũi vào các ngày 0,3,7,14,28 và có thể tiêm thêm Immunoglobulin.
Một số hướng dẫn phòng chống bệnh dạiĐể phòng chống bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp sau:
– Với các gia đình có nuôi chó, mèo thì cần tiêm phòng nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y. Đặc biệt, cần lưu ý tránh thả rông chó, mèo, nếu chó ra đường phải đeo rọ mõm nhằm tránh gây nên các vụ việc không đáng có.
– Không nên đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo, nhất là với chó, mèo lạ.
– Nếu không may bị chó, mèo cắn, hãy thực hiện các bước sơ cứu và nhanh chóng đưa tới cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ xử lý kịp thời. Tuyệt đối không tự chữa ở nhà hoặc nhờ thầy lang chữa trị.
– Nên tiêm phòng ngay theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh trường hợp cứ chờ cho con chó bị ốm/chết rồi mới đi tiêm. Bởi có rất nhiều con chó sau khi cắn thì 2 – 3 tuần sau mới phát bệnh, lúc này người bị cắn mới đi tiêm thì đã muộn, có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Nguồn tham khảo thông tin:
Sở Y tế Thành phố Hà Nội (soyte.hanoi.gov.vn)
Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam (vnvc.vn)
Chó Con Có Bị Dại Không? Cách Phòng Bệnh Dại Cho Chó Con
Bệnh dại là một trong những căn bệnh nguy hiểm, là nguyên nhân gây chết chó phổ biến nhất, thậm chí nguy cơ lây nhiễm sang người khiến người bệnh khả năng tử vong cao. Tuy nhiên có nhiều người thắc mắc rằng chó con có bị dại không? Cách phòng bệnh dại cho chó con như thế nào? Cùng tìm hiểu về vấn đề này ngay trong bài viết sau đây của chúng tôi.
Chó con có bị dại không?Bệnh dại là một trong những nguyên nhân gây chết chó hàng đầu hiện nay, bệnh do virut gây ra và không có thuốc chữa, thời gian phát bệnh đến tử vong rất nhanh.
Nhiều người thường chủ quan cho rằng chó con không mắc bệnh dại nên không cần lo sợ, tuy nhiên trên thực tế chó con cũng có thể mắc bệnh dại và hoàn toàn có những biểu hiện mắc bệnh như chó trưởng thành. Tiêm phòng dại cho chó ngay từ khi còn nhỏ là cách duy nhất ngăn ngừa bệnh dại bảo vệ sức khỏe cho chó cưng và chính bản thân của mình.
Cách phòng bệnh dại cho chó con như thế nào?Virut gây bệnh dại ở chó không có thuốc chữa, ngay khi có những dấu hiệu phát bệnh chó sẽ chết ngay sau đó rất nhanh từ 1-7 ngày và cách phòng bệnh dại cho chó duy nhất chính là tiêm phòng dại cho chó ngay từ khi còn nhỏ. Vậy tiêm phòng dại như thế nào là đúng cách nhất.
Một số những lưu ý khi tiêm vaxin bệnh dại cho chó con bạn cần biết:
Không nên tiêm quá sớm, việc tiêm vacxin quá sớm sẽ không hiệu quả bởi khi này chó con đang bú mẹ và kháng thể từ chó mẹ sẽ cản trở hiệu quả của vacxin. Hơn nữa, nếu tiêm quá sơm sức khỏe chó con chưa ổn định, chưa tạo đủ miễn dịch để tạo kháng thể, dễ mắc các bệnh khác.
Không nên tắm cho chó trong vòng 7 ngay sau khi tiêm: việc tiêm vacxin sẽ làm cơ thể bị suy yêu do phản ứng tạo kháng thể từ virut. Vì vậy nên kiêng tắm để bảo vệ sức khỏe chó con
Vacxin phòng bệnh dại cho chó nên được tiêm mũi đâì vào 3 tháng tuổi và nhắc lại mỗi năm một lần.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Dại Do Chó, Mèo Cắn Không Có Thuốc Điều Trị Nhưng Có Thể Phòng Ngừa Bằng Những Cách Này trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!