Bạn đang xem bài viết Bệnh Béo Phì Ở Chó Mèo được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bệnh béo phì – một căn bệnh phổ biến và dễ mắc phải ở chó mèo – đang trở thành “đại dịch” và có diễn biến tệ hơn. Các nhà khoa học và nhà nhân giống trên thế giới đã nghiên cứu tác động của chế độ dinh dưỡng và lối sống của vật nuôi và sau đó kết quả cho thấy hơn một nửa số lượng chó mèo bị thừa cân hoặc béo phì.
Tác động lâu dài của việc tăng cân quá mức có thể bắt đầu xuất hiện ngay cả khi vật nuôi của bạn vẫn còn là chó con và mèo con. Và sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi hậu quả của chứng béo phì có thể gây hại cho chó mèo cũng như đối với chủ nhân của chúng.
Theo nghiên cứu từ năm 2014 của Hiệp hội Phòng chống béo phì, gần 58% số lượng mèo và 53% số lượng chó bị thừa cân/béo phì. Và những con số này không ngừng tăng lên.
Một vấn đề chung của các chủ vật nuôi khi được Hiệp hội Phòng chống béo phì mời đến cuộc nghiên cứu đó là: đa số đều nghĩ rằng vật nuôi của mình đều ở mức trọng lượng trung bình. Điều đó cho thấy các chủ vật nuôi không quan trọng việc chó mèo của mình đạt trọng lượng bao nhiêu.
Ở chó, việc tăng quá trọng lượng cho phép ở mức 5%, chúng đã có thể có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe.
Bệnh tiểu đường: bệnh này ảnh hưởng đến khả năng xử lý glucose dưới dạng đường có trong máu. Dấu hiệu của bệnh này là khát quá mức, không thèm ăn, đi tiểu thường xuyên.
Viêm xương/khớp: do phải chịu đựng sức nặng quá tải của cơ thể dẫn đến việc gây khó khăn trong vấn đề đứng, leo cầu thang, giảm sức trong quá trình tập thể dục.
Vận động thường xuyên chính là những gì mà vật nuôi của bạn cần trong giai đoạn này.
Ở ROYAL CANIN, chúng tôi luôn mong muốn chó mèo có được cuộc sống tốt nhất, việc duy trì cân nặng ổn định và khỏe mạnh có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của thú cưng.
Giảm thiểu rủi ro về sức khỏe bằng cách duy trì trọng lượng lý tưởng cho chó và mèo thông qua việc kiểm soát lượng calo và tập thể dục thường xuyên.
Thăm khám bác sĩ thú y thường xuyên nhằm có được những lời khuyên tốt nhất cho việc kiểm soát cân nặng.
Video: 4 dấu hiệu cho thấy mèo đang tăng cân quá đà
Tình Trạng Béo Phì Ở Mèo
Người ta ước tính rằng từ 39 đến 52% số mèo ở Anh bị thừa cân hoặc béo phì.
Mèo “béo phì” là những con mèo nặng hơn ít nhất 20% so với trọng lượng tối ưu do tích lũy mỡ quá mức.
Một con mèo “thừa cân” nếu nó nặng hơn 10 đến 19% so với trọng lượng tối ưu. Tốt nhất, mèo nên được cho ăn chế độ ăn hợp lý để duy trì trọng lượng cơ thể tối ưu. Các nghiên cứu dài hạn đã chỉ ra rằng cả béo phì và gầy quá mức đều rút ngắn tuổi thọ của mèo.
Đánh giá tình trạng cơ thể mèo béo phì
Trọng lượng cơ thể có thể được sử dụng để đánh giá một con mèo đã tăng hay giảm cân. Tuy nhiên, việc đưa ra trọng lượng lý tưởng phụ thuộc vào độ tuổi và giống mèo. Do đó, thang đo đánh giá tình trạng cơ thể (điểm số tình trạng cơ thể, BCS – body condition score) thường được sử dụng.
Thang đo này xếp loại tình trạng cơ thể của mèo từ 1-5, trong đó BCS 1 là rất gầy, 3 là lý tưởng và 5 là béo phì. Một con mèo béo phì sẽ khó cảm nhận được xương sườn vì chúng được bao phủ bởi một lớp mỡ dày, lớp mỡ dày vừa phải này bao phủ tất cả các phần xương nằm ngay dưới bề mặt da của mèo và những con mèo béo phì thường sẽ có một lớp mỡ lòng thòng ngay dưỡi bụng, không có eo.
Link Bản dịch của Monspet (Tiếng Việt): bit.ly/2Aoc4HL
Nguy cơ sức khỏe ở mèo bị béo phì
Béo phì làm tăng nguy cơ phát triển, hoặc tiến triển của nhiều bệnh (xem bên dưới).
Rối loạn mà béo phì là một yếu tố nguy cơBiến chứng béo phì có thể xảy raĐái tháo đường
Tăng nguy cơ gây mê
Bệnh đường tiết niệu dưới (viêm bàng quang, vv)
Giảm chức năng miễn dịch
Căng thẳng khớp và làm nặng thêm bệnh viêm xương khớp
Dystocia (vấn đề vể sinh sản)
Bệnh da không dị ứng
Vấn đề về hô hấp (Hội chứng ngừng thở khi ngủ – Pickwickian)
Gan nhiễm mỡ (chất béo lắng đọng trong gan)
Giảm sức chịu đựng và sức bền khi hoạt động
Rủi ro khi mèo bị béo phì
Tăng cân xảy ra khi mèo có “cân bằng năng lượng dương – positive energy balance” trong một khoảng thời gian dài, nghĩa là chúng đang nạp nhiều calo hơn so với mức cần thiết. Năng lượng dư thừa được lưu trữ dưới dạng chất béo. Trong hầu hết các trường hợp, cơ thể có thể điều chỉnh lượng năng lượng nạp vào để phù hợp với việc sử dụng năng lượng, duy trì tình trạng cơ thể xung quanh điểm “”. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến “set point” này và khiến mèo tăng cân.
Mèo thuần chủng ít có khả năng phát triển bệnh béo phì hơn so với mèo không thuần chủng. Mèo đã triệt sản có xu hướng tăng cân dễ hơn mèo chưa triệt sản. Khi một con mèo được triệt sản, tốc độ trao đổi chất giảm khoảng 20% vì vậy những con mèo được triệt sản cần ít thức ăn hơn những con mèo chưa triệt sản để duy trì tình trạng cơ thể. Hoạt động thể chất có thể đóng góp rõ rệt tới các yêu cầu năng lượng của một cá thể mèo. Những con mèo ít hoạt động hoặc bị hạn chế các cơ hội hoạt động thể chất có nguy cơ tăng cân cao hơn so với những con mèo thường xuyên hoạt động thể chất. Những con mèo chưa triệt sản có xu hướng đi lang thang. Triệt sản ở mèo sẽ làm giảm ham muốn đi lang thang và việc hoạt động thể chất của mèo cũng giảm đi.
Điều trị béo phì ở mèo (Cách giảm cân cho mèo)
Thật nguy hiểm cho mèo khi giảm cân quá nhanh vì điều này khiến chúng bị gan nhiễm mỡ, một bệnh gan có thể gây tử vong, do chất béo được tích tụ trong gan là kết quả của sự trao đổi chất trong quá trình giảm cân. Nên giảm dần, đều đặn trọng lượng cơ thể là lý tưởng nhất; có thể mất đến một năm để một con mèo thừa cân nghiêm trọng đạt được cơ thể lý tưởng. Một bác sĩ phẫu thuật thú y có thể vạch ra một chương trình giảm cân kết hợp kế hoạch tập thể dục và cho ăn phù hợp với sự theo dõi cẩn thận của chủ nuôi. Rất khó để thấy sự giảm cân ở một con mèo mà bạn tiếp xúc gần gũi hàng ngày. Bạn nên gặp bác sĩ phẫu thuật thú y để khám mèo thường xuyên, đảm bảo mèo của bạn không giảm cân quá nhanh.
Mèo là động vật ăn thịt và, không giống như người và chó, chúng phải có thịt trong chế độ ăn để tồn tại. Một chế độ ăn tự nhiên của mèo bao gồm các động vật có vú nhỏ sẽ có hàm lượng protein cao và ít carbohydrate. Để mèo giảm cân, chế độ ăn khoa học đã được thiết kế có hàm lượng protein cao, ít chất béo và ít carbohydrate. Điều này giúp mèo giảm mỡ trong khi duy trì khối lượng cơ thể gầy (tức là cơ bắp).
Ngoài chế độ ăn phù hợp, mèo có thể được khuyến khích tập thể dục thông qua việc tăng cường chơi hoặc bằng cách khuyến khích di chuyển quanh nhà (đi lên xuống cầu thang bằng cách sử dụng dây nịt cho thú cưng hoặc di chuyển bát ăn v.v.).
Duy trì điều kiện tối ưu
Khi một con mèo đã đạt được trọng lượng mục tiêu của nó, bạn nên cho mèo ăn thức ăn nhẹ hoặc thức ăn ít calo. Những chế độ ăn này được thiết kế cho những con mèo ít hoạt động và không chứa nhiều calo như các loại thực phẩm duy trì thông thường. Mặc dù rất khó để thấy việc mèo đã giảm bao nhiêu cân ở một con mèo mà bạn đang theo dõi hàng ngày, nhưng điều này cũng khó như việc bạn phát hiện ra giai đoạn đầu của việc tăng cân. Kiểm tra cân nặng thường xuyên nên được tiếp tục để đảm bảo rằng chất béo không bắt đầu quay trở lại.
Nguồn: chúng tôi
https://monspet.yolasite.com/ http://monspetweb.eklablog.com/
Thực Đơn Giảm Cân Cho Chó Béo Phì Và Cách Kiểm Soát Cân Nặng
Nhiều nơi trên thế giới cũng cho kết quả tương tự tỷ lệ chó bị béo phì và thừa cân rất cao, tỷ lệ này có xu hướng tăng dần theo từng năm.
Những chú chó con mũm mĩm thật đáng yêu nhưng lại có nguy cơ về sức khỏe.
Có một sự thật là 95% chủ nuôi trong số đó không nhận ra được chú chó mũm mĩm của họ cần giảm vài cân. Vì khoảng cách giữa cân đối và thừa cân rất khó để phân biệt. Tiến sĩ Ernie Ward – Bác sĩ thú y và người sáng lập APOP cho biết:
Viêm xương khớp, đặc biệt là xương hông
Bệnh tiểu đường loại 2
Huyết áp cao
Các vấn đề về hình thể, chấn thương dây chằng chéo
Bệnh tim và hô hấp
Tuổi thọ giảm (từ 1 – 2,5 năm)
Chó bị béo phì có sao không?
Những chú chó bị béo phì gặp rất nhiều khó khăn với việc di chuyển.
Chó càng tăng cân, càng khó di chuyển. Các khớp xương chịu áp lực lớn do quá tải trọng, sẽ gây đau đớn. Đây là một vòng luẩn quẩn khi chó bị béo phì không muốn vận động vì chúng thấy không thoải mái, nhưng nếu vẫn ăn uống như cũ chắc chắn chúng sẽ tăng cân dẫn đến giảm ham muốn vận động.
Vì sao chó bị béo phì dễ mắc phải những bệnh trên?
Khi năng lượng chó vận động ít hơn năng lượng sinh ra từ thức ăn, cơ thể của chúng bắt đầu lưu trữ thức ăn và chất dinh dưỡng dưới dạng mỡ, dẫn đến béo phì. Mỡ bắt đầu bám lên thành hoặc xâm nhập vào các cơ quan nội tạng (như gan), gây ra áp lực lớn lên chúng và làm giảm chức năng của các cơ quan này. Ví dụ một chú chó bị béo phì, có mỡ tích trong động mạch, thì nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn những chú chó cân đối.
Cách giảm cân cho chó bị béo phì
Đo lường thức ăn: Nhật ký ăn uống là một trong những bước quan trọng nhất trong liệu trình giảm cân. Vì em ấy không thể tự viết được, nên bạn sẽ phải làm điều đó. Theo dõi lượng thức ăn bạn chuẩn bị cho chú chó bằng cốc đo hoặc cân.
Xây dựng thực đơn: Nếu bạn đang cho boss ăn không theo giờ giấc và để sẵn thức ăn cả ngày. Nên xây dựng thực đơn và cho ăn đúng theo lịch trình. Cho chó ăn trong 1 thời điểm và khoảng thời gian nhất định (15 – 20 phút), sau đó dọn bát đi kể cả chó không ăn hoặc còn thừa.
Nghiêm khắc hơn với đồ ăn vặt và ăn nửa buổi: Chó nạp nhiều calo từ đồ ăn vặt hơn bạn nghĩ đấy. Có lẽ một người nào đó trong gia đình bạn đã cho chó ăn thêm mà bạn không biết hoặc có thể là chú chó nhà bạn đã lén sử dụng nguồn thức ăn trong nhà. Việc xác định được nguyên nhân chó tăng cân giúp bạn dễ kiểm soát cân nặng hơn nhờ việc giới hạn đồ ăn vặt của chó.
Việc tạo thói quen và hiểu mệnh lệnh ngồi cân rất quan trọng với những chú chó thường xuyên “béo phì”, giúp chủ yên tâm và dễ dàng hơn trong việc trợ giúp chó kiểm soát cân nặng.
Chọn đồ ăn vặt có calo thấp: Đồ ăn vặt như bánh thưởng hoặc các loại bánh qui đều chứa nhiều calo. Hãy tập cho chú chó của bạn với các bữa ăn nhẹ bằng rau củ quả.
Lưu ý hiểu lầm về hàm lượng calo có trong xương da bò.
Có một sự thật về xương da bò mà đa số chủ nuôi đều hiểu lầm là chúng không chứa hoặc chứa rất ít calo. Nhưng thực tế theo nghiên cứu khoa học, kết quả thí nghiệm chất dinh dưỡng trong 26 loại xương da bò khác nhau cho thấy, cứ 1 cm xương da bò sẽ chứa từ 3.6 – 10.4 calo. Mặc dù chưa có yêu cầu đối với lượng calo có trong thức ăn của thú cưng, nhưng chủ nuôi có chó bị béo phì cần lưu ý về lượng calo có trong thực phẩm để chọn thực đơn giảm cân phù hợp.
Tăng cường đi dạo và chơi Để giúp thú cưng năng động hơn, điều không thường thấy ở những chú chó to béo… đồ chơi cho chó là lựa chọn nhẹ nhàng nhàn nhã nhất. Bạn mua thêm các phụ kiện thú cưng hợp sở thích của em nó như đĩa bay, đồ tập ném, bóng , xương gặm đồ chơi chẳng hạn và nhiều món thú vị khác nữa, chúng ta hi vọng rằng cún có thể bận rộn cả ngày và tập trung chơi nhiều hơn ăn.
Các thành viên trong gia đình cũng được khuyến khích đưa chó đi dạo, dắt chó đi bộ đi chơi là cách để tăng cường cơ bắp và giảm mỡ thừa.
Thực phẩm hỗ trợ chó bị béo phì
Royal Canin Obesity thức ăn dành cho chó bị béo phì:
Sản phẩm chứa hàm lượng Protein cao để duy trì cơ bắp trong quá trình giảm cân.
Bổ sung chất dinh dưỡng (khoáng chất và vitamin) để bù đắp lại sự thiếu hụt năng lượng trong khi giảm cân.
Các dưỡng chất hỗ trợ chức năng xương khớp, tránh tổn thương do nâng đỡ trọng lượng cơ thể dư thừa.
Các axit béo thiết yếu (Omega-3 và Omega-6) và các nguyên tố vi lượng hỗ trợ sức khỏe da lông.
Bơi: Hoạt động có thể hỗ trợ xây dựng cơ bắp, đốt cháy calo mà không làm tổn thương đến các khớp xương. Đi bộ: tương tự với bơi, nhưng có hiệu quả với cả chủ nuôi lẫn chú chó béo phì. Khi bạn dành thời gian dắt chú chó đi dạo, nghĩa là bạn cũng đang tập thể thao rồi đấy. Trò chơi ném và nhặt đồ thú vị, những lần chạy nước rút của chó để bắt kịp món đồ bạn ném giúp tăng cường độ luyện tập lên cao hơn.
Việc giảm cân cho chó bị béo phì không phải là khó, chỉ cần một chút quyết tâm và nghiêm khắc thực hiện… hay chậm chí do bạn bỏ bê chăm sóc, ít hay đổi món ăn hơn, thì cún cũng có thể bị giảm cân trông thấy trong vòng từ 1 đến 2 tháng. Và, cún nặng bao nhiêu là đủ? cún có đang bị béo quá không? à bạn không cần quá lo lắng đâu, chỉ cần giữ cho chú fom người đẹp đậm đà hơn những chú cún bạn vẫn gặp khi đi trên đường là được rồi.
Nguồn: PET PLAZA
Biên soạn: chúng tôi – nhà phân phối thương hiệu ROYAL CANIN tại Việt Nam
[Vui lòng trích nguồn khi đăng lại nội dung này]
Tags: Phụ kiện thú cưng, thức ăn giảm cân cho chó, mèo béo phì, chó béo ú, thư cưng, chăm sóc thú cưng, giảm cân cho mèo, thực đơn giảm cân cho chó, cách nhận biết chó bị béo phì, phụ kiện chó mèo, pet plaza, giảm cân cho mèo, giảm cân cho chó poodle, mèo béo phì, bệnh béo phì ở chó, chó béo phì, đồ chơi cho chó, đồ chơi cho mèo, thú cưng.
Bệnh Tiết Niệu Ở Chó, Mèo
BỆNH TIẾT NIỆU Ở CHÓ, MÈO
Chó, mèo thường dễ mắc bệnh đường tiết niệu, trong đó, viêm thận và sỏi bàng quang chiếm tỉ lệ cao nhất. Bệnh tiết niệu có nhiều triệu chứng khác nhau nên chủ nuôi khó phát hiện.
Khi thấy chó có những biểu hiện khác thường như đi tiểu lâu, có những bãi nước tiểu rải rác, tiểu rắt, mèo thường liếm vùng sinh dục lâu,… do con vật thấy khó chịu và đau rát thì nghi ngờ bệnh tiết niệu. Nước tiểu có chức năng chính yếu trong việc loại thải các chất cặn bã của cơ thể và độc chất tích tụ trong máu. Đặc biệt, nước tiểu bài xuất urê và có vai trò duy trì sự cân bằng của cơ thể bằng cách điều hòa lượng nước tiểu và các chất khoáng được bài thải ra. Nước tiểu hình thành trong thận, trải qua sự lọc máu ở các đơn vị thận, nước tiểu tiếp tục đi qua ống dẫn tiểu đến bàng quang là nơi được lưu trữ, sau đó được tống ra ngoài qua niệu đạo. Khác với con người, chó mèo đực có xương dương vật, nên niệu đạo và nước tiểu phải đi qua xoang của xương này. Trong trường hợp sỏi niệu, xương dương vật gây cản trở việc loại thải sỏi và là điểm tắc nghẽn thường xuyên.
Các dạng bệnh trên thận gồm suy thận cấp và suy thận mãn.
Triệu chứng: Con vật thể hiện các triệu chứng như: vô niệu, nôn ói, chán ăn, mất nước, hạ thân nhiệt.
Chẩn đoán: Qua kiểm tra lâm sàng. Về sinh học cần làm các xét nghiệm: Nước tiểu, Creatinine, Ion đồ (K ,Na , HCO ,Cl), Huyết học (NF , Hématocrite).
Điều trị: Cách điều trị và mức độ khó khăn tùy thuộc vào tình trạng thận:
– Nếu có sạn: trích sạn hay giải phẫu lấy sạn.
– Phục hồi thể tích tuần hoàn, tiêm truyền dung dịch bổ dưỡng tương tự huyết tương (có thể dùng Vimelyte IV) hay muối (NaCl 0,9 %) hoặc truyền máu.
– Giữ ấm cho thú: Sưởi ấm, ủ ấm, xông bằng đèn hoặc tiêm thuốc (truyền Glucose ưu trương 10%, 30 %, Depancy, Calcium sandoz, Vime – Liptyl, Vime – Canlamin, …)
– Liệu pháp kháng sinh.
– Cân bằng thận hàng ngày.
– Đoán chừng các biến chứng để phòng ngừa.
* Phân đoạn các khiếm khuyết đột nhiên và bất ngờ chức năng thận để có biện pháp xử lí: Nếu viêm thận cấp trên thận: vấn đề mạch. Nếu viêm thận cấp tại thận: do bị phá hỏng cơ quan (chấn thương, nhiễm trùng, nhiễm độc). Nếu viêm thận cấp sau thận: do tắc nghẽn niệu đạo, ngăn trở dòng chảy nước tiểu (thí dụ sạn).
Triệu chứng: Vô cảm. Các triệu chứng đường tiêu hóa (chán ăn, ói, tiêu chảy). Uống nhiều, tiểu nhiều (bình thường lượng nước uống trung bình của chó là 60 ml/kg thể trọng/ngày). Rối loạn thần kinh.
– Dùng thuốc điều trị chức năng và triệu chứng:
+ Bảo vệ dạ dày: Tagamet,10 mg/kg/ngày.
+ Chống sự tăng huyết áp: IECA (dùng Fortekor).
+ Chống thiếu máu: Érythropoïétine.
– Test kiểm tra Urê – Creatinine: 1 lần/tuần, nếu ổn định hơn 1 lần/2 tuần, nếu tiếp tục ổn định: 1 lần/tháng
– Chú ý cân bằng dinh dưỡng:
+ Cung cấp năng lượng bình thường : 70 kcal/kg/ngày
+ Vitamin B & D cần thiết (nhất là D3)
+ Chỉ định thức ăn
Sạn tiết niệu thường gặp trên chó hơn mèo. Với cách sản xuất thức ăn theo kiểu công nghiệp bằng cách nghiền bột xương sẽ tạo rất nhiều khoáng, do đó cần xem kỹ thành phần khi chọn thức ăn cho chó, mèo. Thành phần phụ phẩm lò giết mổ càng nhiều thì xương càng nhiều. Hai loại chó, mèo dễ bị sạn tiết niệu là: (1) Mèo đực thiến (giống nào cũng có thể bị). (2) Chó đực ít vận động, được ôm, ẵm suốt ngày. Giống dễ bị bệnh: Cocker, Dalmatian.
Vị trí sỏi: Cần biết sạn ở đâu để có tiên lượng trong quá trình điều trị:
+ Sạn bàng quang: Đặt ống thông tiểu, ống thông đi dễ dàng: dùng tay ép bàng quang cho nước tiểu và sạn bùn ra ngoài.
+ Sạn ống thoát tiểu: Ống thông đi khó khăn; thử bằng cách dùng syring gắn với ống thông, bơm nước vào trong, làm sạn bị đẩy trở lại bàng quang; sau đó thông tiểu lại như trên.
– Lâm sàng: Chó: Đi tiểu thường, tiểu lắt nhắt, nước tiểu có máu. Mèo: Tiểu ít, nhưng đau, hay kêu la.
– Xét nghiệm sinh hóa (IRC)
– Sạn: cần xét nghiệm nước tiểu để biết thành phần và loại sạn gì. Có 5 loại sạn:
+ pH = 6-7: sạn Oxalic, Phosphacalcic
* Một số trường hợp pH< 6 vẫn bị sạn thì phải kết hợp với X-quang, siêu âm để chẩn đoán.
* Một số thuốc làm hạ pH, nếu kiểm tra pH < 6 nghi ngờ bị sạn, cần phân tích sạn.
* Tác động khác: thức ăn, thuốc làm tan sạn.
(1) Giảm đau : Hoạt chất Phoroglucinol: Spasfon: 1 viên/10 kg hoặc – Spasmoglucinol (Cty Vetoquinol)
(2) Chú ý thận: Thận bệnh nghĩa là tiên lượng nặng (do bệnh lâu ngày)
(3) Uống nước: Làm cho thú uống nước để nước đến thận nhiều, giúp khả năng đẩy sạn ra ngoài cao. Thêm muối vào nước uống và thức ăn để chó uống nhiều nước (đối với sạn Uric, Oxalic, Que thử nước tiểu Cystinic, còn sạn Phospho Ammoniac Magne và Phosphocalcic không dùng cách này).
(4) Làm vô trùng đường tiểu: vì có sạn nên sẽ có nhiều biểu mô, vi khuẩn, nước tiểu, sạn,… Dùng kháng sinh tác dụng kéo dài nhiều ngày (ít nhất 20 ngày): Amoxi 15 % LA.
(5) Kiểm tra pH nước tiểu
(6) Thức ăn: Không cho ăn lòng gia súc (gan, thận, huyết), xương. Giảm protein. Không cho ăn rau, cải (trừ cà rốt) vì có nhiều Oxalate. Không cho ăn lúa: vì làm kết tụ calci.
(7) Thuốc trị sạn: Sử dụng các loại thuốc khác nhau tùy loại sạn:
– Sạn Uric: Allopurinol (Zyloric ) uống 30mg/kg/ngày chia 2 lần/ ngày, trong 1 tháng).
– Sạn Cystiric: Trolovol : 25 mg/kg/ngày, 3-4 tuần. Kết hợp Phosphalugel do làm tăng độ acid dạ dày.
– Sạn Phospho-Ammoniac- Magne: Otruvite. Không có thuốc trị sạn, giải pháp là giảm protein thức ăn, giảm P, giảm Mg.
– Sạn Oxalic, Phosphacalcic: Chú ý không cho ăn khẩu phần có quá nhiều Ca.
+ Esidrese: 1 mg/kg/ngày chia 2 lần, liều trình 1 tháng
+ Alcafor: 1 ml/kg/ngày chia 2 lần, liều trình 1 tháng
* Khi điều trị phải theo dõi chức năng thận: nếu chức năng thận yếu thì không điều trị, nếu thể trạng yếu thì điều trị không hiệu quả.
(8) Phẫu thuật lấy sạn: Khi giải phẫu phải chú ý điều kiện vô trùng, thể trạng chó. Dùng kháng sinh để chống nhiễm trùng. Sau khi gây mê, mở ổ bụng phần thấp, đưa bàng quang ra ngoài đặt lên vải gạc ướt, nhỏ nước sinh lý thường xuyên, tránh khô. Chọc lấy nước tiểu, không để nước tiểu chảy vào ổ bụng (nguy cơ nhiễm trùng, ngộ độc urê). Cắt bờ trên, không cắt bờ dưới. Hứng bàng quang trên vải gạc để tránh sạn bùn rơi vào ổ bụng, lấy hết sạn, không để sót. May bàng quang 2 đường: 1 đường tạm trước, dùng vải gạc kiểm tra xem đã khép chưa, may đường 2; Xong đưa bàng quang vào ổ bụng, đóng bụng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Béo Phì Ở Chó Mèo trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!