Bạn đang xem bài viết Bé Trai Tử Vong Sau 3 Tháng Bị Chó Cắn được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nguyễn Nam
Sáng 10/4, trao đổi cùng chúng tôi bà Hà Thị Mai – Chủ tịch UBND xã Chiềng Hặc (Yên Châu, Sơn La), xác nhận thông tin bé trai 11 tuổi ở địa phương đã tử vong sau 3 tháng bị chó cắn.
Danh tính bé trai được xác định là Sồng A.N. (ở bản Mun Say, xã Chiềng Hặc). Theo thông tin ban đầu, vào tháng 1, bé N. sang nhà bác họ chơi thì bị chó cắn. Ngay lập tức, gia đình đưa cháu đi cấp cứu ở bệnh viện tuyến huyện, sau đó chuyển lên tuyến tỉnh.
Sau 3 tháng điều trị, bé trai bị bệnh viện trả về và tử vong vào 12h trưa 9/4. Gia đình đang tiến hành lo hậu sự cho cháu bé.
Hiện tại, cơ quan chức năng đã về địa phương để thu thập thông tin, điều tra sự việc. Chính quyền xã cũng đã đến chia buồn, động viên gia đình.
Cháu bé 7 tuổi trong quá trình chơi đùa tại sân vận động cũ của huyện này đã bị hàng chục con chó lai lao vào tấn công trước sự bất lực của người xung quanh.
Bé trai sau đó được đưa đi cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng, ngày hôm sau cháu tử vong trong sự ngỡ ngàng của người dân địa phương.
Trước sự việc có tính chất nghiêm trọng, lực lượng chức năng tỉnh Hưng Yên đã tiến hành vây bắt đàn chó gây ra vụ chết người thương tâm trên.
Khi mà vụ việc ở Hưng Yên chưa lắng xuống thì việc cháu N. tử vong cũng do chó cắn đang gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với các hộ gia đình nuôi chó và trong việc quản lý, chăm sóc con trẻ để tránh những hậu quả đau lòng xảy ra.
Hàng nghìn ma-nơ-canh có hình dáng kích thước như người, ăn mặc đủ loại trang phục khác nhau “đổ bộ” xuống vỉa hẻ đường Dốc Mã (Ninh Hiệp – Hà Nội) để đón khách. Chủ một cửa hàng thời trang ở đây cho biết, ma-nơ-canh trở thành “đặc sản” của con phố này, khách đến lần đầu ai cũng nhớ.
Tại cuộc họp báo quý I của Bộ Xây dựng tổ chức chiều 9/4, PV Dân trí đề nghị lãnh đạo Bộ Xây dựng cho ý kiến về đề xuất các phương án di chuyển trụ sở 12 bộ, ngành khỏi nội đô Hà Nội. Câu hỏi được chuyển cho Vụ trưởng Vụ Quy hoạch – Kiến trúc Trần Thu Hằng…
Bị Chó Dại Cắn, 2 Bé Trai Tỉnh Táo Đến Lúc Tử Vong
PGS.TS Bùi Vũ Huy, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương cho biết, cả 2 bệnh nhi mắc bệnh dại đều là người dân tộc, nhập viện cách nhau 5 ngày. Cả 2 bé đều vào viện trong tình trạng quá muộn, tỉnh táo, sợ nước, sợ ánh sáng, tinh thần kích thích, khó thở.
Bé trai người Mường 12 tuổi, quê ở Hoà Bình, tử vong sau 1 tuần điều trị; bệnh nhi 9 tuổi dân tộc Mông, quê ở Lạng Sơn, tử vong sau nửa ngày vào viện.
PGS.TS Bùi Vũ Huy.
Cả 2 gia đình đều không biết con bị chó cắn. Bé 12 tuổi bị chó con của gia đình cắn vào tay nhưng không nói với bố mẹ, đến khi phát bệnh mới kể lại. Tương tự, bé 9 tuổi cũng không thông báo với gia đình, sau 13 ngày, con chó chết, cũng là lúc cháu bé lên cơn dại.
PGS Huy chia sẻ, việc nhìn thấy người bệnh lên cơn dại, vật vã, kích thích, thở rít lên từng hồi… nhưng lại hoàn toàn tỉnh táo, biết mình sẽ chết khiến cả người thân và bác sĩ đều thấy đau lòng vì không thể cứu.
Với các bệnh nhân lên cơn dại, gần như 100% sẽ tử vong do co thắt thanh quản, gây suy hô hấp.
Khi bị chó dại cắn, thời gian phơi nhiễm virus ở mỗi người sẽ khác nhau, tuỳ theo vị trí vết cắn do virus dại di chuyển dọc theo các dây thần kinh tới tủy sống và não bộ với tốc độ khá chậm.
Việc phát bệnh dại nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào vị trí vết cắn trên cơ thể.
Có những người sau 20-30 ngày mới bắt đầu lên cơn dại, nhưng có những người có thể vài tháng đến một năm. Tuy nhiên, hầu hết người dân đều chủ quan, khi thấy vết cắn liền da và sức khoẻ vẫn bình thường nên không đi tiêm phòng, đến khi sợ gió, sợ nước là đã lên cơn dại, không còn cách gì cứu chữa.
PGS Huy khuyến cáo, nếu bị chó, mèo hoang cắn cần đi tiêm phòng ngay, vì không theo dõi được con vật. Nếu bị chó nhà cắn, cần theo dõi trong 10 ngày, nếu chó chết hoặc ốm, cần đi tiêm phòng.
Hiện tại, Việt Nam đã cho phép lưu hành 5 vắc xin ngừa bệnh dại. Các vắc xin này không còn tác dụng phụ gây di chứng thần kinh như trước kia.
Bị Chó Cắn, Bé Trai 5 Tuổi Ở Quảng Nam Phát Bệnh Dại Rồi Tử Vong Thương Tâm
Trong lúc chơi đùa thì bị chó cắn nhưng gia đình không hay biết, khoảng 1 tháng sau thì bé trai 5 tuổi ở Quảng Nam phát bệnh dại và tử vong thương tâm.
Trong lúc chơi đùa thì bị chó cắn nhưng gia đình không hay biết, khoảng 1 tháng sau thì bé trai 5 tuổi ở Quảng Nam phát bệnh dại và tử vong thương tâm.Chiều 7/12, bà Nguyễn Thị Kiều – Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Bình Trị (huyện Thăng Bình, Quảng Nam) xác nhận, một cháu bé ở địa phương vừa tử vong do bị chó cắn.
Theo bà Kiều, cách đây một tháng, cháu Bùi Hoàng Phi L. (5 tuổi, trú thôn Vinh Nam, xã Bình Trị) theo người thân đến chợ Vinh Huy (xã Bình Trị). Trong lúc chơi đùa, cháu L. không may bị chó cắn.
Cháu bé 5 tuổi ở tỉnh Quảng Nam tử vong vì bị chó cắn khiến nhiều người xót xa.
Do gia đình không hay biết nên không đưa cháu đi tiêm phòng. Tuy nhiên, cách đây mấy ngày, cháu L. phát bệnh dại. Mặc dù gia đình đã chạy vạy vay tiền khắp nơi và đưa cháu L. ra các bệnh viện ở Đà Nẵng để chạy chữa, nhưng sức khỏe của cháu càng lúc càng xấu đi. Đến tối 6/12, thì cháu L. đã tử vong.
“Gia đình cháu L. thuộc diện khó khăn. Theo kế hoạch, ngày cháu L. mất cũng là ngày mẹ cháu phải bay sang Nhật theo diện xuất khẩu lao động. Thế nhưng, vì sự ra đi đột ngột của cháu nên mẹ cháu phải ở lại lo đám tang…”, bà Kiều, chia sẻ.
Theo Tổ Quốc
Gửi bài viết
Chủ đề:
Mưu sinh bằng nghề chài lưới bên dòng sông Lam, anh Đâu Toàn (Nghệ An) đã cứu sống được rất nhiều người có ý định tử tử và được bà con gọi thân thương là ‘Người hùng sông Lam’.
Lấy vỏ bọc là nhân viên spa, thường xuyên khoe đồ hiệu cùng cuộc sống nhàn nhã, sang chảnh, ít ai biết Trương Thị Kiều Trang (23 tuổi) đảm nhiện vai trò liên hệ các đầu mối ngoại tỉnh mua ma túy về Đà Nẵng để bán cho các con nghiện.
Vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra vào rạng sáng ngày 13/3 trên đường QL 18 thuộc huyện Đầm Hà – Quảng Ninh .
Nữ Sinh Lớp 10 Tử Vong Do Không Tiêm Phòng Dại Sau Khi Bị Chó Cắn
Bệnh dại là căn bệnh nguy hiểm cho cả vật nuôi và con người. Đa phần các ca nhiễm dại ở người đều do bị chó dại cắn. Bệnh dại ở người rất dễ điều trị nếu bạn tiêm phòng đúng lúc và có phương pháp xử trí thích hợp.
Tuy nhiên, nếu không tiêm huyết thanh kháng dại sau khi bị chó cắn chắc chắn tử vong lúc lên cơn.
Một nữ sinh lớp 10 ở Bình Định nghị bị phát bệnh dại rồi tử vong sau khi bị một con chó (không rõ chủ nhân) bất ngờ xông vào nhà cắn.
Học sinh lớp 10 bị tử vong do chó dại cắn
Chiều 28/2, đại diện lãnh đạo UBND xã Phước Nghĩa (huyện Tuy Phước, Bình Định) xác nhận, trên địa bàn xã vừa có 1 nữ sinh lớp 10 bị tử vong nghi do bị chó dại cắn.
Nếu không tiêm huyết thanh kháng dại sau khi bị chó cắn chắc chắn tử vong lúc lên cơn
Theo đó, dịp tết Nguyên đán Canh Tý 2020 vừa qua, một con chó (không rõ chủ nhân) bất ngờ chạy vào nhà và cắn vào người em B.T.N.Y. (16 tuổi, trú xã Phước Nghĩa, huyện Tuy Phước – là học sinh lớp 10 Trường THPT số 1 Tuy Phước).
Gia đình chủ quan, nghĩ chỉ là vết cắn nhỏ nên đã không đưa em đi tiêm vaccine phòng bệnh dại.
Đến sáng ngày 27/2, em Y. có những biểu hiện bất thường như: sợ nước, sợ ánh sáng, bò dưới nền nhà và la hú… Thấy vậy, gia đình đã đưa em Y đến Trung tâm Y tế huyện Tuy Phước cấp cứu.
Nhận thấy em Y. có triệu chứng của bệnh dại do virus nên Trung tâm Y tế huyện Tuy Phước khẩn trương chuyển em lên bệnh viện tuyến trên. Tuy nhiên, do bệnh tình quá nặng nên đến 20 giờ cùng ngày em Y. đã tử vong.
Sau khi sự việc xảy ra, chính quyền địa phương đã tổ chức đến thăm hỏi, chia buồn và động viên gia đình nạn nhân.
Trước đó, tại Đắk Lắk một người đàn ông cũng phát bệnh và tử vong sau 10 ngày bị chó dại cắn.
Thông tin từ UBND xã Pơng Drang (huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết, nạn nhân tử vong là ông Nguyễn Hữu P. (59 tuổi, ngụ thôn Tân Lập 2, xã Pơng Drang).
Trước khi tử vong 10 ngày, ông P.bị chó dại cắn và sau đó ông cũng không đến bệnh viện để tiêm chủng, phòng ngừa.
Sau đó, ông P. bất ngờ lên cơn sốt, cơ thể có nhiều dấu hiệu bất thường nghi do bị chó dại cắn. Dù được gia đình đưa đi cấp cứu kịp thời nhưng do diễn tiến bệnh nặng khiến nạn nhân tử vong.
Dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do virus. Bệnh thường bị bắt từ vết cắn hoặc vết xước của động vật bị nhiễm bệnh, thường là chó.
Thời gian phát triển của bệnh dại
Các triệu chứng bệnh dại ở người có thể xảy ra nhanh trong tuần đầu tiên sau nhiễm virus.
Các triệu chứng ban đầu của bệnh dại bao gồm cơ thể yếu, sốt và đau đầu. Nếu không có tiền sử phơi nhiễm với động vật dại, những triệu chứng này sẽ không làm tăng sự nghi ngờ về bệnh dại vì chúng rất giống với bệnh cúm thông thường hoặc các hội chứng virus khác.
Bệnh dại thường gia tăng vào mùa hè. Thời gian ủ bệnh kéo dài, sớm nhất là nửa tháng, đa số vài ba tháng, có người đến vài năm. Thời gian phát bệnh phụ thuộc vào vị trí bị chó cắn. Nơi bị chó cắn càng gần thần kinh trung ương thì nạn nhân càng phát bệnh nhanh. Vì thế, những người bị chó cắn ở vùng đầu mặt cổ thì cần tiêm huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt trong vòng 12 giờ sau khi bị cắn.
Bệnh dại ở người có chữa được không?
Không có điều trị cụ thể khi bệnh dại phát triển. Hầu như không có gì có thể thực hiện được ngoài việc giữ cho bệnh nhân thoải mái và không bị đau đớn về thể xác và khó chịu về cảm xúc.
Người chăm sóc nên thận trọng để tránh bị cắn và nhiễm nước bọt của màng nhầy và vết thương bằng cách sử dụng thiết bị bảo vệ y tế cá nhân.
Giữ bệnh nhân trong phòng yên tĩnh với ánh sáng dịu và bảo vệ họ khỏi các kích thích (ví dụ: tiếng ồn lớn, không khí lạnh) có khả năng làm tăng co thắt và co giật.
An thần với diazepam 10 mg cứ sau 4 giờ 6 giờ, được bổ sung bởi chlorpromazine 50, sắt 100 mg hoặc morphin tiêm tĩnh mạch nếu cần thiết sẽ giúp kiểm soát co thắt cơ bắp và dễ bị kích thích.
Cho ăn bằng miệng thường là không thể. Chất lỏng nên được tiêm tĩnh mạch.
Cần làm gì khi nghi ngờ bị bệnh dại?
Những điều nên tránh: Không được bôi chất kích thích vào vết thương như ớt bột, nước ép thực vật, axit hoặc kiềm. Băng vết thương bằng gạc vết thương.
Thời gian ủ bệnh dại từ vài ngày đến vài tháng, trong khi thời gian bị bệnh – cho đến khi chết – thay đổi từ 1 đến 7 ngày.
Bệnh dại chó được đặc trưng bởi những thay đổi so với hành vi bình thường của nó, chẳng hạn như:
Theo dõi các dấu hiệu của bệnh trên cơ thể người
Việc làm này giúp chuẩn bị tốt nhất các biện pháp dự phòng bệnh, các biểu hiện thường gặp trước khi phát bệnh bao gồm:
Phải tiêm vaccine phòng dại sau khi bị chó dại cắn
Dự phòng bệnh dại sau phơi nhiễm (PEP) là bắt buộc nếu bạn bị chó, mèo hay động vật khác bị bệnh dại cắn hoặc nghi ngờ bị nhiễm bệnh dại. PEP được yêu cầu trong các điều kiện sau:
Tiêm phòng dại cho thú nuôi là cách phòng ngừa bệnh dại lây truyền sang người. Những gia đình nuôi thú nuôi cần tiêm phòng cho chó ở 6 – 8 tuần tuổi và tiêm phòng cho mèo ở 8 tuần tuổi hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ thú y. Nếu chẳng may bị chó dại cắn, phải theo dõi và đến cơ sở y tế gần nhất để tiêm phòng dại bảo toàn tính mạng, bằng không khi phát bệnh dại 100% sẽ tử vong. Hy vọng thông tin hữu ích với quý bạn đọc.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bé Trai Tử Vong Sau 3 Tháng Bị Chó Cắn trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!