Bạn đang xem bài viết Bé Trai 2 Tuổi Bị Chó Béc Giê Cắn Lòi Mắt, Rạn Sọ được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ths.BS Đỗ Thị Ngọc Linh, Phó trưởng khoa Phẫu thuật Hàm mặt – Tạo hình – Thẩm mỹ, BV Việt Đức cho biết, khoa vừa tiếp nhận trường hợp bé trai 2 tuổi ở Cao Bằng bị chó cắn với tổn thương hết sức nghiêm trọng.
Bệnh nhi chuyển đến viện ngày 12/10 trong tình trạng tỉnh táo, tổn thương nhiều vùng má và da đỉnh đầu trái, rạn sọ. Đáng lưu ý, toàn bộ nhãn cầu trái bị trật ra khỏi hốc mắt, nguy hiểm đến tính mạng.
Bé trai 2 tuổi ở Cao Bằng bị chó cắn với tổn thương hết sức nghiêm trọng – ảnh Internet
Các bác sĩ đã mổ cấp cứu, phẫu thuật vết thương da đầu, má, đưa nhãn cầu trở lại hốc mắt trái, sau đó phải dùng băng chun ép để bảo vệ mắt, giữ vị trí của nhãn cầu không bị trật ra ngoài hốc mắt. Sau phẫu thuật, bệnh nhi được chuyển tiếp sang BV Mắt Trung ương để điều trị và hiện tại chưa đánh giá được chức năng thị giác của bé.
Gia đình cho biết, trong lúc đang chơi đùa, bé trai không may bị chó béc giê của hàng xóm nặng chừng 40kg xông vào cắn, người lớn phát hiện nhưng khi giằng được ra, cháu bé đã bị thương tích nghiêm trọng.
Con chó béc giê cắn cháu bé chưa được tiêm phòng dại nên ngay sau khi phẫu thuật, bệnh nhi đã được đưa đi tiêm phòng dại.
Như vậy trong thời gian ngắn, liên tiếp xảy ra các vụ chó nuôi cắn chết người hoặc gây thương tích nặng nề cho chính gia chủ hoặc hàng xóm. Thương tâm nhất là trường hợp bé gái 8 tháng tuổi ở Hà Nội bị chó Ngao nhà nuôi cắn đến tử vong.
Bác sĩ khuyến cáo, trong các trường hợp bị chó cắn, nếu vết cắn chảy máu nhiều cần tập trung cầm máu trước, sau đó sát trùng vết thương
Khi rửa vết thương, cần rửa cùng xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong thời gian khoảng 10-15 phút. Sau đó vết thương cần được rửa kỹ với cồn 70% hoặc cồn iod và đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để được tư vấn tiêm phòng vắc-xin và huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt.
Các hộ nuôi chó cần tiêm phòng dại cho vật nuôi, đeo rọ mõm cho chó ở những nơi công cộng; không cho trẻ con tiếp xúc với chó mèo.
Nguồn: kienthuc.net.vn
Bé Trai 8 Tuổi Tại Hà Nội Bị Chó Béc
Bệnh nhi là bé Nguyễn Quang P. (8 tuổi, ngụ tại Chương Mỹ, Hà Nội).
Theo thông tin từ phụ huynh cho hay, trước đó trẻ có sang nhà bà ngoại chơi. Trong lúc cùng bạn chơi đùa với chó béc-giê nặng hơn 20kg, trẻ bất ngờ bị con chó chồm lên, cắn vào mặt.
Bệnh nhi 8 tuổi hoảng sợ với vết thương nặng vùng hàm mặt sau khi bị chó béc-giê cắnThấy vùng mặt trẻ chảy nhiều máu, gia đình vội vàng dùng áo sạch cầm máu rồi nhanh chóng đưa con đến bệnh viện gần nhà sơ cứu. Bé P. được chuyển đến Bệnh viện Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) vào tối cùng ngày.
ThS.BS Nguyễn Mạnh Cường, khoa Phẫu thuật tạo hình hàm mặt, Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba cho biết, bé P. nhập viện trong tình trạng sợ hãi, vết thương vùng hàm mặt nặng nề, trong đó vết thương má trái rộng khoảng 6cm, mất tổ chức cơ, môi trái đứt ngang cơ vòng môi.
Ngay lập tức, các bác sĩ vệ sinh vết cắn cho trẻ, khâu định hướng để cầm máu và đưa đi tiêm phòng dại. Sau này, khi vết thương liền các bác sĩ sẽ đánh giá xem xét để tạo hình.
Rất may mắn là nếu vết cắn sâu thêm chút nữa có thể ảnh hưởng tuyến nước bọt, gây rò nước bọt hoặc ảnh hưởng dây thần kinh gây liệt mặt.
Sau 3 ngày nhập viện, hiện vết thương của trẻ đã khô, có thể xuất viện trong vài ngày tới.
Các bác sĩ khuyến cáo, các bậc phụ huynh nên hạn chế nuôi chó khi nhà có trẻ nhỏ, nếu có thì tuyệt đối không để bé chơi một mình với chó mà không có người lớn quan sát để hạn chế những tai nạn thương tâm như sự việc trên.
Vật nuôi cần tiêm phòng đầy đủ, đeo rọ mõm khi ra đường, xích cẩn thận khi không có người trông giữ. Nếu trong trường hợp chó cắn trẻ, phụ huynh cần rửa sạch vết thương và đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, điều trị đúng cách.
Đang Chơi Với Chó Con, Bé Trai 2 Tuổi Bị Chó Mẹ Cắn Nát Mặt
Đang chơi với chó con mới sinh, một bé trai 2 tuổi (ở Hà Nội) đã bị con chó mẹ lao tới cắn dập nát mặt, tổn thương các cấu trúc cơ nghiêm trọng.
Bé trai bị chó nhà cắn trước và sau khi được phẫu thuật (Ảnh: Bác sĩ cung cấp)
Bệnh viện Nhi Trung ương ngày 23-5 cho biết cách đây ít ngày, bệnh viện có tiếp nhận bệnh nhi N.M.Đ. (2 tuổi, ở huyện Ba Vì, TP. Hà Nội) được chuyển đến trong tình trạng đau đớn, kích thích, hoảng sợ do bị chó nhà cắn dập nát mặt. Qua thăm khám, các bác sĩ nhận định bệnh nhi bị tổn thương vùng hàm mặt phức tạp.
Bác sĩ Đặng Hoàng Thơm, Trưởng Khoa Tạo hình-Sọ mặt, cho biết các bác sĩ đã tiến hành sơ cứu ban đầu, truyền kháng sinh, giảm đau, tiêm uốn ván cho bệnh nhi, làm các xét nghiệm mổ cấp cứu, sau đó chuyển bệnh nhi lên Khoa Phẫu thuật – Gây mê hồi sức để đánh giá vết thương dưới gây mê.
Các bác sĩ đánh giá đây là tổn thương phức tạp vùng hàm mặt, tổn thương nhiều cơ quan quan trọng vùng mặt như: mắt, mũi, miệng, tổn thương ống sternon (ống tuyến nước bọt)… Sau khi hội chẩn về nguy cơ trong mổ, các bác sĩ đã làm sạch vết thương, phẫu thuật tạo hình và tái tạo lại toàn bộ khuôn mặt cho cháu như tạo hình góc mắt, tạo hình mũi, tạo hình môi và khoang miệng, phục hồi ống sternon.
Sau 3 giờ phẫu thuật, khuôn mặt bé trai 2 tuổi được tái tạo lại gần như ban đầu, bệnh nhi được chuyển về Khoa Tạo hình – Sọ mặt tiếp tục theo dõi và điều trị.
Sau 5 ngày điều trị, kết quả khám lại sau mổ cho thấy tình trạng sức khoẻ của bé trai Đ. ổn định, hai mắt bài tiết nước mắt bình thường, chức năng bài tiết nước bọt tốt, vết thương sạch, không nhiễm trùng, các cấu trúc vùng hàm mặt cân đối.
Ngày 21-5 vừa qua, bé trai N.M.Đ. được xuất viện.
Gia đình bé trai cho biết con chó cắn cháu Đ. là chó nhà nuôi vừa mới đẻ. Khi cháu Đ. đang chơi với chó con nên bị chó mẹ lao đến cắn. Dù đã được tiêm phòng bệnh dại nhưng sau khi cắn trẻ, vài ngày sau con chó mẹ đã chết. Rất may ngay sau phẫu thuật, các bác sĩ cũng đã tư vấn gia đình cho trẻ tiêm phòng dại.
Các bác sĩ cho biết trường hợp trẻ bị tai nạn do chó cắn, trong đó có nhiều trẻ bị chó nhà nuôi cắn được cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương khá phổ biến. Mỗi năm Khoa Tạo hình – Sọ mặt tiếp nhận và phẫu thuật cho 10-15 trường hợp trẻ bị chó cắn có tổn thương phức tạp, đặc biệt là vùng mặt. Do đó, gia đình không nên cho trẻ nhỏ tiếp xúc với vật nuôi, chó mèo. Nếu gia đình có nuôi chó thì cần cách ly với trẻ ở khoảng cách an toàn, đặc biệt là chó mới đẻ con, đang ăn, bị thương… Chó ra khỏi nơi nuôi nhốt phải được rọ mõm, tiêm vắc-xin ngừa bệnh dại định kỳ.
Bị Chó Dại Cắn, 2 Bé Trai Tỉnh Táo Đến Lúc Tử Vong
PGS.TS Bùi Vũ Huy, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương cho biết, cả 2 bệnh nhi mắc bệnh dại đều là người dân tộc, nhập viện cách nhau 5 ngày. Cả 2 bé đều vào viện trong tình trạng quá muộn, tỉnh táo, sợ nước, sợ ánh sáng, tinh thần kích thích, khó thở.
Bé trai người Mường 12 tuổi, quê ở Hoà Bình, tử vong sau 1 tuần điều trị; bệnh nhi 9 tuổi dân tộc Mông, quê ở Lạng Sơn, tử vong sau nửa ngày vào viện.
PGS.TS Bùi Vũ Huy.
Cả 2 gia đình đều không biết con bị chó cắn. Bé 12 tuổi bị chó con của gia đình cắn vào tay nhưng không nói với bố mẹ, đến khi phát bệnh mới kể lại. Tương tự, bé 9 tuổi cũng không thông báo với gia đình, sau 13 ngày, con chó chết, cũng là lúc cháu bé lên cơn dại.
PGS Huy chia sẻ, việc nhìn thấy người bệnh lên cơn dại, vật vã, kích thích, thở rít lên từng hồi… nhưng lại hoàn toàn tỉnh táo, biết mình sẽ chết khiến cả người thân và bác sĩ đều thấy đau lòng vì không thể cứu.
Với các bệnh nhân lên cơn dại, gần như 100% sẽ tử vong do co thắt thanh quản, gây suy hô hấp.
Khi bị chó dại cắn, thời gian phơi nhiễm virus ở mỗi người sẽ khác nhau, tuỳ theo vị trí vết cắn do virus dại di chuyển dọc theo các dây thần kinh tới tủy sống và não bộ với tốc độ khá chậm.
Việc phát bệnh dại nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào vị trí vết cắn trên cơ thể.
Có những người sau 20-30 ngày mới bắt đầu lên cơn dại, nhưng có những người có thể vài tháng đến một năm. Tuy nhiên, hầu hết người dân đều chủ quan, khi thấy vết cắn liền da và sức khoẻ vẫn bình thường nên không đi tiêm phòng, đến khi sợ gió, sợ nước là đã lên cơn dại, không còn cách gì cứu chữa.
PGS Huy khuyến cáo, nếu bị chó, mèo hoang cắn cần đi tiêm phòng ngay, vì không theo dõi được con vật. Nếu bị chó nhà cắn, cần theo dõi trong 10 ngày, nếu chó chết hoặc ốm, cần đi tiêm phòng.
Hiện tại, Việt Nam đã cho phép lưu hành 5 vắc xin ngừa bệnh dại. Các vắc xin này không còn tác dụng phụ gây di chứng thần kinh như trước kia.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bé Trai 2 Tuổi Bị Chó Béc Giê Cắn Lòi Mắt, Rạn Sọ trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!