Xu Hướng 3/2023 # Bé Gái Bị Tê Liệt Chân Vì Ve Chó Cắn # Top 3 View | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bé Gái Bị Tê Liệt Chân Vì Ve Chó Cắn # Top 3 View

Bạn đang xem bài viết Bé Gái Bị Tê Liệt Chân Vì Ve Chó Cắn được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ve chó là loại bọ rất phổ biến và không còn xa lạ với con người. Nhiều người thường chủ quan với loại bọ này mà không biết rằng chúng có thể mang lại những hiểm họa sức khỏe nghiêm trọng. Mới đây một bé gái sống tại Oregon (Mỹ) đã rơi vào trạng thái tê liệt tạm thời và không thể đứng vững hay đi lại vì bị một con ve chó cắn sau đầu.

Theo tin từ Daily Mail, cha mẹ bé Evelyn đã vô cùng hốt hoảng khi thấy con gái bé nhỏ không thể đứng dậy và đi lại bình thường. Mẹ của Evelyn cho biết bé có dấu hiệu từ đêm hôm trước. “Con bé không muốn đứng dậy để mặc quần áo sau khi tắm xong. Tôi đã phải trợ giúp và bế cháu lên giường. Hôm sau thì Evelyn thức dậy và không thể đứng cũng như cử động tay nữa”, mẹ bé kể lại.

Mặc dù đã có sự trợ giúp của bố mẹ nhưng Evelyn vẫn không thể làm chủ được cơ thể và đôi chân của mình. Cô bé liên tục ngã và không thể đứng vững nổi.

Khi nhìn thấy con gái đột nhiên như vậy, cha mẹ của Evelyn đã vô cùng lo lắng. Họ sợ cô bé mắc phải căn bệnh nguy hiểm nào đó vì bố cô bé từng có tiền sử mắc ung thư. Sau khi chứng kiến cảnh con gái cố hết sức nhưng vẫn không thể đứng dậy, cha mẹ bé đã quyết định quay lại video để có thêm thông tin cho các bác sỹ và đưa cô bé đến bệnh viện.

Evelyn đã được các bác sỹ kiểm tra và tìm ra nguyên nhiên dẫn đến tình trạng tê liệt của em là do một con ve chó cắn sau đầu. Con ve ẩn dưới tóc của Evelyn nên đã không được phát hiện. Cha mẹ cô bé sau đó đã quyết định đăng đoạn video lên mạng xã hội để cảnh báo các phụ huynh có con nhỏ cẩn thận hơn với ve chó. Chúng có thể gây nguy hiểm cho con người chỉ bằng một vết cắn nhỏ.

Bọ ve có thể mang bệnh Lyme truyền vào cơ thể người.

Bọ ve là loại côn trùng sống kí sinh trên cơ thể vật nuôi trong nhà, đặc biệt là chó, mèo. Chúng thường bám và lẩn trốn vào cơ thể người khi ta tiếp xúc với động vật. Chúng không chỉ hút máu mà còn có khả năng truyền nhiễm một số loại bệnh nguy hiểm sang người. Một số trường hợp, vết cắn của ve có thể gây tê tình trạng liệt tạm thời, thậm chí bị rối loạn về thể chất vĩnh viễn hoặc bệnh Lyme.

May mắn là con ve cắn Evelyn không mang bệnh Lyme và cô bé đã hồi phục sau khi con ve được gỡ khỏi cơ thể.

Lyme là căn bệnh nghiêm trọng gây ra những tổn thương chủ yếu ở da, khớp, tim và hệ thần kinh trung ương. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh Lyme có thể gây ra đau cơ và tê liệt tạm thời một số cơ bắp trong khoảng thời gian vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm sau đó. Căn bệnh này hiện vẫn chưa có thuốc chữa và vắc xin phòng bệnh. Bệnh nhân chỉ có thể dùng thuốc điều trị triệu chứng, ngăn tình trạng bệnh tiến triển xấu và phải sống chung với bệnh cả đời. Do đó cách duy nhất là phòng tránh bị các loại ve cắn.

Mèo Bị Liệt 2 Chân Sau. Cách Chữa Trị Bệnh Liệt Chân Sau Cho Mèo

Trong quá trình nuôi mèo, rất nhiều người gặp phải tình trạng mèo bị liệt 2 chân sau. Nếu nhận biết sớm nguyên nhân khiến mèo bị liệt cũng như tìm được cách chữa trị phù hợp sẽ giúp mèo cải thiện tình hình sức khỏe và có thể vận động trở lại bình thường.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mèo bị liệt 2 chân sau. Để có được phương pháp chữa trị phù hợp và hiệu quả, bạn cần phải biết được vì sao mèo cưng của mình gặp phải tình trạng đó. Mèo bị liệt 2 chân sau có thể do 1 trong những lý do sau:

+ Do tai nạn: Không ít trường hợp mèo bị liệt do ra đường bị xe cộ chèn vào chân.

+ Nhiễm trùng xương cột sống

+ Trượt đĩa đệm ở lưng

+ Viêm màng bụng truyền nhiễm ở mèo

+ Viêm đa thần kinh

+ Tắc mạch máu đến cột sống

+ Thiếu can xi

+ Liệt do bọ ve cắn

+ Bị ngộ độc thịt

+ Do khối u ở cột sống hoặc ở não

+ Do bệnh toxoplasmosis

Cách điều trị mèo bị liệt 2 chân

Sau khi thăm khám và biết được nguyên nhân khiến mèo bị liệt, bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên nên điều trị mèo như thế nào. Rất nhiều trường hợp không nên đem mèo về nhà tự điều trị mà phải để mèo ở lại được sự chăm sóc chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh vật nuôi. Bác sĩ thú y sẽ theo dõi, quan sát sự tiến triển, phục hồi của mèo mỗi ngày. Đặc biệt với những chú mèo bị liệt 2 chân và không thể tự đi tiểu tiện, đại tiện được.

Khi đem mèo về nhà để chăm sóc, hãy thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Từ việc cho mèo uống thuốc đúng giờ, đủ liều, cách cho mèo ăn, cho mèo đi vệ sinh như thế nào cũng như những bài tập để mèo cải thiện tình hình 2 chi sau của mình.

Một chú mèo bị liệt 2 chân sau cần cả sự cố gắng của chủ lẫn mèo. Chỉ cần kiên trì và nhẫn lại, chắc chắn chú mèo của bạn sẽ sớm đi lại bình thường được thôi. Chúc chú mèo của bạn sớm bình phục.

Bé Gái Hơn 2 Tuổi Bị Chó Cắn Nát Ở Vùng Mặt

webkhoedep.vn – Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, 18 giờ 50 phút ngày 5/10/2018, Bệnh viện có tiếp nhận cháu bé 31 tháng tuổi, ở xã Nam Sơn, huyện Đô Lương nhập viện trong tình trạng bị nhiều vết thương ở vùng mặt

Xử trí sau khi bị chó cắn để không chết vì bệnh dại

Nạn nhân là cháu T.T.H.Y, con chó do chính gia đình cháu HY nuôi và con chó này đang trong thời kỳ sinh sản.

BS. Nguyễn Quang Hà, Khoa Răng – Hàm – Mặt, BV Sản Nhi Nghệ An cho biết, tổn thương của cháu H.Y là rất nghiêm trọng. Vết thương vùng quanh mắt trái sâu, mất hết tổ chức. Vết thương trán sâu sát xương. Nhiều vết thương khác ở đầu và mi mắt phải…

Các bác sĩ Khoa Răng – Hàm – Mặt đã nhanh chóng hội chẩn và tiến hành cắt lọc, rửa vết thương, phẫu thuật khâu tạo hình vết thương vùng đầu mặt. Bs. Hà cũng chia sẻ thêm, mặc dù

Hình ảnh sau phẫu thuật

các bác sĩ đã rất cố gắng nhưng vẫn không thể tránh cho cháu được vết sẹo sau này. Sau phẫu thuật, các bác sĩ đã cho cháu dùng thuốc kháng sinh, chống phù nề, giảm đau đồng thời tư vấn cho gia đình đưa cháu đến Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh để tiêm phòng dại và uốn ván.

Ở Việt Nam, chó được nhiều gia đình nuôi với mục đích giữ nhà. Tuy nhiên, trong một năm trở lại đây hiện tượng chó nhà cắn đã không còn là điều lạ mà đã trở thành mối lo ngại. Trước đó, cháu bé 8 tháng tuổi ở Hà Nội đã bị chó nhà cắn chết ngoài ra còn nhiều trường hợp nhập viện cấp cứu với vết thương rất nặng và nguy hiểm.

Mới đây, các bác sĩ BV Việt Nam Thuỵ Điển Uông Bí cũng đã tiếp nhận và cấp cứu cho trường hợp bệnh nhi 4 tuổi trú tại xã Điền Công – TP Uông Bí nhập viện với nhiều vết thương vùng mặt và vùng cổ. Đáng nói là, cháu bé này đã từng bị con chó này tấn công một lần nhưng vì vết thương không đáng lo ngại nên gia đình vẫn chủ quan, chỉ lần này khi cháu bị chó cắn vào vùng mặt và chấn thương nguy hiểm ở vùng cổ gia đình mới đưa đến viện.

Theo bác sĩ, vết thương của bệnh nhi tại vùng mặt không có gì đáng ngại vì đa phần là vết thương ngoài da. Tuy nhiên vết thương tại vùng cổ của bệnh nhi rất nguy hiểm bởi 2 vết thương vùng cổ rất sâu nguy cơ tổn thương các mạch máu lớn vùng cổ và đặc biệt là vùng thanh khí quản làm tổn thương đường thở khiến trẻ suy hô hấp do phù nề chèn ép hoặc sặc máu, bệnh nhi có tử vong ngay lập tức.

Đáng nói là chỉ tính từ đầu tháng 9 đến nay, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí đã tiếp nhận 6 trường hợp người bệnh bị chấn thương do chó cắn.

Còn tính riêng tại Nghệ An, mỗi năm có hàng ngàn trường hợp chó cắn người gây thương tích. Và từ đầu năm đến nay địa phương này cũng có 4 trường hợp tử vong do bệnh dại.

Theo đó, các bác sĩ khuyến cáo các gia đình có trẻ nhỏ, không để trẻ tiếp xúc với vật nuôi, chó mèo, đặc biệt là chó mới đẻ con, đang ăn, bị thương… Khi thả chó ra khỏi nơi nuôi nhốt phải được rọ mõm, tiêm văcxin ngừa bệnh dại định kỳ. Khi bị chó cắn cần rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút. Nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch; sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%,. Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu, tiêm phòng dại kịp thời.

Theo Suckhoedoisong

Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Chó Bị Liệt Chân Hiệu Quả

4.9

/

5

(

13

bình chọn

)

Nếu chó của bạn đang bị liệt chân, mà chưa biết nguyên nhân tại sao, cách chữa trị như nào là tốt nhất.

Nguyên Nhân Chó Bị Liệt Chân

Hiện nay, khoa học công nghệ tiên tiến nên có rất nhiều phương pháp điều trị bị liệt chân của chó.

Do chó hoạt động quá mạnh

Trong quá trình huấn luyện, chó phải hoạt động liên tục với những bài tập nặng cần dùng đến sức chân như: kéo lốp xe, chạy bền, nhảy cao, mà không có đủ thời gian nghỉ ngơi.

Lâu dần, cơ bắp chân làm việc quá sức khiến chó bị mỏi và hai chân sau yếu dần đi.

Một lời khuyên là khi tập luyện bất cứ bài tập nào, hãy cho chó khởi động trước để làm giãn cơ bằng những bài tập nhẹ nhàng.

Sau đó, nâng dần lên các bài tập nặng sau. Mỗi bài tập nên cách nhau từ 15-30 phút, tránh việc cho cún tập quá dồn dập.

Do chăm sóc không đúng cách

Khi nuôi dưỡng chó, bạn cung cấp cho chúng một chế độ dinh dưỡng quá nhiều chất béo mà lại ít tập luyện.

Kết quả,chó mắc bệnh béo phì, cơ thể trở nên nặng nhọc, sinh ra lười vận động. Khi chó không vận động trong một thời gian dài sẽ khiến bốn chân trở nên yếu ớt, xương khớp lỏng lẻo.

Tốt nhất, bạn nên cung cấp cho chó một chế độ dinh dưỡng khoa học kết hợp với luyện tập thường xuyên.

Giảm tối thiểu lượng chất béo và tinh bột trong bữa ăn hàng ngày xuống.

Nên thay thế mỡ động vật bằng dầu oliu, tinh bột trong cơm gạo bằng ngũ cốc, bột yến mạch.

Có thể bổ sung thêm protein và canxi để chắc khỏe xương hơn.

Ngoài ra, chó cũng có thể bị yếu chân nếu chủ nuôi nuôi nhốt trong một thời gian dài không cho vận động.

Ít nhất, nên cho cho chúng ra ngoài chạy nhảy 30-45 phút mỗi ngày để xương khớp được chắc khỏe hơn.

Do chó mắc bệnh hạ bàn

Hạ bàn ở chó là tình trạng hai chân sau bị gập hẳn xuống, khuỷu chân sau chạm đất khiến chó không thể đi lại bình thường.

Hai chân yếu hẳn đi, lâu dần có thể dẫn đến bại liệt. Hạ bàn không hẳn là một căn bệnh mà nó như một dạng tật ở chó, do cơ thể thiếu canxi nên rất khó để chữa khỏi.

Nguyên nhân chó bị hạ bàn có thể do bị nuôi nhốt lâu ngày ít được vận động. Hoặc do diện tích nhà quá chật hẹp khiến chó không đủ không gian để vận động.

Chế độ dinh dưỡng bất hợp lý. Bổ sung thiếu canxi gây nên những vấn đề về xương khớp trong độ tuổi phát triển.

Do bổ sung thiếu Canxi

Canxi là chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng. Nó tác động trực tiếp đến sức khỏe xương khớp của chó, nhất là trong độ tuổi phát triển.

Đó là lý do, bổ sung thiếu canxi có thể coi là nguyên nhân chính khiến chó bị yếu .

Nguyên nhân chó bị thiếu canxi có thể do chủ nuôi cho ăn uống không hợp lý. Không bổ sung canxi đều đặn từ bé dẫn đến thiếu canxi.

Xương khớp không thể phát triển bình thường, bốn chân trở nên yếu ớt, dễ bị gãy xương.

Bệnh bại liệt ở chó

Bệnh bại liệt là loại bệnh khiến chó mất đi khả năng di chuyển, đi đứng chạy nhạy như bình thường.

Bệnh bại liệt do việc giao tiếp giữa tủy sống và não bộ bị gián đoạn và không liên lạc được với nhau.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến chó của bạn bị bại liệt suốt đời.

Dấu hiệu nhận biết Chó Bị Liệt Chân

Chó khó đứng dậy bằng

Đi lại mất cân bằng, miễn cưỡng hoạt động

Khớp cứng, có dấu hiệu sưng

Chân có thể bị đau, tê liệt hoặc mất cảm giác

Có sự bất ổn chân sau lung lay

Đi bằng hai chân sau rất gần nhau

Một trường hợp điển hình khác mà chủ dễ bỏ qua đó là chó vẫn hoạt bát, nhưng lười vận động. Kết hợp với các nguyên nhân trên. Tốt nhất là bạn nên đưa chó đi thú y ngay.

Cách Chữa Chó Bị Liệt Chân Hiệu Quả

Có khá nhiều những phương pháp điều trị bệnh bại liệt ở chó. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng tê liệt và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Mà ta áp dụng phương pháp điều trị khác nhau.

Điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu

Hiện nay, phương pháp châm cứu vật lý trị liệu là chữa chó bị liệt được nhiều người chuộng bởi những ưu điểm như:

Phương pháp đặc hiệu cho trường hợp chó bị liệt một thời gian lâu.

Châm cứu có hiệu quả khi điều trị bị liệt, di chuyển khó khăn, co giật do ngã, tai nạn.

Có thể chữa các bệnh thường gặp khác như cảm, bí đái, bí ỉa, ỉa chảy.

Các phương pháp châm cứu phổ biến đang được sử dụng:

Điện châm: Qua kim châm kích thích điện lên huyệt

Thủy châm: Tiêm thuốc vào huyệt

Phương pháp cứu: Kích thích phản ứng cơ thể bằng sức nóng tác động lên huyệt gây điều khí và giảm đau để phòng và trị bệnh.

Để rút ngắn thời gian, bên cạnh điều trị bằng châm cứu vật lý trị liệu, bạn cần kết hợp chăm sóc, massge cho chó, cho chó tập bơi hay chiếu tia hồng ngoại.

Điều trị bằng phẫu thuật

Chó bị do bẩm sinh hay do các khối u thì cách chữa chó bị liệt tốt nhất là những trường hợp bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật mới có thể khỏi được.

Khi có quyết định chọn phương pháp này, tránh tâm lý ham rẻ, mà bạn lựa chọn một cơ sở không có đủ dụng cụ vật chất có thể gây nguy hiểm cho chó.

Để đảm bảo an toàn cho cún cưng, bạn cần phải lựa chọn được đơn vị uy tín, cơ sở vật chất đầy đủ, có chuyên môn để phẫu thuật chó bị liệt thành công.

Sau khi phẫu thuật, để chó nhanh chóng khỏe mạnh, hoạt động sinh hoạt bình thường, bạn hãy massage thường xuyên, cho chó vận động, tập thể dục.

Điều trị bằng thuốc

Cách chữa chó bị liệt 2 chân bằng thuốc cũng là một phương pháp hữu hiệu. Tuy nhiên, thuốc chỉ dùng khi chó bị nhiễm khuẩn hay nhiễm trùng.

Các dây thần kinh bị sung nhờ tác dụng chống viêm của thuốc sẽ giảm lại, tình trạng liệt ở chó cũng dịu đi.

Khi điều trị bằng thuốc, bạn cần lưu ý phải theo sự chỉ định của bác sĩ. Sử dụng thuốc đúng, phù hợp với mức độ nặng nhẹ của tình trạng liệt để chó chóng khỏi.

Điều trị bằng những dụng cụ bổ trợ

Đây là cách chữa chó bị liệt hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà bằng việc sử dụng xe lăn và dây curoa.

Xe lăn cho chó bị liệt được thiết kế cho những chú chó có 2 chân trước hoạt động bình thường còn bị liệt.

Còn dây Curoa là dụng cụ hỗ trợ bạn di chuyển chó khi di chuyển, sinh hoạt bình thường.

Tuy nhiên, cần hỏi ý kiến của bác sĩ thú y vì dây Curoa cũng có thể gây ra nguy hiểm cho chú chó.

Nếu con chó của bạn không thể đi lại, tự đi tiểu hoặc đại tiện, nó rất có thể sẽ phải được đưa vào bệnh viện trong khi bác sĩ thú y tiến hành đưa ra chẩn đoán.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bé Gái Bị Tê Liệt Chân Vì Ve Chó Cắn trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!