Xu Hướng 3/2023 # Bạn Nên Tẩy Giun Cho Chó Con Bao Nhiêu Lần Một Năm? # Top 10 View | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bạn Nên Tẩy Giun Cho Chó Con Bao Nhiêu Lần Một Năm? # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Bạn Nên Tẩy Giun Cho Chó Con Bao Nhiêu Lần Một Năm? được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bên cạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại thì tẩy giun cho chó cũng là vấn đề cần được quan tâm. Theo các chuyên gia về chăm sóc sức khỏe cho vật nuôi khuyến cáo nên thực hiện điều này càng sớm càng tốt, nhất là khi chó con khoảng hơn 1 tháng tuổi. Và việc tẩy giun cho chó con cần phải tiến hành thường xuyên chứ không phải một lần là thôi. Tuy nhiên, tùy vào độ tuổi mà lịch trình cũng như thuốc tẩy giun cho chó con cũng sẽ khác nhau.

Lịch trình tẩy giun cho chó con

Thông thường sau khi chó con vừa ra đời, chúng ta hay để cho chó mẹ nuôi dưỡng bằng sữa và một số loại thức ăn ăn dặm khác. Khoảng 3 tuần sau (kể từ thời điểm sinh), khi chó mẹ đã cạn sữa thì mới tiến hành cho chó con ăn ngoài. Đây chính là thời điểm cần thực hiện việc tẩy giun cho chó con, vì lúc này khả năng giun sán đẻ trứng bên trong ruột chó con là khá cao.

Trong giai đoạn đầu sau sinh, chó con có sức đề kháng rất kém và hay ăn linh tinh nên việc lây nhiễm giun sán rất dễ dàng và phải tiến hành tẩy giun sau mỗi 2 tuần. Lịch trình tẩy giun cho cho con tốt nhất là vào tuần thứ 2, 4, 6, 8, 10, 12.

Khi chú cún nhà bạn đã hơn một năm tuổi thì trung bình cứ 3 tháng thì tẩy giun cho chúng một lần là được.

Những loại thuốc tẩy giun phổ biến cho chó con

Thuốc tẩy giun Lopatol: Loại thuốc tẩy giun cho chó tốt nhất hiện nay, được nhiều chuyên gia khuyên chọn sử dụng cho chó con để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả đem lại cao.

Thuốc Thenium Closylate: khi dùng thuốc cho chó con có thể xuất hiện triệu chứng nôn. Đặc biệt không nên dùng thuốc này khi chó con đang trong thời ký bú sữa mẹ.

Thuốc Febendazole: Có dạng hạt nhỏ, sản phẩm còn khá mới và chưa được dùng phổ biến. Vì vậy mà tác dụng phụ của thuốc vẫn chưa được ghi nhận.

Thuốc sổ giun Espispratel: Chỉ sử dụng cho những chú chó trên 7 tuần tuổi.

Thuốc Milbemycin Oxime: Thường dùng cho chó Collies. Thuốc có thể loại bỏ hoàn toàn các loại giun tim, giun tóc, giun móc và cả giun đũa. Tuy nhiên bạn chỉ nên dùng cho chó con trên 8 tháng tuổi để tránh tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Thuốc Lvermectin: Thuốc tẩy giun dạng nhai, mùi vị khá thơm. Tuy nhiên, nếu cho chó con dùng quá liều lượng có thể gây tử vọng nên cần lưu ý trong quá trình sử dụng. Bên cạnh, thuốc Lvermectin mang lại hiệu quả cao hơn khi dùng trên giống chó chăn cừu ( Becgie, lai becgie,..).

Thuốc Mebendazole: Đây có thể được xem là thuốc sổ giun cho chó con an toàn nhất vì chúng không hấp thu qua đường ruột mà tồn tại ở lòng ống ruột. Thuốc Mebendazole sẽ gây rối loạn tiêu hóa, đồng thời còn hấp thu đường glucid của giun sán. Loại thuốc tẩy giun này dùng được ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng để mang lại hiệu quả tẩy giun cao nhất bạn cần cho chó uống trong 3 ngày liên tục.

Bao Lâu Bạn Nên Tắm Chó Cưng Một Lần?

Dù cho người bạn bốn chân của bạn có thể không còn thơm tho như những chú chó khác thì bạn cũng không cần phải tắm chó cưng mỗi ngày. Mặc dù bạn sẽ có thể rất muốn chó cưng thơm thật thơm thì cũng đừng bao giờ nên làm như thế. Trên thực tế, việc tắm chó quá nhiều có thể sẽ gây hại cho chó cưng nhiều hơn là giúp ích. Hơn nữa, chó cưng của bạn cũng không hề thích được tắm rửa nhiều như thế.

Tần suất

Hãy chà rửa chó cưng mỗi ba tháng một lần hoặc khi nào bạn cảm thấy đã thật cần thiết. Bạn có thể tắm cho chó cưng thường xuyên hơn nếu cảm thấy thật sự cần. Nhưng đó chỉ là khi cún cưng của bạn quá thích việc lăn lộn, bôi bẩn bản thân và có mùi quá khó chịu.

Việc tắm rửa quá mức

Nếu bạn tắm cho cún cưng quá nhiều lần, nó sẽ loại bỏ hết tất cả những lượng dầu lành mạnh bao bọc bộ lông và da của cún cưng. Điều này khiến cho da cún cưng của bạn trở nên khô, ngứa và dị ứng khó chịu. Cún cưng có thể sẽ bắt đầu gãi người nếu những điều này xảy ra trên da chúng. Trên thực tế, những loại dầu này có tác dụng đẩy lùi bụi bẩn và nước.

Việc tắm rửa cho chó

Khi bạn thực sự muốn tắm rửa cho cún yêu, có một vài điều bạn sẽ cần phải ghi nhớ. Hãy chùi rửa vùng mắt của cún cưng bằng những cục bông cotton ẩm ướt và hãy làm việc này bắt đầu từ mũi trở ra. Bạn sẽ không muốn làm chó cưng hoảng sợ hoặc khiến chúng bị chìm trong nước, vì vậy hãy chỉ nên giữ mực nước cao khoảng 7.6- 10.1 cm. Hãy sử dụng nước ấm thay vì nước nóng và một loại dầu gội dịu nhẹ dành cho chó. Nếu bạn đang có ý định tắm cho một chú chó con, hãy chờ cho đến khi nào nó được khoảng 4 tuần tuổi và sử dụng dầu tắm dịu nhẹ dành riêng cho chó con. Hãy xả nước tắm cún từ phần đầu ngược xuống lưng rồi đuôi. Rửa sạch bằng nước ấm và tránh việc dội nước lên đầu cún cưng. Lau khô cún cưng bằng một chiếc khăn sạch hoặc máy sấy tóc. Hãy quan sát nhiệt độ trên máy sấy để tránh việc làm phỏng hay tổn thương cún cưng. Đừng cảm thấy ngạc nhiên nếu cún cưng hướng thẳng tới thảm cỏ rồi lăn vài vòng sau khi tắm xong – đó là bản chất của loài chó.

Dưỡng lông cho chó hằng ngày

Hãy chải lông cho cún cưng thường xuyên. Tốt hơn hết là bạn hãy làm điều này hằng ngày, nhưng cũng nên chắc chắn rằng nếu bạn không có thời gian thì cũng nên áp dụng ít nhất một tuần một. Điều này không chỉ loại bỏ hết bụi bẩn và mảnh vụn trên bộ lông cún cưng mà còn cả những cọng lông rụng và đồng thời còn giúp phân phối đều những loại dầu tự nhiên trên cơ thể cún cưng. Thường xuyên chải lông cho cún cưng cũng sẽ giúp giảm bớt lượng lông rối tồn tại trên bộ lông cún. Nếu cún cưng của bạn là một anh chàng nhiều lông và thời tiết thì đang rất tuyệt vời, hãy chải lông cho cún ở bên ngoài nhà nếu bạn muốn thế. Luôn luôn nhớ rửa sạch tay bạn ngay sau đó.

Có Nên Tẩy Giun Cho Trẻ Dưới 2 Tuổi? Tẩy Giun Cho Bé Đúng Cách

Có nên tẩy giun cho trẻ dưới 2 tuổi?

Trẻ từ 1 – 7 tuổi là nhóm đối tượng dễ nhiễm giun sán và các loại ký sinh trùng. Tuy nhiên , hầu hết các loại thuốc tẩy giun thường được chỉ định cho người trưởng thành và trẻ từ 2 tuổi trở lên. Chính vì vậy mà rất nhiều mẹ băn khoăn không biết có nên tẩy giun cho trẻ dưới độ tuổi này hay không?

Trên thực tế, việc tẩy giun là biện pháp cần thiết nhằm tiêu diệt và cải thiện triệu chứng do nhiễm giun sán gây ra. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu, ngứa ngáy, mệt mỏi, táo bón, lười ăn, mất ngủ, bứt rứt,… mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em.

Nếu để tình trạng nhiễm giun kéo dài, trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng, tắc ruột, viêm nhiễm đường tiết niệu,… Vì vậy, với các trường hợp sau, mẹ nên tiến hành tẩy giun cho trẻ dưới 2 tuổi:

Trẻ biếng ăn, giảm cân, xanh xao, thiếu máu, mất ngủ, suy dinh dưỡng, giảm khả năng tiếp thu,…

Nhiễm các loại giun sán nguy hiểm như sán chó, giun đũa chó mèo,…

Tuy nhiên trước khi tiến hành tẩy giun cho trẻ nhỏ, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khóa để được chẩn đoán bệnh lý mà trẻ gặp phải và chỉ định của các loại thuốc phù hợp. Vậy trẻ mấy tuổi thì tẩy giun được? Hầu hết việc tẩy giun sớm chỉ được thực hiện cho trẻ trên 1 tuổi, tuyệt đối không tẩy giun cho trẻ dưới độ tuổi này.

Khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về tẩy giun định kỳ cho trẻ

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hướng dẫn tẩy giun cho bé đúng cách như sau:

Sử dụng thuốc tẩy giun cho trẻ em gồm albendazole (400 mg) hoặc mebendazole (500 mg) với thời gian là 6 tháng/1 lần được khuyến cáo cho tất cả trẻ từ 12 – 23 tháng tuổi, trẻ mẫu giáo 1 tuổi 4 tuổi và trẻ em ở độ tuổi đi học 5 tuổi 12 tuổi (ở một số nơi là 14 tuổi) sống ở những khu vực có tỷ lệ nhiễm của bất kỳ loại giun nào truyền qua đất.

Giun đũa: Ký sinh ở ruột non. Giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài gây ô nhiễm đất, nước. Trứng giun tiếp tục qua thức ăn, nước uống,… vào miệng người, đi vào ruột, nở và phát triển thành giun trưởng thành. Biến chứng của giun đũa là gây tắc ruột, áp xe gan, giun chui đường mật.

Giun kim: Sống ở ruột non, sau đó sống ở ruột già, giun cái đẻ trứng ở rìa hậu môn, gây ngứa hậu môn. Đường lây truyền trứng giun kim từ hậu môn hậu môn vào miệng qua tay, quần áo. Trứng giun kim vào ruột phát triển thành giun trưởng thành.

Giun móc: Ký sinh ở tá tràng, miệng giun bám vào niêm mạc ruột để hút máu. Giun cái đẻ trứng. Sau đó, trứng theo phân ra ngoài và nở thành ấu trùng. Đường lây nhiễm giun móc là con người đưa ấu trùng giun vào cơ thể qua việc ăn rau sống, tay bẩn đưa lên miệng,…

Giun tóc: Ký sinh ở ruột già. Đường lây nhiễm là do ăn phải trứng giun trong thức ăn, nước uống. Trứng giun tóc vào ruột sẽ phát triển thành giun trưởng thành.

Triệu chứng nhiễm giun ở trẻ em

Trẻ em bị nhiễm giun thường sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:

Đau bụng vùng rốn ở trẻ em, bụng ỏng, gầy yếu, trẻ có thể nôn ra giun, ỉa ra giun. Đau bụng giun thường tái đi tái lại nhiều lần.

Khó ngủ, đôi khi đái dầm, hay quấy khóc do ngứa hậu môn vào ban đêm.

Rối loạn tiêu hóa, phân lúc đặc lúc lỏng, có thể nhìn thấy giun kim ở hậu môn hoặc trong phân.

Khó chịu, thay đổi trong hoạt động hằng ngày.

Bị mẩn đỏ và ngứa quanh vùng âm đạo.

Có biểu hiện thiếu hụt vitamin và khoáng chất.

Có thể có máu trong phân, có biểu hiện thiếu máu hoặc thở khò khè, ho khan.

Ngoài ra, sau khi thực hiện xét nghiệm tìm trứng giun sẽ thấy có trứng giun trong phân của trẻ. Trong một số trường hợp nhiều giun đũa thì siêu âm có thể phát hiện thấy hình ảnh của giun đũa.

Các loại thuốc tẩy giun cho trẻ

Đối với trẻ em, chỉ nên bắt đầu tẩy giun định kỳ khi trẻ được 2 tuổi trở lên. Trong trường hợp trẻ dưới 2 tuổi, nếu phát hiện hoặc nghi ngờ nhiễm giun sán thì nên đưa trẻ đi khám và làm xét nghiệm tầm soát, đến khi đã có bằng chứng chính xác của việc nhiễm giun sán thì trẻ sẽ được điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Trẻ cần bắt đầu tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng một lần. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thuốc tẩy giun, trong đó có các loại thuốc phổ biến sau:

Mebendazole: Dùng loại dạng 500 mg. Viên nén vị ngọt trái cây hoặc dung dịch uống có hương giúp trẻ dễ uống càng tốt. Uống một lần duy nhất 500mg/ngày và thường được uống vào buổi sáng. Đối với dạng thuốc hàm lượng 100 mg mỗi viên, cần cho bé uống 2 viên mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối, uống trong 3 ngày liên tiếp.

Albendazole: Dùng loại viên nén 400 mg. Uống một lần duy nhất 400 mg/ngày và cũng thường được uống vào buổi sáng.

Pyrantel : Thuốc được trình bày dưới dạng viên nén 125 mg và 250 mg, liều dùng là 10 mg cho mỗi kilogram cân nặng. Trẻ uống 1 liều duy nhất

Thuốc tẩy giun có thể gây ra một số phản ứng phụ như đau đầu, nôn, buồn nôn, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy. Nhưng các triệu chứng này thường nhẹ và sẽ tự khỏi sau vài ngày. Trong một số ít trường hợp, trẻ có thể có phản ứng dị ứng với thuốc như: phát ban, ngứa, nổi mề đay. Khi đó, cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được xử trí kịp thời. Hiện nay thuốc có thể được uống trong hoặc ngay sau bữa ăn, không cần nhịn đói hay ăn kiêng, cũng không phải dùng thuốc xổ. Nhưng thông thường thuốc tẩy giun được sử dụng vào buổi sáng, trước khi ăn.

Tình trạng nhiễm giun sán hiện nay ở nước ta đang cao ở mức đáng báo động. Do đó, mỗi người cần có các biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả. Trước hết, cần loại bỏ ngay những thói quen khiến trẻ dễ nhiễm bệnh, xây dựng một lối sống an toàn, khỏe mạnh.

Phòng nhiễm giun, sán như thế nào?

Để hạn chế việc nhiễm giun, sán, mẹ cần dạy cho trẻ 3 lưu ý quan trọng:

Thường xuyên rửa tay sạch

Thực hiện ăn chín uống sôi, vệ sinh an toàn thực phẩm

Luôn đảm bảo đi vệ sinh an toàn

Nên Cho Chó Ăn Bao Nhiêu Bữa Một Ngày?

Tùng Lộc Pet – Với nhiều người nuôi chó, họ không biết nên cho cún nhà mình ăn bao bữa một ngày,lượng thức ăn bao nhiêu trong một bữa, các chất bổ sung theo từng thời kì như thế nào. Có những người cho ăn quá nhiều gây hiện tượng béo phí trên chó, ảnh hưởng lớn sức khỏe và tuổi thọ của chú chó. Nhưng cũng có nhiều gia đình nuôi các bạn cún lại bị thiếu chất, làm cho bé không được phát triển tốt, hay xuất hiện nhiều bệnh không mong đợi do chế độ ăn không hợp lý. Vậy Tùng Lộc Pet sẽ hướng dẫn bạn chăm sóc bữa ăn của cún sao cho đúng nha.

Để cho cún có chế độ ăn phù hợp, ta cần hiểu: một chú chó cần thay đổi chế độ ăn phù hợp theo độ tuổi. Như con người chúng ta, lúc mới sinh chỉ ăn sữa, dần tập cho ăn bột ròi ăn cơm, đến tuổi dậy thì thì lại cần bố sủng thêm nhiều chất và ăn nhiều hơn….Chế độ của chó cũng như vậy, ta cũng cần phân chia rõ theo từng giai đoạn của cún:

Ngày mới sinh và đến lúc tập ăn: Chó con chỉ biết ăn sữa mẹ, vậy nên nhu cầu ăn sữa rất nhiều, bạn nên chú ý xem chó mẹ đủ sữa cho con không, nếu không đủ nên mua thêm sữa ngoài pha cho các bé uống.

Lúc tập ăn đến 3 tháng: tầm này bé bắt đầu ăn được cơm nhão hoặc hạt ngâm sữa, ngày các bé sẽ cần ăn 3-4 bữa, bao gồm bữa sữa và bữa tập ăn. Chú ý cho các bé ăn lượng ít, chia nhỏ ra để dễ tiêu hóa.

Giai đoạn 3-6 tháng: nên ăn đầy đủ 3 bữa 1 ngày. Ở độ tuổi này, răng bé phát triển đầy đủ, cũng đồng thời là độ tuổi thay răng sữa, vậy nên bé hay bị ” ngứa răng” thể hiện qua những hiện tượng gặm phá đồ trong nhà. Vậy chúng ta cần lưu ý bổ sung một lượng canxi lớn, khoáng vừa phải để bé đủ chất phát triển cả khung người lẫn răng.

Từ 6 đến 10 tháng: thời gian này bạn có thể giảm còn 2 bữa 1 ngày. Cún ở độ tuổi này đang trong quá trình phát triển form người, vậy nên bạn càng cần phải lưu ý chế độ dinh dưỡng: hạn chế tinh bột vì tinh bột gây béo, ăn trứng vịt lộn 2 quả 1 tuần ( không ăn nhiều vì ăn quá nhiều thừa chất), bổ sung omega 369 để lông cún phát triển đẹp, bổ sung đều canxi và khoáng.

Từ 10 tháng trờ đi: lúc này bé không còn nhu cầu dinh dưỡng nhiều như hồi bé, vì gần như ở độ tuổi này bé đã phát triển toàn diện, vậy chỉ cần 1 bữa 1 ngày. Vẫn cần lưu ý bổ sung vitamin đều đặn, đặc biệt đối với chó có ý định sinh sản thì vẫn cần bổ sung đều canxi.

Lưu ý: chó lúc nào cũng cần có bát nước sạch để uống, và hạn chế cho ăn đồ ăn mặn, ăn mặn nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và dễ viêm da.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bạn Nên Tẩy Giun Cho Chó Con Bao Nhiêu Lần Một Năm? trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!