Xu Hướng 3/2023 # Bài Thuốc Sống Còn Cứu Sống Người Bị Rắn Cắn, Chó Dại Cắn Trong 1 Phút # Top 12 View | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bài Thuốc Sống Còn Cứu Sống Người Bị Rắn Cắn, Chó Dại Cắn Trong 1 Phút # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Bài Thuốc Sống Còn Cứu Sống Người Bị Rắn Cắn, Chó Dại Cắn Trong 1 Phút được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ở những vùng nông thôn, bị rắn độc cắn hay chó dại cắn là tai nạn khá phổ biến. Nhưng nếu không biết cách sơ cứu sẽ để lại nhiều biến chứng dẫn đến tàn phế, thậm chí trong một số trường hợp nặng có thể tử vong.

Hôm trước về quê chơi, thấy ở xóm có một thằng nhóc chừng 15-16 tuổi đi ruộng bắt chuột thì bị rắn cắn. Lúc vừa mới bị cắn nó vô cùng hốt hoảng la thất thanh. Mọi người đang làm gần đó thấy vậy chạy đến.

Khi vừa đến đã thấy chỗ bị cắn bắt đầu sưng lên, phỏng nước, chảy máu vùng vết cắn. Theo quan sát ban đầu của các bác lớn tuổi có kinh nghiệm thì có thể đó là vết cắn của rắn độc.

Ngoài ra chúng ta cũng có thể nhìn vào vết cắn để biết đó là rắn độc hay rắn thường. Nếu dấu răng là một vòng cung, đều nhau thì là rắn thường, còn nếu vết cắn có 2 vết sâu hơn hẳn các vết răng khác thì đó chính là rắn độc.

Lúc này mấy bác nhanh chóng lấy rửa thật kỹ vết thương bằng nước muối, rồi cho thằng bé nhai khoảng 10 đọt lá mã đề rồi kêu nuốt phần nước và lấy phần xác lá đắp lên vết thương. Tiếp đến là garo mạch bạch huyết và chuyển đến cơ sở y tế để theo dõi thêm.

Theo kinh nghiệm của những người lớn tuổi thì bị rắn độc cắn cũng giống như khi bị chó dại cắn, nếu để nọc độc đi vào cơ thể theo đường mạch bạch huyết sẽ rất nguy hiểm. Do đó, khi bị rắn cắn cần rửa sạch vết thương và garo mạch bạch huyết mới có tác dụng, không garo động mạch hay tĩnh mạch.

Lưu ý là trong khi rửa sạch vết thường, chúng ta không được nặn, bóp quá nhiều vì có thể làm nọc độc vận chuyển nhanh về tim gây nguy hiểm cho người bị rắn cắn.

Còn về việc sử dụng lá mã đề đắp lên vết thương là vì trong đông y, cây mã đề có tác dụng rất tốt trong việc hút độc ở các vết thương do rắn cắn, chó dại cắn.

Cây mã đề có khả năng chữa được rất nhiều căn bệnh khác nhau và một trong những tác dụng ấy chính là khả năng hút chất độc, làm dịu vết cắn của côn trùng, chó, rắn và các sinh vật có nọc độc. Theo các nghiên cứu hiện đại, mã đề chứa một chất làm se với lực hút mạnh mẽ. Trong lá và thân mã đề có chứa một loại chất hóa học có tên là aucubin được chứng minh là có tác dụng chống độc rất hiệu nghiệm và bảo vệ gan.

Lưu ý: Nếu nạn nhân bị bất tỉnh thì dùng lá mã đề giã nát, chắt phần nước đổ vào miệng nạn nhân, phần bã dùng để đắp vào vết thương.

Hôm qua nhà em ăn lẩu bò giải ngán sau Tết, tiện có mấy mớ mùng tơi tươi ngon mập mạp lại là đồ sạch đem từ quê lên, thế là đem ra nhúng lẩu ăn. Ai dè ăn xong, cả nhà cùng bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu..

Nhà em cẩn thận lắm, rau thịt đều có nguồn gốc đảm bảo mới dám mua về, thế mà không hiểu sao lại ậm ạch bụng dạ. Em bèn lên mạng tìm hiểu thử thì đọc được bài này, thấy hết hồn các mẹ ạ. Hóa ra không phải rau gì cũng đem đi nhúng lẩu được, may mà nhà em chỉ bị qua loa. Em còn đọc thấy có vụ 2 bệnh nhân phải vào Bệnh viện đa khoa Đồng Nai cấp cứu trong tình trạng méo miệng, sưng 2 má, không nói được do đi ăn lẩu ăn phải rau độc.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, việc ăn nhiều loại rau xanh khi ăn lẩu sẽ giúp cơ thể giải nhiệt, trừ nóng và giải độc, đồng thời làm tăng mùi vị của món lẩu. Tuy nhiên, chúng ta thường tùy hứng theo khẩu vị để chọn rau mà không biết rằng có những loại rau không nên phối hợp với nhau khi ăn lẩu bởi chúng có thể sản sinh ra các chết độc gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Ngoài việc nên chú ý mua những loại rau có nguồn gốc rõ ràng, sạch sẽ, thì cách kết hợp rau với từng loại lẩu cũng rất quan trọng.

1 .Lẩu bò không ăn với rau mồng tơi

Lẩu bò tuyệt đối không ăn kèm rau mùng tơi vì sẽ gây đau bụng, khiến bụng đầy hơi khó tiêu, thậm chí táo bón.

Nấu lẩu bò không thể thiếu rau cải thảo, rau cải xanh, rau cần, khế chua và một số loại nấm…

2. Lẩu hải sản không ăn với cà chua

Lẩu hải sản nên kiêng toàn bộ những rau quả giàu vitamin C như cà chua, chanh… Bởi khi hải sản, nhất là tôm, kết hợp với với những trái cây, rau ăn lẩu giàu vitamin C, thì asen pentavenlent có trong hải sản sẽ chuyển hóa trở thành asen trioxide mà dân gian thường gọi là thạch tín, có thể gây ngộ độc thạch tín cấp tính, thậm chí nếu nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Với đặc tính là món tanh, lẩu hải sản cần có các loại rau như rau muống, rau cần, cải ngồng, hành tươi, các loại rau thơm, dứa…

3. Lẩu gà không ăn với rau kinh giới

Lẩu gà tuyệt đối không được ăn với rau kinh giới. Bởi theo Đông y, thịt gà thuộc phong mộc về tạng can, kinh giới lại có vị cay tính ấm phá kết khí (ngăn không cho phong khí tụ) hạ ứ huyết. Kết hợp hai thứ này sẽ gây ra chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy toàn thân, ngứa ngáy vùng đầu não.

Lẩu gà nên ăn với rau ngải cứu. Loại rau này không chỉ tốt cho sức khỏe, giải được nhiều độc tố mà khi dùng chung với lẩu gà sẽ rất thơm. Ngoài ra đi kèm với món lẩu gà còn có rau cải xanh, rau đắng, rau muống, bắp chuối…

4. Lẩu riêu cua kị cần tây, khoai lang

Lẩu riêu cua tuyệt đối không ăn với cần tây và khoai lang và khoai tây. Cua ăn chung với cần tây sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu protein của cơ thể, còn khi ăn chung với khoai lang, khoai tây dễ gây sỏi trong cơ thể.

Nên ăn lẩu riêu cua kèm bí đao, hoa chuối thái nhỏ và các loại rau thơm.

5. Lẩu thịt dê kị giấm

Ăn lẩu thịt dê tuyệt đối tránh không ăn kèm giấm vì giấm sẽ phá hủy làm giảm bớt những thành phần dinh dưỡng quý nhất ở thịt dê.

Lẩu thịt dê nên ăn với củ sen, khoai môn, nấm mèo, tía tô, mang chua.

Theo WTT

“Thần Y” Dùng Cây Rừng Cứu Sống Hàng Trăm Người Bị Rắn, Chó Dại Cắn

Vị “thần y” dùng cây rừng chữa trị miễn phí, cứu sống hàng trăm người bị rắn, côn trùng, chó dại cắn. Tiếng lành đồn xa nên ngày càng nhiều người tìm đến nhờ ông giúp.

Vị “thần y” dùng cây rừng chữa trị miễn phí, cứu sống hàng trăm người bị rắn, côn trùng, chó dại cắn. Tiếng lành đồn xa nên ngày càng nhiều người tìm đến nhờ ông giúp.

Ông Võ Minh Thông (68 tuổi, ngụ ấp Việt Kiều, xã Xuân Hiệp, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) được người dân mệnh danh là “thần y” chuyên chữa các bệnh cho người bị nhiễm độc do động vật, côn trùng, rắn rết cắn bằng phương thuốc bí truyền.

Tiếp chúng tôi, ông Thông khá niềm nở, nhiệt thành và đúng chất nông dân thứ thiệt. Nhấp ngụm trà, ông Thông chỉ cho chúng tôi khu vườn cạnh nhà được ông chia ô, kẻ luống để vừa trồng bắp, vừa trồng các loại cây thuốc.

Ông cho biết, thuốc chế ngự chất kịch độc được kết hợp từ lá, thân, củ… của 10 loại cây dại khác nhau. Trong đó chủ đạo là lá chòi mòi, củ ngải mọi, thân và lá cây é tía,… Nhưng những loại trên không dễ tìm mà chúng thường mọc ở rừng sâu nên rất khó khăn để có.

Chân dung “Thần y” Thông

Nhằm chủ động trong việc chữa bệnh, vị “thần y” này đã mang những cây này về trồng trong vườn. Cũng theo “thần y”, các loại thảo dược được sấy khô sau đó trộn với nhau theo tỷ lệ rồi xay nhuyễn. Bài thuốc này có thể chế ngự hơn 100 nọc độc do rắn, côn trùng, chó dại… gây nên. Thậm chí, có thể chữa trị những vết thương đã hoại tử do nhiễm trùng.

Khi tiếp nhận bệnh nhân, vị lương y sẽ tiến hành sát trùng vết thương bằng cồn y tế. Sau đó, ông dùng bột thuốc đắp lên vết thương để chế ngự nọc độc lan tỏa. Phần còn lại, ông pha vào nước rồi cho bệnh nhân uống để nhanh chóng thải độc ra bên ngoài.

“Thần y”, Thông chăm sóc cây thuốc quý của mình

Từ trước đến nay, ông đã chữa bệnh cho cả ngàn người. “Thần y” cho biết, người dân khi bị rắn độc cắn cần đến chữa trị càng sớm càng tốt để nọc độc chưa kịp lan ra cơ thể. Sau 4 giờ kể từ khi dính nọc độc, nếu không chữa thì chất kịch độc ngấm sâu vào cơ thể, rất khó cứu, nguy cơ tử vong cao.

Ngoài chữa cho người bị rắn độc cắn, ông còn cứu được cả những người bị có dại cắn. Ông còn nhớ như in vào năm 2014, ông cứu chữa thành công cho bệnh nhân Trần Thị Thanh (ngụ huyện Định Quán, Đồng Nai). Hôm đó, bà Thanh được người nhà đưa đến chỗ ông trong tình trạng co giật, miệng sùi bọt mép, hai mắt đỏ như máu.

“Bà ấy không tự uống thuốc được nên tôi phải tìm cách đổ thuốc vào miệng. Chỉ một ngày sau, bà hồi phục và bắt đầu ăn uống bình thường. Nếu ca đó mà chậm trễ một lúc thì chắc là khó cứu”.

Bà Nguyễn Thị Vân (42 tuổi, ngụ xã Xuân Trường, huyện Xuân Lộc), một trong những người được “thần y” cứu kể lại: “Tôi đi rẫy mì, đang lúi húi quốc cỏ thì bị rắn hổ cắn vào chân phải. Tôi xé áo cuốn lại vết thương rồi kêu người nhà đến đưa về. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, người tôi đờ đẫn hẳn, chân sưng tím.

Chồng tôi vội đưa tới nhà thầy Thông chữa trị kịp thời nên mới thoát chết. Thầy đắp thuốc lên vết thương, cho uống nước thuốc giải độc. Khoảng 30 phút sau, tôi đã hồi phục, tỉnh táo trở lại. May có thầy Thông mà tôi giữ được mạng sống”.

Vết thương do rắn cắn

Được biết, nhiều người gặp nạn từ các tỉnh lân cận như Lâm Đồng, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu đều đến nhờ “thần y” Thông giúp đỡ. Đặc biệt là “thần y” chữa bệnh miễn phí. Bởi theo ông, hầu như những người gặp nạn là người nghèo khổ nên giúp được ai thì ông sẽ giúp. Trong trường hợp nhiều người ép ông nhận tiền thì ông chỉ nhận 30 ngàn để họ vui lòng.

Những năm gần đây, vì sợ phương thuốc thất truyền nên ông đã hướng dẫn cho vợ và các con các chế thuốc. Ông cho biết: “Thuốc hay thì cần nhân rộng. Có như vậy, nhiều người gặp nạn mới có cơ hội khỏi bệnh”. Đồng thời ông mong muốn sau này con của ông sẽ cũng giống ông, giúp ích được cho mọi người để những người gặp nạn có cơ hội được cứu.

Ông Đặng Xuân Hồng, Phó Chủ tịch Mặt trận tổ quốc xã Xuân Hiệp, huyện Xuân Lộc cho biết: “Thầy Thông có bài thuốc chữa các loại nọc độc bằng lá cây rừng rất hiệu quả. Những người bị rắn độc, chó dại, côn trùng cắn… tìm đến đều được ông chữa lành nhanh chóng. Hàng trăm người dân trong và ngoài tỉnh đã được ông cứu chữa. Thầy Thông chữa bệnh miễn phí, làm từ thiện giúp người bệnh nên người dân rất quý trọng và ngày càng tìm đến nhờ ông giúp đỡ rất nhiều”.

Theo Nguyễn Nhâm

Bài Thuốc Thảo Dược Cứu Hàng Trăm Bệnh Nhân Bị Chó Dại Cắn

Bài thuốc gồm 6 loại thảo dược thường mọc ở những khu rừng miền Tây xứ Nghệ. Với bài thuốc này, chị Thương đã chữa khỏi bệnh cho nhiều người bị chó dại cắn đến mức sùi bọt mép.

Lá mãng cầu xiêm – một trong 10 vị của bài thuốc chữa bệnh chó dại cắn.

Nhiều người bị chó dại cắn đã sủi bọt mép, co giật, có người đã rên rỉ, cào cấu nhưng sau khi được uống thuốc thì chắc chắn khỏi. Nặng thì 1 tuần, còn nhẹ thì vài tiếng đồng hồ.

Hơn 10 năm trong nghề là chừng ấy thời gian vị lương y này đã đem y đức của mình giúp biết bao bệnh nhân bị chó dại cắn khỏi bệnh. Hầu hết, họ, người bị chó dại cắn, tìm đến không chỉ ở tiếng tăm của ông với bài thuốc gia truyền “có một không ai” mà trên hết là tấm lòng, sự chu đáo, ân cần và cái nghĩa tình của một người thầy thuốc. Ông là lương y Lê Văn Sơn (SN 1965, ngụ tại thôn Thủy Tú 1, xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị).

Theo lời đồn đại của người dân trong vùng, chúng tôi đã không quản ngại đường sá tìm về diện kiến vị lương y “thần thông quản đại” có tấm lòng bồ tát này. Vì là “bệnh viên” tại gia nên chỉ hoạt động vào buổi trưa và tối, còn lại thời gian với chức vụ Chủ tịch Hội Nông dân xã nên ông dành cho những người nông dân ngoài đồng ruộng.

Hôm chúng tôi đến rất đông người bị chó dại cắn, nhưng họ không hề nao núng vì họ tin vào tài năng chữa bệnh của ông Sơn. Gặp chúng tôi, vẫn với nét mặt điềm tĩnh, ông Sơn rót nước mời khách rồi bắt đầu thăm khám cho bệnh nhân.

Ông Sơn chữa bệnh cho một người bị chó dại cắn.

Bài thuốc thần kỳ

Lật cuốn sổ ghi chép bệnh nhân đến thăm khám dày cộm, ông Sơn không sao đếm được mình đã cứu chữa cho biết bao con người bị chó dại cắn. Bài thuốc chữa bệnh chó dại cắn và tên tuổi của lương y Lê Văn Sơn đã nức tiếng khắp trong và ngoài tỉnh. Có nhiều người bệnh từ Hà Nội, Bắc Giang, Cà Mau, Vũng Tàu… cũng tìm đến nhờ ông cứu giúp.

“Nhiều người đến đây đã sủi bọt mép, co giật, có người đã rên rỉ, cào cấu nhưng sau khi được uống thuốc thì chắc chắn khỏi. Nặng thì có thể một tuần, còn nhẹ thì vài tiếng đồng hồ sau là khỏi bệnh, nhưng tốt nhất nếu người đã phát dại thì nên ở nhà vì người phát dại rất sợ gió, ánh sáng. Vì thế, có thể nhờ người thân đến mang thuốc về nhà uống” – ông Sơn bộc bạch.

Kể về cơ duyên đến với nghề này, ông Sơn cho biết, gia đình ông vốn có nghề thuốc đã lâu, ông là đời thứ năm được thừa hưởng bài thuốc quý này. Trước đó bốn đời, có người đàn ông người Trung Quốc trong lúc chạy loạn đã lạc vào nhà cụ tổ và được cụ cưu mang trong suốt 10 năm.

Đến thời Pháp thuộc, người đàn ông ấy bỏ đi rồi không ai rõ tung tích ra sao. Trong thời gian ở nhờ, người ấy đã truyền lại một vài bài thuốc quý giúp chữa trị các bệnh thông thường, trong đó có cách chữa chó dại cắn. Nhà có sáu anh em nhưng chỉ mình ông Sơn được truyền lại bài thuốc quý. Đến năm 1987 cha ông mới quyết định cho ông theo chân lên rừng đi kiếm cây thuốc và học cách pha chế thuốc chữa bệnh chó dại cắn. Cứ thế, ông Sơn đã mất 7 năm học nghề mới được cha cho ra nghề.

Rất nhiều người được ông Sơn chữa khỏi bệnh chó dại cắn.

Càng về trưa trưa, căn nhà cấp bốn nhỏ hẹp của ông Sơn càng lúc càng đông. Trong đó có chị Đỗ Thị Tuyết Nhung (40 tuổi) lặn lội bắt xe khách vượt hàng trăm cây số đưa con trai mình đã Trần Đỗ Minh Hiếu (10 tuổi) từ tỉnh Đồng Nai ra nhà ông Sơn để chữa trị cho con. Chị Nhung cho hay, trên đường đi học về, con trai chị bị chó dại cắn ở chân phải.

Người thân trong gia đình lo lắng bảo chị đưa con đi tiêm vắc xin nhưng chị sợ vắc xin sẽ gây những biến chứng, hại đến cơ thể của con mình nên không đưa đi viện. Trước đó, chị cũng bị chó dại cắn và được ông Sơn chữa khỏi, vì vậy nên quyết định đưa con mình ra nương nhờ ông Sơn chứ không dám tiêm vắc xin vì tiêm vắc xin ngừa chó dại rất có hại cho sức khỏe con tôi về sau.

Vừa trò chuyện với chị Nhung xong, chúng tôi giật mình khi thấy một người thanh niên lực lưỡng nhưng gương mặt nhợt nhạt, bọt mép chải dài, quằn quại trong đau đớn đang được người nhà dìu xuống từ chiếc xe tắc xi. Vừa thở gấp, người thanh niên chỉ thì thào “cứu tui với bác Sơn ơi!”. Một lát sau, anh cho biết họ tên là Hoàng Quý Minh (28 tuổi, trú huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế) bị chó dại cắn nhưng để lâu ngày không chữa trị, đến lúc vào bệnh viện thì đã quá muộn nên bác sĩ bó tay. May mắn nghe bà con mách tiếng nên đã được người nhà đưa đến ông Sơn nhờ cứu giúp.

Chưa kịp nghỉ ngơi, một cháu bé học lớp 2 ở huyện Đakrông (Quảng Trị) được cha mẹ mình chở đến nhà ông Sơn nhờ ông thăm khám. Nhìn đứa trẻ với ánh mắt trìu mến, ông Sơn nói nhỏ, yên tâm để ông khám cho. Nói rồi ông lấy trong tủ thuốc ra một nắm lá thuốc, dán sau gáy cháu nhỏ. Sau 10 phút, ông gỡ nắm lá thuốc ra và gọi cháu bé ra ngoài ánh sáng mặt trời để khám bệnh. Thật kì lạ, không hề nhìn vào vết thương của cháu nhỏ vì cháu mặc quần dài nhưng ông Sơn chuẩn đoán đúng 100%: “Vết thương nhẹ, chỉ sợt ngoài da nhưng có chảy máu. Chó này là chó lành nên không bị dại”.

Cũng là cốc thuốc màu sẫm nhưng theo ông Sơn, loại thuốc này dùng để phòng ngừa, uống nó rồi thì trong vòng 10 tháng, dù có chó dại cắn cũng không sao. Còn về việc đắp lá thuốc sau gáy để thăm bệnh, theo ông Sơn đó là cách thử độc để nhận biết vết cắn là của chó dại hay chó lành. Ông Sơn tiết lộ, sau khi tháo thuốc ra, nếu trên da xuất hiện các tia tím, đỏ, hồng chứng tỏ người bệnh đã bị nhiễm độc, nhìn vào đó cũng cho thấy vết cắn có hình dáng ra sao, sâu cạn thế nào và xác định độ nặng nhẹ của bệnh nhân để đưa ra liều lượng chữa trị phù hợp. Nhưng để học được “tuyệt kỉ” thử độc này, ông Sơn đã mất thời gian khá dài.

Có một kỷ niệm mà luôn ám ảnh trong trí nhớ của ông Sơn suốt hai mươi năm qua, ông chỉ nuối tiếc một ca bệnh đã tìm đến tay ông nhưng vì quá muộn. “Tôi còn nhớ lúc anh thanh niên ở tỉnh Kon Tum đó tới thì đã không ăn uống gì được, gan đã bị lầy, và sắp chết. Dù tôi cố gắng bao nhiêu thì anh ta cũng không thể qua khỏi. Giá như anh ta đến sớm hơn chút nữa thì… ” – ông Sơn trầm buồn.

Cái tâm, cái tình của vị lương y

Công việc bình dị của ông Sơn khi rãnh rỗi là làm cỏ quanh vườn tiêu để có thu nhập.

Nhiều người đã nói về ông như vậy bởi cái tâm, cái tình ông dành cho những bệnh nhân. Ngần ấy năm chữa bệnh cứu người trong cơn thập tử nhất sinh nhưng ông Sơn chưa bao giờ nghỉ đến chuyện danh lợi cho mình. Đó cũng là lời răn dạy mà tổ tiên ông truyền lại “cấm lợi dụng việc làm thuốc chữa bệnh để làm tiền. Làm thầy thuốc là để giúp thiên hạ khỏi nguy nan”.

Xem bảng giá thuốc chữa bệnh của ông chúng tôi mới biết mỗi gói thuốc chữa bệnh chó dại cắn trọn gói có giá 500 nghìn đồng hết bệnh và 200 nghìn đồng cho loại thuốc phòng ngừa bệnh dại có tác dụng trong 10 tháng. So với giá cả của Tây y thì còn còn khá “khiêm tốn”.

Hành nghề chữa chó dại nhiều năm, ông Sơn thú thực: “Nhiều lúc tôi cũng sợ lắm, vì trong khi chữa trị, người bệnh lên cơn thường cào xé, cắn bậy, chỉ cần vô ý là có thể bị lây nhiễm độc dại qua nước bọt, vết máu người bệnh. Nhưng nhìn thấy người ta sắp chết mà không cứu thì lòng không yên nên cứ kệ, nguy hiểm cũng chấp nhận, miễn sao cứu được người”. Khi được hỏi về phương châm chữa bệnh cứu người của ông là gì?. Ông Sơn nhìn lên bàn thờ tổ tiên rồi đáp: “Cứu một mạng người hơn xây bảy tòa tháp. Không màng danh lợi, không vì tiền mà chỉ vì mạng sống của con người”.

Một đời chữa bệnh, ông Sơn luôn nhắc nhở bệnh nhân mỗi khi ra về đó là người bệnh đang điều trị độc chó dại, trong 24 giờ sau khi uống thuốc, tuyệt đối kiêng cử đám tang. Nếu phạm phải điều cấm kị này thì độc tố sẽ tăng lên gấp trăm lần, có thể dẫn đến mất mạng. Khi được hỏi tại sao như thế thì ông Sơn trả lời: “Chính tôi và tổ tiên cũng không giải thích được, nhưng đã là điều cấm kị thì phải tuyệt đối nghe theo”.

Bài thuốc của ông Sơn có tổng cộng 12 loại lá cây, trong đó lá cây mãng cầu xiêm và lá cây hoa dẻ kết hợp lại có tác dụng chữa độc chó cắn. Ngoài ra nó cũng là thành phần chính để bào chế chữa độc rắn cắn. Chín loại lá khác cũng chỉ là cây cỏ trong vườn, ở đồng ruộng hay trên rừng, duy chỉ có một loại lá ở Việt Nam không có, ông phải đặt ở Trung Quốc đưa về, nếu không có loại lá thuốc này thì không thể bào chế thuốc được.

Những loại lá cây này chỉ được hái trong những ngày vào dịp Tiết Thanh Minh. Và mỗi năm chỉ có thể chế biến thuốc duy nhất một lần vào đúng ngày Hạ chí. Mười lá cây được sao khô, sau đó tán thành bột dự trữ sẵn. Hai loại còn lại là lá cây mãng cầu xiêm và lá cây hoa dẻ đem lọc lấy nước rồi đóng chai.

Khi có người bị chó dại cắn, chỉ cần trộn đều thứ bột thuốc và nước lá tươi rồi pha loãng vào nước lọc cho bệnh nhân uống. Phần xác lá xát nhẹ lên vùng da thâm quầng do răng chó tạo ra. Còn loại thuốc để phòng ngừa thì có thêm bớt một số vị thuốc nhưng cũng đủ 12 loại thảo dược.

Nguồn: chúng tôi

https://soha.vn/song-khoe/bai-thuoc-than-ky-cuu-song-nhieu-nguoi-bi-cho-can-da-phat-dai-20140323153633653.htm

Tại Sao Mèo Có Thể Sống Sót Tốt Hơn Chó Khi Bị Rắn Cắn?

Mèo có khả năng sống sót khi bị rắn độc cắn gấp đôi so với chó và những lý do đằng sau hiện tượng kỳ lạ này đã được tiết lộ bởi nghiên cứu của Đại học Queensland.

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nghiên cứu sinh Christina Zdenek và phó giáo sư Bryan Fry đã so sánh tác động của nọc rắn đối với các tác nhân đông máu ở chó và mèo, hy vọng sẽ giúp cứu sống những “người bạn” lông xù của chúng ta.

Tiến sĩ Fry chia sẻ: “Rắn cắn là một sự xuất hiện phổ biến đối với mèo và chó cưng trên toàn cầu và có thể gây tử vong. Điều này chủ yếu là do một tình trạng gọi là” rối loạn đông máu tiêu thụ do nọc độc “- khi một con vật mất khả năng đông máu và chảy máu từ từ cho đến khi chết.

Ở Úc, riêng loài rắn nâu phương đông (Pseudonaja textilis) chịu trách nhiệm cho khoảng 76% số lượng rắn cắn trong nhà được báo cáo mỗi năm và trong khi chỉ có 31 phần trăm chó sống sót khi bị rắn nâu phương Đông cắn mà không có kháng nguyên, thì mèo có khả năng sống sót cao gấp đôi – ở mức 66%.

Mèo cũng có tỷ lệ sống cao hơn đáng kể nếu được điều trị bằng thuốc chống siêu vi và cho đến nay, những lý do đằng sau sự chênh lệch này vẫn chưa được biết.

Tiến sĩ Fry và nhóm của ông đã sử dụng máy phân tích đông máu để kiểm tra tác động của nọc rắn nâu phương đông – cũng như 10 nọc độc khác được tìm thấy trên khắp thế giới – trên huyết tương chó và mèo trong phòng thí nghiệm.

Tất cả các nọc độc hoạt động nhanh hơn trên huyết tương của chó so với mèo hoặc người. Điều này cho thấy rằng những con chó có thể sẽ rơi vào trạng thái đông máu thất bại sớm hơn và do đó dễ bị tổn thương hơn với những nọc rắn này.

Thời gian đông máu tự phát của máu – ngay cả khi không có nọc độc – ở chó nhanh hơn đáng kể so với ở mèo. Điều này cho thấy rằng máu đông máu tự nhiên của chó nhanh hơn khiến chúng dễ bị tổn thương hơn với các loại nọc rắn này.

Và điều này phù hợp với hồ sơ lâm sàng cho thấy các triệu chứng khởi phát nhanh hơn và tác dụng gây chết người ở chó so với mèo.

Một số khác biệt về hành vi giữa mèo và chó cũng có khả năng cao làm tăng khả năng chó chết vì rắn cắn.

Chó thường điều tra bằng mũi và miệng, đó là những khu vực có nhiều mạch máu, trong khi đó, mèo thường di chuyển bằng bàn chân của chúng. Và chó thường hoạt động nhiều hơn mèo, điều này không tốt lắm sau khi bị cắn vì cách tốt nhất là giữ yên càng lâu càng tốt để làm chậm sự lây lan của nọc độc trong cơ thể.

Các nhà nghiên cứu hy vọng những hiểu biết của họ có thể dẫn đến nhận thức tốt hơn về khoảng thời gian cực kỳ ngắn để điều trị cho những con chó bị cắn bởi rắn.

Điều này nhấn mạnh nọc độc rắn nhanh và nguy hiểm đến mức nào đối với chó.

Nguồn truyện:

Tài liệu được cung cấp bởi Đại học Queensland . Lưu ý: Nội dung có thể được chỉnh sửa cho kiểu dáng và độ dài.

Tạp chí tham khảo :

Christina N. Zdenek, Joshua Llinas, James Dobson, Luke Allen, Nathan Dunstan, Leijiane F. Sousa, Ana M. Moura da Silva, Bryan G. Fry. Thú cưng trong tình trạng nguy hiểm: Tính mẫn cảm tương đối của mèo và chó đối với nọc rắn procoagulant . Sinh hóa so sánh và Sinh lý học Phần C: Độc tính & Dược lý , 2020; 108769 DOI: 10.1016 / j.cbpc.2020.108769

Cập nhật thông tin chi tiết về Bài Thuốc Sống Còn Cứu Sống Người Bị Rắn Cắn, Chó Dại Cắn Trong 1 Phút trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!