Xu Hướng 3/2023 # Bác Sĩ Thú Ý Tử Vong Do Chủ Quan Không Tiêm Phòng Khi Bị Chó Cắn # Top 6 View | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bác Sĩ Thú Ý Tử Vong Do Chủ Quan Không Tiêm Phòng Khi Bị Chó Cắn # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Bác Sĩ Thú Ý Tử Vong Do Chủ Quan Không Tiêm Phòng Khi Bị Chó Cắn được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Theo thông tin từ bệnh viện Bạch Mai, trong vòng 3 tuần gần đây đã có 3 bệnh nhân chết vì bị chó dại cắn. Mới nhất là trường hợp của bác sĩ thú y, chủ quan không tiêm phòng sau khi chó cắn.

Bác sĩ thú ý tử vong do chủ quan không tiêm phòng khi bị chó cắn

Ngày 4/6, chị Phan Thị C. (24 tuổi, ở Phú Xuyên, Hà Nội) – là bác sĩ thú y đang làm việc tại một phòng khám thú y tư nhân tại Phú Thọ qua đời vì bị chó cắn.

Hơn 1 tháng trước đó, chị C bị chó ốm cắn vào tay, vết cắn ở vị trí bàn tay phải. Là bác sĩ thú y, chị C lập tức sơ cứu, rửa vết thương, sát trùng rồi băng bó lại. Tuy nhiên, 4 ngày sau khi chó chết, chị C không đi tiêm phòng và chẩn đoán chó chết vì bệnh viêm đường hô hấp trên.

Bác sĩ thú ý tử vong do chủ quan không tiêm phòng khi bị chó cắn. Vết chó cắn trên tay chị C

Chỉ đến khi thấy cơ thể xuất hiện đau nhức ở chỗ cắn và vùng vai phải, tê bì chân tay, sau đó lan ra toàn thân, kèm cảm giác khó thở, sợ gió, sợ nước, chị C mới tới bệnh viện điều trị.

Theo PGS. TS. BS Đỗ Duy Cường, Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân C được chuyển đến khoa Truyền nhiễm lúc 20h ngày 3/6 trong tình trạng điển hình của bệnh dại. Bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc được nhưng hốt hoảng, vật vã, sợ gió, sợ nước, có tiếng thít thanh quản khi uống nước, rối loạn thần kinh thực vật, nhịp tim nhanh 140 lần/ phút.

Bệnh tiến triển nhanh, đến sáng 4/6 bệnh nhân ngừng tim, ngừng tuần hoàn. Sau khi được cấp cứu, nhịp tim của bệnh nhân đập trở lại nhưng tình trạng nặng nên gia đình xin cho bệnh nhân về nhà. Tới 10h sáng ngày 4/6, bệnh nhân qua đời.

Qua lời người thân bệnh nhân, 2 người khác cũng bị con chó này cắn nhưng đã đi tiêm phòng cho nên thoát chết.

“Bệnh dại là bệnh gây bởi vi-rút dại lây truyền từ các loại động vật như chó, mèo,… sang người chủ yếu qua vết cắn hoặc vết trầy xước trên cơ thể.

Hầu hết các trường hợp gây bệnh dại ở người tại Đông Nam Á là do chó cắn, tuy nhiên cũng có một số báo cáo về bệnh dại ở người là do vết cắn của mèo, cầy, chó rừng, cáo, chó sói và các loại động vật ăn thịt khác.

Bác sĩ thú ý tử vong do chủ quan không tiêm phòng khi bị chó cắn. Virus dại thông qua vết cắn lây sang người; khi phát bệnh dại, thì bệnh nhân chắc chắn sẽ chết

Thời gian ủ bệnh sau khi bị cắn thường vài tuần, có thể lâu hơn vài tháng thậm chí hàng năm tùy thuộc vào số lượng và mức độ tổn thương và vị trí của vết cắn có gần thần kinh trung ương hay không.

Triệu chứng điển hình của bệnh dại thường là trở nên hung dữ, sợ nước, sợ gió, kích thích, rối loạn thần kinh thực vật, tăng tiết nước bọt,… Hoặc có bệnh dại thể liệt, virus dại gây liệt các chi rồi lan lên liệt toàn thân.

“Chị C. khi vào viện các triệu chứng tiến triển rất nhanh của bệnh dại thể hung dữ, chỉ chưa đến 1 ngày nhập viện bệnh nhân đã qua đời. Đau xót hơn, bệnh nhân mặc dù làm bác sĩ thú y, khi thấy chó có biểu hiện ốm, chết lẽ ra chị phải hiểu được việc cần thiết của việc đi tiêm phòng dại nhưng bệnh nhân quá chủ quan không đi tiêm”, PGS. Cường chia sẻ.

Cũng theo PGS. Cường, bệnh dại khi đã có triệu chứng (dại lên cơn) thì tỷ lệ chắc chắn 100% chết người. Hiện nay, bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên việc tiêm vắc-xin dự phòng bệnh dại sau phơi nhiễm là bắt buộc nếu bị chó, mèo hay các động vật khác bị dại hoặc nghi ngờ bị dại cắn.

Để phòng chống bệnh dại mỗi người dân cần có trách nhiệm tiêm phòng dại cho chó, mèo đầy đủ và đúng lịch theo khuyến cáo của các bác sĩ hoặc cán bộ thú y; không bán hoặc tiêu thụ thịt chó, mèo… bị ốm hoặc nghi ngờ dại vì có thể làm cho bệnh dịch lây lan.

Người dân cũng cần nhốt hoặc theo dõi chó, mèo trong vòng 1 tuần nếu có biểu hiện bất thường hoặc ốm, chết thì phải đi tiêm phòng ngay.

Bị Chó Cắn Nhưng Không Tiêm Phòng Dại, Bé 10 Tuổi Tử Vong Sau 3 Tháng

Bé trai 10 tuổi ở huyện Yên Châu, Sơn La bị chó cắn cách đây 3 tháng nhưng gia đình không cho đi tiêm phòng dại. Ngày 9-4, bé đã tử vong.

Bé trai là Sồng A Nùng T (10 tuổi, học lớp 5 tại một trường ở Yên Châu, Sơn La).

Theo thông tin từ cô giáo của T, cách đây 3 tháng T bị chó cắn nhưng gia đình không đi tiêm. Ngày 7-4 vừa qua, T có biểu hiện bất thường nên gia đình đưa bé vào Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Châu (Sơn La). Sau khi thăm khám các bác sĩ cho biết T lên cơn dại do chó cắn, không có khả năng chữa trị. Gia đình đã đưa T về nhà. T đã mất tại nhà vào sáng 9-4.

Bé T đã không qua khỏi sau khi bị chó cắn cách đây 3 tháng.

Sau khi sự việc đau lòng xảy ra, các giáo viên tại trường nơi T học đã vận động những gia đình có trẻ bị chó cắn đi tiêm phòng.

Cũng theo lời cô giáo, T là học sinh chăm ngoan, học khá. Gia đình T thuộc diện khó khăn.

Thời gian gần đây liên tiếp các vụ chó cắn gây nguy hiểm đến tính mạng người dân. Đầu tháng 4 vừa qua, tại huyện Lương Sơn, Hòa Bình có hai bố con trong một gia đình tử vong sau khi bị chó cắn 2 tháng trước.

Ngày 6-2 (mùng 2 Tết Nguyên đán), anh Bùi Văn T (SN 1987, trú tại xã Trung Sơn, Lương Sơn, Hòa Bình) bị chó nhà nuôi cắn vào mu bàn tay chảy máu, rồi tiếp tục cắn vào vợ và con gái gây chảy máu. Một ngày sau, con chó cắn vào tay người con trai út khiến chảy máu. Anh T bắt con chó để xích thì bị nó cắn lần nữa. Anh chém chết chó rồi đem chôn.

Tuy nhiên, gia đình không xử lý vết thương và tiêm vắc-xin phòng dại.

Đến ngày 31-3, anh T bị nấc, khó thở, sợ nước, sợ tiếng động và ánh sáng được đưa đi cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện được chẩn đoán mắc dại. Gia đình chuyển Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương điều trị. Do điều trị không có kết quả, gia đình xin đưa về nhà và tử vong ngày 2-4.

Sau khi anh Tuấn được chẩn đoán mắc dại, cả gia đình mới đi tiêm phòng. Tuy nhiên, cậu con trai út 7 tuổi bị ốm, sốt nên không tiêm được. Gia đình đưa cháu về địa phương chữa bệnh tại nhà thầy lang và tử vong vào tối 3-4.

7 Lưu Ý Quan Trọng Khi Đưa Trẻ Đi Tiêm Phòng

Trước khi tiêm chủng

Cần để trẻ ở bệnh viện ít nhất 30 phút sau khi tiêm. Bố mẹ cần tránh cho trẻ ăn hoặc bú quá no, tuy nhiên cũng không nên vì vậy mà để trẻ đói bởi điều này có thể sẽ khiến trẻ bị hạ đường huyết sau khi tiêm.

Vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ để hạn chế tình trạng nhiễm trùng. Ngoài ra, mẹ hãy cho trẻ mặc trang phục đơn giản để giúp bác sĩ dễ thao tác hơn trong quá trình tiêm phòng. Mẹ cần mang theo đầy đủ hồ sơ, giấy tờ của trẻ, đặc biệt là sổ tiêm chủng trước đó.

Trước khi tiêm, ba mẹ đừng quên trao đổi với bác sĩ tình trạng sức khỏe của trẻ, có bị suy dinh dưỡng, có mắc bệnh cấp tính (như sốt, viêm phổi, viêm phế quản…), tiền sử bệnh tật, dị ứng với thuốc, hóa chất, thức ăn…

Nếu ở những mũi tiêm trước trẻ có dấu hiệu dị ứng, sốt…, mẹ nên báo với bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời trong tình huống khẩn cấp.

Sau khi tiêm

Sau khi trẻ tiêm chủng xong, mẹ không nên đưa trẻ về ngay mà cần ở lại theo dõi 15-30 phút để đề phòng việc trẻ bị sốc phản vệ.

Nếu trẻ không có bất kỳ phản ứng nào, mẹ có thể đưa con về nhà nhưng vẫn cần theo dõi thêm. Theo dõi xem trẻ có sốt không, biểu hiện bên ngoài da, cử chỉ, quấy khóc, bú mẹ có bình thường không, đi ngoài thế nào. Đặc biệt là với những trẻ tiêm lần đầu khi ở 2 tháng tuổi, tiêm mũi đầu tiên và tiêm vắc xin 5 trong 1.

Ở những trẻ cơ địa nhạy cảm, vết tiêm có thể bị sưng đỏ, nổi cục cứng nhưng mẹ không cần quá lo lắng, hiện tượng này sẽ tự biến mát sau 6 – 8 tiếng. Lúc này, mẹ cần chườm mát lên vết tiêm của trẻ (không chườm nóng) để giảm đau, cho trẻ uống nhiều nước, bú mẹ nhiều hơn, mặc đồ thoáng.

Sau 24 giờ tiếp theo, mẹ có thể chườm nóng để các vết sưng tấy mau biến mất, giúp da dễ trao đổi với môi trường bên ngoài và nhanh chóng phục hồi.

Ngoài ra, hiện nay cũng có một số mẹ truyền tai nhau kinh nghiệm xát chanh hoặc đắp một lát khoai tây mỏng vào chỗ tiêm nhằm mục đích giảm đau, sưng tấy cho trẻ. Tuy nhiên, cách làm này không được các chuyên gia y tế khuyến khích vì làn da của trẻ vô cùng nhạy cảm, làm vậy có thể tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho vết tiêm.

Trường hợp trẻ sốt nhẹ, sốt 37-38 độ C, mẹ có thể dùng các biện pháp làm mát, hạ nhiệt, thuốc hạ sốt đặt hậu môn. Nếu sốt trên 38 độ thì dùng thuốc hạ sốt, tác dụng nhanh hơn.

Trường hợp không nên tiêm phòng cho trẻ

Mỗi loại vắc xin chống chỉ định với từng nhóm trẻ khác nhau. Chẳng hạn với vắc xin phòng lao, những trẻ sinh non, cân nặng dưới 2,5 kg phải tạm thời lùi thời điểm tiêm. Vắc xin được tiêm trong tháng đầu tiên đến 2 tháng tuổi. Do đó, trước khi đi tiêm phòng cho trẻ, mẹ cần tìm hiểu xem trẻ có thuộc đối tượng tiêm phòng hay không, đồng thời trao đổi với bác sĩ về tình hình hiện tại của trẻ.

Liều lượng tiêm cho trẻ trong mỗi lần tiêm phòng

Hai loại bắc xin sống không nên tiêm gần nhau trong khoảng thời gian 4 tuần. Ngoài ra có thể tiêm chủng nhiều loại vắc xin khác nhau trong một lần tiêm. Vắc xin sống bao gồm vắc xin phòng các bệnh như lao, sởi, thủy đậu…

Việc tiêm nhiều mũi tiêm trong một lần tiêm phòng có thể khiến trẻ bị phản ứng, dị ứng và khó theo dõi do không biết cơ thể trẻ phản ứng với loại vắc xin nào. Do đó, tốt nhất nên tiêm một loại vắc xin cho một lần tiêm chủng. Có thể tiêm từ 2 loại vắc xin trở lên trong trường hợp điểm tiêm chủng ở xa nhà, trẻ ghép tạng…

Một số phản ứng sau khi tiêm ngừa

Sốt nhẹ: Sốt là phản ứng phổ biến nhất ở trẻ sau khi tiêm phòng. Đây là cách cơ thể trẻ phản ứng với thuốc và thường tự khỏi sau 1-2 ngày tiêm phòng. Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp trẻ có thể sốt cao trên 39 độ C, khi đó bố mẹ hãy đưa trẻ đến gặp bác sỹ ngay để được điều trị kịp thời.

Vết tiêm bị sưng đỏ, đau: Vấn đề này có thể tồn tại đến vài ngày nhưng đây hoàn toàn là phản ứng bình thường và sẽ tự khỏi, không đáng ngại. Có thể dùng phương pháp chườm lạnh ở chỗ tiêm để giảm đau cho trẻ.

Dị ứng: Trẻ có thể nổi các vết ban mề đay hoặc ngứa toàn thân… Thông thường, các biểu hiện dị ứng này sẽ tự khỏi sau vài ngày, nhưng nếu trẻ thấy khó chịu nhiều thì phải dùng một số thuốc chống dị ứng.

Một số phản ứng khác: Ở một số trường hợp, trẻ sẽ gặp phải các phản ứng hiếm gặp như tai biến thần kinh, viêm hạch, viêm não…Đây là những phản ứng nặng, có thể đe dọa tính mạng trẻ nếu bố mẹ không kịp thời đưa con đến bệnh viện.

Khi nào đưa trẻ đến bệnh viện: Sau khi tiêm phòng, nếu trẻ có các biểu hiện bất thường như trẻ sốt trên 39 độ C, sốt cao quá 2 ngày, co giật, chân tay lạnh, tím tái, khó thở, quấy khóc, không đáp ứng thuốc hạ sốt thông thường, bỏ bú, sưng to, đỏ quanh chỗ tiêm…, bố mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện.

Trích nguồn: Sức khỏe toàn dân

Hà Nội: Ngăn Hai Chó Becgie Đánh Nhau, Chủ Nhà Bị Cắn Tử Vong

Thấy 2 con chó nhà cắn nhau, người đàn ông 49 tuổi là chủ nhà đã cầm nạng đánh vào con chó để can ngăn, thấy vậy cả 2 con chó quay lại cắn chủ vào vùng cổ. Nạn nhân tử vong sau khi được đưa đến bệnh viện cấp cứu vì sốc do mất máu.

Tin từ bệnh viện Việt Đức cho biết, ngày 19/8/2018, các bác sĩ tiếp nhận bệnh nhân nam (49 tuổi, ở Thanh Xuân, Hà Nội) do bị chó nhà cắn. Giống chó cắn người này là giống becgie – loại chó được coi là rất dũng mãnh và được ưa chuộng hiện nay.

Theo các bác sĩ, bệnh nhân này trước đây bị tai nạn giao thông nên cụt chân phải, di chuyển bằng chống nạng. Khi thấy 2 con chó nhà cắn nhau, anh này đã cầm nạng đánh vào con chó để can ngăn, thấy vậy cả 2 con chó quay lại cắn chủ vào vùng cổ.

Khi bị cắn, máu chảy rất nhiều từ vết thương, bệnh nhân được đưa vào sơ cứu cầm máu tại BV gần nhà rồi chuyển thẳng đến BV Việt Đức sau tai nạn 2 giờ 30 phút.

Bệnh nhân vào viện trong tình trạng sốc rất nặng do mất máu cấp, hôn mê sâu, huyết áp và mạch ngoại vi không đo được, băng vết thương sũng máu. Có 2 vết thương ở vùng cổ bên phải, mép nham nhở – nằm trên đường đi của bó mạch cảnh (mạch máu chính nuôi não) đang tiếp tục chảy máu.

Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị sốc mất máu rất nặng và rối loạn đông máu do vết thương cổ phải. Ngay lập tức, bệnh nhân được đưa thẳng vào phòng mổ cấp cứu, kiểm tra động mạch cảnh phải thấy bị vết thương giập nát, nham nhở trên suốt đoạn dài 5 cm – tới tận sát góc hàm, vết thương động mạch đốt sống phải. Như vậy là bị tổn thương cả 2 động mạch chính nuôi não ở bên cổ phải.

Bác sĩ đã tiến hành cắt đoạn động mạch cảnh tổn thương, ghép bằng tĩnh mạch hiển tự thân, khâu cầm máu động mạch đốt sống.

Tuy nhiên sau phẫu thuật do bệnh nhân sốc quá nặng trước mổ, mất tri giác và hôn mê sâu, rối loạn đông máu nặng với tiểu cầu còn 12.000 (bình thường là 150.000). Do không còn khả năng điều trị, nên gia đình đã xin đưa bệnh nhân về nhà.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bác Sĩ Thú Ý Tử Vong Do Chủ Quan Không Tiêm Phòng Khi Bị Chó Cắn trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!