Bạn đang xem bài viết Ăn Rau Gì Tốt Cho Gan, Tăng Cường Chức Năng Gan Giúp Gan Khỏe Mạnh? được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Gan có chức năng được ví như kho dự trữ dinh dưỡng, nó đóng vai trò là cơ quan đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, gan còn giúp giải độc máu, hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa. Vì vậy, nếu chúng ta muốn khỏe mạnh thì nhất định phải bảo vệ, chăm sóc gan.
Mặt khác, gan là một cơ quan dễ bị tổn thương, chính vì vậy bạn cần xây dựng được một chế độ sinh hoạt, ăn uống điều độ và khoa học.
Những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới gan chính là chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt. Nếu bạn sử dụng nhiều chất kích thích, sinh hoạt không điều độ, thiếu khoa học, dùng các loại thực phẩm bẩn,… sẽ khiến gan bị tổn thương, chức năng gan suy giảm, khiến sức khỏe suy giảm.
Do đó, để bảo vệ, tăng cường chức năng gan, giúp cơ thể hoạt động tốt thì bạn cần sinh hoạt, ăn uống khoa học. Trong số đó, sử dụng các loại thực phẩm tốt cho gan cũng là điều vô cùng quan trọng.
Các loại rau giải độc gan bạn nên ăn thường xuyên
Rau cần với hàm lượng sắc tố cà rốt, vitamin C cùng nhiều loại đường sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc gan, lợi tiểu. Với những người bị gan tính cồn cũng như gan nhiễm mỡ thì rau cần chính là loại thực phẩm nên bổ sung hàng ngày.
Củ cải đỏ có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, tốt cho gan
Ăn rau gì tốt cho gan? Củ cải đỏ là một cái tên mà bạn không nên bỏ qua. Củ cải đỏ có vị ngọt, tính ôn, tinh dầu bay hơi và chứa nhiều vitamin A thô.
Với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, củ cải đỏ có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, làm tăng nồng độ Vitamin A cho những người mắc bệnh về gan, phòng ngừa căn bệnh ung thư một cách gián tiếp.
Rau má giúp làm mát cơ thể, giải độc gan
Theo y học cổ truyền, rau má không độc, có tính mát, vị hơi đắng. Công dụng làm mát cơ thể, giải độc, lợi tiểu, chống viêm… thường được dùng để chữa bệnh viêm gan hoàng đản, ngứa, rôm sảy, thanh nhiệt, mụn nhọt, bệnh máu cam, sốt…
Rau má tươi 30-100g rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống hàng ngày hoặc dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi hòa đường uống. Chỉ với cách đơn giản này là bạn đã có thể thanh nhiệt giải độc cho lá gan của mình, làm cho gan của bạn được mát hơn và các chức năng của gan cũng đạt hiệu quả cao hơn.
Rau muống là loại rau tốt cho gan
Rau muống là loại rau phổ biến, thường xuyên xuất hiện trên mâm cơm Việt. Loại rau này có tính mát, ngọt nhạt, giàu các chất dinh dưỡng như protein, carotene,… Với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, rau muống được xếp vào danh sách các loại rau tốt cho gan.
Bắp cải trắng tốt cho gan
Bắp cải cũng là một loại rau tốt cho gan mà bạn nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Loại bắp cải trắng có vị ngọt, mát, tính bình, dồi dào vitamin C, B1, B2, E và carotene,… Đây đều là những chất có tác dụng tốt với người bị bệnh gan, viêm loét, đau dạ dày,…
Cà chua có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tốt cho gan
Cà chua không chỉ có tác dụng làm đẹp mà còn rất tốt cho sức khỏe. Là loại thực phẩm có tính bình, giàu chất béo, chất đạm cùng nhiều vitamin,… Cà chua có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tốt cho gan.
Bí đao giúp lợi tiểu, giải độc gan
Bí đao có vị ngọt, tính hơi lạnh, giàu vitamin và khoáng chất. Ăn bí đao thường xuyên có tác dụng lợi tiểu, ngăn ngừa mụn nhọt, trị ho hiệu quả. Phần thịt của bí đao có thể giải độc.
Củ dền giúp tăng cường chức năng gan
Củ dền là loại thực phẩm cung cấp lượng chất chống oxy hóa và nitrat tương đối lớn. Theo các nghiên cứu, củ dền không chỉ tốt cho tim mà còn bảo vệ, tăng cường chức năng gan.
Các dưỡng chất có trong củ dền có khả năng giảm tổn thương oxy hóa, tăng lượng enzym giải độc tự nhiên.
Dưa chuột tốt cho những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ
Trong dưa chuột có chứa vitamin B1, B2, chất xơ và nhiều loại khoáng chất khác. Chất xơ có tác dụng làm giảm lượng cholesterol xấu, bài tiết chất độc tồn tại trong đường ruột.
Bên cạnh đó, lượng axit rượu có trong dưa còn có khả năng ức chế carbohydrate chuyển thành chất béo, tốt cho những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
Bông cải xanh là thực phẩm tốt cho gan
Nếu hỏi ăn rau gì tốt cho gan thì chắc chắn không thể thiếu những cái tên thuộc “họ nhà cải”. Bên cạnh bắp cải trắng thì bông cải xanh cũng là thực phẩm tốt cho gan.
Các chất có trong loại rau này sẽ làm tăng lượng glucosinolate trong cơ thể. Loại enzym này sẽ bổ sung cho enzym mà gan sản xuất ra, có tác dụng thải độc ra khỏi cơ thể, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Một số thực phẩm tốt cho gan khác
Ăn rau gì tốt cho gan? Ngoài các loại rau xanh trên thì bạn cũng nên bổ sung thêm một số thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe và chức năng gan.
Quả bơ giúp cải thiện chức năng gan
Theo các nghiên cứu, việc ăn bơ thường xuyên có thể giúp cải thiện chức năng gan. Các dưỡng chất có trong bơ sẽ giúp cơ thể chúng ta sản xuất ra glutathione. Đây là một dưỡng chất đóng vai trò quan trọng đối với quá trình chuyển hóa độc tố trong cơ thể.
Ăn bơ thường xuyên có thể giúp cải thiện chức năng gan.
Quả bưởi là loại thực phẩm tốt cho gan
Bên cạnh rau củ thì chúng ta cũng nên bổ sung một số loại trái cây tốt cho gan. Bưởi được xem là loại thực phẩm tốt cho gan bởi nó cung cấp cho cơ thể 2 chất chống oxy hóa tự nhiên là naringenin và naringin. Đây là 2 chất có tác dụng trong việc bảo vệ gan trước sự gây hại của gốc tự do.
Việt quất và nam việt quất
Cả 2 loại quả này đều chứa chất chống oxy hóa là anthocyanin. Chiết xuất cũng như nước ép của việt quất, nam việt quất có tác dụng duy trì sức khỏe gan. Để giảm nguy cơ gan bị ảnh hưởng bởi các tác động tiêu cực, chúng ta nên ăn 2 loại quả này trong khoảng thời gian từ 3 – 4 tuần.
Theo một thí nghiệm, chất chống oxy hóa trong các loại quả mọng như việt quất có khả năng kìm hãm sự phát triển của tổn thương gan và mô sẹo gan. Theo các chuyên gia, bạn nên bổ sung 2 loại quả này vào chế độ ăn hàng ngày để bảo vệ gan, duy trì sức khỏe.
Nho là loại quả có lợi cho gan
Đáp án cho câu hỏi ăn rau gì tốt cho gan, ăn quả gì lợi cho gan không thể thiếu trái nho. Nho là loại trái cây chứa nhiều hoạt chất có lợi. Đặc biệt là resveratrol.
Theo các nghiên cứu, nước ép từ loại quả này rất tốt cho gan. Những dưỡng chất trong nho giúp giảm viêm gan, bảo vệ gan khỏi tổn thương và tăng hiệu quả chống oxy hóa.
Các loại hạt cũng là thực phẩm khuyến khích đối với những người mắc bệnh gan. Trong thành phần của các loại hạt chứa nhiều vitamin E, chất chống oxy hóa. Đây đều là những chất có lợi cho tim, tốt cho gan. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc ăn các loại hạt có thể cải thiện men gan ở những người bị bệnh gan nhiễm mỡ.
Dầu ô liu giúp cải thiện men gan
Được xem là một chất béo lành mạnh, dầu oliu tiếp tục góp mặt trong danh sách những thực phẩm tốt cho gan. Với các dưỡng chất có trong thành phần, dầu oliu không chỉ hỗ trợ quá trình trao đổi chất, tốt cho tim mà còn tác động tích cực với gan.
Tỏi giúp kích hoạt enzyme của gan, loại bỏ độc tố
Trong tỏi có chứa chất allicin. Đây là chất cần thiết để gan có thể thực hiện chức năng khử độc. Các chất trong tỏi giúp gan bằng cách kích hoạt enzyme, loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Chỉ cần bổ sung một nhánh tỏi mỗi ngày là đủ để kích hoạt enzyme của gan, loại bỏ độc tố hiệu quả.
Bên cạnh đó, chất selenium có trong tỏi cũng hỗ trợ giải độc gan, ngăn ngừa bệnh ung thư gan hiệu quả.
Ăn rau gì tốt cho gan? Ngoài các loại rau kể trên thì nấm cũng là loại thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho gan. Nấm là thực phẩm có tính bình, vị ngọt. Trong thành phần của nấm có chứa các loại đường, vitamin và nhiều dưỡng chất có lợi khác.
Thực nghiệm đã chứng minh rằng, những thực phẩm chứa nhiều đường như nấm có tác dụng chống lại khối u, tăng khả năng miễn dịch. Chính vì vậy, những người bị gan nên thường xuyên ăn nấm để cải thiện tình trạng bệnh.
là một loại thực phẩm có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Theo Đông y, hạt sen có vị ngọt, tính bình, giàu protein, có tác dụng trị ho, ích khí.
Lượng chất colchicine có trong hạt sen có tác dụng chống xơ cứng, xơ hóa gan. Do đó, hạt sen là một thực phẩm khuyến khích đối với mọi người, nên ăn thường xuyên để phòng xơ gan.
Bưởi, cam, chanh, quýt,… đều là những loại trái cây rất giàu vitamin C. Việc sử dụng chanh thường xuyên sẽ giúp cơ thể chúng ta loại bỏ được độc tố, tốt cho hệ tiêu hóa. Uống một ly nước chanh nóng vào buổi sáng sẽ giúp thanh lọc và giải độc gan. Bên cạnh đó, ly nước chanh còn có tác dụng làm sạch bao tử, kích thích nhu động ruột.
Thực phẩm gây hại cho gan
Ăn rau gì tốt cho gan? Ngoài việc bổ sung những thực phẩm tốt cho gan thì bạn nhất định phải hạn chế một số loại thức ăn, đồ uống gây tổn hại đến gan như bia rượu, đồ ăn nhanh,…
Những loại thức uống có cồn khiến gan phải hoạt động nhiều hơn, gây bất lợi cho gan. Uống quá nhiều bia rượu là nguyên nhân dẫn tới các bệnh như gan nhiễm mỡ, ung thư gan.
Bên cạnh đó, thức ăn nhanh, chiên nhiều dầu mỡ, giàu chất béo, đường cũng gây tổn hại tới gan.
Để bảo vệ gan thì bạn nên lưu ý, không được ăn quá nhiều muối. Nạp nhiều muối vào cơ thể sẽ khiến tăng huyết áp, sinh ra bệnh về gan. Ngoài ra, ăn nhiều măng tươi, thịt, đồ ăn chứa chất ngọt nhân tạo cũng gây hại cho sức khỏe, tăng gánh nặng cho gan.
Có Nên Cho Thú Cưng Ăn Gan?
Có nên cho thú cưng ăn gan?
1. Cho thú cưng ăn gan là xấu?
Việc môi trường bị ô nhiễm, chất thải công nghiệp tràn lan, tồn dư chất độc, kháng sinh… vấn đề này quá rõ, chúng ta sẽ không bàn sâu nữa.
Chất độc vào cơ thể thú cưng sẽ được đào thải qua 3 đường: Dạng khí đào thải qua đường hô hấp, dạng muối nước qua thận và da, còn các loại khác thì qua gan. Khi cơ thể thú cưng bị độc, tế bào gan tiết ra độc tố khác để kết hợp với chất độc xâm nhập vào cơ thể thú cưng tạo ra chất không độc và giải phóng ra ngoài cơ thể. Hay nói ngắn gọn, gan có tế bào chuyên tiết độc tố, và là nơi chuyên xử lý chất kháng sinh, chất độc… trong cơ thể thú cưng.
Vậy nên gan là nơi có thể chứa nhiều chất độc hại.
Các cụ xưa vẫn nói: “thương cho ăn tiết, giết cho ăn gan” có lẽ cũng từ nguyên nhân trên.
Và tất nhiên, các chất độc tích lũy lâu dài có thể gây khối u và ung thư cho thú cưng.
2. Cho thú cưng ăn gan là tốt?
Như chúng ta đã biết, gan giàu đạm và cung cấp nhiều loại vitamin cho thú cưng
Vitamin A: quan trọng trong hệ cơ xương, da lông, sinh sản và thị lực
Ngoài ra, gan còn một số khoáng khác như sắt đồng giúp bổ máu, bên cạnh đó còn có phospho cũng rất quan trọng với thú cưng.
Gan cung cấp nhiều loại vitamin, khoáng cho thú cưng
Vậy có cho thú cưng ăn gan hay không?
Thật ra thì không chỉ gan, các thực phẩm khác cho thú cưng cũng sẽ có nguy cơ tồn dư kháng sinh. chất bảo quản…. và nếu thú cưng ăn không nhiều, lượng chất độc không lớn thì cơ thể thú cưng vẫn có thể đào thải được.
Tuy nhiên, “vật cực tất phản”, ăn quá nhiều ắt sinh bệnh, thường thì sẽ không xảy ra trường hợp ngộ độc cấp. Nhưng hoàn toàn có thể gây ra tình trạng dư thừa vitamin (cũng gây bệnh) và tích tụ độc tố gây ung thư cho thú cưng.
Cho thú cưng ăn gan thế nào thì đúng?
Lời khuyên của chúng tôi đưa ra ở đây là nên cho thú cưng nhà bạn ăn từ 2 – 3 bữa trong 1 tuần. Với trường hợp thú cưng nhà bạn thiếu vitamin mà gan có thể bổ sung thì nên cho thú cưng ăn từ 4 – 5 bữa trong 1 tuần.
Thú cưng của tôi ăn gan 7-8 năm nay có thấy gì đâu?
Nhiều bạn có thắc mắc vấn đề này, song việc ăn gan nhiều có nguy cơ chứ không phải chắc chắn mắc bệnh. Tùy thuộc vào cơ địa của thú cưng, có con ăn được, có con ăn tiêu chảy, có con đào thải tốt, có con đào thải kém, có con chức năng gan tốt, có con chức năng gan kém… do vậy không phải trường hợp nào thú cưng cũng bị mắc bệnh
VietDVM Team
Bệnh Viêm Gan Truyền Nhiễm Trên Chó
● Hepatitis infectius canine Là bệnh truyền nhiễm cấp tính, đặc trưng bằng sự sốt cao, viêm cata niêm mạc đường hô hấp và đường ruột, tổn thương thận và hệ thống thần kinh trung ương. Bệnh có khắp nơi trên thế giới. Ở nước ta chưa có những công bố chính thức.
1. Căn bệnh
Virus chứa AND. Họ Adenoviridae. Giống Mastadenovirus. Virus hướng thần kinh và gan. Virus bền vững với những tác nhân vật lý khác nhau, khi đông lạnh, lúc sấy khô và ở trong dung dịch glycerin 50%. Ở nhiệt độ phòng virus sống tới 1 năm. Trong tự nhiên nó được bảo tồn trên 2 năm. Ở 40 C virus bảo tồn hoạt tính hơn 9 tháng. Ở 500 C “ 150 phút. Ơ 1000 C “ 1 phút. Virus bền vững với ether, chloroform, methanol. Virus không bền vững với: formalin, phenol, vôi mới tôi. Những chất trên diệt nó trong vòng 30 phút.
2. Dịch tễ
- Loài vật mắc bệnh: trong tự nhiên chó mọi lứa tuổi, tất cả các giống đều có thể mắc bệnh, nhưng chó non 1,5 – 6 tháng tuổi thường cảm nhiễm hơn cả. Chó già trên 3 năm ít mắc mắc bệnh. Cáo, chó sói, chó núi cũng mắc bệnh. Một vài giống khỉ, chuột và người có thể mang virus (thể ẩn).
– Nguồn virus chính: những con con chó dương bệnh và mang virus. Từ những con chó đó virus được bài tiết ra ngoài qua: phân, nước tiểu, dịch mũi, chất tiết của kết mạc.
– Nét đặc biệt dịch tễ học của Viêm gan virus ở chó là sự mang virus tiếp tục, lâu dài ở động vật khỏi bệnh tới nhiều năm sau.
- Nguồn dự trữ tự nhiên: thú hoang, chó lang thang.
– Virus xâm nhập chủ yếu là đường tiêu hóa, lây lan trực tiếp từ những chó nhốt chung hoặc gián tiếp qua thức ăn, nước uống bị nhiễm, qua dụng cụ chăm sóc, cầm cột…
– Phát tán bệnh khi tiêm phòng đại trà không quán triệt các nguyên tắc vô trùng, khử trùng.
– Có những dẫn liệu về những con chó cái mang bệnh nhiều năm, lây sang những con của nó; và lây sang cả những con chó đực tiếp xúc với chúng, nhất là khi giao phối.
– Sự quá lạnh, quá nóng, cho ăn uống không đầy đủ, nhiễm trùng, bệnh giun sán và những tác động không thuận lợi khác hoạt hóa tiến triển tiềm tang của Viêm gan truyền nhiễm, dẫn đến sự xuất hiện những triệu chứng lâm sàng của bệnh.
- Tỉ lệ chết: 20%. – Viêm gan truyền nhiễm thường ghép với các bệnh khác: Carre, Salmolenosis, Colibacterios… dẫn đến sự chết nhanh của động vật và gây khó khăn cho việc chẩn đoán.
– Kháng thể chống virus xuất hiện vào ngày thứ 15 – 21 sau khi mắc bệnh; đạt tối đa vào ngày thứ 30, kéo dài suốt đời.
3. Sinh bệnh học
Virus CAV-1 qua đường miệng, tiêu hóa xâm nhập mô bào hầu hết các cơ quan cơ thể của chó, dù chưa phát bệnh (ủ bệnh) nhưng thời gian nhiễm CAV-1 này đã có thể lây truyền sang chó khác qua các chất bài tiết : phân, nước tiểu và rớt dãi…Những con chó may mắn khỏi bệnh vẫn mang virus tới 9 tháng sau.
4. Triệu chứng:
– Thời gian nung bệnh tự nhiên 3-9 ngày, gây bệnh thực nghiệm 2-6 ngày 20 * Thể cấp tính
– Sau thời gian nung bệnh xuất hiện các triệu chứng: ức chế, uể oải, ủ rũ, không ăn, khát nước, thường nôn ra các hỗn hợp dịch mật màu vàng.
– Viêm hạch amidan.
– Viêm giác mạc: lúc đầu nước mắt loãng sau có dử; mắt có màng, đục như cùi nhãn ở 1 mắt hay cả hai mắt (đây là một trong những triệu chứng điển hình để chẩn đoán).
– Con vật ít hoạt động, đi lại chệnh choạng, không vững, nằm nhiều.
- Sốt: lúc sốt lúc không. Khi sốt quan sát được sự rối loạn của hoạt động tim mạch. Nhịp tim 90-110 lần/phút hoặc cao hơn nữa.
– Biểu hiện tiêu chảy: phân nửa rắn nửa nát → nát có vệt máu tươi.
– Niêm mạc màu vàng đặc biệt là niêm mạc mắt, lưỡi.
- Đau vùng gan, co người lại rên rỉ.
- Có biểu hiện co giật hoặc liệt chân sau.
- Xét nghiệm máu: lúc đầu bạch cầu giảm (2-3 nghìn/ 1mm3 ), về sau tăng (30-35 nghìn/ 1mm3 ).
* Thể mạn tính Triệu chứng, bệnh tích xảy ra đột ngột, không xác định.
– Sốt nhẹ, kéo dài, không dứt cơn.
– Con vật ngày càng gầy còm, ốm yếu, thiếu máu.
– Niêm mạc nhợt nhạt.
– Mô liên kết dưới da bị phù nề.
– Viêm giác mạc lâu không khỏi.
- Viêm dạ dày, ruột.
- Phân lúc nát có vệt máu.
– Chó cái chửa thường hay sảy thai, đẻ non hoặc con chết ngay sau khi đẻ
* Thể tiềm tàng (ẩn) Chó ốm bài tiết virus nhưng không có triệu chứng của bệnh, có thể bùng phát khi gặp những điều kiện không thuận lợi làm giảm sức đề kháng của con bệnh.
5. Bệnh tích
- Mức độ nặng nhẹ khác nhau phụ thuộc vào thời gian mắc bệnh.
– Kết mạc xung huyết màu vàng
– Niêm mạc nhợt nhạt, có điểm lấm tấm xuất huyết.
– Hạch amidan viêm, phù
– Bệnh tích đặc trưng ở gan: sưng to, màu nâu hay đỏ sấm, trên bề mặt phủ lớp fibrin mỏng, thành túi mật bị phù, tích dịch ở xoang bụng, dịch trong suốt hay màu vàng lẫn máu.
- Lách sưng to
– Dạ dày chỉ có chất nhày, màu nâu đậm (màu của máu lâu ngày). Niêm mạc dạ dày xuất huyết, có những lớp nhầy dày đặc
- Thận sưng to, màng thận dễ bóc. Nhu mô thận xuất huyết điểm hoặc xuất huyết vạch.
6. Chẩn đoán: Phân tích số liệu về dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng, biến đổi bệnh lý.
7. Điều trị:
– Không cho ăn thức ăn chứa mỡ.
– Dùng vitamin nhóm B, đặc biệt B12 làm giảm sự thấm nhiễm mỡ, tăng hoạt động của chức năng gan.
- Vitamin C: trộn vào thức ăn 10 – 15 ngày, tạo điều kiện cho quá trình tổng hợp glycogen ở gan, tăng cao chức năng giải độc của gan, đặc biệt là tăng sự tái sinh của tế bào gan.
– Bù nước, cân bằng điện giải: truyền dung dịch đường glucose, Ringer lactate…
– Dùng kháng sinh chống nhiễm trùng kế phát.
Viêm Gan Cấp Tính Trên Chó/ Acute Liver Failure Canine
Viêm gan cấp tính trên chó/ Acute liver failure canineGan là một cơ quan thực hiện nhiều chức năng. Nó có dung lượng lưu trữ lớn và chức năng dự trữ.
Gan là cơ quan có khả năng tái sinh. do đặc điểm nổi bật này gan có thể phục hồi lại bình thường khi bị tổn thương mà không bị hư hại vĩnh viễn. Tuy nhiên, gan cũng dễ bị tổn thương vì vai trò của nó trong việc chuyển hóa, giải độc và lưu trữ các hợp chất độc hại khác nhau.
Các dấu hiệu cho thấy một con chó bị bệnh gan có thể khác nhau và bao gồm:
+ Chán ăn,
+ Nôn mửa,
+ Loét dạ dày,
+ Tiêu chảy,
+ Co giật hoặc các vấn đề thần kinh khác( thường diễn ra khi con vật bị suy gan cấp tính dẫn đến mất chức năng gan đột ngột, khi đó con vật sẽ có bất thường đông máu)
+ Sốt, vấn đề đông máu, vàng da (một màu vàng đáng chú ý ở da, niêm mạc và mắt) ,
+ Ứ nước xoang bụng ,
+ Đi tiểu và khát nước quá nhiều,
+ Thay đổi kích thước gan và giảm cân.
+ Xuất huyết tiêu hóa có thể được nhìn thấy ở động vật bị bệnh gan do loét hoặc các vấn đề về đông máu.
+Niêm mạc mắt, vùng da vàng chuyển vàng
Chẩn đoán rối loạn chức năng gan /mật
+ X-quang: xác định sỏi mật
+ Siêu âm: xác định kích thước gan
+ Xét nghiệm máu: xét nghiệm sinh hóa/ sinh lý
+ Sinh thiết có thể được sử dụng để lấy mẫu nuôi cấy vi khuẩn, phân tích tế bào và mô, và khi thích hợp, phân tích độc tính
– Truyền dịch điện giải: để giảm độc tính đi vào trong máu khi gan bị mất đi tạm thời chức năng lọc độc cho cơ thể
– sử dụng thuốc lợi tiểu: giúp cung cấp làm sạch hệ thống và tránh tình trạng tích dịch
– Chọc dò xoang bụng khi có quá nhiều dịch trong xoang gây hiện tượng khó thở
– Khi máu không đông do mất đi chức năng gan thì cần truyền máu
– dùng thuốc hỗ trợ chức năng gan
-Thay đổi chế độ ăn uống: ăn thức ăn chuyên dụng cho bệnh về gan
– sử dụng thuốc cân bằng mức độ đông máu như hepatic hay vitamin K
– Sử dụng kháng sinh: đề phòng nhiễm trùng khi hệ miễn dịch trở lến kém
– Một số thuốc bảo vệ tế bào thần kinh ngăn ngừa các vấn đề về thần kinh trên thú cưng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Ăn Rau Gì Tốt Cho Gan, Tăng Cường Chức Năng Gan Giúp Gan Khỏe Mạnh? trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!