Bạn đang xem bài viết Ẩn Họa Bệnh Dại Từ Chó Mèo Thả Rông được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Vào mùa nắng nóng, nguy cơ bệnh dại phát sinh trên chó mèo rất cao. Riêng tại TPHCM, mỗi tháng có hơn 3.000 người phải tiêm phòng dại vì bị chó cắn. Tuy vậy, nhiều nơi ở địa phương này, chó vẫn được vô tư thả rông khắp nơi.
Vào mùa nắng nóng, nguy cơ bệnh dại phát sinhtrên chó mèo rất cao. Riêng tại TPHCM, mỗi tháng có hơn 3.000 người phải tiêmphòng dại vì bị chó cắn. Tuy vậy, nhiều nơi ở địa phương này, chó vẫn được vô tưthả rông khắp nơi.
Để hạn chế tối đa nguy cơ xảyra bệnh dại ở động vật, từ tháng 11/2009, TPHCM đã thực hiện việc kiểm soátchó mèo bằng “hộ khẩu”. Theo đó những gia đình nuôi chó mèo phải có tráchnhiệm nuôi nhốt cẩn thận, không thả rông và phải tiêm phòng theo định kỳ.
Tuy vậy, đã gần 6 tháng trôi quakể từ khi việc lập “hộ khẩu” chính thức được thực thi, nhưng theo thói quennhiều người nuôi chó mèo vẫn thả rông mà không hề xích hoặc nhốt. Nhiều người đãtrở thành nạn nhân của các vụ bị chó cắn phải đến bệnh viện để tiêm phòng dại.
Ông Phan Xuân Thảo, Chi cụctrưởng Chi cục Thú y TPHCM cho biết: “Số liệu thống kê của Trung tâm Y tế dựphòng trong 3 tháng vừa qua báo về Chi cục Thú y thành phố cho thấy, trung bìnhmỗi tháng tại địa bàn thành phố xảy ra hơn 3.000 vụ chó mèo cắn người. Tuynhiên, đây mới chỉ là số liệu thống kê được từ những người đến tiêm phòng saukhi bị cắn, con số thực tế có thể còn cao hơn”.
Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới,TPHCM trung bình mỗi ngày có đến hơn 20 bệnh nhân đến tiêm ngừa phòng dại. TheoBS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc bệnh viện cho biết: “Vào mùa nắng nóng,nguy cơ bệnh dại phát sinh trên chó mèo rất cao. Trong năm nay số lượng nhữngngười đến chích ngừa phòng dại cũng tăng hơn so với cùng kỳ năm trước”.
“Đã nhiều năm trở lại đây,TPHCM chưa xuất hiện trường hợp bị bệnh dại nào trên chó mèo và người mắc bệnhdại do bị chó mèo cắn. Có thể thấy công tác phòng chống dịch đang diễn ra khátốt. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc bệnh dại sẽ không còn xảy ra”,ông Thảo cho biết.
Thế nhưng, trên thực tế đã cótrường hợp nguy kịch do bị chó cắn. Mới đây, Bệnh viện Nhân Dân 115 vừa cứu chữakịp thời cho trường hợp của bà T.T.H (SN 1950, ngụ tại quận 5, TPHCM). Trước đóbà đang trên đường đi chợ về thì bị một con chó bất ngờ từ trong hẻm lao ra cắnvào cẳng chân trái. Thấy vết cắn chỉ bị xước nhẹ và không gây chảy máu nên bà Hkhông đi chích ngừa mà tự ý mua Ampicillin rắc lên vết thương. Tuy nhiên, chỉ ítngày sau đó vết thương đã bị sưng tấy, mưng mủ, lở loét, có nguy cơ nhiễm trùngmáu. Nhờ được các bác sĩ kịp thời cứu chữa nên bà H đã may mắn giữ lại được mạngsống và cẳng chân trái của mình.
TheoVân Sơn
Gửi bài viết
Không Thả Rông Chó, Mèo Để Hạn Chế Lây Truyền Bệnh Dại Và Tiêm Vắc Xin Phòng Dại Cho Chó, Mèo Hàng Năm Để Ngăn Ngừa Bệnh Dại Lây Sang Người.
Không thả rông chó, mèo để hạn chế lây truyền bệnh dại và tiêm vắc xin phòng dại cho chó, mèo hàng năm để ngăn ngừa bệnh dại lây sang người.
Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, khi đã phát cơn dại thì không thể điều trị khỏi, tử vong 100%. Bệnh dại có nguy cơ lan rộng ngoài cộng đồng nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời và đồng bộ. Tiêm ngừa dại sớm đủ liều, đúng lịch, khi bị chó, mèo cắn là biện pháp ngừa bệnh dại hiệu quả nhất.
Trong những năm gần đây, mỗi năm ở Việt Nam có trên 100 người chết vì bệnh dại, chiếm tỷ lệ cao so với các bệnh truyền nhiễm gây dịch. Năm 2018, tỉnh Bạc Liêu có 01 ca mắc bệnh dại và tử vong tại xã Định Thành, huyện Đông Hải; năm 2019 xảy ra 01 ca bệnh dại và tử vong, tại phường Láng Tròn, thị xã Giá Rai; 10 tháng đầu năm 2020, xảy ra 01 ca bệnh dại và tử vong tại xã Điền Hải, huyện Đông Hải. Để triển khai thực hiện tốt Chương trình, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu năm 2020, Khoa Truyền thông GDSK – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bạc Liêu đã xây dựng kế hoạch số 114/KH-KSBT ngày 05/10/2020 về việc tăng cường giám sát, phát hiện và áp dụng tất cả các biện pháp truyền thông phòng chống bệnh dại năm 2020 tiến tới loại trừ bệnh dại ở người, không có người chết vì bệnh dại vào năm 2021. Mục tiêu phòng ngừa bệnh dại cụ thể: Trên 90% số trường hợp phơi nhiễm bệnh dại được tiêm phòng vắc xin ngừa dại, giảm 20% số ca tử vong do dại trên người so với năm 2019 và đến năm 2021 không có người tử vong vì bệnh dại.
Vì sao khi lên cơn dại là tử vong 100%?
Bệnh dại là bệnh nhiễm vi rút cấp tính ở hệ thống thần kinh trung ương, lây từ động vật nhiễm vi rút dại sang người qua vết cắn, liếm trên vết thương hở, hoặc qua niêm mạc. Vi rút dại Rhabdovirus thuộc họ Rhabdoviridae, giống Lyssavirus, lây nhiễm qua vết cắn, sau khi xâm nhập vào cơ thể người, vi rút nhân lên và hướng tới hệ thần kinh trung ương. Vi rút di chuyển dọc theo các dây thần kinh tiến tới tủy sống và não bộ phá hủy mô thần kinh, gây nên những cơn kích động ở người bệnh. Người bị bệnh dại có những biểu hiện kích động như sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng, bị liệt dẫn tới suy hô hấp và hôn mê. Hiện nay không có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh dại và tổn thương hệ thần kinh trung ương trong bệnh dại là không hồi phục. Người bệnh thường tử vong sau 7 – 10 ngày.
Triệu chứng sớm nhận biết người bị chó dại cắn:
Thời kỳ đầu: Khoảng 1 – 4 ngày, biểu hiện kín đáo và không đặc hiệu như sốt, đau đầu, mất ngủ, có cảm giác ngứa, dị cảm như kiến bò chỗ vết cắn; lo âu, căng thẳng, hoảng hốt.
Thời kỳ toàn phát: Người bệnh đau nhức đầu nhiều, buồn nôn, chóng mặt, lo âu cực độ, trạng thái kích thích và tăng cảm giác biểu hiện là sợ nước, sợ gió, ánh sáng, mùi lạ; các biểu hiện của rối loạn thần kinh thực vật như: giãn đồng tử, tăng tiết nước bọt, nước mắt, vã mồ hôi, hạ huyết áp… Người bệnh tử vong trong vòng vài ngày sau khi lên cơn dại. Ở giai đoạn này, người bệnh chỉ thoáng nhìn thấy nước đã có thể gây co thắt ở cổ và họng.
Xử trí sơ bộ khi bị chó, mèo cắn: không phải 100% số người bị chó, mèo cắn đều phát bệnh dại mà có người bị, có người không bị dại, tùy thuộc lượng vi rút trong nước bọt chó có hay không và nếu có thì nhiều hay ít, vết thương sâu hay không, có rách da không? Tuy nhiên không thể dự đoán được người nào có thể bị phát dại hay không, nên tất cả các trường hợp phải đến cơ sở y tế để được chăm sóc vết thương và tiêm ngừa dại.
– Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà bông liên tục dưới vòi nước (sạch) đang chảy trong 15 phút, nếu không có xà bông thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch liên tục. Đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu số lượng vi rút dại lây nhiễm, giảm nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó, mèo cắn. Tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine. Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.
– Đến ngay cơ sở y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Hiện nay vắc xin ngừa dại đều là vắc xin thế hệ mới, không còn tác dụng phụ gây biến chứng, rất an toàn. Nếu tiêm ngừa sớm, đúng lịch và đủ mũi, hiệu quả bảo vệ gần tuyệt đối.
Nội dung truyền thông phòng chống bệnh dại tập trung vào:
Thúc đẩy sự tham gia của các cấp, các ngành và toàn dân quan tâm đến sức khỏe và quản lý tốt đàn chó nuôi, tiêm ngừa đầy đủ cho chó nuôi, không thả chó chạy rông, rọ mõm chó lại, tiêm ngừa đầy đủ cho đàn chó;
Nâng cao nhận thức cho người dân tránh xa đàn chó, khi bị chó cắn phải đến cơ sở y tế tiêm ngừa đầy đủ, không đến thầy lang lấy nọc, báo cáo thông tin cho cơ quan thú y địa phương để giám sát và có biện pháp xử lý;
Kêu gọi toàn xã hội đặc biệt quan tâm và cùng tham gia vào công tác phòng chống bệnh dại. Hạn chế nuôi chó, áp dụng đúng các yêu cầu của ngành thú y khi nuôi chó.
Bệnh dại không điều trị được khi đã lên cơn dại, phải phòng ngừa và tiêm vắc xin dại ngay từ ban đầu mới bị chó cắn, tiêm đủ liều và có thể tiêm huyết thanh kháng dại trong những trường hợp đặc biệt theo chỉ định của Bác sĩ.
Chủ động phòng chống bệnh dại:
Khi con vật đã được xác định mắc bệnh dại phải được cách ly theo dõi và tiêu hủy khi có lệnh thú y (trường hợp không xác định được chủ vật nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm tiêu hủy) để ngăn chặn sự lây truyền bệnh sang súc vật khác và lây truyền sang người.
– Cách ly, theo dõi những con vật nghi mắc bệnh dại, nhiễm bệnh dại.
- Vệ sinh, khử trùng tiêu độc toàn bộ chuồng, cũi, dụng cụ chăn nuôi, vận chuyển, môi trường thức ăn, chất thải, các vật dụng khác đã tiếp xúc với con vật mắc bệnh.
– Tất cả chó, mèo khỏe mạnh trong ổ dịch phải được nhốt, theo dõi.
– Tiêm bắt buộc cho chó, mèo khỏe mạnh trong ổ dịch và các thôn tiếp giáp, tiêu hủy những con chó, mèo nếu không tiêm.
– Tất cả những người bị chó, mèo cắn, cào, liếm hoặc tiếp xúc phải thực hiện nghiêm ngặt việc xử lý vết thương, khám và tiêm ngừa đầy đủ tại cơ sở y tế.
– Không thả rông chó, mèo để hạn chế lây truyền bệnh dại. Tiêm vắc xin phòng dại cho chó, mèo hàng năm để ngăn ngừa bệnh dại lây sang người.
– Tiêm vắc xin phòng bệnh dại sau khi bị chó, mèo cắn là biện pháp duy nhất cứu người khỏi bệnh dại.
– Rửa ngay vết thương bằng nước xà phòng và dung dịch sát khuẩn khi bị chó, mèo cắn. Người bị chó, mèo cắn phải đi tiêm vắc xin phòng dại càng sớm càng tốt./.
Bác sĩ PHƯỚC NHƯỜNG
Bệnh Dại Ở Chó Mèo &Amp; Cách Phòng Bệnh Dại
Bệnh dại ở chó mèo là một căn bệnh do virus gây ra, căn bệnh này thường lan truyền đối với tất cả các loài động vật máu nóng như chó, mèo, các loài động vật hoang dã khác và bao gồm cả con người. Bệnh dại là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính rất nguy hiểm gây tử vong 100% khi mắc phải.
Sự nguy hiểm của bệnh dại tiềm ẩn trong nước dãi của chó, mèo hoặc các loài động vật khác, các virus này lây truyền qua vết xước, vết cắn, nó len lỏi trong các tế bào cơ bắp và sau đó lây lan đến các sợi thần kinh gây rối loạn hệ thần kinh trung ương não bộ dẫn đến viêm não, liệt não làm cho con vật trở nên điên dại và chết. Loại virus này có thể mất đến một tháng để phát triển, nhưng một khi các triệu chứng đã bắt đầu, virus phát bệnh một cách vô cùng nhanh chóng. Đây là căn bệnh cực kì nguy hiểm và gây ám ảnh cho nhiều loài động vật, thú nuôi và cả con người.
Các vi rút bệnh dại là một virus RNA sợi đơn của chi Lyssavirus, trong gia đình Rhabdoviridae. Nó được truyền thông qua việc trao đổi máu hoặc nước bọt của động vật bị nhiễm bệnh, và rất hiếm khi qua đường thở trong khí thoát ra từ việc phân hủy xác động vật. Nhiễm virus theo cách này là hiếm gặp nhưng nó có thể xảy ra, thường trong các hang động có dân số lớn những con dơi, nơi virus đang lan rộng. Đây có thể là một mối quan tâm cho những con chó săn.
Bệnh dại ở chó mèo do một loại virus dại thuộc họ Rhabdovirus, có cấu tạo ARN, loại virus này xâm nhập vào cơ thể thông qua đường máu hoặc tuyến nước bọt của động vật bị nhiễm bệnh, chúng có thể tồn tại trong cơ thể từ 10 – 30 ngày trước khi khiến con vật tử vong.
Con vật khi bị nhiễm bệnh sẽ không dễ dàng phát hiện dấu hiệu bệnh ngay lập tức mà phải mất khoảng thời gian từ nhiều ngày, lúc này virus bệnh dại sẽ xâm nhập và len lỏi vào các mô cơ của con vật, trong giai đoạn đầu virus sẽ ấp trứng, phải mất từ 2 – 8 tuần để virus lây lan và phá hủy các hệ thần kinh trung ương của con vật một cách nhanh chóng, ở gian đoạn này các dấu hiệu bệnh bắt đầu thể hiện rõ rệt và con vật sẽ chết trong vòng 4 hoặc 5 ngày.
Giai đoạn ủ bệnh: Ở giai đoạn đầu khi con vật bị nhiễm bệnh dại thường không thể hiện những dấu hiệu cụ thể, có thể có một số triệu chứng như bị sốt, sợ ánh sáng và sợ nước, lười ăn và có những hành vi bất thường như hung hăn, bồn chồn, dễ bị kích động hay sợ hãi. Nếu nghi ngờ con vật có khả năng bị nhiễm bệnh thì bạn cần phải đưa chúng đi gặp bác sĩ thú y để kiểm tra tình hình.
Giai đoạn phát bệnh: Ở giai đoạn này con vật đã thể hiện rõ những triệu chứng bệnh một cách rõ rệt mà bạn cần phải chú ý là con chó bắt đầu có những hành vi điên loạn, bị kích động hoặc bị bại liệt. Con vật thường có dấu hiệu khác thường như:
– Bị động kinh, tê liệt, có những hành vi sủa, cắn sủa người lạ hay vật lạ một cách dữ dội, con vật tự cào cắn cơ thể của mình.
– Bỏ ăn, mắt đỏ ngầu, chảy nước dãi, sùi bọt mép.
– Con vật bỏ nhà đi và thường không trở về.
– Bị liệt, không thể ăn uống, thè lưỡi ra ngoài, chảy nhiều nước dãi, chân sau liệt ngày càng rõ.
– Con vật sẽ chết trong khoảng từ 4 – 5 ngày sau khi có những triệu chứng trên.
Đối với vật nuôi thì bệnh dại thường phổ biến hơn ở loài chó và ít gặp ở loài mèo. Bệnh dại ở mèo cũng tiến triển như ở chó. Triệu chứng của con mèo khi bị bệnh cũng thường ẩn mình vào chỗ tối, hay kêu, bồn chồn, dễ kích động, cào
Ở giai đoạn đầu con vật ít biểu hiện những dấu hiệu bất thường của bệnh dại, nếu có nghi ngờ con vật bị nhiễm bệnh, bạn cần sớm gọi bác sĩ thú y để để được kiểm dịch. Tuy nhiên bạn cần phải cẩn thận với con vật không để bị chúng tấn công. Bác sĩ thú y sẽ cách ly con vật trong vòng 10 ngày để theo dõi tình trạng bệnh của con vật, ngoài ra, chúng sẽ được xét nghiệm máu để kiểm tra bệnh.
Bệnh dại là một căn bệnh được xếp vào một trong 12 căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất trên thế giới, căn bệnh này tiến triển với tốc độ rất nhanh gây tử vong nghiêm trọng, việc điều trị căn bệnh này rất khó khăn và hầu như “vô phương cứu chữa”, vì vậy chỉ có cách phòng bệnh để giữ an toàn đến tính mạng.
Bệnh dại là căn bệnh truyền nhiễm virus ở chó mèo bị bệnh, vì vậy cần phải có các biện pháp phòng tránh bệnh một cách nghiêm ngặt để con vật chống lại với loại virus này.
Đối với các chủ nuôi, bạn cần phải tiêm phòng bệnh dại định kỳ hàng năm cho thú nuôi. Tiêm mũi đầu khi vật nuôi được được 4 tuần tuổi.
Không nên thả rông vật nuôi ngoài đường mà không có sự kiểm soát, vệ sinh sạch sẽ nơi ở cho vật nuôi.
Khi phát hiện vật nuôi có những biểu hiện bất thường cần ngay lập tức đưa vật nuôi đến các cơ sở thú y để kiểm tra tình trạng. Khử trùng những khu vực xung quanh khu vực vật nuôi bị bệnh.
Chó Thả Rông Cắn Người, Chủ Phải Chịu Trách Nhiệm Thế Nào?
Hiện trường nơi cháu bé 7 tuổi bị đàn chó tấn công.
Ông Trần Mạnh Đạt (quận Cầu Giấy, Hà Nội): “Có thể ứng dụng công nghệ để quy trách nhiệm chủ vật nuôi”
Đối với việc thả rông chó, mèo hay các vật nuôi khác, theo tôi phải có chế tài xử phạt thật nghiêm chủ vật nuôi, vì vật nuôi chạy rông tiềm ẩn quá nhiều nguy hiểm: lao vào xe gây tai nạn, cắn người, mất vệ sinh môi trường…
Có một thực tế mà bản thân tôi đã gặp, đó là khi chó thả rông gây lao vào xe máy, gây tai nạn, thì chủ chó phủ nhận đó không phải chó của mình để không phải chịu trách nhiệm. Nên thực ra, nếu quản lí một cách triệt để, theo tôi cần ứng dụng công nghệ 4.0, theo đó, mỗi con chó cần có 1 vòng đeo cổ, trên đó có thông tin “định danh”, bao gồm thông tin chủng loại chó, địa chỉ chủ chó, tình trạng tiêm phòng…
Có nước đã quản lý như thế, và khi con chó chạy rông ngoài đường, bất kể ai bắt gặp sẽ đưa chó về đồn cảnh sát, và cảnh sát dựa trên thông tin trên cổ con chó để gửi giấy phạt về cho chủ chó.
Chị Nguyễn Thúy Hà (quận Hoàng Mai, Hà Nội): “Tuân thủ quy định để sự việc đau lòng như thế đừng xảy ra”
Là một người mẹ, tôi vô cùng đau lòng trước sự việc xảy ra. Đây không phải là lần đầu tiên chó tấn công con người. Tôi kính khẩn mong các gia đình, cá nhân nuôi chó, dù chó giữ nhà hay chó cảnh, đều cần phải rọ mõm chó trước khi cho chúng ra đường, phải tiêm chủng đầy đủ, nhất là không nên thả chó ra đường (kể cả có rọ mõm) nếu không có chủ nhân đi cùng.
Chúng ta hãy bảo vệ chính chúng ta và các em nhỏ trước khi các cơ quan quản lý có biện pháp hữu hiệu. Gần đây, nhiều vụ việc trẻ em bị chó tấn công, kể cả chó nhà nuôi rất thân với chủ (bố mẹ em bé) mà gia đình cũng không thể cứu vãn được. Rất đau lòng!
Luật sư Hà Huy Từ (Công ty Luật Hà Huy, Đoàn Luật sư Hà Nội): “Súc vật gây thiệt hại, chủ sở hữu phải bồi thường”
Pháp luật không ngăn cấm việc nuôi nhốt động vật, nhưng việc nuôi động vật trong nhà phải tuân thủ theo đúng quy định, nếu không thì người nuôi sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý từ những hệ lụy từ thói quen thả rông động vật nuôi gây thiệt hại cho người khác.
Nếu súc vật gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật phải bồi thường, đây là trường hơp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định tại Bộ luật dân sự. Điều 603 “Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra” Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định: ” 1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại. 3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại. 4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.”
Về xử lý vi phạm hành chính, điểm c Khoản 1 Điều 5 của Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, quy định: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:… Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng. Điểm e, Khoản 2, Điều 5 của Nghị định nói trên quy định về mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:…Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác.
Điểm a, Điểm b, Khoản 2, Điều 7 Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú y quy định: Mức phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng; b) Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.
Luật sư Nguyễn Đào Tơ (Văn phòng Luật sư Hoàng Huy): ” Xem xét trách nhiệm hình sự chủ đàn chó”
Trong vụ việc này, để biết người chủ vật nuôi đã phạm tội nào, cần phải xem xét dấu hiệu lỗi của họ. Do người chủ vật nuôi không hề có ý định, mục đích gây thương tích hay tước đoạt mạng sống của người khác nên lỗi của họ không phải lỗi cố ý trực tiếp theo theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Bộ luật hình sự năm 2015 như sau: “1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;”.
Như vậy, tùy vào từng trường hợp cụ thể, lỗi của người chủ vật nuôi có thể là lỗi cố ý gián tiếp “Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.”, hoặc là lỗi vô ý do quá tự tin “Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.”.
Vụ việc này, nếu người chủ vật nuôi đã có trang bị những công cụ như rọ mõm, dây xích… để phòng ngừa nhưng vật nuôi vẫn chạy thoát ra để cắn cháu bé thì lỗi của người chủ là lỗi vô ý do quá tự tin. Ngược lại nếu không hề có các công cụ hay biện pháp phòng ngừa tương tự thì sẽ thuộc về lỗi cố ý gián tiếp.
Trường hợp lỗi cố ý gián tiếp, người chủ vật nuôi phải chịu trách nhiệm hình sự về “Tội giết người” hoặc “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” lần lượt quy định tại Điều 123 và Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015. Việc phân định giữa hai tội này, Cơ quan điều tra cần thu thập nhiều thông tin hơn.
Trường hợp lỗi vô ý do quá tự tin, người chủ vật nuôi phải chịu trách nhiệm hình sự theo “Tội vô ý làm chết người” hoặc “Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” lần lượt quy định tại Điều 128 và Điều 138 Bộ luật hình sự năm 2015.
Cập nhật thông tin chi tiết về Ẩn Họa Bệnh Dại Từ Chó Mèo Thả Rông trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!