Xu Hướng 12/2023 # 9 Chú Cún Chết Vì Sốc Nhiệt Và Kinh Nghiệm Cho Người Nuôi Chó # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết 9 Chú Cún Chết Vì Sốc Nhiệt Và Kinh Nghiệm Cho Người Nuôi Chó được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Vào hè, thời tiết nóng nực luôn là nỗi ám ảnh với con người và các loài động vật, đặc biệt là những thú cưng được nuôi dưỡng và chăm sóc trong nhà.

Những câu chuyện sốc nhiệt, không chịu được thời tiết khắc nghiệt rồi ra đi của nhiều thú cưng được chia sẻ và nhận được rất nhiều sự quan tâm, đồng cảm của các thành viên mạng. Và việc để 9 chú chó nhỏ ra đi cùng lúc đang khiến chàng trai Nguyễn Thành Chinh (tên thường gọi là Phong, sống tại TP HCM) cảm thấy đau xót, ân hận…

Bắt đầu nuôi các chú chó từ cách đây 1 năm, Phong dành hết toàn bộ thời gian rảnh sau giờ làm để chăm sóc và ở cạnh các bé. Với anh, đàn chó nhỏ 16 con là gia đình thứ 2, như những người thân giúp anh vui vẻ hơn trong cuộc sống.

Thời gian gần đây, dù công việc bận rộn nhưng Phong vẫn cố gắng giữ đàn chó bên mình, không nỡ bán hay mang cho bất kỳ con nào. Mỗi lần thuê nhà là mỗi lần Phong nhận được những cái lắc đầu, những câu nói từ chối chỉ vì anh đang là chủ của đàn chó nhỏ 16 con.

Những chú chó này thuộc dòng Poodle, đ ược chăm sóc cẩn thận, được gọi bằng những cái tên rất đáng yêu

Ngày 8/5 vừa qua, một lần nữa Phong lại chuyển chỗ ở, vì chuyển các bé cún vào ban đêm nên chàng trai này không hề lường trước được nhiệt độ của phòng vào thời điểm trưa ngày hôm sau. Câu chuyện buồn cũng bắt đầu từ việc thiếu cẩn thận này…

‘Mình dự định để các bé ở 1 đêm, hôm sau sẽ lắp máy lạnh vì thời tiết Sài Gòn nắng nóng, đến bản thân mình còn không chịu được. Đến chỗ mới, mình cho các bé vào lồng, còn ghim sẵn 2 cây quạt chỉa thằng vào chuồng. Sáng đi làm, mình vẫn thấy nhiệt độ phòng bình thường’ – Phong kể.

Khi đi làm về, Phong hoảng hốt thấy cửa chuồng đã mở, dây quạt bị gặm đứt, cạnh đó là các chú chó nằm la liệt, có con thoi thóp, có con nằm yên bất động. ‘Trong đàn có 2 bé rất khôn, có thể tự mở cửa chuồng để ra ngoài, việc này đã diễn ra vài lần ở những chỗ ở trước, nhưng mình không xem đây là vấn đề lớn.

Clip: Chú chó nghịch ngợm nhất đàn bị bắt quả tang cắn đứt các loại dây trong phòng phải chịu phạt đứng vào góc tường.

Những chú chó đáng yêu khi ở bên cạnh chủ nhân, được chủ nhân chăm sóc cẩn thận

Những chú chó vô cùng đáng yêu

Các bé đều rất hiếu động, hay phá phách và đặc biệt rất thích gặm, cắn những sợi dây lòng thòng. Có lẽ một trong số các bé đã cắn đứt dây quạt, mà máy lạnh thì chưa lắp kịp khiến nhiệt độ trong phòng tăng đột ngột rồi sốc nhiệt…’ – Phong ngẹn ngào xâu chuỗi diễn biến câu chuyện.

Rơi vào cảnh tượng choáng váng đến bật khóc thành tiếng, nhưng Phong vẫn cố gắng bình tĩnh để xử lý vì 7 bé trong đàn vẫn còn thoi thóp. Nhanh như cắt, chàng trai này đưa ngay các bé vào phòng tắm, dội nước sau đó dùng chính quần áo của mình để lau khô. Trong cái rủi có cái may, 7 bé được sơ cứu kịp thời đã vượt qua được giây phút tử thần. Nhưng 9 chú chó khác đã ra đi.

Mặc dù sơ cứu bằng cách dội nước làm mát nhưng Phong vẫn không cứu được những chú chó cưng của mình. Câu chuyện đau lòng này đã cảnh báo cho những bạn trẻ đang nuôi thú cưng trong việc chăm sóc chúng cẩn thận hơn.

Đến thời điểm hiện tại, Phong vẫn chưa nguôi ngoai nỗi nhớ những chú chó mà anh gọi bằng ‘con’ rất thân thiết. Phong mong chuyện buồn của mình sẽ là bài học kinh nghiệm cho những ai đang nuôi thú cưng.

‘Nên tạo môi trường tốt nhất cho tụi nhỏ với không gian, môi trường sống và dành thời gian cho tụi nó. Mình cảm thấy hối hận khi mình quá ích kĩ giữ nó bên mình, sống trong mỗi trường chật hẹp để bây giờ xảy ra chuyện đau lòng như vậy’ – Phong nói giọng nghẹn ngào.

Chó Bị Sốc Nhiệt. Bí Kíp Phòng Tránh Sốc Nhiệt Mùa Hè Cho Cún Cưng

Mùa hè đến rồi, nhiệt độ có nhiều thời điểm lên đến 39-40 oC. Với cơ chế chỉ giải nhiệt bằng lưỡi và lòng bàn chân. Các chú cún, đặc biệt là các em quen ở vùng lạnh, có bộ lông dày (như chó alaska, husky, samoyed, akita…). Hoặc các giống chó có đường hô hấp ngắn (như chó bull Pháp, chó Bulldog, Pug…). sẽ cảm thấy rất nóng nực và khó chịu. Nhẹ thì cảm cúm, ho, trường hợp nghiêm trọng hơn, chó bị sốc nhiệt và có thể dẫn đến tử vong.

Trong khuôn khổ bài viết này, xin chia sẻ một số biện pháp chống nóng cho chó vào mùa hè để phòng ngừa sốc nhiệt. Trong trường hợp chó có một số dấu hiệu của triệu chứng sốc nhiệt như khó thở, di chuyển chậm chạp, rơi vào trạng thái vô thức cần ngay lập tức liên hệ với bác sỹ hoặc cơ sở thú y gần nhất để được giúp đỡ:

Cẩm nang phòng ngừa chó bị sốc nhiệt, cách chống nóng cho chó vào mùa hè: Phần 1: Phòng chống sốc nhiệt cho chó: Cẩm nang phòng ngừa chó bị sốc nhiệt, cách chống nóng cho chó vào mùa hè: Luôn cung cấp nước đầy đủ cho chó:

Do chó chủ yếu giải nhiệt bằng lưỡi. Vì vậy, người nuôi chó cần cung cấp nước thường xuyên, liên tục là điều cần thiết nhất. Bạn nên theo dõi chú cún của mình. Nếu chúng uống nhiều và lượng nước trong bát hết nhanh chóng. Trong trường hợp này bạn cần cho chúng một cái bát lơn hơn hoặc luôn sẵn sáng bát nước khác để thay thế.

Nếu do điều kiện công việc. Bạn không thể thường xuyên ở nhà cùng chú chó của mình. Bạn cần phân công người nhà kiểm tra và thay nước thường xuyên. Trường hợp bất khả kháng, bạn có thể để 1 thau nước lớn, đủ lượng nước cho cún sử dụng đến khi bạn trở về.

Cẩm nang phòng ngừa chó bị sốc nhiệt, cách chống nóng cho chó vào mùa hè: Chuẩn bị chỗ cho cún chơi đùa với nước.

Nếu nhà bạn có sân vườn. Điều tuyệt vời nhất bạn dành cho chú cún của mình là chuẩn bị cho chúng một bồn nước nhỏ hoặc một thùng đựng nước để hạ nhiệt. Chó rất thích được vui đùa trong bồn hoặc vòi nước khi trời nóng. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý:

Không tắm hoặc cho chó ngịch nước giữa trưa nắng gắt, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm cún bị cảm.

Bồn hoặc bể nước đặt trong vường nên có độ sâu vừa phải. Tránh trường hợp một số giống chó không biết bơi có thể bị đuối nước. Chiều sâu lý tưởng của bể nước là dưới tầm mũi chó kể từ đáy bồn nước.

Cẩm nang phòng ngừa chó bị sốc nhiệt, cách chống nóng cho chó vào mùa hè: Nếu phải cho chó ra ngoài lúc trời nắng. Bạn nhớ mang theo nước

Về cơ bản, bạn không nên cho chó ra ngoài lúc trời nắng gắt. Tuy nhiên, nếu có bắt buộc phải ra ngoài. Bạn bắt buộc phải mang theo nước cho chúng uống.

Trong trường hợp chú chó mệt và thở gấp, đi đứng lờ đờ. Bạn nên đưa chú chó của mình vào bóng mát, dừng mọi vận động và cho chúng uống nước.

Trong trường hợp chó không thể uống nước, bạn có thể đổ vô miệng và quanh bàn chân của chúng.

Cẩm nang phòng ngừa chó bị sốc nhiệt, cách chống nóng cho chó vào mùa hè: Cho chó chơi ở trong nhà.

Khi trời nắng lên đến đỉnh điểm. Đặc biệt là thời điểm giữa trưa nắng từ 11h-15 h hàng ngày. Bạn nên cho chó vào trong các phòng mát mẻ ở trong nhà. Sẽ tuyệt vời hơn cho chú cún của mình nếu bạn cho chúng vào phòng điều hòa. Trong trường hợp không có điều hòa, bạn có thể sử dụng quạt. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý thêm các vấn đề sau:

Không nên di chuyển đột ngột chó từ bên ngoài vào phòng điều hòa có nhiệt độ quá chênh lệch và ngược lại. Cún cần có thời gian để thích nghi từ từ. Trường hợp này cũng dễ làm cún bị sốc do chênh lệch nhiệt độ.

Tùy từng giống chó, thể trang của từng em cún. Chúng có khả năng chịu đựng nhiệt độ ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, khi nhiệt độ tăng trên 30 oC hoặc thậm chí 39-40 oC. Chắc chắn, chú chó của bạn sẽ có các biểu hiện sốc nhiệt. Bạn cần điều chỉnh nhiệt độ môi trường cho chúng từ 25-27 oC là thích hợp nhất.

Nếu bạn nhốt chó trong chuồng, bạn tuyệt đối không nên phun nước vào trong chuồng để giảm nhiệt. Độ ẩm không khí cao sẽ làm cún khó thở hơn khi trời nắng nóng. Trong trường hợp này, bạn có thể xem xét bỏ thêm 1 khay đá trong chuồng cho chó giải nhiệt nhanh chóng hơn.

Cẩm nang phòng ngừa chó bị sốc nhiệt, cách chống nóng cho chó vào mùa hè: Nếu không cho vào nhà, hãy để chó ở trong bóng râm.

Bạn cần bố trí chuồng hoặc cũi đặt ở vị trí có bóng mát. Chuồng cũi cần có mái che để chó có thể nghỉ ngơi bên ngoài trời. Bạn nên tránh ánh nắng trực tiếp lên cơ thể chó khi trời quá nắng nóng.

Cẩm nang phòng ngừa chó bị sốc nhiệt, cách chống nóng cho chó vào mùa hè: Sử dụng đệm tản nhiệt cho cún cưng.

Khi thời tiết trở nên quá nắng nóng. Trên thị trường đã có những loại đệm có công dụng tản nhiệt chó chó. Hầu hết các loại đệm này hoạt động dựa trên cơ chế có gel truyền nhiệt từ cơ thể chó thoát ra.

Nếu bạn không có đệm tản nhiệt, bạn có thể trải một tấm khăn ẩm lớn cho chú chó của bạn nằm. Cún cưng của bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều.

Cẩm nang phòng ngừa chó bị sốc nhiệt, cách chống nóng cho chó vào mùa hè: Tuyệt đối không dắt cho đi dạo vào lúc trưa nắng hoặc khi trời nắng gắt.

Vào mùa hè nắng nóng, đặc biệt là điều kiện khí hậu Việt Nam. Bạn tuyệt đối không nên dắt chó đi dạo vào lúc trời còn nắng nóng. Bạn có thể thu xếp thời gian cho cún ra ngoài lúc sáng sớm hoặc khi chiều mát.

Bạn có thể dắt chó đi dạo ở những nơi mát mẻ, có nhiều bóng mát. Quan trọng là cả bạn và chú chó của mình đều cảm thấy khỏe mạnh và thoải mái khi đi dạo ở những nơi như vậy. (Ví dụ: bờ sông, bãi biển, khu vực sinh thái có nhiều ao, hồ, không khí trong lành, mát mẻ…)

Luôn nhớ mang theo dây dắt chó. Kiểm soát hành vi của chó để không chạy ra nơi có nắng, nóng trực tiếp.

Không để chó của bạn tiếp xúc trực tiếp với nền xi măng, nền đất, cát nóng. Do bàn chân chó cũng có tác dụng tản nhiệt. Đồng thời, việc tiếp xúc trực tiếp như vậy có thể khiến cho cún cưng bị bỏng. Các tốt nhất là để cho chó chơi trên bãi cỏ và có bóng râm.

Cẩm nang phòng ngừa chó bị sốc nhiệt, cách chống nóng cho chó vào mùa hè: tỉa bớt lông cho cún cưng.

Việc tỉa lông cho cún cưng vào mùa hè hiện vẫn là vấn đề gây nhiều tranh luận. Tuy nhiên, đối với các giống chó lông xù và dày như Alaska, Samoyed, Poodle, phốc sóc. Việc tỉa bớt lông cho chúng vào mùa hè cũng giúp giảm nhiệt độ cơ thể của chúng đi rất nhiều.

Bạn cần lưu ý không nên cạo sạch và quá sát da của cún cưng. Điều này có thể gây cháy da và giảm mất khả năng bảo vệ trước côn trung cắn (như muỗi, kiến…).

Chú chó của bạn sẽ phải cần một khoảng thời gia tương đối lâu để khôi phục lại bộ lông nguyên bản như lúc ban đầu

Cẩm nang phòng ngừa chó bị sốc nhiệt, cách chống nóng cho chó vào mùa hè: Tuyệt đối không để cún cưng của bạn ở trong ô tô khi trời nắng nóng.

Khi có việc phải rời khỏi xe ô tô. Bạn không nên để cún cưng của mình ở trong xe giữa trời nắng nóng. Do kết cấu kín của xe, khi trời nóng. Nhiệt độ trong ô tô sẽ tăng rất nhanh và có thể dẫn đến tử vong cho chú chó của bạn. Bạn nên nhớ:

Hạ cửa kính xe hơi ở mức phù hợp cho chú chó trong xe. Ở trên xe cần thường xuyên có nước uống cho chó,

Nếu bắt buộc phải để cún cưng ở trong xe. Bạn nên mở điều hòa trong xe. Nhiệt độ vừa phải khoảng 24-25 oC.

Cẩm nang phòng ngừa chó bị sốc nhiệt, cách chống nóng cho chó vào mùa hè: Phần 2: Xử lý khi chó có dấu hiệu bị say nóng, sốc nhiệt. Cẩm nang phòng ngừa chó bị sốc nhiệt, cách chống nóng cho chó vào mùa hè: Bạn cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe cho chó.

Vào mùa hè. Trong những ngày thời tiết nóng đỉnh điểm trên 35 oC. Bạn cần phải luôn để ý đến sức khỏe của chó cưng. Khi nhận thấy bất kỳ vấn đề gì không bình thường. Bạn nên gọi cho bác sỹ hoặc cơ sở thú y gần nhất để được tư vấn và chăm sóc. Nếu phát hiện chú chó của mình có biểu hiện say nóng. Bạn cần lập tức đưa chúng vào nơi râm mát. Cung cấp nước mát và hạ ngay thân nhiệt của chó.

Cẩm nang phòng ngừa chó bị sốc nhiệt, cách chống nóng cho chó vào mùa hè: Kiểm tra nhiệt độ cơ thể chó khi nghi có dấu hiệu say nóng.

Bạn có thể đo nhiệt độ tại hậu môn của chó bằng nhiệt kế chuyên dụng. Nếu nhiệt độ vượt trên 40oC. Chú chó của bạn đã bị say nóng và cần phải được sơ cứu để hạ nhiệt ngày trước khi gọi bác sỹ thú y.

Cẩm nang phòng ngừa chó bị sốc nhiệt, cách chống nóng cho chó vào mùa hè: Kiểm tra nhiệt độ cơ thể chó khi nghi có dấu hiệu say nóng: cách làm mát cho chó khi có biểu hiện say nóng:

Dùng vòi nước mát với áp lực vừa phải nhẹ nhàng tưới đều lên cơ thể cún cưng. Bạn cũng có thể cho cún vào chậu hoặc bể nước mát ở nhiệt độ vừa phải. Nước làm mát phải ướt những bộ phận cơ thể tản nhiệt cho chó (bụng, bàn chân, miệng…)

Tuyệt đối không hạ nhiệt đột ngột cho cún bằng nước đá. Việc thay đổi nhiệt độ quá lớn sẽ làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Cẩm nang phòng ngừa chó bị sốc nhiệt, cách chống nóng cho chó vào mùa hè: cho chó ăn đá lạnh để giải nhiệt. Cẩm nang phòng ngừa chó bị sốc nhiệt, cách chống nóng cho chó vào mùa hè: Quấn khăn ẩm quanh bàn chân của chó để giảm nhiệt:

Khi chó có dấu hiệu say nóng. Bạn có thể sử dụng túi đá, khăn ẩm quấn xung quanh bàn chân chó. Đồng thời có thể dùng khăn ướt phủ lên người chó để giảm nhiệt. Đồng thời, bạn có thể chườm đá lạnh lên phía sau gáy. Đây là các khu vực có nhiều mạch máu và có tác dụng tản nhiệt trên cơ thể chó.

Hoặc bạn có thể dùng cồn y tế để làm ướt bàn chân chó. Cồn sẽ làm mát và bốc hơi rất nhanh kéo theo việc giảm nhiệt độ cơ thể của chó.

Cẩm nang phòng ngừa chó bị sốc nhiệt, cách chống nóng cho chó vào mùa hè: Gọi bác sỹ thú y ngay sau khi nhận thấy sơ cứu không hiệu quả.

Chó thở hổn hển một cách rất khó nhọc.

Lưỡi buông thõng và có màu đỏ tươi.

Di chuyển chậm chạp, nặng nề.

Nằm lì một chỗ, lười di chuyển.

(nguồn: wikihow)

Chú Chó “Hờn Cả Thế Giới” Vì Bị Chủ “Cạo Lông” Chống Sốc Nhiệt Mùa Hè

Cạo bớt lông cho đỡ nóng cũng giống như việc… cắt tóc, cạo râu thôi mà, có cần phải “thái độ” vậy không?

Trước tình trạng hàng loạt những chú chó vật vã vì sốc nhiệt trong mùa nắng nóng, không ít chủ nhân đã dùng đến phương pháp “cạo trụi” bộ lông để giảm sức nóng cơ thể, giúp chúng thoát nhiệt dễ hơn. Được biết, hiện tượng sốc nhiệt ở chó có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng bởi chúng là loài không có khả năng tự giải phóng thân nhiệt cao. Những triệu chứng sốc nhiệt ở chúng thường không dễ được nhận thấy cho đến khi xảy ra hậu quả nặng như chảy máu cam, khó thở, biếng ăn, hoạt động kém… Vì vậy tỉa bớt lông vào mùa hè là điều nên làm cho cún cưng của bạn, nhất là những loại chó có bộ lông dày và dài như Husky, Alaska, Golden…

Mặc dù được chủ chăm chút từng bữa ăn, giấc ngủ cho đến… từng cọng lông nhưng không phải chú chó nào cũng hài lòng với diện mạo mới của mình. Bằng chứng là những tấm ảnh cực vui nhộn về những chú chó “hờn cả thế giới” với bộ lông bị cạo trụi lủi lúc nào cũng khiến cả cộng đồng mạng được nhiều trận cười “no bụng”.

” Anh không hài lòng đâu đấy… “

Quả thật, khi những chú Husky hay Alaska vốn được yêu thích cực kì bởi bộ lông dày và mềm mại không còn nét đặc trưng ấy nữa, trông chúng hài hước đến lạ lùng.

Tuy nhiên, bạn cần chú ý, không cạo sát da mà cần chừa một khoảng lông cao khoảng 3cm để tránh làm rối loạn cơ chế điều hòa nhiệt độ tự nhiên của chó. Nếu đột ngột mất đi bộ lông bảo vệ thân nhiệt, chó cũng dễ trở nên hoảng sợ, mệt mỏi.

Gương mặt đáng thương: ” Mình là một chú chó thôi mà, không phải sư tử đâu!“

Không chỉ dừng lại ở việc “cạo cho mát” mà chủ nhân còn hô biến cho thú cưng của mình trở nên xinh đẹp và duyên dáng với những tạo hình đặc biệt hệt như con người khi đi làm tóc vậy.

(Ảnh: Internet)

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Nuôi Chó Akita Cho Người Mới Nuôi

+ Được biết giống chó Akita có nguồn gốc từ đảo Honshu vùng Akita, Nhật bản, nơi mọi thứ còn được giữ lại gần như nguyên vẹn qua hàng thế kỷ. Ngày nay Akita được coi là giống chó chính thức – “quốc khuyển” của Nhật.

Thông tin chung về giống chó Akita

+ Giống chó Akita là loài chó lớn nhất của Nhật bản trong nhóm Spitz. Chúng có thân hình chắc nịch, cân đối, gân guốc, mạnh mẽ và trông rất ấn tượng. Đầu to, trán phẳng và bộ hàm ngắn nhưng cực khoẻ. Mặt có hình tam giác theo kiểu chó sói. Giữa trán có một rãnh chia đôi mặt thành hai nửa bằng nhau. Mắt nhỏ, hình tam giác có màu nâu sẫm. Mũi thông thường có màu đen (có thể có màu nâu trên các cá thể có màu lông trắng, nhưng màu đen được đánh giá cao hơn).

Đặc điểm tính cách của chó Akita

+ Chó Akita là giống chó ngoan ngoãn, dễ bảo, nhưng đôi khi cũng tỏ ra cứng đầu. Rất tận tuỵ và yêu quí gia chủ. Thông minh, can đảm và rất thận trọng. Đây là giống chó khá bướng bỉnh nên cần có sự dạy dỗ chu đáo từ khi còn nhỏ. Đây là một trong những giống chó bảo vệ tốt nhất. Các bà mẹ người Nhật thường giao cho chúng nhiệm vụ trông coi những đứa con của mình. Akita là giống chó cực kỳ trung thành và rất quyến luyến với chủ. Tuy vậy chúng rất hung dữ đối với các con chó và vật nuôi khác, vì vậy phải luôn cảnh giác để tránh đụng độ. Tốt nhất là khi ra ngoài cần cho chúng đeo rọ mõm. Mặc dù chúng rất yêu quí bọn trẻ của gia chủ, nhưng chúng vẫn có thể tỏ ra hung dữ đối với trẻ lạ. Khi bị trêu trọc, chúng có thể cắn. Giống chó này có tính sở hữu rất cao. Cần có sự dạy dỗ hết sức kiên trì vì Akita dễ nản. Rất thích sự chăm sóc của gia chủ. Giọng của chúng có nhiều âm thanh rất hay, tuy vậy không phải là loại chó thích sủa.

Giống chó khác : Kinh nghiệm nuôi chó Husky

Chệ độ ăn kinh nhiệm nuôi chó Akita

+ Giống chó Akita là dòng chó lớn và khỏe mạnh, để nuôi dưỡng cho chó có một sức khỏe tốt và vóc dáng đẹp, mạnh mẽ thì cần phải chú ý đến chế độ ăn uống của chó.

Kinh nghiệm chăm sóc chó akita theo độ tuổi

+ Chế độ ăn của chó akita con từ 1 – 2 tháng tuổi được chăm sóc như việc chăm sóc chó con, cho chúng ăn cháo, cơm với thịt xé nhỏ và bổ sung các loại thức ăn khô có bán trên thị trường. Chia thành 4 – 5 bữa nhỏ trong ngày, khẩu phần ăn của chó akita con phải ăn khoảng 400g thức ăn và 0,5 lít sữa mỗi ngày.

Giống chó khác : Kinh nghiệm nuôi chó Becgie

+ Chó akita khi được từ 2 – 6 tháng tuổi cần chăm sóc cẩn thận vì đây là giai đoạn chó cần được chăm sóc chu đáo để phát triển thể chất, trong giai đoạn này cần bổ sung vào khẩu phần ăn của chó akita nhiều thịt, tốt nhất là thịt bò, tim gan heo, bò cắt nhỏ nấu chín, trứng, rau củ, thức ăn khô, cho chó ăn 3 bữa và uống thêm sữa mỗi ngày.

+ Khi chó akita đạt từ 6 tháng tuổi trở lên, đây là thời điểm mà con chó sẽ phát triển rất nhanh và tiêu thụ lượng thức ăn nhiều hơn, vì vậy cần phải tăng cường khẩu phần ăn và bổ sung nhiều loại thực phẩm dinh dưỡng nhiều đạm, protein và canxi cho chó, đặc biệt là thịt, xương, nội tạng của động vật, trứng, rau củ,…

+ Để có thể chăm sóc tốt cho chó akita, bạn nên lưu ý đến một số vấn đề như việc chuẩn bị nơi ở cho chó, giống chó akita vốn phù hợp với khí hậu lạnh và không chịu được thời tiết nóng, vì vậy chỗ ở của chó akita phải thoáng mát, sạch sẽ, có không gian rộng, không quá nóng và cũng không được ẩm ướt. Nếu thời tiết quá nắng nóng thì nên cho chúng ngồi điều hòa.

+ Akita là dòng chó mạnh mẽ và to lớn, vì vậy nhu cầu vận động của loài chó này cũng rất lớn, nếu bị nhốt một chỗ thì chúng sẽ trở nên thụ động và không được mạnh mẽ. Bạn cần thường xuyên cho chó akita vui chơi, đi dạo và vận động hàng ngày, một số hoạt động như đi bộ, chạy theo xe, bắt bóng, bắt đĩa bay…. để chúng được rèn luyện sức khỏe và thể chất.

Chăm sóc cho bộ lông giống chó akita

+ Rất cần chăm sóc bộ lông. Rụng lông rất nhiều, hai lần trong năm. Cần chải lông bằng bàn chải chuyên dụng. Chỉ tắm khi thật cần thiết vì có thể làm rụng lớp lông không thấm nước bên ngoài.

+ Chó Akita có bộ lông dày rậm vì vậy việc chăm sóc lông cho akita là một vấn đề cần chú ý, vì kết cấu bộ lông kép dày nên chó akita không chịu được thời tiết nóng, nên cắt tỉa lông cho chó và cho chúng nằm điều hòa vào mùa nắng nóng. Vào mùa mưa lạnh thì cần phải chú ý đến việc giữ cho bộ lông của akita khô ráo, nếu lông bị ẩm ướt thì sẽ gây ra các bệnh về da và có thể bị nhiễm bệnh viêm phổi.

Giống chó khác : Kinh nghiệm nuôi chó pitbull

+ Chú ý không nên tắm thường xuyên cho chó, chỉ nên tắm cho chó một tuần một lần. Bạn có thể cho chó phơi nắng vào buổi sáng và chiều tối để giữ cho cơ thể luôn khô ráo.

Các bệnh thường gặp ở chó Akita

+ Lưu ý rằng tất cả chó con đều cần phải được đưa đến trạm thú y để kiểm tra sức khỏe và tiêm chủng các loại vaccin phòng dịch, tẩy giun sán và làm sổ khám bệnh định kỳ cho chó.

+ Chó akita là giống chó khỏe mạnh và ít bệnh tật, chúng có thể sống từ 10 – 12 năm. Tuy nhiên cần chú ý một số vấn đề sức khỏe có thể gặp ở chó akita như các bệnh về bệnh về máu, hệ miễn dịch, bệnh ngoài da, mắt.

+ Nếu phát hiện chó có hiện tượng mệt mỏi, nôn, bỏ ăn, thụ động, tiêu chảy, đỏ mắt… thì nên đưa đến bác sĩ thú y để được kiểm tra tình trạng sức khỏe.

Thông tin thêm về giống chó chó Akita

Cao: 26 – 28 inches (66 – 71 cm). Chó cái cao 24 – 26 inches (61-66cm) Cân nặng: 75 – 120 pounds (34 – 54 kg). Chó cái 75 – 110 pounds (34 – 50 kg)

Chiều cao, cân nặng

Có thể mắc các bệnh về bệnh về máu, hệ miễn dịch, bệnh ngoài da, mắt.

Các bệnh có thể gặp

Có thể sống trong điều kiện căn hộ nếu có không gian dành cho nó tập luyện. Chúng có mức độ hoạt động trong nhà vừa phải và thoải mái nhất khi ở không gian rộng như là sân vườn.

Điều kiện sống

Cần có các bài tập vừa phải , nhưng đều đặn để giữ cho thân hình thon thả Sống lâu Khoảng 10 – 12 năm.

Hoạt động

Kinh Nghiệm Nuôi Chó Bắc Kinh Trắng Cho Người Mới Bắt Đầu

+ 7 thông tin KINH ĐIỂN về chó Bắc Kinh lai Nhật

+ “Tất tần tật” thông tin về chó Bắc Kinh lai phốc sóc

Nếu bạn đã tìm hiểu về giống chó Bắc Kinh lai chắc chắn sẽ ấn tượng với giống chó Bắc Kinh trắng bởi thân hình nhỏ nhắn, đáng yêu như cục bông xinh.

Người ta thử phép lai này vì tỷ lệ lai tạo của hai giống chó này rất cao do họ hàng khá gần nhau, được nuôi cùng một môi trường.

Nếu để 2 chú chó là Bắc Kinh lai Nhật và Bắc Kinh thuần chủng sẽ rất khó để phân biệt đấy.

Tuy nhiên, nếu là người tinh tế, bạn sẽ tìm ra đặc điểm khác biệt đó là thân hình của chúng nhỏ và dài hơn.

Nếu bố của phép lai này là chó Nhật trắng thuần chủng thì giống chó lai sẽ có chân nhỏ, dài hơn, mặt ít gãy hơn so với chó Bắc Kinh.

Và thường khi chó lớn từ 3 tháng tuổi những đặc điểm này mới thể hiện rõ nét.

Bộ lông của chó Bắc Kinh trắng có thể có một màu đơn sắc là trắng hoặc kem hoặc pha lẫn trắng – vàng.

2. Tính cách của chó Bắc Kinh lai Nhật trắng

Chó Bắc Kinh lai Nhật trắng khá trầm tính, không thích sự ồn ào, thích sự ôm áp, vỗ về của chú nhân.

Tính cách nhạy cảm, hướng sống độc lập, là người bạn trung thành có thể chia sẻ những tâm sự trong cuộc sống đó,

Thừa hưởng tính cách của chó Nhật trắng, chó Bắc Kinh trắng rất thông minh, luôn cảnh giác và ít tiếp xúc với người lạ. Chúng luôn gầm gừ, cảnh báo với chủ nếu thấy người lạ.

Bởi đó, chó không chỉ được ưa thích để tâm sự mà thích hợp để trông nhà.

3. Mua chó Bắc Kinh lai Nhật màu trắng bao nhiêu tiền? Mua ở đâu?

Hiện nay, nhu cầu tìm mua nơi bán chó Bắc Kinh trắng rất lớn, việc tìm được cửa hàng có hình ảnh chó đẹp cũng không khó. Vậy bạn có biết giá của chó Bắc Kinh lai hiện tại là bao nhiêu không?

So với dòng bố mẹ thuần chủng, các bé chó Bắc Kinh trắng thường có giá cao hơn rất nhiều. Trung bình khoảng 700.000, 800.000 với bé tầm trung.

Đối với những bé có chất lượng tốt hơn thì giá khởi điểm khoảng 1 triệu 300 ngàn.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới giá chó Bắc Kinh lai Nhật trắng như kích thước, màu sắc, độ tuổi, có đầy đủ giấy tờ chứng nhận sức khỏe không, đã tiêm phòng và tẩy giun đầy đủ không,…

Do đó, để biết chi tiết hơn về giá chó lai này, bạn có thể tìm tới những địa chỉ bán chó để tìm hiểu kỹ hơn.

Hiện nay việc xuất hiện quá nhiều cửa hàng sẽ khiến các khách hàng cảm thấy phân vân và đắn đo. Vì vậy, Pet đáng yêu xuất hiện như một nơi bảo chứng niềm tin và giải quyết âu lo của khách hàng.

Cho dù là giống chó Bắc Kinh trắng hay giống chó Nhật thuần chủng, Bắc Kinh thuần chủng đều có đầy đủ tại Pet đáng yêu.

4. Kinh nghiệm chăm sóc chó Bắc Kinh trắng

Sự quyến rũ của giống chó này chính là bộ lông trắng. Bởi vậy, việc vệ sinh và chăm sóc bộ lông cho chúng giúp bộ lông luôn óng mượt mềm mại là điều cần thiết.

Mỗi ngày, hãy chải lông cho cún cưng một vài lần để loại bỏ lông rụng, bụi bẩn. Kết hợp sử dụng sữa tắm để dưỡng lông mềm bông xù hơn.

Do màu lông đặc trưng là màu trắng, nên bạn hạn chế cho chó tới những vùng đất bẩn, bùn đất sẽ khiến cho lông bẩn hơn.

Sữa tắm cho chó Bắc Kinh trắng phải dùng sữa tắm chuyên dụng mới khử được mùi hôi và vi khuẩn bám trên lông. Sau khi tắm xong phải sấy khô để tránh cún bị nấm da, viêm phổi vì nhiễm lạnh.

Tần suất tắm cho chó phù hợp nhất là 1 lần/ tuần

Lưu ý cắt tỉa lông để bé không bị nấm hay mắc các bệnh ngoài da khác.

5. Chó Bắc Kinh lai Nhật màu trắng ăn gì?

Háu ăn là tính từ phù hợp nhất để miêu tả về nết ăn của chó Bắc Kinh trắng. Chúng hầu như ăn không biết no. Tuy nhiên, để chó có được sức khoẻ tốt nhất, bạn cũng cần chú ý tới bữa ăn của chó mỗi ngày.

Chó trưởng thành từ 4 đến trên 6 tháng tuổi: cần bổ sung đầy đủ và đa dạng các chất dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển toàn diện của cơ thể. Số bữa ăn trong ngày giảm còn 3 bữa/ ngày, lượng thức ăn mỗi bữa phải tăng lên vì chúng đang trong quá trình phát triển nhanh.

Nước uống của chó Bắc Kinh trắng phải đảm bảo luôn sạch sẽ, để cạnh khu vực ăn, thay nước sau mỗi bữa ăn.

Không cho ăn đồ ăn mặn, đồ quá lạnh, các loại nội tạng của động vật

Như vậy, giống chó Bắc Kinh trắng không chỉ để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người chơi chó cảnh bởi bộ lông dài trắng muốt mà còn vì sự đáng yêu, xinh xắn sẵn có.

Kinh Nghiệm Nuôi Chó Poodle 2 Tháng Tuổi Cho Người Mới

Chế độ dinh dưỡng đối với chó con 2 tháng tuổi

Chó Poodle 2 tháng tuổi vẫn chưa phát triển hoàn thiện về hệ tiêu hóa cũng như kịp thích ứng với các loại thức ăn mới. Bạn nên cho cún bắt đầu với thức ăn sau:

Cháo nấu, xay nhuyễn hoặc thức ăn khô được ngâm mềm để tránh chó mắc cổ hoặc ảnh hưởng đường tiêu hóa

Sữa bổ sung dinh dưỡng là một lựa chọn hợp lý sau ăn đối với các chú chó con chưa ăn được nhiều. Một ngày nên cho chú uống tầm 200 – 300 ml sữa ấm.

Tuyệt đối không cho cún ăn các đồ ăn cứng, nhọn, dễ hóc như xương lợn, gà, cá sẽ dễ làm tổn thương hệ tiêu hóa còn non. Các loại thức ăn từ nội tạng động vật và đồ ăn cay nóng, ôi thiu cũng cần được giữ tránh xa tầm với của chó.

Tùy vào tuổi mà chó sẽ cần protein, calories và các khoáng chất ở mức độ khác nhau. Đối với chó con dưới 12 tháng tuổi, chúng sẽ cần nhiều protein để phát triển cơ, canxi cho xương và calories để sinh trưởng nhiều hơn đối với chó trưởng thành (trên 12 tháng tuổi) và chó già (từ 7 năm tuổi trở lên). Hãy chọn những loại thức ăn được sản xuất dành riêng cho chó con, thường là những hạt nhỏ để hàm răng chó con dễ nhai.

Đối với Poodle con 2 tháng tuổi, bạn cần để ý cho chó ăn từ 50 – 100 gr thức ăn một ngày. Chia khẩu phần ăn ra thành 4 – 5 bữa và cho chó ăn đúng bữa với đầy đủ thức ăn, không thừa không thiếu. Tập cho chó ăn đúng giờ để đảm bảo hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Không ăn quá nhiều trong một bữa ăn và uống nước quá nhiều sau ăn, càng không nên uống quá nhiều sữa.

Đừng thay đổi thức ăn cho chó con quá nhiều và đột ngột. Hãy lựa chọn theo chỉ dẫn và chỉ thay đổi khi đã tham vấn ý kiến bác sĩ. Nếu buộc phải thay đổi hay tuân theo lộ trình 4 tuần như sau:

Tuần 1: 75% thức ăn cũ + 25% thức ăn mới

Tuần 2: 50% thức ăn cũ + 50 % thức ăn mới

Tuần 3: 25% thức ăn cũ + 75% thức ăn mới

Từ tuần 4: 100% thức ăn mới

Hãy chuẩn bị sẵn một khay nước chứa nước đầy đủ để chó có thể uống nước khi khát. Đảm bảo đó là nước sạch, đun sôi để nguội và cần thay nước thường xuyên mỗi ngày một lần. Khay đựng nước uống và thức ăn cho chó phải được vệ sinh sạch sẽ vài ngày một lần. Không được để sót xà phòng hay các loại hóa chất tẩy rửa dễ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của cún.

Ở giai đoạn 2 tháng tuổi, chó Poodle rất thích gặm nhấm, mài răng, hay tìm các vật có thể cào cấu và cắn nắt như giày dép, đệm mút, ghế sofa hay salon. Như vậy không những làm hư hỏng đồ đạc trong nhà mà còn khiến cho dễ nuốt vào cơ thể các vật gây hại, các chất độc hại và viêm tắc đường tiêu hóa. Hãy tìm mua những vật mềm xốp, vô hại, phù hợp cho chó mài răng như xương gặm fonti dành riêng cho cún, giúp chúng tha hồ gặm nhấm.

Poodle là một giống chó dễ chịu nhưng không có nghĩa là dễ nuôi. Chú hay bị bệnh vặt và gặp các vấn đề về sức khỏe nếu chủ không chú ý đến các đặc điểm sinh trưởng và lối sống của chó. Ngay khi thấy Poodle có các triệu chứng bất thường như buồn nôn, bỏ ăn, lờ đờ, tiêu chảy, lập tức dừng cho ăn và liên lạc ngay với bên bán cún hoặc bác sĩ thú y để có phương án chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Cập nhật thêm: Các bệnh thường gặp ở Poodle

Chăm sóc lông cho cún Poodle

Khi vừa mang cún về nhà, bạn đừng vội tắm cho cún mà hãy đợi thêm 1 – 2 ngày nữa để bé thích nghi với môi trường sống mới và làm quen dần với chủ. Trường hợp chó con hôi quá thì bạn có thể sử dụng nước hoa để giảm bớt mùi cơ thể. Lúc này, sức đề kháng của chó con chưa phát triển nên lưu ý không tắm quá 2 lần/tuần và quá 5 phút mỗi lần tắm.

Khi mới 2 tháng tuổi, bộ lông chó Poodle chưa mọc hoàn thiện và cơ thể dễ phản ứng với các tác động bên ngoài. Vì vậy, nếu bạn có ý định cắt tỉa lông máu cho chó thì hãy tạm hoãn lại đến khi chú được 3 – 4 tháng tuổi. Thời điểm cắt tỉa cũng cần lặp lại đều đặt, nhưng không được cắt tỉa vào mùa đông chó cần được giữ ấm khi trời lạnh.

Trước khi đón một chú Poodle , hãy chuẩn bị sẵn một góc riêng có chăn mềm và ấm cho cún. Giữ chỗ ở sạch sẽ, thoáng mát, có đủ ánh sáng để chó thoải mái hoạt động và sinh trưởng tự nhiên. Không giữ chú trước điều hòa hay mũi quạt quá lâu dể gây lạnh và viêm phổi. Tránh đặt Poodle con ở vị trí cao và nguy hiểm như cửa sổ, tủ kệ, cầu thang hoặc yên xe máy.

Tháng thứ 2 từ khi chào đời là giai đoạn chó Poodle bắt đầu sống xa mẹ và tập ăn. Vì thế, hãy lưu ý nếu thấy cún hay sủa vì nhớ mẹ, chưa quen chỗ lạ thì hãy nhẹ nhàng âu yếm để giúp chú thích nghi với sự lạ lẫm nhanh hơn.

Thậm chí, có thể chúng sẽ ủ rũ, biếng ăn, hoặc thậm chí không chịu hợp tác hoặc phản ứng khi bạn lại gần sau khi về nhà mới. Đừng lo lắng, đây là trạng thái tâm lý phổ biến của loài chó khi thay đổi môi trường sống.

Mặt khác, Poodle cũng là giống chó tìm kiếm sự hòa hợp và khăng khít của gia đình. Nếu bị “bỏ rơi” một thời gian, Poodle sẽ dễ cảm thấy cô đơn. Vì vậy, đừng quên nô đùa, vuốt ve để thể hiện sự quan tâm mỗi khi về đến nhà. Dẫn đi dạo khoảng 15 – 30 phút một ngày ở những địa điểm phù hợp sẽ tăng sự gắn bó giữa Poodle và bạn. Ngoài ra, đi dạo giúp chúng giữ được tinh thần thoải mái, trí óc thông minh, bản tính vui tươi cùng sự nhanh nhẹn, thể chất khỏe mạnh.

Nuôi chó con cũng đòi hỏi nhiều quan tâm và kiến thức như chăm em bé. Để thú cưng của mình được sinh trưởng bình thường và phát triển khỏe mạnh, hãy chú ý đến các vấn đề về dinh dưỡng, sức khỏe cũng như tâm lý để có sự chăm sóc toàn diện đối với chó Poodle 2 tháng tuổi.

Cập nhật thông tin chi tiết về 9 Chú Cún Chết Vì Sốc Nhiệt Và Kinh Nghiệm Cho Người Nuôi Chó trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!