Bạn đang xem bài viết 8 Lưu Ý Khi Nuôi Chó, Mèo Ở Chung Cư, Nên Biết Để Tránh Bị ‘Nói Xấu Sau Lưng’ được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Lưu ý khi nuôi chó, mèo trong nhà: Xem xét quy định nơi ở có được nuôi hay không
Nếu đang sống trong căn hộ chung cư, nơi có tính cộng đồng rất cao, bạn nên kiểm tra và hỏi ý kiến với ban quản lý khu nhà chung cư để biết chắc rằng mình có được phép nuôi chó, mèo không. Nếu có tình yêu mãnh liệt với thú cưng, trước khi chọn mua căn hộ ở đâu, bạn nên hỏi về quy định nuôi chó, mèo, tránh trường hợp dọn đến ở rồi thì mới biết tòa chung cư cấm nuôi chó, mèo.
Hiện trên thị trường có một số tòa nhà chung cư không cho phép nuôi chó, mèo hoặc bạn phải trả phí mới cho phép nuôi và phải tuân thủ nghiêm ngặt theo những quy định từ ban quản lý tòa nhà. Một số chung cư thì giới hạn số lượng chó, mèo , hay trọng lượng cơ thể của chúng.
Điều này cũng hết sức bình thường bởi rất nhiều quốc gia khác cũng đang áp dụng các quy định nuôi thú cưng tại các chung cư. Chẳng hạn như:
Tại Nhật Bản: Bạn cần phải đăng ký nhận nuôi Chó, chứng minh tài chính thu nhập, chứng minh căn hộ đủ tiện nghi cách âm, tiêm chủng định kỳ và bắt buộc gắn chíp theo dõi trên Chó.
Tại Anh: Tất cả chủ nuôi chó đều phải đăng ký và gắn chip lên Chó để theo dõi tình trạng, tiêm phòng, y tế. Nghiêm cấm hành vi thả rông, nếu gây thương tích cho người thì chủ chó bị phạt tiền và có thể ngồi tù tới 5 năm, vật nuôi có thể bị tiêu hủy.
Nếu bạn nuôi chó, mèo trong chung cư, cần phải đảm bảo chó của bạn không gây hại đến người khác
Ngoài ra, khi nuôi chó, mèo trong chung cư, bạn tuyệt đối đừng để thú cưng của mình chạy nhảy lung tung sang các căn hộ kế bên, điều đó sẽ rất phiền phức. Nếu là giống chó, mèo dữ, bạn cần thiết phải đeo thêm rọ mõm để tránh việc chúng tấn công người khác. Đồng thời, bạn cũng nên đưa thú cưng của bạn đến phòng khám thú y để thăm khám thường xuyên.
Lưu ý khi nuôi chó, mèo trong nhà: Chọn giống phù hợp với lối sống gia đình
Tùy theo lối sống của gia đình mà bạn nên chọn một chú chó hoặc chú mèo phù hợp với hoàn cảnh của tất cả mọi người trong nhà. Chẳng hạn, nếu bạn không có thời gian, đừng nên chọn những giống chó, mèo cần được chăm sóc kỹ lưỡng, hoặc nếu bạn thích cuộc sống bình yên, ít di chuyển, bạn nên chọn những giống chó kiểng chịu nằm im thay vì những giống chó hay chạy nhảy, phá phách như Labrador hay Retriever.
Lưu ý khi nuôi chó, mèo trong nhà: Xem quỹ thời gian của bạn có thích hợp để nuôi?
Cho dù bạn chọn nuôi một chú chó, mèo từ trại cứu hộ hay mua lại từ người khác, bạn cũng nên dành thời gian tìm hiểu tính tình, thức ăn yêu thích và tình trạng sức khỏe của chúng. Nuôi một chú chó hay chú mèo cần nhiều sự quan tâm và chăm sóc. Bạn nên cân nhắc quỹ thời gian của mình trước khi quyết định, nhất là khi bạn đang trong thời kỳ mang thai hoặc giai đoạn đầu khi mới sinh con bởi lúc này bạn khá bận rộn.
Nếu nhà bạn có con nhỏ, nên chọn nuôi những chú cún con dễ thương để tránh gây hại cho con
Lưu ý khi nuôi chó, mèo trong nhà: Nên chọn giống chó, mèo đã lớn thay vì vừa chào đời
Chọn nuôi một chú chó hay chú mèo đã lớn không phải là ý định tồi. Như vậy, bạn sẽ không cần phải dạy nhiều về những kĩ năng cơ bản như đi vệ sinh đúng chỗ. Chó, mèo trưởng thành cũng không cần để tâm đến quá nhiều như những chú chó, mèo nhỏ khác. Nếu không có nhiều kinh nghiệm nuôi thú cưng, bạn nên cẩn thận với giống chó, mèo từng bị hành hạ vì tính tình không ổn định và có thể gây nguy hiểm cho con cái của bạn.
Lưu ý khi nuôi chó, mèo trong nhà: Kiên nhẫn khi chăm sóc và nuôi dưỡng
Với những người chưa từng nuôi thú cưng, việc nuôi chó, mèo có thể là một thử thách lớn với bạn. Chúng có thể làm hư đồ đạc trong nhà, đi vệ sinh lung tung, nhảy vào người hoặc cắn bạn và bé. Người bạn này cũng giống như đứa trẻ vậy, luôn cần tình cảm và sự thấu hiểu. Vậy nên đừng từ bỏ chú chó, mèo của mình quá nhanh, bạn có thể đưa chúng đến các trung tâm huấn luyện hoặc nhờ bác sĩ thú ý tư vấn.
Lưu ý khi nuôi chó, mèo trong nhà: Tìm hiểu thêm về cách huấn luyện
Đây là khoản đầu tư mà bạn không bao giờ hối hận về sau. Mua một quyển sách dạy nuôi chó, mèo hay tham dự một chương trình đào tạo bài bản, thường xuyên sẽ gắn kết bạn và thú cưng của mình hơn, không còn lo vấn đề tuân thủ các điều lệnh hay hung hang quá mức. Nếu được, các thành viên trong nhà nên tham gia vào khóa huấn luyện để biết cách chăm sóc và chơi đùa cùng chú chó, mèo của cả nhà.
Lưu ý khi nuôi chó, mèo trong nhà: Chú ý trong nhà có ai dị ứng với lông động vật
Nếu trong nhà có người dị ứng với lông chó, lông mèo, thì hãy chọn loại chó lông ngắn hoặc ít rụng lông như Poodles hoặc Schnauzers. Ngoài ra, bạn nên “thủ sẵn” máy hút bụi hoặc làm sạch không khí để dọn dẹp lông chó trong nhà.
Lưu ý khi nuôi chó, mèo trong nhà: Không nên nghe lời những người xung quanh
Khi quyết định nuôi chó, mèo, xung quanh bạn sẽ có rất nhiều người bàn ra tán vào, đưa ra không ít lời khuyên về việc nên chọn con này hay bỏ con kia. Nếu bạn bỏ qua cảm xúc của bản thân, rất có thể cả nhà sẽ có 1 chú chó, mèo hoàn toàn không phù hợp. Nuôi thú cưng không phải là chuyện mua bán theo cảm tính. Bạn nên thật bình tĩnh và suy xét liệu chú chó, mèo mình chọn ban đầu có thích hợp hay không.
Nếu nhà có trẻ nhỏ, cha mẹ nên lưu ý:
– Khuyến khích những tương tác tích cực và ngăn những xung đột giữa trẻ với vật nuôi. Cha mẹ có thể dắt cả hai cùng đi dạo với nhau hoặc cho chú chó ngồi bên cạnh khi bạn thay tã hay cho con bú.
– Không cho chó lại gần khi bé đang chơi, ngủ. Nên đóng cửa hoặc sử dụng một hàng rào ở cửa để ngăn chặn.
– Không bao giờ để chó và bé ở bên nhau mà không có người lớn coi sóc.
– Ngăn con bạn tiếp xúc với cún khi bạn không thể giám sát cận kề hoặc khi trẻ đang ăn, chơi, lúc chó ngủ….
– Thưởng cho cả trẻ và cún khi chúng hành xử đúng theo đúng ý bạn.
– Hãy trò chuyện với những người hàng xóm để dặn họ trông và nhốt chó cẩn thận.
Một số hướng dẫn khác trong quá trình mua bán nhà:
Thế An (TH)
Có Được Nuôi Chó Mèo Trong Chung Cư?
Việc nuôi chó, mèo trong các căn hộ chung cư hiện nay rất phổ biến. Tuy nhiên, việc có được phép nuôi những vật nuôi này ở chung cư hay không vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Vậy tôi muốn hỏi Luật có cấm nuôi chó, mèo ở căn hộ chung cư hay không?
[1]. Căn cứ Điều 2 Phụ lục số 01mẫu nội quy quản lý ban hành, sử dụng nhà chung cư (Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2016/TT-BXD ngày 15 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng) quy định như sau:
“1. Gây mất an ninh, trật tự, nói tục, chửi bậy, sử dụng truyền thanh, truyền hình hoặc các thiết bị phát ra âm thanh gây ồn ào làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư.
Phóng uế, xả rác hoặc các loại chất thải, chất độc hại không đúng nơi quy định, gây ô nhiễm môi trường nhà chung cư.
Ném bất cứ vật gì từ cửa sổ, ban công của căn hộ.
Chăn, thả, nuôi gia súc, gia cầm trong nhà chung cư.
Đốt vàng mã, đốt lửa trong nhà chung cư, trừ địa điểm được đốt vàng mã theo quy định tại nhà chung cư.
Phơi, để quần áo và bất cứ vật dụng nào trên lan can hoặc tại phần không gian từ lan can trở lên hoặc vắt ngang cửa sổ của căn hộ.
Đánh bạc, hoạt động mại dâm trong nhà chung cư.
Mua, bán, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy tại căn hộ và các khu vực khác trong nhà chung cư.
Tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng phần diện tích, các thiết bị thuộc sở hữu chung, sử dụng chung của nhà chung cư.
Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.”
Như vậy tại Khoản 4 Điều này có quy định hành vi ” Chăn, thả, nuôi gia súc, gia cầm trong nhà chung cư ” là hành vi bị nghiêm cấm trong việc sử dụng nhà chung cư.
[2]. Khái niệm gia súc gia cầm:
Khái niệm về gia súc, gia cầm theo Luât Chăn nuôi 2018 đều gắn với quy mô và hình thức sản xuất kinh doanh nhất định gồm có: siêu lớn, lớn, vừa, nhỏ, siêu nhỏ hộ gia đình. Có thể thấy nội dung quy định phù hợp với tư duy trên, “thú cưng nuôi để bầu bạn” không đồng nhất về cách hiểu cũng như mục đích nuôi như với “gia súc, gia cầm”.
Như vậy, cho tới khi cơ quan chức năng chưa ban hành cụ thể một văn bản hướng dẫn hoặc quy định rõ ràng, “cấm nuôi gia súc, gia cầm và thú cưng (chó, mèo, chim, chuột…) trong chung cư” thì quy định cấm nuôi chó, mèo và thú cưng nói chung trong chung cư là không có căn cứ pháp luật.
Thực tế cho thấy, Mẫu nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng chỉ được coi là một mẫu văn bản để Ban quản lý các chung cư tham khảo và xây dựng nội quy riêng cho nhà chung cư của mình. Do đó, khó có thể coi nội dung trong Mẫu nội quy nêu trên là một quy định của pháp luật. Việc cấm nuôi chó, mèo ở chung cư hay không phụ thuộc vào nội quy riêng của từng chung cư, được xây dựng dựa trên sự thống nhất với các cư dân chung cư đó.
Có những chung cư nghiêm ngặt việc nuôi chó, mèo, do lo ngại mất vệ sinh chung hoặc gây tiếng ồn, ảnh hưởng tới an toàn của những người sống tại chung cư nhưng cũng có chung cư có quy định “cởi mở” hơn, tạo điều kiện cho những người yêu thích chó, mèo sống cùng thú cưng của mình.
Tuy nhiên, người nuôi thú cưng nói chung, và chủ nuôi trong chung cư nói riêng cũng cần phải nắm quy định pháp luật để đảm bảo việc nuôi chó, mèo, thú cưng trong chung cư được phù hợp.
Thứ nhất:
Đối với chung cư được phép nuôi thú cưng thì việc nuôi thú cưng nhằm mục đích kinh doanh (mua, bán) sẽ bị xếp vào nhóm gia súc, già cầm theo quy định và tùy mức độ thiệt hại có khả năng bị yêu cầu giải tán, bồi thường và buộc di dời ra khỏi chung cư. Hình thức xử lý vi phạm cụ thể sẽ do ban quản lý chung cư xây dựng dựa trên Điều 8 Mẫu nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư, các biện pháp cắt điện, cắt nước…có khả năng được áp dụng.
Thứ hai:
Đối với chủ nuôi chó, mèo cần thực hiện các biện pháp bảo đảm cho thú cưng của mình để tránh những rủi ro không đáng có xảy ra. Căn cứ Điều 66 Luật chăn nuôi 2018 (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2020) về việc Quản lý nuôi chó, mèo quy định như sau:
“Chủ nuôi chó, mèo phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
Thực hiện tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo theo quy định của pháp luật về thú y;
Khi nghi ngờ chó, mèo có triệu chứng bệnh dại phải báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cán bộ chăn nuôi, thú y cơ sở và thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật về thú y;
Có biện pháp bảo đảm an toàn cho người và vật nuôi khác, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y;
Trường hợp chó, mèo tấn công, gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.”
Luật sư tại Huế:
336 Phan Chu Trinh, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Luật sư tại Phú Quốc:
65 Hùng Vương, thị trấn Dương Đông, huyện đảo Phú Quốc.
Website: chúng tôi www.tuvanphapluatdanang.com
Email: fdvnlawfirm@gmail.com luatsulecao@gmail.com
Điện thoại: 0935 643 666 – 0906 499 446
Fanpage: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/
Có Được Nuôi Chó, Mèo Trong Chung Cư?
Hỏi: Chung cư tôi đang ở có nhiều hộ nuôi chó, mèo thả rông gây mất vệ sinh và an toàn dịch tễ. Xin hỏi, người dân có được phép nuôi chó, mèo trong chung cư? Việc thả rông chó, mèo gây nguy hiểm cho con người sẽ bị xử lý ra sao?
(Lê Thị Tuyết Anh, TP. Vũng Tàu)
Trả lời: Căn cứ Thông tư 02/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng, ban hành kèm theo “Mẫu nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư”, việc chăn, thả, nuôi gia súc, gia cầm là một trong các hành vi bị nghiêm cấm đối với chủ các căn hộ ở trong chung cư.
Điều 2, Luật Chăn nuôi 2018 về giải thích từ ngữ quy định: Gia súc là loại động vật có vú, có 4 chân được con người thuần hóa và chăn nuôi. Như vậy, chó, mèo cũng được coi là những loài gia súc, nên việc cấm nuôi chó, mèo trong chung cư theo “Mẫu nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư” ban hành kèm theo Thông tư số 02/2016/TT-BXD là có cơ sở. Tuy nhiên, để điều chỉnh hành vi này, Ban quản lý các chung cư phải đưa nội dung này vào nội quy riêng của mỗi nhà chung cư do mình quản lý.
Về việc thả rông chó, mèo có thể gây nguy hiểm lây truyền bệnh dại như cào cấu, cắn người, theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT của Bộ NN-PTNT “Quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn” thì chó, mèo là loại vật nuôi bắt buộc phải tiêm vắc xin phòng bệnh dại.
Nếu không thực hiện quy định này, chủ nuôi có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 7, Nghị định 90/2017/NĐ-CP “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y”, như sau: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 -300 ngàn đồng đối với hành vi không thực hiện việc phòng bệnh bằng vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật. Phạt tiền từ 600-800 ngàn đồng đối với một trong các hành vi không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng; không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng (thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn).
Luật gia: THANH MAI
Bị Chó Cắn Nên Ăn Gì? Những Lưu Ý Khi Bị Chó Dại Cắn
1. Người bị chó dại cắn, bị bệnh dại thường có những biểu hiện gì?
Dẫu chó là loại động vật khá thân thiết với con người nhưng không có điều gì đảm bảo chắc chắn chúng sẽ không làm hại chúng ta. Đặc biệt là những con chó bị dại, nếu chúng cắn phải ta thì rất nguy hiểm. Nếu không có kiến thức tốt thì ngay cả những người nhà chăm sóc, nuôi chó cũng có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào.
Để đảm bảo an toàn khỏi những con chó dại thì các bạn cần hiểu về chúng. Để đảm bảo sức khỏe, tránh bị chó dại cắn thì các bạn cần sở hữu thêm các kiến thức, biết thêm các triệu chứng về bệnh dại thường gặp ở chó như: Nước dãi nhiều, hung dữ khác thường, giọng sủa khàn. Ngoài ra, những con chó bị liệt chi, liệt lưỡi, liệt hàm dưới còn có biểu hiện thè và chảy nước dãi khá nhiều.
Không chỉ những chú chó mắc bệnh dại mới có thể tấn công bạn. Loài chó còn có thể tấn công người lạ mặt bất cứ lúc nào. Chó chỉ trung thành với chủ, những vị khách lạ mặt đều nên cẩn trọng để tránh bị chó cắn.
Nếu bị chó dại cắn thì các nạn nhân ngay lập tức phải tiến hành những thao tác sơ cứu kịp thời ngay sau đây:
Dùng xà bông hay các chất giặt rửa là xà phòng để rửa vết thương. Bạn nên chà mạnh dưới vòi nước trong vòng ít nhất 5 phút. Việc làm này nhằm bỏ hết những mô dập, dị tật dập nát trên vết thương.
Dùng dung dịch iod hoặc cồn 70% để sát trùng vết thương.
Để có thể ngăn ngừa nhiễm trùng một cách tốt nhất, bạn nên dùng chất kháng sinh.
Dùng thanh vacxin (Tetavax) và thanh kháng độc tố SAT để phòng ngừa uốn ván.
Sau khi thực hiện những bước sơ cứu cơ bản, bạn cần nên đưa người bị chó cắn tới các cơ sở y tế để tiêm phòng.
3. Bị chó cắn nên ăn gì? Kiêng ăn gì khi bị chó cắn?
Ở thời điểm hiện tại, khá nhiều người không may mắn khi bị chó cắn. Khi bị chó cắn thì ai ai cũng cảm thấy lo lắng, không biết nên ăn gì và kiêng gì để bản thân mình có thể an toàn hơn bao giờ hết. Khi bị chó cắn thì các bạn phải tiêm phòng, tiêm vacxin ngay lập tức. Bạn không được lơ là, chủ quan không đi tiêm vòng, điều này là rất nguy hiểm.
Những chất mà người bị chó dại cắn tránh, không nên sử dụng là rượu bia, thuốc lá. Đây là những chất kích thích nên các bạn không nên sử dụng vì có thể gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của các bạn. Các bạn cũng không nên dùng các chất gây ức chế hệ miễn dịch.
Ngoài ra, các bạn có thể ăn uống như một người bình thường khi khỏe mạnh. Việc được ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý và ăn uống tự nhiên sẽ giúp cơ thể các bạn được khỏe hơn, sức khỏe của các bạn sẽ được hồi phục nhanh hơn bao giờ hết.
Nếu sau khi tiêm phòng mà cơ thể các bạn bị phản ứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,… thì các bạn nên đến với các cơ sở y tế gần nhất để có thể điều trị một cách tốt nhất.
Nhiều người cho rằng không nên ăn các loại đậu khi bị chó cắn. Dẫu vậy, các bác sĩ lại cho rằng ăn các loại đậu không hề ảnh hưởng gì đến sức khỏe của những người không may bị chó cắn.
4. Những điều lưu ý trong việc phòng chống chó dại cắn
Để có thể đảm bảo sức khỏe cho gia đình và ngay chính bản thân mình, để đảm bảo không bị chó cắn thì các bạn hãy chú ý, lưu ý các vấn đề sau:
Khi thấy chó nhà có những biểu hiện dại, bạn hãy ngay lập tức đưa thú cưng tới các bác sĩ thú y để có thể điều trị và tiêm phòng 1 cách hiệu quả.
Các bạn phải giữ vệ sinh cho chó thật tốt, phải thường xuyên tắm rửa cho chó, lau chùi khu vực của chó nhà. Khi đưa chó đi dạo, bạn cần đeo rọ mõm cho chúng chứ không nên để chạy nhông nhông.
Khi bị chó dại cắn thì các bạn phải đi tiêm phòng chứ không nên dùng các loại thuốc bắc, thuốc nam không rõ nguồn gốc để chữa trị.
Để phòng ngừa việc bị chó cắn, các bậc làm cha mẹ cần để mắt trông chừng trẻ con. Nhất là trường hợp những đứa bé ở độ tuổi mới biết đi. Các bậc cha mẹ nên giáo dục con trẻ tự biết cách để có thể bảo vệ bản thân mình. Cha mẹ hãy dạy bảo các con không được chọc phá khi chúng đang ăn ngủ, không được đến gần những loài động vật lạ.
Cập nhật thông tin chi tiết về 8 Lưu Ý Khi Nuôi Chó, Mèo Ở Chung Cư, Nên Biết Để Tránh Bị ‘Nói Xấu Sau Lưng’ trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!