Xu Hướng 12/2023 # 7 Lý Do Khiến Chó Bị Run Lẩy Bẩy Và Cách Xử Lý Hiệu Quả # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết 7 Lý Do Khiến Chó Bị Run Lẩy Bẩy Và Cách Xử Lý Hiệu Quả được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Các lý do khiến chó bị run lẩy bẩy:

Chó không biết cách che đậy như con người. Một khi chúng lo lắng, chúng có thể dễ dàng thể hiện phản ứng sinh lý của chúng.

Ví dụ, nếu ai đó đánh con chó trước đó, nếu nó gặp lại người này, nó sẽ nhớ về trải nghiệm bị đánh trước đó và chó sẽ run rẩy một cách bất thường. Trường hợp khác, như khi gặp một số kẻ thù tự nhiên của nó hoặc những động vật khác mạnh hơn, chó sẽ cảm thấy sợ hãi và run rẩy. Hoặc những lúc sấm sét và pháo nổ, chó sẽ run lẩy bẩy khi nghe thấy một tiếng động lớn.

Để giúp chú chó vượt qua những trở ngại tâm lý do sợ hãi, người chủ cần phải quan tâm, tạo sự thoải mái cho chú chó của mình, giúp nó xoa dịu nỗi sợ.

Trên thực tế, sự run rẩy của chó không nhất thiết là do bệnh gây ra. Khi một con chó phấn khích và lo lắng, nó cũng sẽ run rẩy.

Khi chúng nhìn thấy vật hoặc người mà chúng thích trong một thời gian dài, chúng sẽ quá phấn khích và run rẩy. Trường hợp này cũng thường xuất hiện khi chó đi chơi và ngủ.

Bạn không cần quá lo lắng về tình huống này, bạn nên đưa chó ra ngoài tập thể dục, tốt nhất nên kiểm soát nó trong khoảng 1 đến 2 giờ, và không nên tập thể dục quá nhiều!

Khi con người gặp phải gió lạnh, adrenaline của cơ thể bị kích thích khiến cơ thể run rẩy. Chó cũng vậy, khi gặp gió lạnh, cơ thể chúng cũng sẽ run rẩy giống như con người, đặc biệt là một số con chó lông ngắn, hoặc những con chó già thường sẽ run rẩy vì chúng sợ lạnh hơn và không có cách nào để ngăn ngừa lạnh.

Khi trời quá lạnh, cơ thể cún chưa được vận động và làm ấm kĩ. Dẫn đến tình trạng cơ bắp bị co thắt, chó bị run lẩy bẩy. Nếu bị lạnh quá lâu, cả cơ thể có thể rơi vào tình trạng ngừng hoạt động. Sau đó có thể chết vì không chịu được thời tiết quá khắc nghiệt.

Vào thời điểm này, bạn cần thực hiện một số biện pháp làm ấm cho chó. Ví dụ, trước khi ra khỏi nhà vào hôm trời lạnh thì bạn cần cho cún ăn mặc đầy đủ, ấm áp. Hãy cho cún vận động nhẹ nhàng trước để làm ấm cơ thể. Khi trở về nhà thì cho cún nằm trong ổ ấm áp hoặc cạnh lò sửa để từ từ làm ấm lại cơ thể.

Bạn phải luôn chú ý đến tình trạng thể chất của con chó của bạn. Nếu con chó của bạn có vấn đề về thể chất, nó sẽ không nói chuyện với bạn. Vì vậy, bạn hãy cẩn thận quan sát ngôn ngữ cơ thể của con chó, chó bị run rẩy cũng là thông tin rất quan trọng. Đôi khi sự run rẩy của con chó không phải do lạnh, vì vậy mọi người nên chú ý nhiều hơn .

Do đó, một khi phát hiện chó bị run lẩy bẩy, người chủ phải quan sát con chó để xem cơ thể của nó có bị thương hay không. Nếu chú chó run rẩy ngày càng nghiêm trọng, tốt nhất là bạn nên đưa chó đi khám bác sĩ.

Một trường hợp nghiêm trọng hơn, đó là chó bị ngộ độc. Nếu bạn thấy rằng con chó của bạn đang run rẩy, hoặc thậm chí nôn mửa, có thể nó đã bị ngộ độc. Một số thức ăn như sô cô la, nho, macadamia, v.v … là những thứ thường gây ngộ độc cho chó. Trường hợp này, bạn phải nhanh chóng đưa chó đi điều trị.

Nếu chó không được bổ sung canxi trong một thời gian dài, chúng sẽ bị yếu chân và chuột rút hoặc run rẩy.

Bạn có thể lựa chọn một số viên canxi thú cưng có hàm lượng canxi cao để bổ sung canxi cho chó. Tuy nhiên, cũng nên chú ý không nên dùng quá liều.

Còn nếu con chó của bạn kén ăn, để hấp thụ dinh dưỡng canxi tốt hơn, bạn nên mua Gordon men vi sinh cho chó để giúp điều hòa dạ dày, giúp hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

Nếu con chó của bạn đã bị bệnh dịch hạch trước đó, nó cũng có thể thường run rẩy. Vì nó là di chứng nên thường xảy ra, nhưng nó không gây hại cho sức khỏe.

Trong trường hợp này, tất nhiên, chủ không cần quá lo lắng. Thông thường, miễn là chó được bổ sung đủ dinh dưỡng, tốt nhất nên chọn thức ăn cho chó có chứa protein cao và ít chất béo để chó ăn.

Chó run rẩy, co giật khi bị động kinh. Chó bị động kinh là do di truyền, thường xảy ra ở độ tuổi từ 10 tháng tuổi cho đến 3 năm tuổi. Tuy nhiên cũng có trường hợp xảy ra sớm hơn.

Có một số loài chó cảnh có nguy cơ bị co giật cao hơn các loài còn lại như chó săn thỏ Beagle, chó săn cừu Shetland hay chó tha mồi Labrador.

Nếu cơn động kinh kéo dài hơn 5 phút thì đây thực sự là một tình huống khẩn cấp. Lúc đó chú cún của bạn cần được nhanh chóng đến phòng khám thú y để ngăn não không bị tổn thương, cũng như đảm bảo thân nhiệt duy trì ổn định. Tương tự như vậy, trong vòng 24h đồng hồ mà xảy ra từ ba lần động kinh, thì cũng là một trường hợp nguy hiểm. Bạn cũng cần phải đưa cún đến phòng khám ngay lập tức.

Chó là một thành viên của gia đình, vì vậy, khi xuất hiện tình trạng chú chó bị run lẩy bẩy, thì bạn nên tìm hiểu xem nguyên nhân khiến nó bị vấn đề trên là gì. Để từ đó tìm ra phương thức xử lý, giúp chó của bạn khỏe mạnh hơn.

Cách Xử Lý An Toàn Và Hiệu Quả Nhất

Bị chó mèo cắn phải làm sao?

Nuôi thú cưng là điều vô cùng thú vị. Nó mang đến cho bạn nhiều điều vui vẻ trong cuộc sống hằng ngày. Thật vậy đó!

1. Nếu bị chó, mèo cắn bạn cần làm gì?

Trong cơ thể chó mèo cũng chứa khá nhiều loại vi khuẩn, virus ký sinh, gây hại đến sức khỏe con người nếu tiếp xúc phải. Vì vậy, nếu chẳng may bị chúng cắn phải, các loại vi sinh vật có hại này sẽ theo đường nước bọt, xâm nhập vào cơ thể. Những vết thương sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Tuy nhiên, điều này cũng tùy thuộc vào đặc tính của các boss bạn nuôi.  

Sau khi bị chó mèo cắn, bạn cần tiến hành một số thao tác sơ cứu khẩn cấp sau:

– Sử dụng vòi nước sạch ở mức độ mạnh, rửa sạch thật kỹ vết cắn bằng xà phòng trong thời gian từ 5 – 20 phút. 

– Tiến hành khử trùng vết cắn bằng dung dịch cồn 70% hoặc bằng iod. Nhằm mục đích làm giảm lượng vi sinh vật xâm nhập sâu vào vết cắn.

– Dùng băng gạc, vải sạch phủ lên miệng vết thương. Có thể buộc nhẹ lại để ngăn sự tiếp xúc không khí bên ngoài với vết cắn.

– Nhanh chóng đem nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị.

 Kiểm tra y tế và điều trị theo chỉ định của bác sĩ

Sau khi đưa nạn nhân tới cơ sở y tế, bác sĩ sẽ kiểm tra để xác định có tiến hành tiêm phòng dại hay không? Đối với những vết cắn nhẹ, ở những vị trí an toàn thì có thể tiêm phòng uốn ván và theo dõi hiện trạng của thú nuôi để xác định. Trong vòng 10 – 15 ngày, nếu chó, mèo có hiện tượng bất thường như ốm, sốt, chết, mất tích,.. Thì cần báo ngay cho bác sĩ để được tiêm phòng dại kịp thời. 

Trong trường hợp chó, mèo không có biểu hiện gì, vẫn khỏe mạnh và bình thường thì cơ thể chúng không mang bệnh dại. Bạn chỉ cần nghỉ ngơi bình thường và không cần phải tiêm phòng dại. 

Nếu vết cắn tại những vị trí quan trọng, nguy hiểm như đầu, mặt, cổ, vai,.. Thì bạn cần phải tiêm vắc-xin phòng dại, huyết thanh kháng dại ngay lập tức. Bởi vị trí này vô cùng nguy hiểm, liên kết với hệ thần kinh trung ương và tủy sống. Dễ dàng gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không cứu chữa kịp thời. 

Nghỉ ngơi, điều dưỡng và quan sát sau khi đã chích ngừa

Sau khi đã được bác sĩ kiểm tra và tiêm phòng, bạn cần nghỉ ngơi và chú ý các triệu chứng của bản thân. Nếu xuất hiện các biểu hiện lạ, nghiêm trọng như sốt cao, nôn mửa, co giật,.. Thì bạn cần nhanh chóng tới ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và theo dõi kịp thời.

2. Những trường hợp chó mèo có thể bị mắc bệnh dại.

Bệnh dại ở vật nuôi là bệnh vô cùng nguy hiểm, bởi nó có độ truyền nhiễm cao nếu tiếp xúc với vết thương. Vì vậy, trong quá trình nuôi chó mèo, bạn cần tiến hành tiêm ngừa vắc-xin định kỳ cho chó mèo. Một số trường hợp sau đây chó mèo có thị bị mắc bệnh dại. Nếu không may bị chúng cắn phải, bạn cần nhong chóng tiêm phòng và huyết thanh để bảo vệ cơ thể.

Một là, chó mèo mang về nuôi (hoặc thất lạc lâu ngày) xuất hiện các biểu hiện như ốm, sốt,..  Hai là chó, mèo “đi bụi” trong mùa sinh sản lâu ngày Ba là chó mèo mắc bệnh nhưng chưa được tiêm ngừa vắc-xin.

Bao gồm các triệu chứng từ ủ bệnh tới phát bệnh như: ủ rũ, kén ăn sau đó là điên loạn, kích động, cắn xé đồ,.. Cuối cùng chúng có hiện tượng chảy nước dãi, khản tiếng, cơ thể yếu dần.

Trong những trường hợp này, bạn cần chú ý cẩn thận. Không tiếp xúc quá gần, không cho chó, mèo kỳ cọ hay cắn tạo vết thương cho bạn. Cần tiến hành kiểm tra, theo dõi và tiêm ngừa kịp thời cho các bé. 

Với những chia sẻ trên, noithatthucung hy vọng sẽ có ích cho bạn trong quá trình xử lý vết cắn do chó mèo gây ra.

Đây là vấn đề cực kỳ cần thiết yếu bạn cần nắm rõ để tránh gặp phải các sự cố trong quá trình chăm sóc thú cưng. Điều quan trọng là bạn bạn cần làm đó là quan tâm, chăm sóc hằng ngày đúng cách cho cún cưng. Để đảm bảo các mầm bệnh nguy hiểm sẽ không phát sinh trên cơ thể của các bé. Nó không chỉ đảm bảo an toàn cho bạn mà còn giúp các bé phát triển tốt, khỏe mạnh. 

7 Nguyên Nhân Gây Ra Tình Trạng Chó Bị Run Lẩy Bẩy

Chó bị run lẩy bẩy khi quá phấn khích

Chó run lẩy bẩy cũng có thể do quá lo lắng và phấn khích. Nếu chúng nhìn thấy người hoặc vật mà chúng thích chúng cũng có thể quá phấn khích và run rẩy. Đối với trường hợp này các bạn không cần quá lo lắng, mà thay vào đó bạn nên đưa chó ra ngoài để tập thể dục, kiểm soát nó trong khoảng 1 – 2 giờ và không nên tập thể dục quá nhiều.

Chó bị run lẩy bẩy do sợ hãi

Chó run lẩy bẩy có thể do sợ hãi. Bởi khi chúng lo lắng thì có thể dễ dàng thể hiện phản ứng sinh lý của chúng. Chẳng hạn, nếu ai đó đánh chó trước, gặp động vật khác mạnh hơn, hoặc những lúc sấm sét, pháo nổ chó sẽ cảm thấy sợ hãi và run lẩy bẩy.

Để giúp chú cún cưng vượt qua nỗi sợ hãi do tâm lý này, người chủ cần quan tâm và tạo sự thoải mái để làm dịu bớt nỗi sợ cho cún cưng của mình.

Chó run lẩy bẩy do bị lạnh

Khi gặp phải những cơn gió lạnh, cơ thể của chó cũng sẽ run rẩy giống như con người. Đặc biệt là những chú chó già hoặc chó lông ngắn thường sợ lạnh hơn và không có cách để ngăn ngừa lạnh.

Nếu trời quá lạnh, bạn nên thực hiện 1 số biện pháp để làm ấm cho chó như cho cún ăn mặc ấm áp, đầy đủ. Đồng thời, cho cún vận động nhẹ nhàng trước để làm ấm cơ thể. Khi trở về nhà thì cho cún nằm cạnh lò sưởi hoặc ổ ấm áp để làm ấm lại cơ thể từ từ.

Chó bị run lẩy bẩy và chuột rút do thiếu canxi

Nếu chó thiếu canxi trong 1 thời gian dài cũng sẽ khiến chân bị yếu đi, run rẩy hoặc chuột rút. Do đó, bạn có thể lựa chọn một số viên canxi dành cho thú cưng có hàm lượng canxi cao để bổ sung cho chó.

Chó run lẩy bẩy khi bị khó chịu

Nếu chó nhà bạn có vấn đề về thể chất chúng sẽ không nói chuyện với bạn. Lúc này, bạn hãy quan sát ngôn ngữ cơ thể của nó một cách cẩn thận. Bởi đôi khi chó bị run lẩy bẩy không phải do lạnh mà có thể do bị thương, ngộ độc. Nếu cún cưng nhà bạn run rẩy càng ngày càng nghiêm trọng thì tốt nhất bạn nên đưa nó đi khám bác sĩ.

Chó bị run rẩy do di truyền

Chó bị run rẩy cũng có thể do di truyền và nó thường xảy ra ở độ tuổi từ 10 tháng tuổi – 3 năm tuổi. Các loại chó cảnh thường có nguy cơ bị run rẩy cao hơn so với các loài chó săn, chó tha mồi,…

Nếu cơn động kinh kéo dài hơn 5 phút hoặc trong 1 ngày mà xảy ra từ 3 lần động kinh thì các bạn cần nhanh chóng đưa thú cưng đến phòng khám thú y để ngăn não không bị tổn thương.

Chó run rẩy do di chứng bị dịch hạch

Nếu chú chó của bạn bị bệnh dịch hạch trước đó thì nó cũng có thể bị run rẩy thường xuyên. Đây là di chứng vì thế nó sẽ không gây hại cho sức khỏe của cún cưng. Trường hợp này bạn nên chọn thức ăn có chứa protein cao và ít chất béo để cho chó ăn.

Chó là một thành viên trong gia đình, do đó khi xuất hiện tình trạng chú chó bị run lẩy bẩy các bạn nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân. Để từ đó tìm ra phương thức xử lý giúp thú cưng của bạn khỏe mạnh hơn.

Copied

Chó Bị Co Giật, Run Lẩy Bẩy? Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị

Chó bị co giật do bị nhiễm lạnh, nhiệt độ thấp

Chó bị co giật do cơ bắp bị tổn thương

Chó bị co giật do căng cơ

Chó bị co giật, run lẩy bẩy do quá mệt mỏi

Sở dĩ có nguyên nhân này là do bởi có rất nhiều những chú chó béo phì nên chủ nhân của chúng vì muốn duy trì cân nặng và vóc dáng nên sẽ tăng cường quá trình vận động khiến cho chó bị mệt mỏi. Lúc này cơ bắp sẽ tích tụ axitlactic – đây là chất có tác dụng làm co cơ bắp dẫn đến tình trạng chó bị cơ giật hay chó bị động kinh.

Chó bị co giật do gặp vấn đề về thần kinh

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chó bị co giật có thể nằm trong số những căn bệnh sau: bệnh sài sốt, bệnh động kinh, bị nhiễm độc, bị sản hậu hoặc có thể do não chó phát triển không bình thường. Giải pháp tối ưu nhất trong trường hợp này là bạn nên cho chú cún cưng của mình đến gặp bác sĩ thú ý để được tư vấn cũng như được tiêm chích những loại thuốc cần thiết.

Chó bị co giật do thiếu canxi

Canxi – chất đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển hệ xương của chó. Vì thế việc thiếu canxi cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bị chuột rút, run lẩy bẩy và co giật ở chó. Để khắc phục tình trạng này rất đơn giản đó chính là bạn nên bổ sung những thực phẩm giàu canxi trong khẩu phần của chú cún.

Chó bị co giật do mất nhiều chất điện giải

Khi thực hiện những vận động mạnh, đặc biệt là vào những ngày nóng thì chó sẽ đổ mồ hôi. Và đương nhiên khi đó chất điện giải trong cơ thể sẽ mất đi theo mồ hôi khiến cho cơ thể chó bị thiếu chất điện giải – đó là nguyên nhân khiến cho cơ bắp bị kích thích cao và dẫn đến tình trạng bị co giật.

Chó bị co giật sùi bọt mép

Nếu chú chó của bạn không hề có tiền sử của bệnh co giật và sùi bọt mép thì rất có thể chú chó của bạn đã bị nhiễm độc chì do cắn, ngậm liên tục cục pin khiến cho chó bị co giật – kích động – sùi bọt mép – đau bụng – đi ỉa…. và thậm chó nếu nhiễm độc chì nặng có thể dẫn đến tử vong.

Tìm trên Google:

chó bị run lẩy bẩy

chó bị co giật

chó bị co giật sùi bọt mép

chó bị co giật liên tục

chó bị động kinh

Chó bị co giật, run lẩy bẩy? Nguyên nhân và cách chữa trị

4.8

(96.92%)

13

votes

(96.92%)votes

7 Lý Do Khiến Mèo Cưng Không Ngừng Kêu

1. Muốn được mọi người chú ý

Mèo cưng của bạn có thể chỉ đơn gian muốn bạn chú ý đến nó, có thể chúng đang muốn bạn chơi cùng hoặc chúng đang rất buồn chán. Đừng hồi đáp lại hết tất cả những lần mèo cưng kêu meo meo. Thay vào đó, hãy trở nên chú ý đến chúng hơn khi chúng im lặng. Nếu mèo cưng cứ tiếp tục kêu meo meo không ngừng, hãy đi chỗ khác và mặc kệ chúng cho đến khi chúng bình tĩnh trở lại. Đi chỗ khác và để lại mèo cưng một mình là biện pháp chỉ dành cho khi mèo kêu quá nhiều và liên tục, nhưng hãy chắc chắn rằng bạn có dành thời gian để chơi đùa với mèo cưng hàng ngày (bởi mèo cưng cũng là một thành viên trong gia đình bạn). Chơi đùa cùng mèo cưng cũng là một các hiệu quả để bạn tập thể dục, và điều này rất cần thiết đối với cơ thể chúng. Hãy khen thưởng khi mèo cưng giữ im lặng và phớt lờ những tiếng kêu meo meo liên tục của chúng. Thưởng cho mèo cưng khi chúng bình tĩnh và giữ im lặng có thể giúp hạn chế tiếng ồn, nhưng đây sẽ là một quá trình tốn rất nhiều thời gian. Trước khi bạn cho mèo cưng những phần thưởng, hãy cân nhắc việc sử dụng những thức ăn nghiền thô thay vào đó. Nếu bạn đang làm việc với phương

pháp này một cách nhất quán, bạn sẽ không muốn tăng lượng thực phẩm rác trong chế độ ăn uống của mèo cưng.

Kêu meo meo cũng là một cách giao tiếp của mèo, và cũng có thể mèo cưng đang cố gắng cho bạn biết rằng nó đang không được khỏe. Mèo rất giỏi trong việc giấu đi bệnh tật, và tiếng kêu meo meo hay việc tạo ra tiếng ồn mà không hề có bất kỳ sự quan tâm nào tới thức ăn có thể là một giấu hiệu cảnh báo rằng mèo đã bị bệnh và cần sự quan tâm. Nếu như việc kêu liên tục này chưa từng xảy ra với mèo cưng của bạn, thì đó có thể là lời cảnh báo về các vấn đề sức khỏe của chúng. Trong trường hợp này, hãy kiểm tra kỹ môi trường xung quanh của mèo để đảm bảo không còn tác nhân gây khó chịu cho chúng. Nếu tình trạng kêu gào vẫn tiếp diễn, bạn cần đưa chúng đi khám thú y ngay lập tức”. Nếu những hành vi này là mới mẻ với mèo cưng của bạn, bạn nên sắp xếp thời gian để đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y.

Mèo cưng của tôi thường chỉ kêu meo meo vì 2 lý do: muốn đi vệ sinh và đang đói. Nếu chén đựng thức ăn của chúng đã hết, mèo cưng muốn chắc chắn rằng bạn đã biết được điều đó. Một lần một ngày, thường là vào buổi tối, mèo cưng sẽ được ăn thức ăn đóng hộp thay vì thực phẩm khô. Chúng dường như đã quen với tiền lệ này và sẽ kêu meo meo khi chạy quanh nhà bếp để đợi bữa ăn đặc biệt của chúng. Hãy chắc chắn rằng mèo cưng của bạn sẽ nhận được một lượng thức ăn phù hợp và ăn ở những thời điểm thích hợp. Và trong khi bạn đang ở đó, hãy lưu ý kiểm tra xem bát nước của mèo cưng đã đầy chưa.

Những sự thay đổi trong nhà, những con người mới, những động vật mới, hay một vài nguyên nhân khác đều có thể gây ra căng thẳng cho mèo cưng. Nếu mèo cưng của bạn liên tục kêu meo meo nhiều lần khi có những thay đổi này xảy ra, tiếng kêu ấy có thể ẩn ý rằng “tôi không thích điều này”, hay nặng hơn là “tôi đang rất bực mình chuyện này!” Tất nhiên, mèo cưng của bạn không thể tự nói với bạn điều đó. Vì vậy, hãy luôn quan sát những sự thay đổi mới mà có thể khiến mèo cưng buồn và hãy cố gắng tương tác với mèo cưng càng nhiều càng tốt. Nếu nhà bạn mới nuôi thêm một con thú cưng, hãy giúp con vật cưng mới này hòa đồng theo đúng cách để tránh các vấn đề xấu về hành vi có thể xảy ra.

Cũng giống như người, mèo cưng sẽ trở nên hay quen và lú lẫn khi chúng về già. Việc mất phương hướng không phải là hiếm gặp, và mèo cưng của bạn có thể kêu meo meo trong sự thất vọng và rối loạn. Hãy để một bóng đèn bật sáng trong đêm nếu mèo cưng của bạn gầm gừ hay nếu chúng đâm sầm vào mọi thứ. Nó cũng không thể làm tổn thương đến mèo cưng đến nỗi bạn phải đưa chúng đến cho bác sĩ thú y khám trừ khi có những vấn đề khác nghiêm trọng hơn xảy ra.

Những con mèo cái có thân nhiệt cao thường sẽ kêu rất nhiều hơn so với những con mèo khác. Chúng làm như vậy để thu hút những con mèo đực khác, Những con mèo đực cũng sẽ trở nên rất ồn ào nếu chúng phát hiện ra mèo cái đang ở đâu đó rất gần chúng. Hãy làm điều này để giúp cho bản thân bạn và vấn đề bùng nổ dân số ở mèo – hãy xịt thuốc lên mèo cưng hoặc mang chúng đến bác sĩ thú y để thiến.

Thỉnh thoảng, mèo cưng của bạn cũng có thể kêu meo meo chỉ để chào một ai đó. Mèo cưng của bạn có hay kêu vào những thời điểm nhất định không? Giống như khi bạn đang đi vào nhà sau một ngày làm việc mệt mỏi hay khi bạn thức dậy vào buổi sáng (Tôi thường bị mèo cưng của mình dẫm chân lên mặt, nhưng phải phải là con mèo nào cũng làm thế). Nếu mèo cưng của bạn trở nên im lặng sau khi đã kêu meo meo chào bạn thì điều này hoàn toàn không phải là một vấn đề gì đó nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bạn để ý thấy rằng hành vi này càng ngày càng gia tăng một cách đáng kể, có thể có một vài điều khác là nguyên nhân. Bạn hãy nhanh chóng mang mèo cưng đến gặp bác sĩ thú y để có những biện pháp thích hợp.

Hãy tương tác với mèo cưng của bạn thật nhiều và thử giúp chúng bình tâm trở lại nếu tiếng kêu meo meo liên tục của chúng trở thành một vấn đề đáng lo ngại. Đừng bao giờ la hét, đánh hay mắng mèo cưng chỉ vì tiếng kêu meo meo của chúng – ngoài việc bạn trở nên không được tử tế trong mắt chúng, việc làm này có thể gây ra nỗi sợ hãi và sự bất an và dẫn đến những vấn đề về hành vi khác mà mèo cưng sẽ mắc phải. Hãy sắp một chuyến viếng thăm đến bác sĩ thú y để kiểm tra và loại trừ bệnh tật. Ngoài ra, hãy nói chuyện với bác sĩ thú y của bạn về những phương pháp bạn đã thử và những gì bạn có thể làm để ngăn chặn một cách hiệu quả tiếng kêu meo meo ồn ào của mèo cưng.

Tại Sao Chó Poodle Bị Bạc Lông? Cách Xử Lý Hiệu Quả

Thế nào là bạc lông?

Bạc lông là tình trạng thay đổi màu sắc lông bên ngoài Poodle, có thể màu nhạt, đậm hơn hoặc thay đổi màu sắc khác biệt với lúc mới mua về. Điều này diễn ra khi nuôi một thời gian dài mới diễn ra sự thay đổi màu sắc của lông.

Chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân chó Poodle bạc màu.

Nguyên nhân khiến Poodle bạc màu Yếu tố khách quan Do gen

Tùy theo mỗi con Poodle mà có yếu tố gen quy định màu lông từ khi sinh ra khác với lớn lên. Sự thay đổi màu lông sẽ diễn ra chậm chạp theo thời gian, thông thường 3-5 tháng mới nhận thấy rõ ràng bằng mắt thường.

Do môi trường tác động

Nếu như phơi nắng thường xuyên khiến lông bị bạc, ánh sáng chiếu trực tiếp và nhiệt độ cao cũng tác động. Vài yếu tố khác từ môi trường như độ ẩm, khói bụi, không khí môi trường ô nhiễm theo thời gian sẽ gây đổi màu lông.

Do quá trình phát triển

Đây là sự phát triển bình thường của lông chó, sau thời gian nuôi và chăm sóc từ 2-3 tháng lông mới sẽ mọc lên va thay thế lông cũ. Điều này khiến nhiều người nuôi nhân thấy sự thay đổi màu sắc lông so với lúc mua về. Quá trình này nhanh hay chậm còn tùy vào sự chăm sóc và sự phát triển của lông.

Do dinh dưỡng

Khi chăm sóc cho ăn uống, sinh hoạt thiếu chất đinh dưỡng ảnh hưởng đến màu lông. Chẳng hạn thiếu omega khiến lông của chúng bị khô, thiếu sức sống, cũng như con người bổ sung omega tăng cường vitamin E giúp da khỏe, bóng.

Do nấm da

Nếu thú cưng đang bị nấm trên da sẽ khiến lông bị tổn thương và dẫn đến gãy rụng, tốc độ thay lông mới nhanh hơn. Hoặc việc sử dụng các loại thuốc điều trị nấm có thể khiến lông đổi màu.

Do sữa tắm

Poodle của bạn có thường xuyên tắm gội hay không? Rất có thể khi tắm dùng sai sữa tắm khiến Poodle bạc màu. Các bạn chú ý rằng mỗi màu lông lại có sữa tắm riêng biệt, nếu không biết cách chọn nên nhờ sự tư vấn từ các nhân viên chăm sóc thú cưng. Đồng thời tiếp xúc nhiều vào hóa chất từ sữa tắm cũng khiến cún cưng bạc màu nhanh chóng.

Vấn đề thay đổi màu lông diễn ra rất chậm vì vậy bạn nên chụp ảnh lúc mới mua về và màu lông của Poodle sau 2-3 tháng để so sánh. Nếu tình trạng bạc lông nghiêm trọng hãy theo dõi cách giải quyết bên dưới.

Cách giải quyết

Cùng xem cách xử lý poodle bị bạc màu hay thay đổi màu lông như thế nào hiệu quả.

Về vấn đề gen không có cách giải quyết, chúng ta chỉ có cách chọn shop mua bán chó Poodle uy tín và đặt niềm tin vào họ. Xử lý Poodle bị bạc lông thông qua quá trình chăm sóc, dinh dưỡng hàng ngày giúp cải thiện tình trạng này nhanh chóng.

Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp nhất là ánh sáng vào buổi trưa vì sẽ không tốt cho Poodle. Chúng ta có thể dắt chúng đi dạo vào buổi sáng, buổi chiều, buổi tối. Hạn chế các khu vực ô nhiễm như khói bụi.

Chú ý chế độ dinh dưỡng cho cún con khi cho ăn hàng ngày. Bổ sung đủ dưỡng chất như vitamin, chất béo không chỉ giúp mượt lông mà còn là cách giữ ổn định màu sắc.

Thường xuyên tiêm vắc xin, diệt ký sinh trên lông chó. Những con vật kí sinh trên lông, da có thể khiến lông khô, gãy rụng hoặc đổi màu.

Dùng đúng sữa tắm dành riêng cho các màu lông. Mỗi màu có một loại sữa tắm riêng, đừng dùng linh tinh có thể ảnh hưởng đến màu lông của chúng. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm, hãy hỏi nhân viên bán hàng để được tư vấn cụ thể hơn.

Cách chăm sóc lông Poodle

Định kỳ cắt tỉa lông chó: Lông chó Poodle ít rụng nhưng chúng ta phải chú ý nên cắt tỉa gọn tạo sự thoải mái cho chúng, nhất là trong mùa nắng nóng. Ngoài ra, cắt tỉa lông còn giúp hạn chế vi trùng, kí sinh trên da và lông, giảm nguy cơ bị bệnh. Chúng ta nên cắt tỉa lông Poodle 1 tháng/1 lần vào mùa hè, riêng mùa đông có thể cắt ít hơn để giữ ấm cho chúng.

Sử dụng kéo nhỏ hoặc tông đơ cho Poodle, khi cắt hãy cố giữ chúng đứng yên, thời gian đầu có thể khiến chưa quen nhưng sau 2-3 lần thưc hiện chúng sẽ nghe lời bạn.

Các kiểu lông chúng ta đa dạng, tùy theo gu thẩm mỹ của bạn, có thể tham khảo các kiểu trên mạng để thêm ý tưởng.

Milu Xinh cửa hàng chuyên phối giống, mua bán chó Poodle Hà Nội và toàn quốc uy tín!

Cập nhật thông tin chi tiết về 7 Lý Do Khiến Chó Bị Run Lẩy Bẩy Và Cách Xử Lý Hiệu Quả trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!