Xu Hướng 11/2023 # 5 Lý Do Thường Gặp Khiến Chó Bị Hôi # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết 5 Lý Do Thường Gặp Khiến Chó Bị Hôi được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chó bị hôi và điều này khiến bạn rất khổ sở, cho dù bạn có yêu pet của mình thế nào thì cũng rất khó chịu với mùi hôi này.

1. Chó bị hôi khi lông bị ẩm.

Việc nhiều vi khuẩn, nấm men sống trên lông chó của bạn là điều đương nhiên và không tránh khỏi. Khi lông chó còn khô thì đúng là chẳng sao cả nhưng sau khi chó của bạn bơi, nghịch nước… thì những mũi hôi này sẽ được phát tán điều này khiến chó bị hôi.

Lông ướt làm chó thường bị hôi

»› 7 Bệnh thường gặp nhất khi chó của bạn tiếp xúc với nước

2. Chó bị hôi do miệng hôi?

Nếu bạn phát hiện miệng chó bị hôi thì có thể nghĩ tới một trong số các nguyên nhân sau: Chó bị nhiễm trùng khoang miệng, chó bị sâu răng, hoặc bệnh tiểu đường…

Đặc biệt, trong giai đoạn cuối của bệnh đái tháo đường cũng khiến chó bị hôi và mùi hôi cũng rất “độc đáo”.

Chó bị hôi do mắc bệnh răng miệng

»› Xem nhiều: Các câu hỏi thường gặp về việc chăm sóc răng miệng cho cún

Ngoài ra, chó bị hôi miệng có thể do ăn phải thứ gì đó mà bạn không biết: một con cóc thối, rác….

3. Chó bị hôi do mắc bệnh về da.

Một số bệnh trên da cũng khiến chó bị hôi, đặc biệt là những giống chó có da nhăn: pug, Bulldog

»› Pug – Giống chó có ngoại hình đặc biệt nhất trên thế giới

Chó bị hôi do mắc bệnh về da

Bệnh thường gặp trên da: da bị ẩm ướt, dị ứng, viêm da, rối loạn nội tiết, ghẻ, mò bao lông….

4. Nhiễm trùng tai cũng làm chó bị hôi.

Nhiễm trùng tai cũng gặp khá nhiều ở chó, đặc biệt là những giống chó có tai dài như coocker, Labrador, golden… và chúng làm chó bị hôi cực khó chịu.

Chó bị hôi do mắc bệnh về tai

Cần phải kiểm tra xem nguyên nhân nào khiến tai chó bị nhiễm trùng: vệ sinh kém, do nấm, do ký sinh trùng hay do dị ứng….

5. Chó bị hôi do tuyến hôi.

Tuyến hôi của chó nằm ở gần hậu môn, ngay phía sau da hậu môn, dạng túi chứa đầy chất có mùi hôi.

Đôi khi chúng sẽ liếm quanh hậu môn và liếm xung quanh cơ thể hoặc cọ sát xuống đất khiến chúng “chảy” ra ngoài một ít khiến chó bị hôi. Và chỉ một ít chất này mùi hôi cũng khó chịu hơn rất nhiều lần so với phân.

Bạn có thể vắt tuyến hôi này bằng tay tuy nhiên dó là một tuyến trong cơ thể, nên một thời gian chúng sẽ lại xuất hiện trở lại và khiến chó bị hôi.

Làm thế nào để giảm tối đa tình trạng chó bị hôi?

Thường xuyên chải lông cho chó để giảm mùi hôi. Tắm cho chó 1 hoặc 2 lần 1 tuần với mùa nóng và 3 – 4 tuần 1 lần với mùa lạnh bằng sữa tắm giành riêng cho chó.

Tắm và chải lông sẽ giúp giảm tình trạng chó bị hôi

Có thể sử dụng phấn rôm của trẻ em hoặc nước hoa để giảm mùi hôi trên chó.

chúng tôi  

5 Nguyên Nhân Thường Gặp Khiến Giống Chó Bị Vàng Da

Vàng da ở chó là do chức năng gan suy giảm, sắc tố mật thường tiết vào ruột non tiêu hóa nhưng lại vào máu tới niêm mạc làm vàng da, mắt, miệng….

5 nguyên nhân thường gặp khiến giống chó bị vàng da là gì? 

5 Nguyên nhân gây bệnh vàng da trên chó?

– Bệnh truyền nhiễm: Viêm gan truyền nhiễm, bệnh Leptospiosis…

– Bệnh ký sinh trùng: Giun tròn.

– Hội chứng Cushing và đái tháo đường

– Trúng độc hóa chất: Thuốc sâu, bả chuột, sử dụng thuốc quá nhiều gây hủy hoại gan.

– Do khối u hoặc ung thư.

làm gì khi chó ăn phải bả?

»› Xem nhiều: làm gì khi chó ăn phải bả chuột?

Triệu chứng ở giống chó bị vàng da?

– Biểu hiện thường gặp và dễ nhận biết nhất: chó chán ăn, bỏ ăn, gầy yếu, sút cân, nôn nhiều & tiêu chảy. Chó uống nhiều nước và nước đái của chó màu đỏ sẫm, chó bị sốt và đau vùng bụng.

»› Xem nhiều: Làm thế nào để cún ngừng tiêu chảy?

– Các tế bào gan bị chết nhiều và không thể thay thế, khi có các dấu hiệu suy giảm chức năng gan rõ rệt thì đã có tới 80% tế bào gan bị chết. Gan trở nên xơ cứng gọi là xơ gan.

Chẩn đoán và điều trị như thế nào khi chó bị vàng da?

Ngoài các biểu hiện của triệu chứng, có thể xét nghiệm máu kiểm tra chức năng gan và men gan.

Tiến hành xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh ở chó

Nếu ở giai đoạn đầu, điều trị triệu chứng và nguyên nhân có thể có hiệu quả.

Tôi có thể phòng bệnh này trên chó được không?

– Nên tiêm vaccin, tẩy giun sán định kỳ cho chó

– Không chó chó ăn đồ thiu, uống nước có hóa chất

– Không sử dụng thuốc lâu dài và quá liều. Khi điều trị cần kèm theo thuốc giải độc gan thận.

– Phòng tránh chó ăn phải chất độc.

VietDVM.Team

Lý Do Khiến Chó Uống Nhiều Nước Hơn Bình Thường

Nếu một ngày bỗng dưng chú chó của bạn uống nhiều nước hơn bình thường, có thể chúng đã gặp phải một số vấn đề về sức khỏe. Bạn cần quan sát để đưa ra phương án hợp lý như đưa chúng đến phòng khám thú y càng sớm càng tốt.

Cách xác định lượng nước vừa đủ của chó cưng

Giống như con người, chó cũng cần được cung cấp một lượng nước sạch đầy đủ mỗi ngày và thường xuyên. Trung bình chó cần khoảng 60ml nước cho 1 kg trọng lượng. Đối với những chó hoạt động nhiều, hoặc đang cho con bú và chó con thường uống nhiều nước hơn chó trưởng thành. Nếu con chó của bạn uống nhiều hơn thế nữa, nó có thể báo hiệu một số vấn đề sức khỏe.

Có nhiều yếu tố quyết định lượng nước uống của chó, từ thời tiết đến mức độ hoạt động và chế độ ăn uống và tình trạng cơ thể của chúng. Để biết được điều này cần có sự theo dõi và ghi nhận của chủ nuôi, nếu cho rằng điều gì đó bất thường, nên hỏi ngay ý kiến bác sĩ thú y.

1. Mất nước

Ngày nóng mùa hè, vui chơi, tập luyện nhiều, bệnh tật, nhiễm trùng… tất cả đều có thể dẫn đến mất nước ở chó và thúc đẩy chúng tìm kiếm nước uống. Cùng biểu hiện hay khát nước, cún cưng của bạn còn có thể thờ ơ, mệt mỏi, nướu và lưỡi khô và dày…

Mất nước có thể gây nguy hiểm cho chó, vì vậy nếu nghi ngờ con chó của bạn là mất nước nặng, nên cho chúng đi khám thú y càng sớm càng tốt. Nếu chó mất nước ở mức độ nhẹ, và không có dấu hiệu nôn mửa, bạn có thể cấp nước cho chúng bằng cách cho uống từng muỗng nhỏ nước sạch, chia làm nhiều lần trong ngày. Không nên cho uống quá nhanh, hoặc quá nhiều nước một lúc, vì có thể gây nôn mửa cho chó.

2. Chó bị bệnh nặng

Mất nước thường gặp trong các bệnh: Gan, tiểu đường, bệnh Cushing, ung thư, tiêu chảy, sốt, nhiễm trùng, và bệnh thận. Tuy nhiên đôi khi bệnh có thể không phải là nguyên nhân chính, nhưng thuốc dùng để điều trị bệnh lại có thể gây khát nước quá mức ở chó. Bạn nên trao đổi bác sĩ thú y uy tín về thuốc điều trị và tác dụng phụ của nó, từ đó tìm ra cách giải quyết phù hợp.

3. Do thuốc

Cũng như trên người, thì một số loại thuốc có thể dẫn đến khát nước quá mức cho chó của bạn, bao gồm:

Thuốc kháng viêm như prednisone.

Thuốc lợi tiểu, ví dụ như furosemide.

Thuốc an thần như phenobarbital có thể có tác dụng phụ bao gồm khát nước, đi tiểu nhiều, cũng như sự thèm ăn quá mức.

4. Chế độ ăn kém khoa học

Chó ăn nhiều thức ăn cho chó dạng khô cũng có thể dẫn đến những cơn khát đáng chú ý trên chó. Thực phẩm có lượng muối cao cũng làm chó khát nước nhiều hơn. Không nên cho chó ăn khẩu phần nhiều muối, sẽ không tốt cho sức khỏe của chúng. Một số dấu hiệu cho thấy chó của bạn có thể đã ăn quá nhiều muối bao gồm run, tiêu chảy, trầm cảm, và nôn mửa.

Một số điều cần lưu ý khi cấp nước cho chó

Chủ nuôi cần quan sát và chú ý đến lượng nước thay cho chó mỗi ngày để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường về lượng nước mà chó uống bằng cách:

Thay nước sạch cho chó mỗi ngày.

Đổ cùng một lượng nước ở mỗi lần cấp.

Chú ý đến lượng nước bạn cấp cho chó mỗi ngày và ghi nhận nếu có sự bất thường.

Khi cần chăm sóc thú cưng của bạn đừng quên tới Bệnh Viện Thú Y Thi Thi.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Cơ sở 1: Số 62B, Đường Hòa Bình, P.5, Q.11, TP.HCM.

Cơ sở 2: 651 Lạc Long Quân, P.10, Q. Tân Bình, TP.HCM.

Cơ Sở 3: 96 Bạch Đằng , P.24 , Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Hotline: 0978899004 Email: [email protected]

Hạnh Nguyễn

6 Lý Do Khiến Chó Bị Trầm Cảm

6 lý do khiến chó bị trầm cảm

Những con chó có tình yêu thương vô điều kiện thường xem chủ là nguồn tạo ra niềm vui bất tận. Hoàn toàn đúng khi nói rằng chủ biết lúc họ bước qua cánh cửa sau một ngày dài làm việc cũng là lúc đắm chìm trong những nụ hôn hối hả của chú chó thương mến trong khi chúng đang sủa, khóc, nhảy chồm chồm và gần như không kiểm soát được. Không có từ ngữ nào có thể tả được cảm giác hụt hẫng vào những dịp đột nhiên chó phản ứng theo một cách dịu dàng hơn hoặc thậm chí không phản ứng gì cả mà chỉ đứng đó nhìn.

Trầm cảm thường không được chẩn đoán ở chó, nhưng bác sĩ thú y và các chuyên gia hành vi nắm được các dấu hiệu của hành vi trầm cảm. Các triệu chứng trầm cảm ở chó bao gồm rút lui, không còn tham gia vào những hoạt động mà nó thích, trở nên không hoạt bát, ngủ nhiều hơn và ít quan tâm đến thức ăn.

Thiếu chú ý

Chó thường buồn nhất vào buổi sáng trước khi bạn đi làm và hạnh phúc nhất khi bạn trở về, đó là bởi vì chó muốn được ở cạnh bạn. Chó là động vật xã hội và thích được ở cùng con người. Nhiều chú chó bị bỏ lại một mình trong nhiều giờ mà không được tiếp xúc với con người, tiếp cận với phòng tắm, không được giải phóng năng lượng hoặc thể hiện bản năng tự nhiên của mình.

Tất cả những điều này có thể dẫn đến hành vi trầm cảm, nhưng nhiều người chủ không thể điều chỉnh lịch làm việc của họ. Đó là lý do tại sao cần phải dành thời gian với chó mỗi khi có thể và ở nhiều hình thức khác nhau, bao gồm hoạt động thể chất, kích thích tinh thần, chải lông, vuốt ve hoặc bất kỳ hoạt động nào khác.

Khi một con chó bắt đầu hành xử như thể bị trầm cảm thì nó có thể ngừng làm một số thứ yêu thích mà không phải là những thứ khác. Những lúc như vậy, chủ nên bám theo hành vi mà chó vẫn đang tỏ ra quan tâm. Đừng bắt chó làm điều gì đó mà nó không muốn làm, ngay cả khi chúng rất phấn khích trước đây. Những hành động bắt ép chỉ làm vấn đề trở nên tồi tệ hơn.

Nếu bạn không đủ thời gian dành cho chó, hãy cân nhắc thuê một người đi bộ với chó hoặc yêu cầu một người bạn giúp đỡ khi bạn đi vắng.

Không đáp ứng đủ nhu cầu tập thể dục

Vận động thể chất rất quan trọng đối với sức khỏe tổng quát của chó nhưng bên cạnh đó thì thói quen tập thể dục cũng phải đáp ứng đủ nhu cầu tình cảm của chúng. Một khoảng sân có rào chắn không thể thay thế những chặn đường đi bộ có mùi lạ, điểm tham quan và âm thanh mới.

Cường độ tập thể dục cơ bản là đi bộ năm dặm mỗi tuần, nhưng không phải con chó nào cũng giống nhau. Cường độ tập còn phụ thuộc vào độ tuổi và năng lượng của chúng. Quan trọng hơn, hãy để chó nhà bạn dành thời gian và tận hưởng môi trường xung quanh, ngay cả khi bạn phải ngồi một chỗ để đợi chúng trong hơn 20 hoặc 30 phút.

Cái chết của một thành viên trong gia đình hoặc một người bạn thân thiết của chó

Đây là tình huống phổ biến nhất dẫn đến hành vi thể hiện chứng trầm cảm ở chó. Thật không may, đây cũng có thể là lý do khó giải quyết nhất vì không thể thay thế được nguồn căn của hành vi.

Trong trường hợp mất một vật nuôi khác trong nhà, có thể một trong số những con còn lại sẽ phản ứng tốt hơn nếu bạn nuôi thêm một con vật mới, nhưng cũng có thể các con khác vẫn duy trì tình trạng đau buồn vì chỉ muốn người bạn đã mất đi.

Các nghiên cứu chỉ ra trong trường hợp gia đình chủ mất đi một thành viên thì mối quan hệ của một con chó với chủ tương tự như mối quan hệ giữa một đứa trẻ với cha mẹ nó. Các thành viên khác trong gia đình cần phải có hành động bất cứ khi nào có thể để đáp ứng nhu cầu về mặt thể chất và đặc biệt là nhu cầu tình cảm của chó trong những tình huống bi thảm như thế này.

Chủ nuôi bị trầm cảm

Sợi dây liên kết giữa chủ và chó vượt ra khỏi giới hạn của sự mất mát. Các nghiên cứu cho biết chó có thể phân biệt lúc nào chúng ta hạnh phúc và lúc nào chúng ta buồn nhờ vào nét mặt.

Chó cũng được sử dụng để phát hiện lượng đường thấp trong máu ở bệnh nhân tiểu đường và bệnh nhân ung thư. Chúng chắc chắn có thể điều chỉnh để phù hợp với con người, phù hợp với những thay đổi ngôn ngữ cơ thể và cảm xúc của chúng ta kể cả những thay đổi khó nhận thấy. Do đó, chúng có thể bị ảnh hưởng từ chứng trầm cảm của một thành viên trong gia đình. Chúng ta không thể đánh lừa con chó của mình. Chúng rất hiểu cảm xúc của chủ.

Điều chỉnh hành vi

Theo các chuyên gia, phương pháp huấn luyện chó cũng có thể dẫn đến hành vi trầm cảm. Những con chó bị điều chỉnh hành vi không mong muốn sẽ sớm dừng làm những hành vi đó để tránh bị trừng phạt.

Nếu chủ nuôi sử dụng những thứ như vòng cổ sốc điện hoặc các biện pháp xử phạt cực đoan khác có thể dẫn đến trạng thái tâm thần được gọi là bất lực – là trạng thái có liên hệ với chứng trầm cảm. Điều này xảy ra khi con người hoặc động vật cảm thấy yếu đuối và không thể tránh khỏi những tình huống tiêu cực. Trong các nghiên cứu, chó không còn cố gắng thoát khỏi những cú sốc điện nếu chúng tin là không thể trốn thoát.

Thay vì trừng phạt hành vi “tệ” hoặc “tiêu cực”, chủ nuôi nên thưởng cho hành vi tốt. Chó nhận được phần thưởng trong quá trình huấn luyện thường tự tin hơn và chú ý đến chủ hơn là những con bị trừng phạt.

Bệnh tật

Trốn tránh, bỏ ăn, thờ ơ không chỉ là các biểu hiện của hành vi trầm cảm mà cũng có thể là triệu chứng của bệnh.

Trong trường hợp chó mắc các bệnh phổ biến như viêm khớp, các bệnh về tuyến giáp, các bệnh răng miệng và có những hành vi thể hiện chứng trầm cảm thì chủ nuôi cần trao đổi với chuyên gia thú y. Nếu loại trừ được các nguyên nhân bệnh tật thì bạn có thể bắt đầu tập trung vào lối sống và chính bản thân con chó để tìm cách cải thiện tình hình.

05 Lý Do Khiến Chó Có Mùi Hôi Khó Chịu Và Cách Khắc Phục

05 Lý Do Khiến Chó Có Mùi Hôi Khó Chịu và Cách Khắc Phục

Tắm cho cún thường xuyên là việc người nuôi nào cũng biết nhưng đã có bao giờ bạn thắc mắc vì sao cún được tắm rất nhiều nhưng vẫn có mùi hôi khó chịu?! Bạn làm mọi cách từ việc thay đổi chế độ ăn uống, diệt ve,… nhưng mùi hương của cún vẫn không khá hơn. Và khi bạn tiếp xúc một chú chó khác lại ngạc nhiên khi nhận thấy rằng chú chó “con nhà người ta” hoàn toàn không có mùi hôi như bé nhà mình?!

1. Viêm nhiễm vùng tai

Ngay cả khi tắm rửa thường xuyên nhưng cún vẫn có rất nhiều nguy cơ bị viêm nhiễm vùng tai dẫn đến việc tích tụ vi khuẩn gây mùi hôi, đặc biệt là những bé cún có tai cụp.

Nghiên cứu cho thấy những chú cún có đôi tai to và cụp như giống chó Săn thỏ (ảnh) thường có nguy cơ bị viêm tai cao hơn những chú chó khác. Bệnh viêm tai không chỉ làm bé bốc mùi hôi khó chịu mà còn có thể làm bé suy giảm thính lực, đau đớn vùng tai thậm chí mất luôn thính lực nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Các sản phẩm vệ sinh tai bạn có thể mua sẵn tại các cửa hàng bán vật dụng thú cưng, tại Petsaigon có sản phẩm Phấn Xức Tai Groomer’s Ear và Nước Rửa Tai Aroma Prunus Cleanser Cho Thú Cưng 120ml được rất nhiều khách hàng tin dùng để vệ sinh định kỳ cho thú cưng.

Những điều lưu ý khi vệ sinh tai cho chó:

– Cẩn thận khi ngoáy quá sâu và vô tình làm màng tai của chó bị thương. Dùng c nước rửa tai loại dành riêng cho thú cưng và nhẹ nhàng lau các phần bên ngoài của tai xuống bằng bông gòn ướt.

– Nếu chó của bạn có vẻ như đã bị nhiễm trùng tai, hãy đưa chúng đến bác sĩ thú y ngay lập tức để bắt đầu quá trình điều trị bằng các loại thuốc mạnh hơn.

2. Túi dịch hậu môn bị tích tụ quá lâu gây nhiễm trùng

Túi hậu môn, còn được gọi là tuyến hậu môn, nằm ở mỗi bên hậu môn của chó. Các tuyến chứa chất có mùi khó chịu, một số chất này được tiết ra mỗi khi chó đi ị.

Tuy nhiên, đối với một số giống chó, các túi hậu môn có thể bị va đập hoặc nhiễm trùng khi bé sinh hoạt, khiến chất có mùi khó chịu đó tiết ra một cách không thể kiểm soát và khiến cún cảm thấy vô cùng khó chịu.

Các dấu hiệu cho thấy túi hậu môn của chó đang gây khó chịu cho thú cưng bao gồm: Bé hay trượt mông xuống sàn để giảm ngứa và liên tục liếm khu vực đó, cùng với mùi hương không mấy dễ chịu xuất hiện ở đó.

Nếu cún của bạn gặp bất kỳ triệu chứng như trên, hãy đưa chúng đến bác sĩ thú y hoặc thợ grooming để được vắt túi hậu môn. Nếu không làm điều này sẽ dẫn đến sự khó chịu và đau đớn cực kỳ. Hơn nữa có thể dẫn đến bi kịch bị áp xe và vỡ ra sau một khoảng thời gian hành hạ bé.

Bạn cũng có thể yêu cầu bác sĩ thú y hoặc thợ grooming hướng dẫn cách tự nặn tuyến hậu môn nếu đây là điều thường xuyên xảy ra đối với bé.

Xem hướng dẫn cách vắt tuyến hôi trong bài viết này!

Giống như nhiễm trùng tai, các tuyến hậu môn thường xảy ra ở những bé cún có cơ thể nhạy cảm, dễ bị dị ứng với môi trường hoặc thức ăn lạ.

3. Các vấn đề về da

Thường xuyên tắm kỹ và vệ sinh vùng nếp da gấp này hoặc đem bé đến những cơ sở Grooming để được thợ Grooming có kinh nghiệm làm sạch thường xuyên những vùng da này.

Nếu bé đã mắc viêm da, bạn có thể sử dụng thêm một số sản phẩm sau để hỗ trợ điều trị:

4. Bệnh đầy hơi ở chó

Khi cún bốc mùi hôi khó chịu, bạn cần tìm hiểu nơi xuất phát mùi hôi này, từ cơ thể hay từ miệng, từ tai,… trên người bé. Các vấn đề về đường ruột cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bé bốc mùi hôi khó chịu cả ở miệng và cả ở tuyến mồ hôi. Đầy hơi khó tiêu thường do nguyên nhân môi trường sống hoặc thức ăn khó tiêu hoá. Bạn có thể sử dụng các loại men tiêu hoá ( Men Tiêu Hoá BIOTIC Cho Chó Mèo) hoặc các loại thức ăn được sản xuất bằng thực phẩm hữu cơ, hạn chế ăn thịt đỏ. Sau một thời gian, tình trạng bốc mùi của bé sẽ cải thiện thấy rõ.

5. Giường Nệm ngủ bẩn

Sau khi đã miệt mài tìm hiểu và điều trị cho cún nhưng mùi hôi vẫn còn đấy thì bạn nên kiểm tra khu vực sống của bé. Có thể bạn lo tắm cún rất thường xuyên nhưng lại quên dọn ổ ngủ, chuồng, nệm của cún thì sao nhỉ?!

Giống như người định kỳ phải thay drap, giường nệm của cún cũng thường xuyên phải được giặt giũ và phơi khô. Thử tưởng tượng bạn vừa tắm cún sạch sẽ thơm tho xong và tối đấy chúng nằm trên 01 chiếc nệm ngủ đã 2 tháng chưa giặt thay thì kiểu gì sáng sớm mai bạn cũng thấy mùi hương sữa tắm đã bay đâu mất và cún lại bốc mùi như cũ.

Ngoài ra, cún là loài động vật thích đánh dấu bằng mùi hương, chúng chẳng hề ưa những loại mùi từ các loại sữa tắm. Sau khi tắm xong, bạn phải lưu ý để mắt tới cún, không thể chúng lăn lộn ở những khu vực đã từng được đánh dấu trước đây để lấy lại mùi hương đánh dấu ban đầu 😉

7 Lý Do Khiến Chó Bị Run Lẩy Bẩy Và Cách Xử Lý Hiệu Quả

Các lý do khiến chó bị run lẩy bẩy:

Chó không biết cách che đậy như con người. Một khi chúng lo lắng, chúng có thể dễ dàng thể hiện phản ứng sinh lý của chúng.

Ví dụ, nếu ai đó đánh con chó trước đó, nếu nó gặp lại người này, nó sẽ nhớ về trải nghiệm bị đánh trước đó và chó sẽ run rẩy một cách bất thường. Trường hợp khác, như khi gặp một số kẻ thù tự nhiên của nó hoặc những động vật khác mạnh hơn, chó sẽ cảm thấy sợ hãi và run rẩy. Hoặc những lúc sấm sét và pháo nổ, chó sẽ run lẩy bẩy khi nghe thấy một tiếng động lớn.

Để giúp chú chó vượt qua những trở ngại tâm lý do sợ hãi, người chủ cần phải quan tâm, tạo sự thoải mái cho chú chó của mình, giúp nó xoa dịu nỗi sợ.

Trên thực tế, sự run rẩy của chó không nhất thiết là do bệnh gây ra. Khi một con chó phấn khích và lo lắng, nó cũng sẽ run rẩy.

Khi chúng nhìn thấy vật hoặc người mà chúng thích trong một thời gian dài, chúng sẽ quá phấn khích và run rẩy. Trường hợp này cũng thường xuất hiện khi chó đi chơi và ngủ.

Bạn không cần quá lo lắng về tình huống này, bạn nên đưa chó ra ngoài tập thể dục, tốt nhất nên kiểm soát nó trong khoảng 1 đến 2 giờ, và không nên tập thể dục quá nhiều!

Khi con người gặp phải gió lạnh, adrenaline của cơ thể bị kích thích khiến cơ thể run rẩy. Chó cũng vậy, khi gặp gió lạnh, cơ thể chúng cũng sẽ run rẩy giống như con người, đặc biệt là một số con chó lông ngắn, hoặc những con chó già thường sẽ run rẩy vì chúng sợ lạnh hơn và không có cách nào để ngăn ngừa lạnh.

Khi trời quá lạnh, cơ thể cún chưa được vận động và làm ấm kĩ. Dẫn đến tình trạng cơ bắp bị co thắt, chó bị run lẩy bẩy. Nếu bị lạnh quá lâu, cả cơ thể có thể rơi vào tình trạng ngừng hoạt động. Sau đó có thể chết vì không chịu được thời tiết quá khắc nghiệt.

Vào thời điểm này, bạn cần thực hiện một số biện pháp làm ấm cho chó. Ví dụ, trước khi ra khỏi nhà vào hôm trời lạnh thì bạn cần cho cún ăn mặc đầy đủ, ấm áp. Hãy cho cún vận động nhẹ nhàng trước để làm ấm cơ thể. Khi trở về nhà thì cho cún nằm trong ổ ấm áp hoặc cạnh lò sửa để từ từ làm ấm lại cơ thể.

Bạn phải luôn chú ý đến tình trạng thể chất của con chó của bạn. Nếu con chó của bạn có vấn đề về thể chất, nó sẽ không nói chuyện với bạn. Vì vậy, bạn hãy cẩn thận quan sát ngôn ngữ cơ thể của con chó, chó bị run rẩy cũng là thông tin rất quan trọng. Đôi khi sự run rẩy của con chó không phải do lạnh, vì vậy mọi người nên chú ý nhiều hơn .

Do đó, một khi phát hiện chó bị run lẩy bẩy, người chủ phải quan sát con chó để xem cơ thể của nó có bị thương hay không. Nếu chú chó run rẩy ngày càng nghiêm trọng, tốt nhất là bạn nên đưa chó đi khám bác sĩ.

Một trường hợp nghiêm trọng hơn, đó là chó bị ngộ độc. Nếu bạn thấy rằng con chó của bạn đang run rẩy, hoặc thậm chí nôn mửa, có thể nó đã bị ngộ độc. Một số thức ăn như sô cô la, nho, macadamia, v.v … là những thứ thường gây ngộ độc cho chó. Trường hợp này, bạn phải nhanh chóng đưa chó đi điều trị.

Nếu chó không được bổ sung canxi trong một thời gian dài, chúng sẽ bị yếu chân và chuột rút hoặc run rẩy.

Bạn có thể lựa chọn một số viên canxi thú cưng có hàm lượng canxi cao để bổ sung canxi cho chó. Tuy nhiên, cũng nên chú ý không nên dùng quá liều.

Còn nếu con chó của bạn kén ăn, để hấp thụ dinh dưỡng canxi tốt hơn, bạn nên mua Gordon men vi sinh cho chó để giúp điều hòa dạ dày, giúp hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

Nếu con chó của bạn đã bị bệnh dịch hạch trước đó, nó cũng có thể thường run rẩy. Vì nó là di chứng nên thường xảy ra, nhưng nó không gây hại cho sức khỏe.

Trong trường hợp này, tất nhiên, chủ không cần quá lo lắng. Thông thường, miễn là chó được bổ sung đủ dinh dưỡng, tốt nhất nên chọn thức ăn cho chó có chứa protein cao và ít chất béo để chó ăn.

Chó run rẩy, co giật khi bị động kinh. Chó bị động kinh là do di truyền, thường xảy ra ở độ tuổi từ 10 tháng tuổi cho đến 3 năm tuổi. Tuy nhiên cũng có trường hợp xảy ra sớm hơn.

Có một số loài chó cảnh có nguy cơ bị co giật cao hơn các loài còn lại như chó săn thỏ Beagle, chó săn cừu Shetland hay chó tha mồi Labrador.

Nếu cơn động kinh kéo dài hơn 5 phút thì đây thực sự là một tình huống khẩn cấp. Lúc đó chú cún của bạn cần được nhanh chóng đến phòng khám thú y để ngăn não không bị tổn thương, cũng như đảm bảo thân nhiệt duy trì ổn định. Tương tự như vậy, trong vòng 24h đồng hồ mà xảy ra từ ba lần động kinh, thì cũng là một trường hợp nguy hiểm. Bạn cũng cần phải đưa cún đến phòng khám ngay lập tức.

Chó là một thành viên của gia đình, vì vậy, khi xuất hiện tình trạng chú chó bị run lẩy bẩy, thì bạn nên tìm hiểu xem nguyên nhân khiến nó bị vấn đề trên là gì. Để từ đó tìm ra phương thức xử lý, giúp chó của bạn khỏe mạnh hơn.

Cập nhật thông tin chi tiết về 5 Lý Do Thường Gặp Khiến Chó Bị Hôi trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!