Xu Hướng 6/2023 # 4 Bước Tự Tiêm Cho Chó Khi Chúng Bị Ốm # Top 15 View | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # 4 Bước Tự Tiêm Cho Chó Khi Chúng Bị Ốm # Top 15 View

Bạn đang xem bài viết 4 Bước Tự Tiêm Cho Chó Khi Chúng Bị Ốm được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chúng tôi khuyến khích việc bạn mang cún đến các phòng khám thú y gần nhất thay vì tự làm. Tuy nhiên, trong trường hợp cần cấp cứu, bạn cần làm theo những bước trong bài viết này.

Bước 1: Lựa chọn bơm tiêm phù hợp

Lựa chọn kim tiêm cho chó cũng cần phù hợp với trọng lượng của chú chó. Nếu chó của ta dưới 2kg thì ta sẽ sử dụng kim tiêm 1cc. Bởi vì lượng thuốc chích cũng sẽ không đến 1cc. Và mũi kim này rất nhỏ, khi tiêm cho chó sẽ ít đau.

Tùy vào lượng thuốc tiêm để chọn kim tiêm phù hợp với chó. Nếu chó lớn hơn, nặng khoảng 2kg đến 4kg thì ta có thể dùng kim tiêm 1cc hoặc 3cc. Tùy vào lượng thuốc mà ta tiêm phù hợp. Nếu lượng thuốc dưới 1cc thì ta nên dùng kim tiêm 1cc. Còn nếu lượng thuốc lớn hơn 1 cc thì ta bắt buộc phải dùng kim tiêm 3cc. Nếu chó nặng khoảng trên 4kg thì ta sẽ dùng kim tiêm 3cc hoặc 5cc.

Bước 2: Cách cầm kim tiêm

Khi tiêm cho chó, ta cần phải cầm chắc cây kim tiêm. Ta đặt mũi hở đầu kim hướng lên trên. Chú ý không đặt úp mũi hở đầu khi xuống dưới khi tiêm cho chó. Bởi vì như vây thuốc bơm trong ống bơm sẽ nghẹt, và thuốc sẽ không bơm được. Khi đó, ống chích bơm sẽ rất cứng. Nếu ta cố gắng bơm thì chó sẽ đau và giãy gây ra gãy kim tiêm.

Khi ta rút thuốc vào ống tiêm, ta phải đẩy thuốc lên trên hết. Không nên để chừa bất kỳ khoảng trống nào ở đầu ống tiêm. Đồng thời ta nên búng nhẹ vào ống tiêm để loại bỏ bọt khí trong ống tiêm.

Bước 3: Giữ chó thật chắc chắn

Khi tiêm cho chó, chó của bạn có thể bị hoảng sợ hoặc bị đau. Chính vì vậy cần giữ chó chắc chắn khi tiêm. Khi tiêm cần ít nhất hai người , một người giữ chó và một người tiêm cho chó. Nếu như chó của bạn bị bệnh quá nặng nên cơ thể yếu hoặc không có cảm giác đau thì mới cần 1 người vừa tiêm vừa giữ. Bạn nên đeo rọ mõm cho chó để giúp giữ an toàn cho bạn và cả chó khi tiêm.

Để tiêm cho chó, ta sẽ dùng 1 tay túm nhẹ ở gáy chó. Tay còn lại sẽ ôm giữ chó. Đồng thời tay sẽ gãi gãi và trò chuyện khiến chúng quên mất cảm giác bị tiêm. Chúng ta nên giữ chó một cách nhẹ nhàng, không nên giữ quá mạnh. Vì khi đó chó sẽ phản ứng lại. Hoặc ta sẽ dùng 2 tay đặt vào nách hai chân trước của chó. Sau đó bế bổng chó lên, không để chân sau chạm đất. Hoặc cũng có thể cho chó đứng bằng 2 chân sau rồi ôm nhẹ chó vào lòng hay đặt lên đùi. Rồi sau đó ta bắt đầu mới tiêm cho chó.

Bước 4: Chọn lựa đường tiêm phù hợp

Tiêm dưới da: Để tiêm dưới da cho chó, ta nên kéo lớp da ở bên hông chó hoặc ở bên sống lưng của chó. Sau đó ta đâm kim vào khoảng giữa 2 lớp da và cách khoảng góc 45 độ. Sau khi tiêm xong, ta nên vỗ vỗ vào chỗ vừa tiêm thật nhẹ để thuốc có thể tan ra dễ dàng. Chúng ta không nên đâm hết cả mũi kim vào da. Chỉ cần qua lỗ hở đầu kim vào da của chó là được.

Tiêm dưới bắp: Tiêm dưới bắp sẽ gây đau buốt hơn so với việc tiêm dưới da. Đường tiêm này tiêm sẽ khó hơn so với đường tiêm ở dưới da. Và nếu ta nhát tay thì sẽ rất khó thực hiện được. Nếu ta không xác định được chính xác chỗ tiêm thì sẽ tiêm nhầm. Nó sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho chó của ta.

Để tiêm vào bắp, ta sẽ chích ở bắp đùi chân chó hoặc cơ lưng ở 2 bên của chó. Sau đó đâm thẳng mũi tiêm xuống. Vị trí này hơi khó tiêu và khó hình dung. Nên nếu ta nhát tay hoặc ít kiến thức hiểu biết thì nên đưa chó đến gặp .

Tiêm ở ven: Tiêm ở ven dành cho những trường hợp bệnh đã nặng. Tiêm ở ven là một đường tiêm cực kì khó. Và nếu không có bác sĩ hướng dẫn thì ta không nên tiêm cho chó. Muốn tiêm ở ven cho chó thì điều cần thiết là xác định được tĩnh mạch của chó. Sau đó ta mới tiến hành tiêm ven cho chó. Vì vậy, tốt nhất bạn nên nhờ đến bác sĩ thú y để được tiêm đúng cách.

Khi cần chăm sóc thú cưng của bạn đừng quên tới Bệnh Viện Thú Y Thi Thi.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Cơ sở 1: Số 62B, Đường Hòa Bình, P.5, Q.11, TP.HCM.

Cơ sở 2: 651 Lạc Long Quân, P.10, Q. Tân Bình, TP.HCM.

Cơ Sở 3: 96 Bạch Đằng , P.24 , Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Hạnh Nguyễn

Cách Hạ Sốt Cho Chó Khi Bị Ốm

1. Nguyên nhân chó bị sốt

+ Do bị viêm Amidan, sẽ khiến cho chó của bạn bị sốt, ho liên tục, còn nôn sủi bọt mép, amidan sưng lên. Ngoài ra, rất có thể chó vì bị nhiễm khuẩn mà trở nên sốt cao, chảy nhiều dịch nhầy màu vàng nhạt. Hay bỏ ăn và nôn, nặng hơn sẽ là tiêu chảy, co giật liên tục. Ngoài ra, một số triệu chứng khác là co giật, sủa điên cuồng, ho.

+ Đối với các bộ phận như tai, mũi và họng của chó cũng có thể đã nhiễm khuẩn. Hơi thở bị khó khăn, khò khè hoặc không thở được. Sổ mũi và ho liên tục. Phần mắt và quanh chóp mũi sẽ dần xuất hiện dịch mủ bám lại. Ảnh hưởng đến sau này trong đường hô hấp của chó.

+ Còn có khả năng chính là chó đã bị nhẫm độc của chì. Dễ nhận thấy bằng mắt thường chính là việc chó sốt cao liên tục. Nôn, ỉa chảy (một số trường hợp có phân như màu máu), phần bụng luôn đau và nhói. Nặng hơn chính là bị liệt đi.

+ Cũng như trong khẩu phần ăn của chó bị thiếu canxi, làm cho nó bị hạ huyết. Khiến chó sốt hơn 42 độ C, thỉnh thoảng lâm vào tình trạng hôn mê. Lúc nào cũng gào thét và sủa nhanh hơn bình thường.

+ Cơ thể run rẩy, luôn trong trạng thái uể oải, buồn bã, vẻ mặt đờ đẫn, mệt mỏi mắt nhìn xa xăm, không còn vẻ tinh ranh, lanh lợi đùa nghịch như thường ngày.

+ Chó bị chảy mũi, nặng thì bị ho.

+ Chó bị ốm thường nằm im một chỗ, ít vận động hơn so với bình thường và ngủ nhiều hơn.

+ Thay đổi thói quen ăn uống và biểu hiện đặc trưng nhất là chán ăn, bỏ ăn hoặc ăn kém.

+ Cún bị ốm hay cảm lạnh niêm mạc miệng và da tái, nôn, tiêu chảy có khi có màu, thân nhiệt hạ.

+ Khi bạn quan tâm, vuốt ve, gọi nó nó không có vẻ thích thú, vui mừng và phản ứng tích cực như thường ngày thì có thể nó đang có vấn đề về sức khỏe và cần nhanh chóng đưa chúng đến cơ sở khám thú y gần nhất để thăm khám, chữa trị.

+ Quan sát vẻ ngoài nếu thấy những dấu hiệu sau: tai rũ xuống, lông bớt bóng mượt, nhem nhuốc, có những vùng lông dựng đứng… Nếu tình trạng kéo dài, chó sẽ trụy tim rồi chết.

3. Cách hạ sốt cho chó

+ Nên chú ý tăng cường hệ miễn dịch khi chó bị sốt. Cho chúng ăn các đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa và cho thêm vitamin B và C tăng cường sức khỏe.

+ Nhỏ thuốc qua mắt và mũi cho chó.

+ Có thể ép lấy nước lá tía tô hay xương xông, húng quế để cho chó uống mỗi ngày.

+ Dùng acemuc hay bisolvo làm long đờm nếu chó thở khò khè hay chảy nước mũi quá nhiều.

+ Vệ sinh thường xuyên chuồng chó để diệt khuẩn và tránh chúng lây lan ra các khu vực khác.

+ Dùng kháng sinh nếu chó bị viêm phế quản hay viêm phổi,… Một số loại thuốc kháng sinh là amoxycillin hay zinnat. Dùng liều lượng tùy theo kích thước chó của bạn.

Tuy nhiên, cách đảm bảo nhất là đưa chúng đến một cơ sở thú y để có sự chăm sóc chuyên nghiệp nhất.

4. Phòng tránh chó bị sốt

+ Không cho chó tiếp xúc với các con chó đang mang mầm bệnh. Tránh để chúng chui vào nơi không được vệ sinh sạch sẽ.

+ Thức ăn và thuốc cho người không thể dùng cho chó. Có một số loại thức ăn chỉ có người mới ăn được và rất có hại cho chó. Thuốc dành cho người chỉ sử dụng cho chó nếu được bác sĩ thú y cho phép.

+ Không để chúng tiếp xúc với các hóa chất độc hại. Ví dụ như sơn, sơn móng tay, chất tẩy rửa,… Dọn sạch những chất này khỏi các vị trí như sân chơi hay sàn nhà.

+ Làm ổ cho chúng bằng chăn ấm để ngủ. Chăn nên có mùi của bạn để chúng cảm thấy dễ chịu. Làm ổ cho chúng ở vệ sinh hay nơi dễ cọ rửa để vệ sinh nếu chúng nôn hay đi vệ sinh không kiểm soát. Giữ cho ngôi nhà im lặng và đừng để chúng bị làm phiền. Nơi nghỉ ốm lí tưởng cho chó cũng giống như của bạn khi bị ốm.

+ Cách ly chúng khỏi những con chó để tránh mầm bệnh lan truyền.

Bạn có thắc mắc gì có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

Link Facebook: https://www.facebook.com/famipet.vn/

Có Nên Tắm Cho Trẻ Sau Khi Tiêm Phòng Và 4 Lưu Ý Mẹ Phải Biết

Sau khi tiêm phòng, trẻ có thể có những phản ứng nào?

Sốt: Đây là phản ứng phổ biến nhất ở trẻ sau khi đi tiêm chủng về. Tuy nhiên khi trẻ sơ sinh bị sốt, mẹ cần kiểm tra thân nhiệt của trẻ từ 2 – 3 giờ/ lần. Nếu thấy trẻ bị sốt trên 38,5 độ C thì cần cho bé uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ, còn ở dưới mức này thì mẹ chỉ cần theo dõi sát sao và chườm khăn ấm cho trẻ.

Sốt là phản ứng phổ biến nhất ở trẻ sau khi đi tiêm chủng về

Phát ban, nổi mề đay: Phản ứng này xảy ra ở trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng mũi sởi, quai bị hay bệnh thủy đậu. Tuy nhiên, các mẹ cũng không cần lo lắng vì triệu chứng này sẽ biến mất chỉ sau 1 2 ngày.

Khi trẻ sốt, cơ thể bé rất khó chịu, lại có cảm giác sưng đau, viêm tấy ở vết tiêm thì việc bé quấy khóc cũng là điều đương nhiên, mẹ không nên lo lắng quá mức. Tuy nhiên, sau khi tiêm chủng xong, em bé cần phải được theo dõi sát sao tại cơ sở tiêm chủng ít nhất là 30 phút. Bên cạnh đó, gia đình cũng cần phải theo dõi bé thật kỹ trong vòng từ 24 48h sau khi tiêm.

Trẻ đi tiêm phòng về có nên tắm không?

Một là, đi tiêm về có nên tắm cho trẻ không, và nếu lỡ tắm rồi thì có sao không? Sau khi trẻ tiêm phòng về, vết kim tiêm trên da sẽ tạo thành một lỗ nhỏ (Vết thương rất nhỏ, không đáng kể), nhưng lại rất dễ bị nhiễm trùng. Vì thế, mẹ luôn cần giữ gìn sao cho vết thương trên da bé được sạch sẽ, để không tạo ra môi trường, cơ hội cho các loại vi trùng, vi khuẩn có hại xâm nhập và tấn công vào cơ thể bé.

Đi tiêm phòng về, mẹ tuyệt đối không được tắm gội ngay cho bé

– Nếu lỡ tắm rồi thì mẹ phải theo dõi phản ứng của trẻ thật sát sao ngay sau đó. Vì nước sử dụng ở gia đình trong điều kiện bình thường là sạch, nhưng bạn cũng không thể đảm bảo đây là nước sạch 100%. Vậy cho nên, nếu để vết tiêm dính nước vào rồi, tỷ lệ trẻ bị nhiễm trùng cũng rất cao. Nếu không yên tâm, mẹ có thể gọi cho bác sĩ để xin lời khuyên.

Điều thứ 2 mà các bà mẹ cũng nên biết, đó là sau khi trẻ tiêm phòng về thường bị sốt nhẹ. Nếu thời điểm này mà cho bé tắm thì càng làm bé bị mệt mỏi và ốm nặng thêm. Đây cũng là một trong những lưu ý cần phải “thuộc lòng” sau khi cho trẻ đi tiêm phòng về.

Trẻ đi tiêm phòng về, sau bao lâu thì mới được tắm gội?

Nếu sau 1 ngày mà thấy trẻ đã khỏe mạnh lại bình thường, không có bất cứ dấu hiệu sốt nào thì bạn cũng có thể cho bé yêu đi tắm luôn, vì lâu không tắm sẽ khiến trẻ khó chịu hơn. Vậy, bây giờ bạn đã biết được có nên tắm cho bé sau khi tiêm phòng hay không rồi, phải không nào?

Có nên tắm cho trẻ trước khi tiêm phòng không? Điều này hoàn toàn có thể, nếu mẹ thấy thực sự cần thiết. Bởi vì, sau khi tiêm phòng, trẻ phải mất một thời gian theo dõi rồi mới được tắm. Nếu không, mẹ cần vệ sinh cho bé trước khi tiêm phòng bằng cách sử dụng khăn sạch, nhúng vào nước ấm để lau qua người cho trẻ là xong.

Tắm cho bé sau sinh mới đi chích ngừa về thế nào là tốt nhất?

Khi trẻ đi tiêm phòng về, mẹ cần theo dõi xem phản ứng của trẻ, nếu trẻ vẫn bình thường thì có thể tắm sau 1 2 giờ đồng hồ. Trường hợp trẻ bị sốt thì cần đợi đến 1 2 ngày sau để trẻ hạ sốt, ăn ngủ bình thường thì mới nên tắm cho trẻ để phòng ngừa các biến chứng.

Thậm chí có nhiều trẻ còn có thể đi bơi sau khi chích ngừa về, miễn là không sát giờ vừa mới tiêm xong và sức khỏe của trẻ ổn định, hoàn toàn không có vấn đề gì là được.

Nếu trẻ sơ sinh đi tiêm về bị sốt hoặc quá mệt mỏi thì có thể không cần tắm mà chỉ cần lau qua người cho bé bằng khăn ướt, hôm sau cho trẻ tắm là được. Nhưng nếu là trẻ lớn (trên 2 tuổi) hoặc trẻ chỉ bị sốt nhẹ, không quá mệt mỏi thì không sao, mẹ vẫn vẫn có thể tắm cho trẻ như bình thường.

Chỉ cần tránh tắm cho trẻ vào sáng sớm và tối khuya, bởi vì trẻ em rất dễ bị nhiễm lạnh, kể cả khi nước tắm rất ấm. Tốt nhất, mẹ nên tắm cho trẻ sơ sinh trong khoảng từ 8h sáng cho đến trước 19h giờ tối là được. Nếu là trẻ sơ sinh thì bố mẹ nên tắm cho trẻ trong khoảng từ 9h sáng 16h chiều.

Nếu là mùa hè, bạn vẫn có thể tắm cho trẻ vào lúc 8 9h tối, nhưng vẫn nên dùng nước ấm; như vậy sẽ giúp cho trẻ có cảm giác thoải mái, thư giãn. ngủ ngon và sâu hơn.

Trẻ sơ sinh nên tắm trước khi ăn hay là sau khi ăn cũng là một thắc mắc của nhiều bậc cha mẹ. Trên thực tế, tắm trước hay sau khi cho trẻ ăn đều được. Tốt nhất, mẹ nên tắm cho trẻ rồi mới cho ăn và cho trẻ ngủ. Nếu tắm cho trẻ sau khi ăn thì mẹ nên đợi ít nhất là 1 tiếng để tránh ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa của trẻ, thậm chí có thể gây ra tình trạng nôn trớ.

Tốt nhất, mẹ nên tắm cho trẻ rồi mới cho ăn và cho trẻ ngủ

Một vài lời khuyên cho mẹ và bé sau khi đi tiêm phòng về

Trẻ em sau khi tiêm chủng thường quấy khóc, khó chịu, bứt rứt trong người, do đó bố mẹ hãy cố gắng tạo cho trẻ một cảm giác an toàn, thoải mái và được yêu thương bằng cách hãy âu yếm, vuốt ve, vỗ về trẻ nhiều hơn.

Đảm bảo trẻ được uống nhiều nước lọc hoặc nước trái cây ngay sau khi tiêm, đặc biệt, nếu là trẻ sơ sinh thì mẹ hãy cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức được đầy đủ.

Vết tiêm của trẻ thường sẽ bị sưng, ngứa một chút, nhưng vết ngứa sẽ chỉ kéo dài trong một vài phút và sẽ tự biến mất. Do đó, bố mẹ không cần phải lo lắng làm gì cả. Không nên đắp khoai tây lên vết tiêm vì có thể làm cho vết tiêm của trẻ bị nhiễm trùng nặng hơn. Nếu ở chỗ tiêm bị sưng, ngứa mà không đỡ sau vài phút, bạn hãy chườm một chiếc khăn lạnh lên trên đó và giữ yên một lúc là được.

Với những trẻ sơ sinh bị sốt cao, cần hạ sốt nhanh chóng thì sử dụng chanh tươi là một biện pháp hiệu quả. Mẹ chỉ cần cắt quả chanh tươi thành từng lát mỏng rồi đem chà nhẹ lên người trẻ, ở vị trí dọc sống lưng của bé.

Sử dụng chanh tươi là một biện pháp hiệu quả giúp trẻ hạ sốt

Sốt sau khi tiêm phòng cũng là một tác dụng phụ tương đối phổ biến, đây là một triệu chứng bình thường cho thấy trẻ đáp ứng thuốc tốt. Nó thường chỉ là cơn sốt nhẹ và chỉ kéo dài từ 1 – 2 ngày là hết. Do đó, bố mẹ không nên lạm dụng các loại thuốc hạ sốt như paracetamol hoặc ibuprofen trong trường hợp này. Trừ khi trẻ sốt cao, dùng các biện pháp đều không có kết quả và được sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Việc trẻ bị dị ứng với vắc xin tiêm chủng là việc ít gặp nhưng cũng không phải là không có. Biểu hiện thông thường đó là ngứa một phần hoặc ngứa khắp cơ thể, thậm chí có trẻ còn bị phát ban. Khi đó, mẹ hãy gọi điện cho bác sĩ để xin lời khuyên.

Trường hợp trẻ bị sốc phản vệ như: co giật, khó thở, thậm chí là ngã khụy xuống đất,… bạn cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức.

http://www.cpcs.vn/tai-sao-khong-duoc-tam-cho-tre-sau-khi-tiem-phong-d6588.html

Có Nên Tiêm Phòng Dại Khi Bị Chó Cắn ?

Bác Đỗ Minh Ri, 73 tuổi, quê Hưng Yên bị chó cắn hiện đang được điều trị tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông cho biết, bác sang nhà hàng xóm chơi không may bị chó nhà hàng xóm cắm. Lúc đầu bác rất hoang mang vì nhiều người khuyên bác phải đi tiêm phòng dại ngay để tránh mắc bị dại, nhưng có người lại khuyên không nên tiêm vì chó nhà không sao cả. Vì cẩn thận bác vẫn đến bệnh viện để kiểm tra.

ThS.BS Trần Quang Toản, phó Trưởng khoa Ngoại chấn thương, bệnh viện đa khoa Hà Đông cho biết: Chưa thể khẳng định hai trường hợp trên là bị chó dại cắn nhưng việc trước tiên là phải xử lý vết thương trước. Bác sĩ toản cho biết thêm, rất nhiều trường hợp bị chó cắn nhưng không đi khám mà thường tự xử lý vết thương tại nhà hay vì tức giận mà đánh chết chó, như vậy rất khó cho việc theo dõi. Nếu theo dõi trong vòng 10 ngày chó vẫn khỏe mạnh thì không cần phải tiêm phòng còn nếu cũng trong thời gian đó chó có biểu hiện dại, lúc đó đi tiêm vẫn chưa muộn.

Người dân cần tiêm phòng khi bị chó dại cắn

Thay vì việc lo lắng khi bị chó cắn có nên đi tiêm phòng dại không thì điều cần làm trước đó là phải tiêm phòng bệnh dại ngay cho vật nuôi. Hầu hết ở nông thôn, các gia đình khi có vật nuôi thường không cho vật nuôi tiêm phòng dại. Một thống kê cho thấy Việt Nam hiện có khoảng 10 triệu con chó và từ năm 2009 đến 2013 đã phát hiện có 533 con chó bị bệnh dại, tỷ lệ tiêm phòng vắc xin dại cho chó tại các địa phương đạt thấp (dưới 60%). Hàng năm có tới 650.000 người bị súc vật (chủ yếu là chó nghi dại) cắn phải đi tiêm vắc xin. Số người tử vong vì bệnh dại tuy chỉ còn khoảng 50 – 60 trường hợp nhưng hậu quả về sức khoẻ, tinh thần và thẩm mỹ do vết cắn của chó để lại thì rất nặng nề. Dù chưa biết những con vật nuôi đó có mầm bệnh dại hay không nhưng những vết thương khi chúng gây ra như trường hợp nêu trên là rất nguy hiểm.

Khi bị chó cắn cần phải xử lý ngay vết thương bằng xà phòng, nước muối đặc. Sát trùng vết thương bằng dung cồn, oxi già. Không được làm dập vết thương. Đến ngay cơ sở y tế gần nhất để xử lý vết thương. Nếu trường hợp được chuẩn đoán là chó dại cắn, cần phải được tiêm vắc xin đúng quy trình.

Ngoài việc chưa ý thức trong việc tiêm phòng dịch cho vật nuôi, thì nhiều gia đình còn thiếu ý thức trong việc chăn thả vật nuôi. Nhiều vùng nông thôn khi nuôi chó, mèo, gà… vẫn thường chăn thả tự do dẫn đến tình trạng chó mèo cắn, quào những người đi đường. BS Châu Hoàng Sơn, khoa y tế công cộng Viện Pasteur chúng tôi cho biết: Nếu vật nuôi đều được tiêm phòng dại thì khi chẳng may cắn người sẽ ít nguy cư bị dại hơn. Nhưng ngược lại nếu con vật cắn không mang bệnh dại mà chúng ta vội vàng đi tiêm phòng thì sẽ rất ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhiều trường hợp chưa chết vì bị chó dại cắn mà chết vì phản ứng thuốc.

PGS.TS Kim Xuyến Phó chủ nhiệm thường trực chương trình phòng chống bệnh dại, cho biết: Trong trường hợp sau tiêm, người đó có phản ứng quá mạnh, bất thường gây nguy hiểm đến tính mạng, đồng thời con vật cắn hoàn toàn khỏe mạnh thì có thể ngưng tiêm. Tuy nhiên, không ít những tình huống hết sức khó khăn khi người tiêm gặp phản ứng nguy hiểm, nhưng nếu ngưng tiêm sẽ chết do bệnh dại. Ở nước ta, hiện đang lưu hành hai loại vắc xin kháng dại. Loại vắc xin này có giá thành thấp, sản xuất từ mô não chuột nhưng tỷ lệ gây tai biến rất cao. Người tiêm bị sốt, đau đầu, mệt mỏi, đau cơ khớp, viêm tủy dị ứng. Đây là phản ứng rất cần quan tâm, bởi ở mức độ nặng, có thể dẫn đến tai biến gây di chứng, thậm chí tử vong. Ngoài ra cũng có những loại vắc xin phòng dại khác của nước ngoài nhưng nhìn chung vẫn ảnh hưởng sức khỏe.

Điều đó cho thấy không phải cứ chó cắn là phải tiêm phòng dại ngay và thà tiêm thuốc phòng dại vào người ảnh hưởng sức khỏe còn hơn bị chết vì bệnh dại. Điều quan trọng là khi bị chó cắn phải được theo dõi, tư vấn và chuẩn đoán chính xác.

Trang Thu

Nguồn :

Cập nhật thông tin chi tiết về 4 Bước Tự Tiêm Cho Chó Khi Chúng Bị Ốm trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!