Xu Hướng 9/2023 # 1001 Thắc Mắc: Tại Sao Chó Sói # Top 15 Xem Nhiều | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # 1001 Thắc Mắc: Tại Sao Chó Sói # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết 1001 Thắc Mắc: Tại Sao Chó Sói được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tiếng hú của chó sói trong đêm là để tụ tập bầy đàn.

Các loài động vật trên thế giới đều có thói quen sinh sống của mình. Chó sói là loài mãnh thú tương đối lớn, thức ăn chính là thịt, chúng chuyên săn bắt thỏ, gà rừng, các loài hươu nai, chuột, gia cầm, gia súc…, đôi khi cũng ăn một số thức ăn có tính thực vật, thậm chí còn tàn sát cả đồng loại. Sói đi thành bầy đôi khi còn có thể gây tổn thương cho người.

Sói là một loài động vật đi ăn đêm. Khi trời vừa sẩm tối, bầy sói đói thường đi thành đàn để kiếm mồi, vừa đi vừa phát ra tiếng hú với âm thanh trầm thấp. Tiếng sói hú trong đêm làm người ta cảm thấy sởn tóc gáy, thực ra điều đó không phải là để doạ con người, mà là có hàm ý khác.

Tiếng kêu của động vật là tín hiệu thông tin để liên hệ giữa bầy đàn động vật. Trong các tình huống khác nhau, động vật thường sẽ phát ra tiếng kêu khác nhau. Tiếng kêu đôi khi có quan hệ rất lớn tới thói quen sinh sản. Ví dụ như loài hươu trong thời kì sinh sản, hươu đực thường phát ra tiếng kêu đặc biệt để tìm đôi.

Còn tiếng hú của chó sói trong đêm là để tụ tập bầy đàn hoặc thông qua tiếng hú để gọi lẫn nhau, như sói mẹ thường hú để gọi sói con, sói đực lại hú gọi sói cái, sau khi tập hợp thành bầy mới ra ngoài kiếm ăn. Vào thời kì sinh sản, sói cũng thường phát ra tiếng hú để tìm đôi. Vào thời kì nuôi con, ngoài sói mẹ cất tiếng hú ra, sói con khi đói cũng sẽ cất tiếng hú the thé đòi ăn.

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?

Chó và chó sói có bộ gene rất giống nhau, điều này gây khó khăn cho các nhà sinh học để hiểu lý do tại sao loài sói vẫn rất hoang dã, trong khi loài chó có thể sẵn sàng trở thành “người bạn tốt nhất của con người”.

Qua nghiên cứu phản ứng của 7 con sói con và 43 con chó con, Lord đã khẳng định rằng cả chó và chó sói đều phát triển khứu giác khi 2 tuần tuổi, nghe vào 4 tuần tuổi và phát triển tầm nhìn vào trung bình khoảng 6 tuần tuổi.

Tuy nhiên, hai phân loài này rơi vào giai đoạn xã hội hóa quan trọng ở các lứa tuổi khác nhau. Loài chó bắt đầu khoảng thời gian 4 tuần, trong khi những con sói bắt đầu từ lúc 2 tuần tuổi. Vì vậy, cách mà mỗi phân loài trải nghiệm thế giới trong suốt những tháng quan trọng đó là khác nhau rất rõ, và dường như dẫn đến các con đường phát triển khác nhau, cô nói.

Lord công bố rằng những con sói con vẫn chưa mở mắt và chưa nghe được khi chúng bắt đầu đi và khám phá môi trường quanh chúng khi hai tuần tuổi.

Cô nói thêm: “Khi sói con lần đầu tiên nghe, ban đầu chúng sợ hãi những âm thanh, và khi lần đầu tiên nhìn được chúng cũng sợ những kích thích thị giác mới. Khi mỗi giác quan tham gia vào quá trình nhận thức, sói con đều trải qua một vòng mới những cú sốc cảm giác mà chó con thì không như vậy”.Trong khi đó, những chú cún con chỉ bắt đầu khám phá và đi sau khi cả ba giác quan là thính giác, khứu giác và thị giác đã hoạt động.

Vì sao lại gọi sói là “sát thủ rừng xanh”?

Bất kỳ ai trong chúng ta, khi vào rừng, điều đáng sợ nhất không phải là hổ báo hay sư tử, mà đó chính là những con sói.

Lý do là bởi, sói hoạt động theo bầy đàn, chúng có khứu giác rất nhạy và khả năng tổ chức săn mồi rất linh hoạt, cộng thêm bản tính hung ác và gian xảo, nên con mồi khi phải đối diện với chúng sẽ có cơ hội sống sót cực kỳ thấp.

Điều đặc biệt hơn cả là chúng tồn tại ở phạm vi rộng hơn và đông hơn những loài ăn thịt khác như hổ, báo, sư tử … rất nhiều, do vậy khả năng chúng ta gặp phải chúng cũng cao hơn.

Chính vì những lý do vậy, nên mặc dù không có được sức mạnh vô song, nhưng loài sói chính là những sát thủ thực sự của rừng xanh, những kẻ ăn thịt tồn tại suốt hàng ngàn năm và chẳng bao giờ lo lắng về vấn đề tuyệt chủng.

Vậy loài sói đã làm như thế nào để tồn tại và luôn mạnh mẽ như vậy?

Qui tắc số 1: Sói không có sĩ diện, nếu gặp loài vật mạnh hơn nó, nó sẽ rút lui. Cho dù cả đàn sói phải đối mặt chỉ với vài con sư tử đi nữa, sói cũng sẽ gọi nhau rút lui, bởi chúng biết chiến thắng mà phải trả giá nặng nề thì cũng chẳng khác nào một trận thua.

Qui tắc số 2: Tinh thần đoàn kết, tính bầy đàn là số 1 Nếu sói buộc phải đối mặt với những đối thủ mạnh hơn, cả đàn sói sẽ cùng tấn công, và sau trận chiến cả đàn sẽ không bao giờ bỏ mặc con bị thương đó.

Qui tắc số 3: Luôn mưu mẹo để đạt kết quả cuối cùng, để cái giá phải trả là nhỏ nhất

Loài sói dù được coi là “sát thủ rừng xanh”, nhưng nó không chỉ sử dụng răng và móng, mà nó luôn biết sử dụng cái đầu trong mọi việc, những việc không nhất thiết phải dùng sức, nó sẽ tìm những cách khác để làm. Chính vì vậy người ta mới luôn nói chó sói là loài “gian ác”, bởi trong việc săn mồi, nếu nó tìm ra cách tốn ít sức lực nhất, nó sẽ làm cách đó.

Qui tắc số 4: Luôn lạnh lùng, tàn nhẫn với kẻ địch Sói là loài động vật ăn thịt, nên dù muốn hay không, nó không thể có “lương tâm” khi săn mồi, và khi gặp kẻ địch, nếu tha thứ cho chúng tức là tự kết liễu chính bản thân mình. Vậy nên sói luôn được ví von với sự hung ác và nhẫn tâm.

Tại Sao Con Người Không Thuần Hóa Được Chó Sói. Clip nguồn youtube.

Châu Anh(T/H)

1001 Thắc Mắc: Tại Sao Ong Ăn Thịt Đồng Loại?

Ong là loài côn trùng có tổ chức xã hội cao như kiến, mối. Ong sống theo đàn, mỗi đàn đều có ong chúa, ong thợ, ong non… và có sự phân công công việc rõ ràng. Ong có nhiều loài khác nhau, các loài được con người nuôi để khai thác sản phẩm như mật ong, sáp ong, sữa ong chúa,…

Ong thường sống thành đàn, nhiều nhất có khi tới 25.000 – 50.000 con, trong các tổ ở hốc cây, kẽ đá, bụi rậm, trong rừng, hoặc các tổ hòm cải tiến do người nuôi làm cho nó ở.

Mặc dù ong mật thợ không giao phối được, con cái vẫn đẻ những quả trứng không được thụ tinh và nếu có cơ hội sẽ phát triển thành đực. Điều này tương tự như ong bắp cày và kiến. Nhưng nhiều quả trứng trong số này không được sống sót. Mỗi quả trứng bị xơi đều nhằm mục đích giảm số lượng những kẻ cạnh tranh về gene.

Ong thợ thường ăn trứng của anh em họ hàng khi ong chúa mẹ giao phối với nhiều con đực khác nhau. Ở những loài này, hầu hết ong thợ là anh chị em cùng mẹ khác cha, và một số gần gũi với anh em mình (con trai của ong chúa) hơn cháu (con trai của ong thợ khác). Khi đó, những đứa con cùng mẹ khác cha tỏ ra không hề thương tiếc khi xơi tái cháu mình, nhằm loại bỏ những kẻ xa lạ xuất hiện trong tập thể.

Ngoài ra, ấu trùng ong thường ăn phấn hoa, mật ong là thức ăn chính của ong mật đực và ong thợ. Tuy nhiên, ong mật cũng có thể ăn thịt con ong “bạn tình” trong tổ và các ấu trùng khi thiếu thức ăn.

Nguồn cung cấp thức ăn cũng được làm phong phú bằng protein của các con ong. Loài ong có thể tự chống lại sự hiện diện của các con ong lưỡng bội hoặc giả mạo giới tính được phát hiện trong giai đoạn ấu trùng, lúc này ong thợ sẽ chích các tế bào đến chết hoặc ăn thịt chúng.

Bí mật của loài ong: Ong bị đuổi ra khỏi tổ

Khi các con ong trong đàn chết, ong thợ sẽ thu gom xác và làm các công việc chôn cất sau đó mang xác ra khỏi tổ. Những con ong thông thái trong tổ sẽ đảm nhiệm vai trò an ninh, loại bỏ những con ong bị ốm hay các con ong đực dư thừa khi xảy ra nạn đói.

Loài ong có khả năng xác định ong bị bệnh bằng khứu giác và kịp thời loại bỏ chúng khỏi tổ. Ong chết được đưa ra ngoài và cách ly khỏi mật ong và ấu trùng. Các con ong sẽ dành cả ngày để dọn vệ sinh tổ sau khi có ong chết. Loài ong cũng không đi vệ sinh trong tổ mà thay vào đó đi vệ sinh trong khi bay.

Khả năng cảm nhận đặc biệt

Các con ong có thể phát triển một cách đáng kinh ngạc các giác quan để hỗ trợ các thói quen hàng ngày. Ong mật có thể cảm nhận sự khác biệt giữa các hình ảnh trong vòng chưa đầy một giây và khả năng nhận ra mùi hương rất tinh. Các con ong thường bị thu hút bởi một số loại mùi nhất định để tạo điều kiện thụ phấn. Tuy nhiên, chức năng này cũng được dùng để nhận dạng và là tín hiệu gọi bạn tình. Mỗi tập thể ong có một mùi thơm độc đáo riêng mà con ong trong tổ sử dụng để xác định con ong “bạn tình” và khi một con ong cái rời tổ để bắt đầu lứa sinh sản mới, kích thích tố sẽ thu hút các con ong đực hộ tống.

Ong không nhận biết được màu đỏ

Ong mật có 5 mắt giúp chúng nhìn thấy mọi vật ở độ cao hơn các loài động vật khác, hai mắt to ở hai bên đầu và 3 mắt ở vị trí trung tâm trên đỉnh đầu giúp chúng xác định và điều chỉnh hướng bay. Tuy nhiên, loài ong chi có thể nhận biết được một số màu nhất định. Thậm chí chúng nhìn màu đỏ thành màu đen và nhìn được ánh sáng tia cực tím mà mắt người không nhìn thấy được. Ong sử dụng hình ảnh quang phổ tập trung dày đặc ở vị trí trung tâm của bông hoa để hướng chúng nhắm mục tiêu chuẩn xác.

Sau khi giao phối, các con ong đực có thể mất chức năng giới tính và chết. Ong mật đực có chức năng thụ thai cho ong chúa sẽ bị mất bộ phận giao phối và bộ phận này sẽ di chuyển vào cơ thể ong chúa sau khi giao phối. Đây được coi là phương pháp đảm bảo sự thành công của quá trình thụ tinh và ngăn chặn các đợt giao phối khác. Tuy nhiên, khi giao phối với con ong đực tiếp theo, ong chúa sẽ bỏ cơ quan sính sản của con ong trước đó và tiếp tục quá trình thụ tinh. Con ong đực sau đó sẽ nhanh chóng chết, thậm chí nếu có thể sống, những con ong bị thương sau khi giao phối cũng sẽ bị đẩy ra khỏi tổ.

Vai trò của ong với an ninh quốc gia

Loài ong có thể được sử dụng để tăng cường an ninh quốc gia. Các cơ quan thụ cảm nhạy cảm cao của ong được chúng sử dụng để phát hiện ngay cả những dấu vết nhỏ nhất của phấn hoa ở những nơi rộng lớn. Loài ong có thể được huấn luyện dùng khả năng này để tìm kiếm các hóa chất khác một cách hiệu quả. Các cơ quan an ninh đã thử nghiệm sử dụng ong để nhận diện và phát hiện các chất hóa học được dùng để chế tạo bom. Các thiết bị theo dõi cực nhỏ được gắn vào ong có thể định vị vị trí của đàn ong ở các khu vực rộng lớn. Các camera phát hiện chuyển động của vòi ong để phát hiện đúng các hợp chất cần tìm.

Ong nhỏ học cách kiếm mật

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng mục đích duy nhất của ong thợ là kiếm mật và đây là đặc điểm bẩm sinh của loài ong này. Trên thực tế, khi được sinh ra, loài ong không nhận thức được rằng phải kiếm mật và sau đó sẽ được các con ong kỳ cực trong đàn hướng dẫn. Các nghiên cứu phát hiện ra rằng ong học cách kiếm mật bằng cách xem những con ong có kinh nghiệm trong đàn làm. Những con ong nhỏ sẽ xem bông hoa nào được ong lớn hơn đổ xô đến tìm mật và làm theo hướng dẫn. Tuy nhiên, chúng phải học thật nhanh vì cánh của những con ong lớn dễ bị kiệt sức sau khi bay quá nhiều.

Một ứng dụng khác của các con ong mật đó là nghiên cứu lĩnh vực đa xơ cứng. Một số bệnh nhân mắc bệnh đa xơ cứng phải trải qua quy trình trị liệu nọc ong và hấp thụ một loại keo ong, mật ong nguyên chất (nguyên chất, vẫn còn chứa sáp ong và keo ong) và sữa ong chúa để đạt hiệu quả cao nhất. Kết quả chữa trị vẫn chưa được chứng minh trong thử nghiệm lâm sàng, tuy nhiên không ít bệnh nhân vẫn thực hiện phương pháp này trong nhiều năm và đều có nhiều dấu hiệu phục hồi.

Bất kỳ ai khi nhìn thấy tổ ong đều có thể suy ra rằng loài ong là những nhà toán học xuất sắc. Trên thực tế, các tổ ong tự nhiên ban đầu có hình tròn theo hình dáng của cơ thể con ong, trong quá trình hình thành tạo ra các bức tường ong tan chảy, các con ong tự tạo thành các hình dạng cấu trúc tự nhiên nhất theo định hướng chúng đó là hình lục giác.

Châu Anh (t/h)

Thắc Mắc: Tại Sao Chó Hay Tự Cắn Chân Mình?

Dị ứng là một trong những nguyên nhân làm chó cắn chân mình. Động vật, cũng như con người, chúng cũng bị nổi mẩn khi bị dị ứng (do xà phòng hoặc thuốc hóa học).

Mặc dù rất hiếm, nhưng những chú chó cũng có thể bị dị ứng với một số thành phần trong thức ăn của chúng. Môi trường sống ẩm mốc cũng là nguyên nhân gây dị ứng đến da của chó. Khi da tấy rát, chú chó sẽ thường cắn vào da mình, và do chân dễ để chúng cắn , nên chúng mới thường xuyên cắn như vậy.

DA KHÔ

Da khô cũng gây khó chịu cho những chú chó. Không khí khô kèm thời tiết mùa đông là nguyên nhân làm da khô. Nếu chế độ ăn kiêng của chú chó không cung cấp đủ axit béo, giúp dưỡng ẩm và bảo vệ da, đó có thể là nguyên nhân làm da khô.

Khi da của chú chó khô, nó sẽ trở nên ngứa hoặc rát, và chú chó sẽ cắn vào chân mình vì sự khó chịu này. Tuy nhiên, khi chú chó thường xuyên liếm và cắn vào da mình sẽ khiến da càng khô hơn, điều này khiến chúng càng khó chịu hơn.

BỊ ĐAU

Chú chó có thể cắn vào chân khi chúng bị đau. Một vết cắt do gai hay mảnh vỡ, hay những viên đá nhỏ mắc kẹt trong miếng đệm dưới bàn chân là một trong những nguyên nhân khiến chân của chú chó bị đau đớn. Chú chó sẽ tìm cách gạt những viên đá ra ngoài để giảm bớt đau đớn.

BUỒN CHÁN HAY LO ÂU

Cắn chân không chỉ là do bị đau, dị ứng mà đôi khi là do chúng cảm thấy buồn chán, và nó thành thói quen của chúng. Chú chó làm vậy khi chúng cảm thấy buồn chán do yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến môi trường sống của chúng, như pháo hoa, chuyển nhà hay có thêm thành viên mới. Chó cũng có thể bị rối loạn như rối loạn ám ảnh cưỡng chế ở người. Cắn chân mình là một biểu hiện của rối loạn này, mà nó thường bắt nguồn từ sự mệt mỏi và lo âu.

GIÚP CHÚ CHÓ KHÔNG CÒN CẮN CHÂN LIÊN TỤC NỮA

Điều này còn phụ thuộc vào nguyên nhân của nó, sau đây là một sô điều bạn có thể làm để giúp chú chó dừng thói quen này. Đầu tiên bạn cần kiểm tra xem chân của chú chó có bị thương không, nếu có vết thương đã bị nhiễm trùng, bạn nên đưa chú chó đến gặp bác sĩ thú y. Nếu có vật gì đó mắc vào chân, thì hãy lấy nó ra và sát trùng vào vết thương đó.

Tránh để những hóa chất ở nhưng nơi chú chó của bạn có thể tới, và hãy hướng dẫn chú chó của bạn ở bên ngoài vườn hoặc nhưng khu vực mà bạn đang sử dụng hóa chất. Chỉ nên sử dụng sữa tắm dành cho chó để da của chúng không trở nên quá khô. Bạn nên mua sữa tắm có thành phần dưỡng ẩm để da chó không bị khô.

Hãy cho chó ăn những thực phẩm chất lượng cao, chứa công thức cân bằng giữa các chất vitamin và khoáng chất, bao gồm cả axit béo. Không nên nuông chiều chú chó bằng thức ăn nhiều dầu mỡ vì cơ thể chúng nhạy cảm với loại thực phẩm này. Bạn có thể chuyển hướng sự chú ý của chúng khi chúng chuẩn bị cắn, như đem đồ chơi đến và chơi cùng với chúng. Chú chó của bạn nên có nhiều đồ chơi để chúng nhai.

Nếu như chú chó của bạn vẫn tiếp tục cắn chân của nó, bạn nên đến bác sĩ thú y để được kiểm tra kỹ lưỡng.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

1001 Thắc Mắc: Vì Sao Chó Hoang Châu Phi Được Coi Là ‘Thợ Săn Đỉnh Nhất’?

Loài chó hoang châu Phi. (Ảnh: NextHoliday)

Chó hoang châu Phi có tên khoa học là Lycaon pictus, tên tiếng Anh là “Painted wolves” (tạm dịch là “những con sói được sơn màu”) nhưng người ta thường biết đến chúng qua cái tên chó hoang nhiều hơn.

Chó hoang châu Phi được biết đến là bậc thầy của nghệ thuật phối hợp săn mồi trên thảo nguyên với tỷ lệ săn mồi thành công lên đến 3/4 trong mỗi chuyến săn, từng cá thể có ý thức kỹ luật và đoàn kết tốt. Chúng còn là một trong những loài thú có cú cắn mạnh nhất trong các loài động vật có vú trong bộ ăn thịt.

Đã từng có khoảng 500.000 con chó hoang dã châu Phi trong 39 quốc gia và bầy 100 con hoặc nhiều hơn không phải là hiếm, nhưng nay chỉ có khoảng 3.000-5.500 trong ít hơn 25 quốc gia, hoặc có lẽ chỉ có 14 quốc gia.

Số lượng loài này thời điểm năm 2023 ước khoảng 39 tiểu quần thể có chứa 6.600 con trưởng thành, chỉ có 1.400 cá thể trong số đó là cá thể trưởng thành đang sinh sản. Sự suy giảm của các quần thể này đang diễn ra, do sự phân mảnh môi trường sống, sự đàn áp của con người và dịch bệnh

Có tính tổ chức, xã hội độc đáo

Chúng sở hữu một bộ lông cực thời trang với các đốm màu đen, nâu, vàng và trắng; đặc biệt, mỗi con chó lại có đốm khác nhau, không con nào giống con nào cùng với đó là 1 đôi tai to tròn. Môi trường sống của chó hoang châu Phi sống tập trung miền Đông và miền Nam châu Phi.

Chó hoang châu Phi có lối sống bầy đàn với tổ chức xã hội cao và đầy tính kỷ luật. Đây là một trong những điểm nổi bật giúp chúng có thể tồn tại trong môi trường khắc nghiệt với nhiều kẻ săn mồi to lớn và nguy hiểm hơn rất nhiều.

Chúng là loài có một con đầu đàn, tất cả thành viên khác đều phải phục tùng. Khi săn được mồi, thịt được phân chia từ trên xuống dưới, những con chó khác kiên nhẫn chờ đợi, đứng gác cho đến lượt mình để ăn.

Chúng hầu như không bao giờ đấu đá với nhau tranh thức ăn do hệ thống xếp hạng này. Khi một con chó bị ốm, bị thương hoặc đã cao tuổi, thậm chí mất khả năng săn mồi, các thành viên còn lại trong đàn sẽ chăm sóc và nuôi chúng. Khi con đầu đàn bị thương, nó không bị ép thoái vị, nếu đủ tài trí, nó vẫn sẽ được cả đàn kính trọng và chăm sóc.

Điểm đặc biệt hơn ở loài động vật này là đặc tính nhường nhịn bề dưới. Khi săn được mồi, các con trưởng thành sẽ để cho con non ngấu nghiến thức ăn trước tiên. Không chỉ các ông bố bà mẹ, ngảy cả các anh chị cũng tham gia trong việc chăm lo, bảo vệ các em nhỏ trong đàn.

Loài này cũng có một thói quen hết sức dị, đó là nuốt thức ăn vào rồi nôn ra ăn lại. Chúng cũng có lúc lăn mình qua bãi nôn trước, sau đó mới đứng lên tợp hết đống thịt lộn xộn dưới đất. Công việc thường được dùng để mang thức ăn về cho các con non nhưng đôi khi việc này mở rộng cho con lớn, đến mức là nền tảng của đời sống xã hội chó hoang châu Phi.

Kỹ năng săn mồi cực đỉnh, chính xác

Trong khi tỷ lệ săn mồi thành công của sư tử chỉ rơi vào khoảng 27-30%, tỷ lệ này ở chó hoang châu Phi lên đến 80%, một con số phải nói là cao khủng khiếp, vượt trội so với sư tử và báo. Chúng thường đi săn thành đàn lớn với số lượng khoảng 20 con, có thể cùng nhau hạ gục 1 con mồi lớn hơn chúng gấp nhiều lần như ngựa vằn, linh dương đầu bò.

Bộ hàm của chúng có thể tạo ra cú cắn uy lực lên đến 240.000 kg/m2 , hàm dưới của chó hoang to hơn chó nhà nhiều và răng hàm của chúng có chức năng róc thịt khỏi xương. Thậm chí chúng còn cướp con mồi của những loài đứng trên đỉnh chuỗi thức ăn như sư tử, linh cẩu hay cá sấu.

Quan sát chó hoang châu Phi săn mồi, bạn sẽ biết tại sao chúng được ngợi ca là những “thợ săn đỉnh nhất” của châu Phi.

Hầu hết các động vật ăn thịt dựa vào tài ngụy trang âm thầm tiếp cận và hạ gục con mồi nhưng chó hoang châu Phi rất hiếm khi phải sử dụng chiến thuật này, chúng sinh ra để chinh phục con mồi bằng những cuộc rượt đuổi.

Với thị lực tốt và sức bền đáng kinh ngạc, chó hoang có thể truy đuổi con mồi liên tục 8 km và tốc độ nhanh nhất có thể lên đến 66 km/h. Thông thường chúng sẽ dồn đuổi con mồi cho đến khi con mồi kiệt sức và gục ngã, không chống trả được và làm thịt con mồi.

Để có săn được 1 con mồi lớn, các thành viên trong đàn cần có sự phối hợp nhuần nhuyễn.

Trước khi đuổi bắt con mồi, chúng tỏa ra bao vây và chọn mục tiêu. Một con tiến gần đến con mồi, 1 con khác di chuyển chặn sườn và các con khác dàn hàng xen kẽ. Mục đích của chúng là tách mục tiêu đã định khỏi đàn, bao vây mạn sườn và áp sát không cho con mồi chạy thoát. Đó là cách đi săn vô cùng hiệu quả và khoa học với các loài sống bầy đàn.

Còn nếu con mồi thuộc loại nhỏ, chúng chỉ việc đè nghiến xuống đất và xé toạc bằng bộ hàm khỏe mạnh vào hàng bậc nhất thế giới tự nhiên. Ngoài ra, chó hoang châu Phi rất thông minh khi biết cách giao tiếp với nhau khi săn mồi, những con chó không ngừng để cho các thành viên khác biết cả vị trí của mình và của con mồi.

Xem video chó hoang Châu Phi xé xác chú linh dương đầu bò xấu số:

Đỗ Hợp (T/H)

1001 Thắc Mắc: Loài Chó Nào Có Chiến Thuật Săn Mồi Đỉnh Cao?

Chó sói lửa hay chó sói đỏ, sói lửa, sói đỏ hay còn biết đến với các tên khác như Chó hoang châu Á, Chó hoang Ấn Độ (danh pháp khoa học: Cuon alpinus) là một loài thú ăn thịt thuộc họ Chó (Canidae), thành viên duy nhất của chi Cuon.

Chó sói lửa là động vật sống theo bầy đàn đông đúc giống như chó hoang Châu phi và sói xám, khi đi theo bầy đàn thì sói lửa rất hung tợn và có phương pháp săn mồi tàn độc, đồng thời có thể gây ra nổi hiểm nguy cho cả các mãnh thú khác như hổ hay báo và cả gấu.

Sói đỏ thích ứng với một loạt các môi trường sống. Thông thường nó sinh sống trong các môi trường rừng cây lá sớm rụng khô và ẩm cũng như rừng nhiệt đới rậm rạp như các rừng mưa nhiệt đới, để có sự ẩn nấp tốt cho việc săn mồi. Nó sống trong các khu vực có thảm thực vật dạng rừng nguyên sinh, thứ sinh, thoái hóa, thường xanh và bán thường xanh, các rừng cây gai khô, cũng như thảm rừng-trảng cây bụi.

Tuy nhiên, nó cũng có thể sống trong các rừng rậm núi cao, các bãi cỏ và các thảo nguyên thoáng đãng tại Kashmir và Mãn Châu. Phần thứ hai trong tên gọi khoa học của nó, alpinus, gợi ý rằng sói đỏ thường được tìm thấy trong khu vực miền đồi núi.

Chúng ưa thích các không gian thoáng đãng nên trong thời gian ban ngày chúng có thể thấy trên các con đường xuyên qua rừng nhiệt đới, các bờ sông và trong các khoảng rừng thưa của rừng nhiệt đới. Sói đỏ sinh sống trong một khoảng rộng kiểu khí hậu mà họ Chó có thể sống – từ vùng lạnh ôn đới tới vùng nóng nhiệt đới, nhưng không thấy có trong các sa mạc.

Loài sống bầy đàn rất có tổ chức

Mùa sinh sản của chúng thường vào tháng 11 đến tháng 2 (năm sau). Thời gian mang thai khoảng 9 tuần, mỗi lần đẻ từ 5-10 con. Chó sói đỏ sống trong bầy đàn rất có tổ chức, nếu có con sói nào bị thương trong đàn chúng cùng mang thức ăn và chia sẻ.Chó sói con trong bầy rất thân thiết.Khi một con chó sói chết thì những con chó sói khác sẽ chăm sóc con của nó.

Sói lửa sống từng đôi hoặc đàn 5 – bảy con, khi săn mồi có thể nhập đàn thành một bầy từ 10 – 15 đến 20 con, thậm chí 50 con. Một con sói đỏ có thể vô hại, nhưng cả một đàn sói đỏ lại là mối đe dọa khủng khiếp với nhiều loài thú lớn như lợn rừng, bò tót…

Sói lửa là động vật đi săn mồi theo bầy đàn tàn độc và nham hiểm, chúng rất hung tợn, với tiếng tru rợn người. Khi đã khép vòng vây là chúng giết con mồi bằng được bằng những cách tấn công rất tàn độc và kỳ quái, hàm răng của sói lửa lúc này hơn cả dao cạo, xé đứt cả da trâu, da bò. Chúng vừa chạy vừa tru lên, nhe nanh gầm ghè rất hung dữ.

Có thể tấn công và giết chết hổ

Ở một số vùng có sự phân bố chồng lấn giữa sói lửa với hổ và báo, thì có sự cạnh tranh sinh tồn quyềt liệt và những cuộc chiến xảy ra giữa hai loài này. Sự cạnh tranh giữa những loài này có thể tránh được thông qua sự khác biệt trong việc lựa chọn con mồi săn, mặc dù vẫn còn chồng chéo đáng kể về chế độ ăn.

Cùng với báo hoa mai, chó sói lửa thường lựa bắt các loại động vật được trong khoảng từ 30-175 kg (trọng lượng trung bình khoảng 35,3 kg đối với sói lửa và 23,4 kg đối với báo), trong khi con hổ thì lựa chọn cho con mồi nặng hơn khoảng 176 kg.

Ngoài ra, các đặc điểm khác của con mồi, chẳng hạn như quan hệ tình dục, hay tính gây hấn, có thể đóng một vai trò trong việc lựa chọn con mồi của mỗi loài, ví dụ, sói lửa ưu tiên chọn những con hươu đực, trong khi báo hoa mai giết cả hai, sói lửa và hổ ít khi giết voọc so với báo hoa mai do báo có khả năng leo trèo, trong khi báo hoa mai không thường xuyên chọn giết chết lợn rừng vì kích thước, khối lượng của báo tương đối nhẹ để có tiêu diệt gọn con mồi có trọng lượng tương đương và cứng đầu này.

Mặc dù sói lửa có thể tấn công và giết chết hổ nhưng hổ vẫn là đối thủ cực kỳ nguy hiểm cho sói lửa, khi nó có đủ sức mạnh để giết một con sói lửa chỉ bằng một cú tát, điều này đặc biệt nguy hiểm khi cho các con sói lửa đơn độc hoặc cặp đôi nó sẽ rượt bắt giết.

Ngay cả khi một đàn sói lửa thành công trong việc giết hổ thì đàn sói cũng phải trả giá nặng nề với thiệt hại rất lớn cho cả đàn. Một đàn sói lửa với 30 con vây và giết được một con hổ đực trưởng thành nhưng phải chịu tổn thất với 12 con bị chết trong trận chiến đó.

Thỉnh thoảng, sói lửa còn tấn công cả gấu ngựa và gấu lợn, khi triển khai tấn công gấu, sói lửa sẽ cố gắng chặn và ngăn những con gấu trốn vào các hang động và tập kích vào hai chân sau của gấu.

Mặc dù thường xung đột đối với những con chó sói nhưng sói lửa và sói xám có thể hợp tác săn bắt và cùng nhau đánh chén con mồi Sói lửa cũng không thường xuyên kết bè thành những nhóm hỗn hợp với chó rừng lông vàng và những con chó nhà có thể giết chết sói lửa mặc dù chúng có thể sẽ đánh chén con mồi cùng với nhau.

Video cuộc đụng độ giữa hổ Bengal và sói đỏ:

Đỗ Hợp (T/H)

Giải Đáp Thắc Mắc Vì Sao Chó Becgie Rụng Lông?

Có rất nhiều nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thú cưng của bạn bị rụng lông.

Vì sao chó Becgie rụng lông?

Có rất nhiều nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thú cưng của bạn bị rụng lông. Vậy vì sao chó Becgie rụng lông? Một trong những nguyên nhân dẫn đến quá trình rụng lông của cún cưng là dị ứng. Hơn nữa, có rất nhiều chú cún gặp phải tình trạng này. Và ở mỗi giống chó thì chúng thường có những biểu hiện không giống nhau. Điều này có thể xảy ra do nấm mốc, nước hoa, ký sinh trùng, hoặc thức ăn,…

Triệu chứng chủ yếu khi Becgie khi bị dị ứng là tình trạng ngứa, gãi nhiều hơn, cắn phá và tất nhiên là rụng lông. Nếu như thú cưng gặp phải tình trạng dị ứng vì bọ chét, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng tránh ngay từ ban đầu để tránh những đe dọa về sau. Bởi vì, theo khuyến cáo, đây là trường hợp rất nguy hiểm làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thú cưng và có thể dẫn đến tử vong.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến quá trình rụng lông của cún cưng là dị ứng

Rụng lông có thể do nhiễm trùng, ký sinh trùng

Thú cưng của bạn có thể bị rụng lông do tình trạng nhiễm trùng hoặc các ký sinh trùng như: ve, ghẻ, bọ chét,… Đây là nguyên nhân phổ biến xảy ra đối với cún cưng. Khu vực rụng lông chủ yếu của cún là quanh mắt, bụng, ngực,… kèm theo đó là các triệu chứng ngứa ngáy, viêm, sưng đỏ,…

Nếu Becgie bị ghẻ thì sẽ bị rụng lông theo vòng tròn hoặc rụng tự do. Ngoài ra, thú cưng của bạn có thể gặp một số vấn đề về viêm da và có thể bị đóng thành các vảy cứng.

Thú cưng của bạn có thể bị rụng lông do tình trạng nhiễm trùng hoặc các ký sinh trùng

Kết luận

Với nhiều năm hoạt động, đây là cửa hàng mang đến cho bạn những giống chó thuần chủng, đảm bảo chất lượng. Tại đây, bạn sẽ cung cấp những giống chó có giấy chứng nhận nguồn gốc rõ ràng. Bên cạnh đó, tất cả những chú chó Becgie ở đây đều được tiêm phòng, có sổ theo dõi cẩn thận.

Cập nhật thông tin chi tiết về 1001 Thắc Mắc: Tại Sao Chó Sói trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!